Cách tính tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể
(TDVC Tính tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể) – Tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể thường sẽ cao hơn so với giá đất trong trong Bảng giá đất. Tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể chủ yếu được áp dụng khi cấp Sổ đỏ hoặc chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức.
1. Khi nào áp dụng tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể?
Căn cứ khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai 2013, tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
(1) Khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức (tiền sử dụng đất phải nộp đối với phần diện tích vượt hạn mức khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng).
Nói cách khác, tiền sử dụng đất mà người dân phải nộp trong trường hợp được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với đất không có nguồn gốc được Nhà nước giao hoặc cho thuê sẽ được tính theo giá đất cụ thể (không tính theo giá đất trong Bảng giá đất).
(2) Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.
(3) Khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.
(4) Công nhận quyền sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất.
(5) Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
2. Cách tính tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể
Căn cứ điểm b, c khoản 3 Điều 3 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể được xác định theo các phương pháp khác nhau, gồm:
(1) Phương pháp so sánh trực tiếp.
(2) Phương pháp chiết trừ.
(3) Phương pháp thu nhập.
(4) Phương pháp thặng dư.
(5) Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.
Tùy thuộc vào trường hợp cụ thể mà áp dụng phương pháp khác nhau, cụ thể:
– Giá đất cụ thể xác định theo phương pháp (1), (2), (3), (4) áp dụng đối với trường hợp diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) từ 30 tỷ đồng trở lên đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, từ 10 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh miền núi, vùng cao, từ 20 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh còn lại.
– Giá đất cụ thể xác định theo phương pháp (5) áp dụng với trường hợp diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao, dưới 20 tỷ đồng đối với các tỉnh còn lại.
Mặc dù có nhiều phương pháp xác định giá đất cụ thể nhưng xuất phát từ giá trị thửa đất trên thực tế (giá trị tính theo giá đất trong Bảng giá đất) thì chủ yếu được tính theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất. Do đó, LuatVietnam chỉ rõ cách tính giá đất cụ thể theo phương pháp này.
Công thức tính giá đất cụ thể theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất như sau:
Giá đất cụ thể (01m2) = Hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) x Giá đất trong Bảng giá đất
Như vậy, để biết người sử dụng đất phải nộp bao nhiêu tiền/01m2 đất vượt hạn mức khi chuyển mục đích sử dụng hoặc cấp Giấy chứng nhận thì phải có 02 thông tin sau:
– Hệ số điều chỉnh giá đất: Hệ số K do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành để áp dụng theo năm (hàng năm sẽ ban hành mới hoặc ra quyết định áp dụng hệ số K của năm liền trước).
– Giá đất trong Bảng giá đất: Để xác định chính xác giá đất cần phải xem loại đất, địa chỉ, vị trí thửa đất,…
Ví dụ: Hệ số K là 1,30 và giá đất trong Bảng giá đất là 05 triệu đồng/m2 thì tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể của 01m2 được xác định như sau:
Tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể (01m2) = 1,30 x 05 triệu đồng = 6,5 triệu đồng
Theo luatvietnam.vn
Bạn đang đọc bài viết: “Cách tính tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể” tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên