Hồ sơ cung cấp thẩm định giá trị thương hiệu
(TDVC Hồ sơ thẩm định giá thương hiệu) – Thương hiệu là tài sản vô hình và đối với nhiều doanh nghiệp nó là tài sản quan trọng nhất. Thẩm định giá trị thương hiệu của công ty đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo vị thế kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập quốc tế hiện nay. Định giá thương hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản thương hiệu mà còn giúp doanh nghiệp định hướng phát triển thương hiệu trong thời gian dài. Thẩm định giá thương hiệu phát triển rộng trên thế giới từ thập niên 80 của thế kỷ trước, khi đó tài sản vô hình của doanh nghiệp chiếm khoảng 20%, còn lại 80% là tài sản hữu hình. Đến nay, tài sản vô hình ngày càng quan trọng trong đánh giá giá trị của doanh nghiệp, chiếm tới 73% trong khi tài sản hữu hình chỉ chiếm 27%. Trong thẩm định giá trị thương hiệu gồm có 3 cách tiếp cận chính đó là: cách tiếp cận thị trường, cách tiếp cận chi phí, cách tiếp cận thu nhập. Để thẩm định giá trị thương hiệu một cách chính xác nhất thì hồ sơ yêu cầu thẩm định giá luôn phải đầy đủ và rõ ràng.
1. Hồ sơ cung cấp về giá trị thương hiệu
1.1. Hồ sơ chung doanh nghiệp
- Hồ sơ năng lực Công ty;
- Giấy đăng ký kinh doanh;
- Báo cáo tài chính Công ty đã kiểm toán trong 5 năm;
- Báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Công ty trong 5 năm;
- Báo cáo phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty ( nếu có).
1.2. Hồ sơ về thương hiệu
- Đặc điểm pháp lý của thương hiệu Công ty: đăng kí sở hữu trí tuệ, bảo hộ,…
- Tổng hợp chi tiết các sản phẩm của thương hiệu Công ty. Trong đó, thể hiện những sản phẩm nào xuất phát thương hiệu Công ty, các sản phẩm hình thành sau đến thời điểm hiện tại;
- Giá bán, doanh thu của các sản phẩm qua từng thời kỳ và giai đoạn; số lượng sản xuất và số lượng đã bán hàng năm ( tổng hợp trong 5 năm đến thời điểm hiện tại);
- Báo cáo phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty ( phòng kinh doanh, marketing sản phẩm);
- Báo cáo phân tích ngành liên quan và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị các sản phẩm của Công ty.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh các sản phẩm mới của Công ty (nếu có).
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
2. Mục đích của thẩm định giá Thương hiệu
- Mua bán kinh doanh (bán cổ phần doanh nghiệp), chuyển nhượng thương hiệu, cấp phép sử dụng thương hiệu
- Theo dõi giá trị công ty, giá trị cổ đông
- Đối với doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa, định giá thương hiệu giúp thu về cho ngân sách một số tiền không nhỏ, tránh được tình trạng thất thoát khi thương hiệu bị bỏ quên hoặc bị định giá thấp.
- Kiện tụng, tranh chấp liên quan đến thương hiệu
- Báo cáo thuế, báo cáo tài chính
- Huy động vốn, lập các kế hoạch về chiến lược thương hiệu…
- Các mục đích khác
Ngày nay, Thẩm định giá thương hiệu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hầu hết các quyết định tài chính và marketing chiến lược của các doanh nghiệp, giúp công ty quản lí và giành được lợi nhuận cao hơn nữa khi sử dụng tài sản thương hiệu của chính họ. Thương Hiệu cũng là minh chứng cho lịch sử tồn tại lâu dài vốn là niềm tự hào của riêng mỗi công ty nó còn giúp duy trì lợi thế cạnh tranh so với những công ty khác. Thẩm định giá thương hiệu là một quá trình tổng hợp và đo lường giá trị kinh tế của thương hiệu doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.
Thẩm định giá Thành Đô Đơn vị Thẩm định giá thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam. Năm 2019 Thành Đô vinh dự đạt chứng nhận Doanh nghiệp “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019” và áp dụng Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, gọi vốn đầu tư, vay vốn ngân hàng và mua bán minh bạch trên thị trường.
Bạn đang đọc bài viết: “Hồ sơ cung cấp thẩm định giá trị thương hiệu” tại chuyên mục Tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô.
Liên hệ thẩm định giá: 0985103666 0906020090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên