Các nguyên tắc thẩm định giá doanh nghiệp
(TDVC Nguyên tắc thẩm định giá doanh nghiệp) – Nguyên tắc thẩm định giá là quan điểm, quan niệm đã được thừa nhận một cách phổ biến và rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội; là những quy tắc, là tiêu chuẩn hành vi mà những người thẩm định giá phải tuân thủ trong quá trình thẩm định giá. Nguyên tắc chi phối đến hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp, thường đề cập đến 6 nguyên tắc thẩm định giá cơ bản sau: (1) Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất; (2) Nguyên tắc cạnh tranh; (3) Nguyên tắc thay đổi; (4) Nguyên tắc cung cầu; (5) Nguyên tắc đóng góp; (6) Nguyên tắc dự kiến lợi ích tương lai
>>> Thẩm định giá doanh nghiệp
>>> Quy trình thẩm định giá trị doanh nghiệp trong thẩm định giá
1. Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất
Mỗi tài sản có thể sử dụng vào nhiều mục đích và đưa lại các lợi ích khác nhau, nhưng giá trị chỉ được thừa nhận trong điều kiện sử dụng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Như vậy để ước tính được giá trị doanh nghiệp một cách hợp lý cần phải đặt trong điều kiện doanh nghiệp sử dụng hợp lý các nguồn lực để tạo ra hiệu quả cao nhất và tốt nhất, việc thẩm định giá doanh nghiệp cần phải được phân tích và điều chỉnh nếu việc sử dụng thực tế hiện tại chưa phải là cao nhất và tốt nhất.
2. Nguyên tắc cạnh tranh
Nguyên tắc cạnh tranh trên thị trường được hiểu là hành vi của các chủ thể doanh nghiệp cùng loại trên thị trường, nhằm mục đích loại trừ hành vi tương ứng của các chủ thể doanh nghiệp khác, nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích bản thân.
Lợi nhuận cao vượt trội sẽ thúc đẩy cạnh tranh, đồng thời, cạnh tranh quá mức có thể làm giảm lợi nhuận và cuối cùng có thể không còn lợi nhuận. Đối với tài sản, mối quan hệ cạnh tranh cũng được quan sát giữa các tài sản với nhau và giữa tài sản này với tài sản khác. Khi tiến hành thẩm định giá, thẩm định viên cần xem xét, đánh giá tác động của yếu tố cạnh tranh đến thu nhập của tài sản, đặc biệt khi sử dụng cách tiếp cận từ thu nhập để xác định giá trị của tài sản.
3. Nguyên tắc thay đổi
Là sự tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nhà nước và pháp luật, xã hội và môi trường liên quan đến giá trị làm cho giá trị tài sản tăng lên, giảm đi. Giá trị của tài sản thay đổi theo sự thay đổi của những yếu tố hình thành và tác động đến giá trị của nó.
Giá trị của tài sản thay đổi theo sự thay đổi của những yếu tố hình thành và tác động đến giá trị của nó. Giá trị của tài sản cũng được hình thành trong quá trình thay đổi liên tục phản ánh hàng loạt các mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tó ảnh hưởng đến giá trị. Bản thân các yếu tố ảnh hưởng đến gí trị luôn luôn thay đổi. Do đó, trong thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định viên phải năm được các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp, phân tích được mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố đó và phải đặt sự tương tác giữa các nhân tố này ở trạng thái động.
4. Nguyên tắc cung cầu
Căn cứ chủ yếu và phổ biến nhất của việc thẩm định giá trị tài sản nói chung và giá trị doanh nghiệp nói riêng là dựa vào giá trị thị trường. Giá trị thị trường của tài sản lại tỷ lệ thuận với yếu tố cầu và tỷ lệ nghịch với yếu tố cung. Chính vì vậy, thẩm định viên phải đánh giá được tác động của yếu tố cung cầu đối với các giao dịch trong quá khứ, hiện tại và dự báo được mỗi quan hệ này trong tương lai.
5. Nguyên tắc đóng góp
Trong nhiều tình huống, khi kết hợp nhiều tài sản nhỏ lẻ lại với nhau thì tổng giá trị của khối tài sản này sẽ cao hơn tổng giá trị của các tài sản đơn lẻ (theo lý thuyết hệ thống). Điều này lại đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, vì doanh nghiệp thường được cấu thành bởi nhiều tài sản (cả hữu hình và vô hình) nên khi thẩm định giá doanh nghiệp cần xem xét và tính toán toàn diện các tài sản này đồng thời phai đặt các tài sản này trong một thể thống nhất với nhau.
6. Nguyên tắc dự kiến lợi ích tương lai
Giá trị của doanh nghiệp có thể được đo lương bằng các khoản lợi ích tương lai mà doanh nghiệp mang lại. Chính vì vậy, thẩm định viên cần dự kiến được tất cả các khoản lợi ích tương lai, cũng như những kỳ vọng về tăng trưởng lợi ích và cả những rủi ro có thể xảy ra đối với các nhà đầu tư để làm cơ sở cho việc thẩm định giá doanh nghiệp.
Bạn đang đọc bài viết: “Các nguyên tắc thẩm định giá doanh nghiệp” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên