Giá trị doanh nghiệp bạn đáng giá bao nhiêu? Phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp
(TDVC Phương pháp thẩm định doanh nghiệp) – Bạn muốn kêu gọi đầu tư, dự định mua bán, sát nhập doanh nghiệp, mua bảo hiểm, hay giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế, sự tín nhiệm từ phía các ngân hàng, các công ty tài chính khi bạn đi vay mà bạn lại không biết được chính xác giá trị doanh nghiệp của mình là bao nhiêu. Như vậy bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong kế hoạch của mình. Việc nắm vững giá trị doanh nghiệp, hiểu rõ các phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp sẽ giúp bạn có được những bước đi thích hợp hướng tới thành công trong các kế hoạch kinh doanh phát triển doanh nghiệp của mình.
Thẩm định giá trị Doanh nghiệp luôn được xem như một ngành khoa học phức tạp, thậm chí cả đối với những công ty lớn trên thị trường hiện nay. Giá trị doanh nghiệp của những tập đoàn, công ty lớn, doanh nghiệp nhà nước, những công ty vừa và nhỏ được xác định như thế nào? Giá trị tài sản doanh nghiệp, giá trị sổ sách, giá trị chứng khoán hay những tiềm năng tăng trưởng trong tương lai? Có nhiều cách để xác định giá trị doanh nghiệp của công ty bạn, thẩm định giá trị doanh nghiệp là cách tối ưu hiệu quả nhất. Xác định được giá trị doanh nghiệp giúp bạn hiểu được giá trị cốt lõi, giá trị công ty của mình.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Thẩm định giá doanh nghiệp bằng phương pháp giá trị tài sản thuần
Thẩm định giá doanh nghiệp bằng phương pháp định lượng lợi thế thương mại – Goodwill
Thẩm định giá trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 12
Thẩm định giá doanh nghiệp theo phương pháp dựa vào tỷ số P/E
Thẩm định giá doanh nghiệp theo phương pháp so sánh dựa vào tỷ số P/B
Với những mục đích khác nhau sẽ có những phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp phù hợp, tuy nhiên dù được định giá theo phương pháp nào thì hai nhân tố định lượng và định tính đều đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá một cách chính xác và toàn diện giá trị công ty. Ngoài ra các nhân tố liên quan cũng phải được xem xét, phân tích chi tiết khi định giá. Những nhân tố có thể chia thành các nhóm như sau:
Số liệu cố định: như tài sản doanh nghiệp, lợi nhuận định kỳ, lưu lượng tiền mặt và các khoản nợ, vay. Những số liệu này luôn rất quan trọng trong việc xác định giá trị các hoạt động kinh doanh.
Số liệu không ổn định: Kế hoạch tài chính, dòng tiền, doanh thu trong tương lai. Những số liệu này có thể rất cần thiết với người mua hay các nhà đầu tư tài chính quan tâm đến doanh nghiệp.
Tài sản vô hình: tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ, các bằng sáng chế, thương hiệu, chất lượng hoạt động, bí mật kinh doanh, danh tiếng ban quản trị cũng như công ty…những tài sản vô hình này góp phần đáng kế vào giá trị tổng thể của doanh nghiệp.
Phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp
Việc áp dụng các phương pháp thẩm định giá trong doanh nghiệp cần phù hợp với cơ sở giá trị doanh nghiệp và nhận định của thẩm định viên về trạng thái hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định và sau thời điểm thẩm định. Phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp gồm những phương pháp cơ bản như sau:
2.1 Phương pháp phân tích tài sản:
- Phương pháp tài sản thuần
- Phương pháp định lượng lợi thế thương mại – Goodwill
Phương pháp tài sản là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tính tổng giá trị thị trường của các tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp cần thẩm định giá. Đây là phương pháp dễ dàng nhất để xác định giá trị doanh nghiệp cần thẩm định. Nó được sử dụng khá phổ biến và thường xuyên.
2.2 Phương pháp so sánh thị trường
- Phương pháp thẩm định giá dựa vào tỷ số P/E
- Phương pháp thẩm định giá dựa vào tỷ số P/B
- Phương pháp thẩm định giá dựa vào tỷ số P/S
Giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị của doanh nghiệp tương tự hoặc giống hệt với doanh nghiệp cần thẩm định giá về các yếu tố: ngành nghề kinh doanh chính; khách hàng và thị trường tiêu thụ; các chỉ số tài chính hoặc giá giao dịch đã thành công của chính doanh nghiệp cần thẩm định.
Những so sánh tài chính có thể bao gồm phạm vi, độ lớn của doanh thu, EBITDA, lưu lượng tiền mặt, giá trị trên sổ sách, chỉ số P/E hay các so sánh M&A.
2.3 Phương pháp chiết khấu dòng tiền
- Phương pháp chiết khấu dòng lợi nhuận thuần
- Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ (FCFE – Free cash to Equity)
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền chung (FCFE – Free cash to Firm)
Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên khả năng sinh lời của công ty trong tương lai, không phụ thuộc vào giá trị tài sản của doanh nghiệp. Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là thời điểm kết thúc năm tài chính trước.
Phương pháp này cho phép phân tích tính toán các dòng thu nhập dự đoán trước cũng như những lưu lượng tiền mặt trong tương lai, thông qua việc tính toán trước thu nhập và tài sản cố định tại một mức chi phí vốn giả định. Chính vì thế phương pháp định giá này còn được xem như việc đem những thu nhập dự đoán trong tương lai quy về thành giá trị hiện tại.
Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng mạnh mẽ hiện nay, thẩm định giá doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, đáp ứng nhiều mục đích cho cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tập đoàn lớn, cá nhân như: Làm căn cứ tư vấn đầu tư, thế chấp vay vốn ngân hàng, xác định giá trị doanh nghiệp, mua bán-sáp nhập doanh nghiệp (M&A), cổ phần hóa, mua bán chuyển nhượng, góp vốn liên kết…Trải qua một quá trình dài hình thành và phát triển, Công ty thẩm định giá Thành Đô với đội ngũ thẩm định viên có bề dày kinh nghiệm, chuyên môn sâu trong lĩnh vực thẩm định giá doanh nghiệp tại Việt Nam và được Bộ Tài Chính cấp phép hành nghề thẩm định giá theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá doanh nghiệp có quy mô lớn và tính chất phức tạp liên quan đến giá trị doanh nghiệp. Năm 2019, Công ty vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019” và đạt chứng nhận tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá đánh dấu sự tin tưởng, uy tín của công ty, khẳng định sự phát triển và hòa nhập cùng cộng đồng doanh nghiệp thẩm định giá trên toàn quốc, giúp công ty có cơ hội phát triển và quản trị doanh nghiệp tốt hơn, đồng thời nâng cao giá trị của doanh nghiệp góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thành Đô
- Địa chỉ: Tầng 6 toà nhà Seaprodex số 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
- Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: info@tdvc.com.vn
- Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
- Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY
Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá trị Doanh nghiệp uy tín hàng đầu Việt Nam. Thành Đô cung cấp cho khách hàng những thông tin, đánh giá và phân tích về giá trị của doanh nghiệp với độ chính xác, tin cậy cao theo từng mục đích thẩm định.
Bạn đang đọc bài viết: “Giá trị doanh nghiệp bạn đáng giá bao nhiêu? Phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên