Doanh nghiệp sữa Trung Quốc: M&A để không thua!
Các hãng sữa nội địa Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật mới: Nếu không thể chiến thắng các hãng sữa nước ngoài, tại sao không cùng hợp tác với họ?
Sau nhiều bê bối sữa giả, sữa bẩn tại thị trường nội địa, người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng tẩy chay các sản phẩm sữa trong nước. Điều tất yếu, các công ty Trung Quốc dần đánh mất thị phần.
Để tiếp tục bán được hàng và tồn tại, các công ty Trung Quốc đang cố gắng liên doanh nhiều hơn với các công ty sữa nước ngoài để cải thiện chất lượng sản phẩm và giành lấy niềm tin của người tiêu dùng
Trong bối cảnh đó, các công ty Trung Quốc đang nỗ lực đẩy nhanh các thương vụ mua bán – sát nhập (M&A) các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, hay các trang trại chăn nuôi gia súc tại Australia và New Zealand.
Mặc dù vậy, điều này đã tạo ra làn sóng phản ứng dữ dội từ phía người dân địa phương. Người dân phản ứng mạnh tới mức đáng báo động và khiến chính phủ Australia và New Zealand phải chặn một số giao dịch M&A đối với các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc.
“Tôi rất không hài lòng về điều đó“, một người dân 30 tuổi ở Sydney nói về việc Tập đoàn sữa Mengnui của Trung Quốc tiến hành mua lại công ty sản xuất sữa bột trẻ em Bellamy của Australia vào tháng 9 vừa qua.
Khát khao của Mengnui đối với việc sở hữu nhãn sữa Bellamy thể hiện rõ ở số tiền họ sẵn sàng trả cho nhà cung cấp hàng đầu về sữa bột và thức ăn hữu cơ cho trẻ em đến từ Australia này.
Được biết, hãng sữa lớn thứ hai Trung Quốc Mennui sẵn sàng chi trả khoảng 1,5 tỷ AUD (tương đương 1,04 tỷ USD) cho thương vụ M&A đình đám này. CEO Lu Min của Mengnui cho biết: “Vị trí thương hiệu hữu cơ hàng đầu và chuỗi cung ứng ứng của Bellamy thực sự tuyệt vời. Điều này là rất quan trọng đối với Mengniu”.
Trước thương vụ M&A nói trên của Mengnui, trước đó vào đầu năm 2019, hãng sữa Yili cũng đã vươn cánh tay dài ra thâu tóm nhãn sữa Westland – vốn được biết đến là nhà sản xuất sữa lớn thứ hai của New Zealand.
Từ năm 2013, Yili đã bắt đầu hướng về tương lai ở New Zealand bằng cách phát triển hợp tác đa cấp với quốc gia trong các lĩnh vực hoạt động công nghiệp, sáp nhập và mua lại đầu tư, nghiên cứu và phát triển đổi mới và phát triển bền vững.
Cơ sở sản xuất Yili Oceania, với khoản đầu tư 3 tỷ nhân dân tệ, là một trong những cơ sở sản xuất sữa tích hợp lớn nhất thế giới. Các sản phẩm từ cơ sở, như sữa nguyên chất Satine New Zealand và sữa bột công thức dành cho trẻ sơ sinh PRO-KIDO Ruihu, được người tiêu dùng ưa chuộng và là một điểm sáng tại Triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc năm nay.
Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường KPMG, đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp tại Australia đã tăng lên 1,2 tỷ AUS trong năm 2016 từ mức 95 triệu AUS năm 2013 và duy trì ở mức cao 1,1 tỷ AUS trong năm 2017.
Kể từ khi ô nhiễm sữa bột Trung Quốc gây tử vong xảy ra vào năm 2008, người tiêu dùng Trung Quốc đã quay sang ưa chuộng các sản phẩm nước ngoài mà họ cho là an toàn hơn.
Cùng lúc đó, chính phủ Trung Quốc đưa ra thêm nhiều quy định mới khắt khe hơn với các hàng sữa nhằm ngăn các hành vi sai trái. Vì vậy, ngày một nhiều các công ty Trung Quốc đua nhau hợp tác, liên doanh với công ty sữa có uy tín ở nước ngoài, sản xuất sữa ở nước ngoài sau đó bán ngược lại về thị trường Trung Quốc.
“Hoạt động kiểm tra chất lượng sữa tại Trung Quốc đã cải thiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên sẽ còn phải mất rất nhiều thời gian các công ty Trung Quốc mới có thể lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng”, cựu giám đốc tại tổ chức Guangdong Dairy Association, ông Dingmian Wang, khẳng định.
Các hãng sữa nội địa Trung Quốc, trong nỗ lực lấy lại niềm tin của người tiêu dùng, đang áp dụng chiến thuật mới: Nếu không thể chiến thắng các hãng sữa nước ngoài, tại sao không cùng hợp tác với họ?
Nhận xét về xu thế này, giáo sư tại đại học University of Sydney, ông Wei Li, nói: “Tôi cho rằng việc hợp tác có thể coi như một cách tốt giúp các công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt các nền kinh tế phát triển.”
Các công ty Trung Quốc sẽ có thêm khả năng mở rộng dây chuyền cung cấp, kiểm soát tốt hơn chất lượng và đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng lớn của người Trung Quốc.
Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, với hệ thống thẩm định rộng khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Cần Thơ, Lâm Đồng, chúng tôi cam kết đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu thẩm định giá của quý khách hàng. Thẩm định giá Thành Đô vinh dự đón nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín năm 2019” và áp dụng Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc thẩm định giá trị doanh nghiệp cho mục đích kinh doanh, M&A, gọi vốn đầu tư, vay vốn ngân hàng và mua bán minh bạch trên thị trường.
Bạn đang đọc bài viết: “Doanh nghiệp sữa Trung Quốc: M&A để không thua!” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô. Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090 Website: www.thamdinhgiathanhdo.com |
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên