Khấu hao máy, thiết bị
(TDVC Khấu hao máy, thiết bị) – Khấu hao máy, thiết bị là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của máy, thiết bị vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của máy, thiết bị. Khấu hao là thuật ngữ thường được sử dụng trong kế toán, tuy nhiên trong hoạt động định giá việc tính toán giá trị hao mòn của máy, thiết bị cũng được vận dụng như cách tính khấu hao; hơn nữa, khấu hao vẫn được dùng để phân tích thu nhập tính thuế đối với việc định giá máy, thiết bị trong các doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất, máy móc thiết bị sử dụng bị hao mòn (cả hữu hình lẫn vô hình). Bộ phận giá trị này là một yếu tố chi phí, hợp thành giá thành sản phẩm, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao máy, thiết bị. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích để bù đắp lại dần dần và tích lũy thành quỹ khấu hao.
Giá trị của bộ phận máy, thiết bị tương ứng với mức hao mòn chuyển dịch dần vào sản phẩm gọi là chi phí khấu hao của máy, thiết bị.
1. Ý nghĩa của việc tính toán khấu hao
- Giúp cho việc tính giá thành, phí lưu thông và xác định lãi lỗ của doanh nghiệp được chính xác.
- Có tác dụng đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng máy, thiết bị của doanh nghiệp.
- Trong công tác thẩm định giá giúp thẩm định viên xác định thời gian còn lại phải tính khấu hao của máy, thiết bị; qua đó ước tính chất lượng còn lại của mày móc thiết bị, để phục vụ công tác thẩm định giá.
2. Các phương pháp tính khấu hao
Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp là việc làm hết sức quan trọng để có được nguồn vốn nhằm bù đắp hao mòn, và tích lũy để đầu tư mua máy mới, thiết bị phục vụ sản xuất.
2.1. Phương pháp khấu hao tuyến tính (khấu hao đường thẳng)
Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của máy móc thiết bị tham gia vào hoạt động kinh doanh. Máy móc thiết bị tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
Công thức tính:
Trong đó:
KH: mức trích khấu hao trung bình hàng năm.
NG: nguyên giá của máy, thiết bị.
Nsd : thời gian sử dụng máy, thiết bị.
a, Ưu điểm
- Mức khấu hao được phân bổ vào giá thành một cách đều đặn làm cho giá thành sản phẩm được ổn định.
- Số tiền khấu hao lũy kế đến năm cuối cùng đủ để bù đắp giá trị ban đầu của máy, thiết bị.
- Cách tính đơn giản, dễ làm, đễ kiểm tra.
b, Nhược điểm
- Do mức khấu hao và tỉ lệ khấu hao hàng năm được trích một cách đồng đều, nên khả năng thu hồi vốn chậm.
- Nhiều trường hợp không phản ánh đúng lượng hao mòn thực tế của máy, thiết bị; đặc biệt đối với những máy móc thiết bị có tỉ lệ hao mòn vô hình lớn.
Để khắc phục hao mòn vô hình, có thể khấu hao theo hai phương pháp gồm: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Hai phương pháp khấu hao này nhằm thu hồi vốn nhanh để tái tạo máy móc mới hiện đại hơn, có công suất cao hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM |
|
2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Máy, thiết bị tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn là máy, thiết bị đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
Công thức tính:
Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định = Giá trị còn lại của tài sản cố định x Tỉ lệ khấu hao nhanh
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp tài sản đường thẳng x Hệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng quy định tại bảng dưới đây:
Thời gian sử dụng của máy, thiết bị | Hệ số điều chỉnh (lần) |
Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) | 1,5 |
Trên 4 năm đến 6 năm (4 năm <t ≤ 6 năm) | 2,0 |
Trên 6 năm (t > 6 năm) | 2,5 |
Theo phương pháp này, số tiền trích khấu hao hàng năm được giảm dần theo bậc thang lũy thoái. Số tiền trích khấu hao nhiều ở những năm đầu và giảm dần ở những năm sau. Lạm phát càng cao thì người ta dùng tỉ lệ khấu hao càng lớn để tránh thiệt hại cho doanh nghiệp.
a, Ưu điểm
- Có khả năng thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình của máy móc thiết bị.
b, Nhược điểm
- Số tiền khấu hao lũy kế đến năm cuối cùng không đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy móc thiết bị. Do vậy, thường đến nửa năm cuối thời gian phục vụ của máy, thiết bị, người ta trở lại dùng phương pháp khấu hao tuyến tính và lúc này trở thành phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
- Cách tính phức tạp, hệ số khó xác định chính xác.
- Mức khấu hao khác nhau giữa các năm nên phân bổ và giá thành sản phẩm không ổn định.
2.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Máy móc thiết bị trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:
- Căn cứ vào máy, thiết bị để xác định số lượng khối lượng sản phẩm theo công suất thiết kế
- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của máy móc thiết bị
Công thức tính:
Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của máy, thiết bị thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của máy, thiết bị.
a, Ưu điểm
- Số khấu hao lũy kế đến năm cuối cùng đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy, thiết bị.
- Mức khấu hao được phân bổ vào giá thành một cách đều đặn làm cho giá thành sản phẩm được ổn định.
a, Ưu điểm
Nhiều trường hợp không phản ánh đúng lượng hao mòn thực tế của máy, thiết bị; đặc biệt đối với những máy, thiết bị có tỉ lệ hao mòn vô hình lớn.
3. Khung thời gian trích khấu hao máy, thiết bị
Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định. Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài chính.
Danh mục các nhóm tài sản cố định | Thời gian trích khấu hao tối thiểu (năm) | Thời gian trích khấu hao tối đa (năm) |
A – Máy móc, thiết bị động lực | ||
1. Máy phát động lực | 8 | 15 |
2. Máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, hỗn hợp khí. | 7 | 20 |
3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện | 7 | 15 |
4. Máy móc, thiết bị động lực khác | 6 | 15 |
B – Máy móc, thiết bị công tác | ||
1. Máy công cụ | 7 | 15 |
2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng | 5 | 15 |
3. Máy kéo | 6 | 15 |
4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp | 6 | 15 |
5. Máy bơm nước và xăng dầu | 6 | 15 |
6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại | 7 | 15 |
7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất | 6 | 15 |
8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh | 10 | 20 |
9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác | 5 | 15 |
10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm | 7 | 15 |
11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt | 10 | 15 |
12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc | 5 | 10 |
13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy | 5 | 15 |
14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm | 7 | 15 |
15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế | 6 | 15 |
16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình | 3 | 15 |
17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm | 6 | 10 |
18. Máy móc, thiết bị công tác khác | 5 | 12 |
19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hoá dầu | 10 | 20 |
20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí. | 7 | 10 |
21. Máy móc thiết bị xây dựng | 8 | 15 |
22. Cần cẩu | 10 | 20 |
C – Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm | ||
1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học | 5 | 10 |
2. Thiết bị quang học và quang phổ | 6 | 10 |
3. Thiết bị điện và điện tử | 5 | 10 |
4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá | 6 | 10 |
5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ | 6 | 10 |
6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt | 5 | 10 |
7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác | 6 | 10 |
8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc | 2 | 5 |
D – Thiết bị và phương tiện vận tải | ||
1. Phương tiện vận tải đường bộ | 6 | 10 |
2. Phương tiện vận tải đường sắt | 7 | 15 |
3. Phương tiện vận tải đường thuỷ | 7 | 15 |
4. Phương tiện vận tải đường không | 8 | 20 |
5. Thiết bị vận chuyển đường ống | 10 | 30 |
6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng | 6 | 10 |
7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác | 6 | 10 |
E – Dụng cụ quản lý | ||
1. Thiết bị tính toán, đo lường | 5 | 8 |
2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý | 3 | 8 |
3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác | 5 | 10 |
4. Bảng tham khảo đánh giá chất lượng còn lại của máy, thiết bị
Bảng tham khảo đánh giá chất lượng còn lại của máy, thiết bị. Ban hành kèm theo Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Bộ Tài chính.
Mức | Khoảng mức chất lượng | Mô tả |
(1) | 90% → 100% | + Thiết bị mới, chưa sử dụng hoặc mới đưa vào sử dụng (mức độ sử dụng ít), được bảo dưỡng kỹ thuật tốt.
+ Hình thức tổng thể bên ngoài và các bộ phận có thể quan sát được trông như mới. + Thiết bị vận hành tốt, thực hiện tốt tất cả các tính năng theo như thiết kế. + Các cụm chức năng và chi tiết ngoại vi còn đầy đủ. Các bộ truyền động chưa có dấu hiệu mài mòn,… + Hệ thống điều khiển còn nguyên vẹn, đảm bảo độ tin cậy và chính xác khi hoạt động. |
(2) | 80% → 90% | + Thiết bị cũ đã qua sử dụng, có thể vừa được sửa chữa, hoàn chỉnh, đang vận hành sản xuất tốt, thực hiện tốt tất cả các tính năng theo như thiết kế.
+ Hình thức tổng thể bên ngoài tốt, còn lớp sơn nguyên thủy hoặc được sơn tân trang kỹ lưỡng, đảm bảo tính mỹ quan công nghiệp, … + Các cụm chức năng chính và chi tiết ngoại vi đầy đủ. Một số cụm đã được sửa chữa, thay mới. Không có chi tiết nào mòn rõ rệt. + Hệ thống điều khiển tốt, đảm bảo đầy đủ các chức năng điều khiển hoạt động của thiết bị. + Tại thời điểm khảo sát và trong thời gian hoạt động nhất định sắp tới, thiết bị không có dấu hiệu cần phải bảo dưỡng bổ sung (ngoài bảo dưỡng định kỳ) hoặc sửa chữa. |
(3) | 70% → 80% | + Thiết bị cũ đã qua sử dụng, có thể đã từng được sửa chữa, hoàn chỉnh.
+ Thiết bị đang vận hành sản xuất tốt, có khả năng sử dụng đúng như hoặc gần bằng với công suất, tính năng thiết kế. + Hình thức tổng thể bên ngoài khá tốt, không bị rỉ sét, lớp phủ bề mặt (sơn, xi mạ) bị bong tróc nhẹ, không đáng kể, không có dấu hiệu nứt vỡ… + Các cụm chức năng chính còn đủ, một vài chi tiết ngoại vi bị mất mát hoặc hư hỏng, các bộ truyền động đã có dấu hiệu mài mòn. + Hệ thống điều khiển đảm bảo tính năng hoạt động. + Thiết bị có khả năng vận hành khá tốt, ổn định. Tuy nhiên để thỏa mãn mục đích sử dụng như công suất, năng lực thiết kế ban đầu, thiết bị cần phải được tân trang, sửa chữa nhỏ hoặc thay mới và cân chỉnh lại một vài bộ phận. |
(4) | 60% → 70% | + Thiết bị cũ đã qua sử dụng, đang vận hành sản xuất khá tốt. Đã qua tân trang, sửa chữa.
+ Hình thức tổng thể bên ngoài trung bình khá, lớp phủ bề mặt bị bong tróc, trầy xước, sét. + Các cụm chức năng chính và chi tiết ngoại vi hoạt động khá tốt tuy nhiên đã cũ và có dấu hiệu hư hỏng. Các bộ truyền động mòn rõ rệt. + Hệ thống điều khiển hoạt động khá. + Thiết bị làm việc ở mức độ trung bình khá, không ổn định, không thỏa mãn đầy đủ mục đích sử dụng theo đúng chức năng và công suất theo thiết kế. Để thỏa mãn đầy đủ mục đích sử dụng thiết bị cần phải được sửa chữa cân chỉnh lại (mức trùng tu). |
(5) | 50% → 60% | + Thiết bị cũ đã qua sử dụng, đang vận hành sản xuất. Bảo dưỡng kém chưa được tân trang sửa chữa (kể từ ngày đưa vào sử dụng).
+ Hình thức tổng thể bên ngoài trung bình kém. Lớp phủ bề mặt bị bong tróc, rỉ sét. Các chi tiết ngoại vi bị gãy nở, sứt mẻ, hư hỏng, thang máy bám đầy dầu mỡ, bụi bẩn. + Các cụm chức năng chính và chi tiết ngoại vi hoạt động khá tốt tuy nhiên đã cũ và có dấu hiệu hư hỏng. Các bộ truyền động mòn rõ rệt. + Hệ thống điều khiển hoạt động ở mức trung bình, có dấu hiệu chắp vá, dễ hư hỏng. + Thiết bị làm việc không ổn định, dễ bị hỏng hóc. Không thỏa mãn mục đích sử dụng theo đúng chức năng, công suất thiết kế. Để phục hồi chức năng máy cần được sửa chữa, cân chỉnh lại (trên mức trùng tu). |
(6) | 40% → 50% | + Thiết bị cũ đã qua sử dụng, để lâu không sử dụng. Bảo dưỡng kém.
+ Hình thức tổng thể bên ngoài tồi tàn, tương tự mức 5 + Các cụm chức năng chính và phụ hao mòn nhiều. Các chi tiết ngoại vi mất mát, hư hỏng. + Hệ thống điều khiển cũ kỹ, hư hỏng cần phải sửa chữa, phục hồi mới sử dụng được. + Thiết bị không còn khả năng làm việc. Nhưng còn khả năng sửa chữa phục hồi (đại tu). |
(7) | 30% → 40% | + Thiết bị cũ đã qua sử dụng, để lâu không sử dụng (đang chờ sửa chữa).
+ Hình thức tổng thể bên ngoài tồi tàn, thân máy rỉ sét, bong rộp từng mảng. + Các cụm chức năng chính và phụ hư hỏng nặng. Hầu hết các chi tiết ngoại vi bị tháo dỡ, mất mát, hư hỏng. + Hệ thống điều khiển có tình trạng tương tự mức 6. + Thiết bị không còn khả năng làm việc. Có thể đại tu phục hồi nhưng không kinh tế. |
(8) | <30% | + Thiết bị cũ đã qua sử dụng một thời gian dài, hư hỏng hoàn toàn.
+ Không còn khả năng phục hồi. Chỉ thích hợp cho việc tháo dỡ để lấy lại một số bộ phận còn sử dụng được của máy hoặc bán phế liệu. |
|
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên