Khó hiểu: 50% doanh nghiệp FDI báo lỗ, lỗ lớn vẫn mở rộng kinh doanh
“Các doanh nghiệp FDI kê khai, báo lỗ khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước. Điều bất hợp lý là dù thu lỗ liên tục, lỗ lớn vẫn mở rộng sản xuất”
Đây là khẳng định của ông Đoàn Xuân Tiên – Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước – tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư FDI và vai trò của Kiểm toán nhà nước” được tổ chức tại Hà Nội ngày 9/6.
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước khẳng định, thời gian vừa qua mặc dù FDI có đóng góp to lớn và không thể phủ nhận đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, có hiện tượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kê khai, báo lỗ khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó có nhiều nguyên nhân, nhưng phải kể đến hành vi “chuyển giá”.
“Thống kê những năm qua cho thấy, cả nước có khoảng 50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, trong đó nhiều doanh nghiệp thua lỗ liên tục trong nhiều năm liên tiếp: TPHCM có tới gần 60% trong số trên 3.500 doanh nghiệp FDI thường xuyên kê khai lỗ trong nhiều năm; tỉnh Bình Dương, một trong những tỉnh thu hút được nhiều dự án FDI, cũng có đến 50% doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ từ năm 2006 – 2011” – ông Tiên thống kê.
Theo Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước: “Một điều bất hợp lý là mặc dù thua lỗ liên tục và lỗ lớn nhưng doanh nghiệp FDI vẫn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh (các ví dụ điển hình như trường hợp của Cocacola hay Pepsi)”.
Ông này chỉ ra vấn đề bất hợp lý là: Khi các doanh nghiệp FDI báo lỗ thì hầu hết các doanh nghiệp trong nước cùng ngành nghề đều có lãi, nhất là trong lĩnh vực may mặc, giày da.
“Hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đã gây thất thu cho ngân sách hàng chục ngàn tỷ đồng trong nhiều năm qua”, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước khẳng định.
Theo ông này, hiện quy mô các doanh nghiệp FDI đã chiếm tới khoảng 20% GDP, khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm trên 40% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu, chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách nhà nước… Chính vì vậy, các khoản thất thu ngân sách nhà nước này không nhỏ.
Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước cho hay, càng dựa nhiều vào FDI trong việc nhận đầu tư vốn, kỹ thuật, mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty xuyên quốc gia thì các nước đang phát triển sẽ càng phụ thuộc vào các nước phát triển.
“Cách mạng khoa học kỹ thuật, máy móc công nghệ nhanh chóng trở nên lạc hậu dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư tìm cách chuyển giao những máy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư” và “Hậu quả của việc này là giá trị thực của những máy móc chuyển giao rất khó xác định, gây tổn hại môi trường sinh thái, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí sản xuất cao”, ông Tiên nói.
Theo đại diện của Kiểm toán Nhà nước, để thu hút vốn FDI, Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu đãi về thuế, tài chính, tuy nhiên việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của một số doanh nghiệp FDI chưa thật sự tương xứng với kỳ vọng.
Ông Tiên cho rằng, vẫn còn có hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai, báo lỗ, trong đó bao gồm cả hành vi chuyển giá và đã gây thất thu lớn cho ngân sách, làm gia tăng giá trị nhập khẩu, tác động tiêu cực đến cán cân thương mại và cán cân thanh toán; làm môi trường kinh doanh trong nước xấu đi, làm sụt giảm hiệu quả sử dụng vốn FDI nói riêng và vốn nói chung.
Theo dantri.com
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM |
Bạn đang đọc bài viết: “Khó hiểu: 50% doanh nghiệp FDI báo lỗ, lỗ lớn vẫn mở rộng kinh doanh” tại chuyên mục Tin doanh nghiệp & kinh doanh của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090 Website: www.thamdinhgiathanhdo.com |
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên