Đất thương mại dịch vụ là gì? Quy định về đất thương mại dịch vụ

Đất thương mại dịch vụ là gì
Đất thương mại dịch vụ là gì? Quy định về đất thương mại dịch vụ – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Đất thương mại dịch vụ là gì?) – Đất đai bao gồm nhiều loại dựa trên tính chất tự nhiên và mục đích sử dụng đất. Việc phân loại đất là cần thiết nhằm đảm bảo sử dụng đất hợp lý và hiệu quả. Trong đó đất thương mại dịch vụ được quy định là một trong những loại đất được pháp luật thừa nhận. Ngày nay, khi nền kinh tế quốc đang hội nhập và phát triển mạnh mẽ đất thương mại dịch vụ đặc biệt được quan tâm được người sử dụng ngày càng nhiều. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng như để đảm bảo tính tính hợp pháp của các thủ tục liên quan đến đất thương mại dịch vụ thì mọi người cần nắm rõ những quy định của pháp luật tại thời điểm hiện nay.

>>> Thẩm định giá nhà đất

>>> Bảng giá đất nhà nước Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2024

>>> Bảng giá đất nhà nước 63 tỉnh thành giai đoạn 2020 đến 2024

1. Đất thương mại dịch vụ là gì?

Đất thương mại dịch vụ là gì?: Đất thương mại dịch vụ là đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm đất xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Luật đất đai 2013: “ Điều 153. Đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp” quy định.

“ Điều 10, khoản 2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;”

2. Quy định về đất thương mại dịch vụ

(2.1). Quyền người sử dụng đất thương mại dịch vụ

Quyền người sử dụng đất thương mại dịch vụ được quy định tại các Điều 153, 166, 167 Luật Đất đai 2013 cụ thể, người sử dụng đất thương mại dịch vụ sẽ được các quyền sau đây:

  • Được thuê, thuê lại, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, nhận thừa kế từ cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế khác;
  • Được Nhà nước bồi thường khi bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật;
  • Được hưởng kết quả đầu tư trên đất, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ trên đất;
  • Được thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về tranh chấp đất đai hoặc khi bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

(2.2). Nghĩa vụ của người sử dụng đất thương mại dịch vụ:

  • Phải sử dụng đất đúng mục đích ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng đúng ranh giới của thửa đất, đảm bảo bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất đúng quy định về vấn đề sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không và các quy định khác;
  • Thực hiện các nghĩa vụ tài chính;
  • Đảm bảo thực hiện các biện pháp bảo vệ đất, môi trường, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng bất động sản liền kề;
  • Giao trả lại đất khi Nhà nước có thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép việc gia hạn thời hạn sử dụng.
  • Khi tìm thấy vật trong lòng đất phải tuân theo các quy định của pháp luật liên quan;

(2.3). Thời hạn sử dụng đất thương mại dịch vụ

Thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay được phân thành hai hình thức là đất có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài và đất có thời hạn, trong đó đất thương mại dịch vụ được xác định là đất có thời hạn sử dụng nhất định.

Thời hạn sử dụng đất thương mại dịch vụ là không quá 50 năm, theo quy định lại khoản 3 Điều 126, Luật Đất Đai 2013. Đất thương mại dịch vụ được các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc được phê duyệt dự án đầu tư thì thời hạn sử dụng đất không quá 50 năm

Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn theo quy định tại khoản này.

Tuy nhiên các dự án đầu tư thương mại dịch vụ lớn và quá trình thu hồi vốn chậm hoặc các dự án đầu tư thương mại dịch vụ tại các khu vực mà có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn cần thời hạn đầu tư dài hơn thì thời hạn sử dụng đất là không quá 70 năm.

– Các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất thương mại dịch vụ cần phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bao gồm nguồn gốc ban đầu là đất nông nghiệp; đất thương mại dịch vụ không thu tiền sử dụng đất sang đất thương mại dịch vụ có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất hoặc trong trường hợp đất xây dựng các công trình sự nghiệp, các loại đất sử dụng vào mục đích công cộng nhằm kinh doanh, đất kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ;

– Điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất thương mại dịch vụ:

  • Thửa đất muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất thương mại dịch vụ phải không được vướng vào các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấthàng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, không nằm trong quy hoạch bồi thường giải phóng mặt bằng do thu hồi đất;
  • Đất phải được xác định là không có tranh chấp với các bất động sản liền kề hoặc bất cứ một tranh chấp gì liên quan đến quyền sử dụng;
  • Phù hợp với nhu cầu của người sử dụng đất và phù hợp với hạn mức công nhận đất thương mại dịch vụ tại địa phương.
  • Đồng thời phải đảm bảo về diện tích tối thiểu và tối đa của loại đất này theo quy định

– Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thành đất thương mại dịch vụ:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất chuẩn bị một bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.

  • Bước 2: Nộp hồ sơ và tiếp nhận

Người sử dụng đất nộp hồ sơ nêu trên đến Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện. Sau khi nộp hồ sơ, người tiếp nhận tiến hành trao cho người yêu cầu Phiếu hẹn trả kết quả và chuyển hồ sơ đến cơ quan chuyên môn.
Bước 3: Thẩm tra hồ sơ

Trách nhiệm thẩm tra hồ sơ thuộc về cơ quan tài nguyên và môi trường, nội dung thẩm tra bao gồm: xác minh về mặt thực địa của thửa đất, xác minh nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của người sử dụng đất;

  • Bước 4: Thông báo nghĩa vụ tài chính phải thực hiện của người sử dụng đất, sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ này người sử dụng đất nộp lại giấy tờ chứng minh cho cơ quan tài nguyên môi trường;
  • Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Phòng tài nguyên môi trường làm văn bản đề trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, ký tên xác nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi chuyển mục đích;

Tiến hành cập nhật thông tin, tahy đổi cơ sở dữ liệu về đất đai trên phương tiện lưu trữ đồng thời thay đổi thông tin trong hồ sơ địa chính do mình quản lý.

  • Bước 6: Trả kết quả

Tiến hành trả kết quả cho người xin chuyển mục đích sử dụng đất cụ thể là Giấy chứng nhận qyền sử dụng đất.

(2.4). Đất thương mại dịch vụ có được chuyển nhượng không?

Đất thương mại dịch vụ được làm và có quyền được chuyển nhượng theo quy định tại Luật Đất Đai 2013 như sau:

“ Điều 153. Đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

  1. Việc sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định về bảo vệ môi trường.
  2. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khác; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này còn được nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

(2.5). Đất thương mại dịch vụ có chuyển đổi thành thổ cư được không?

Đất thương mại dịch vụ có thể chuyển đổi thành đất thổ cư được nhưng phải được cơ quan nhà nước cho phép theo quy định tại Điều 57 Luật Đất Đai 2013. Cụ thể như sau:

“ Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.”

Tuy nhiên, không phải hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu và có đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất thì UBND cấp huyện sẽ cho phép chuyển, mà phải căn cứ vào:

  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân.

Bạn đang đọc bài viết: “Đất thương mại dịch vụ là gì? Quy định về đất thương mại dịch vụ tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu Việt Nam.  Năm 2019, Thành Đô vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019”, Năm 2020 Thành Đô được vinh danh “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”, “Thương hiệu tin cậy 2020”.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button