Mục đích thẩm định giá doanh nghiệp FDI

Mục đích thẩm định giá doanh nghiệp FDI
Mục đích thẩm định giá doanh nghiệp FDI- Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Mục đích thẩm định giá doanh nghiệp FDI) – Đối với Việt Nam, doanh nghiệp FDI gắn với quá trình mở cửa nền kinh tế. Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả trong thu hút dòng vốn FDI và giao dịch thương mại với các nước. Năm 2022, tổng vốn FDI đăng kí vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỷ USD, mức vốn FDI thực hiện đạt kỉ lục 22,4 tỷ USD. 

Chính phủ Việt Nam đã và đang tiếp tục cải cách nền kinh tế theo hướng hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nhiều giải pháp kinh tế đã được áp dụng để thu hút FDI và thúc đẩy thương mại quốc tế. Vì vậy thẩm định giá doanh nghiệp FDI có vai trò đặc biệt quan trọng đối với kinh tế thị trường của đất nước. Thẩm định giá doanh nghiệp FDI là xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản của doanh nghiệp FDI theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

1. Doanh nghiệp FDI là gì

Doanh nghiệp FDI hiểu theo định nghĩa Tiếng Anh là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment).

Luật Đầu tư không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 như sau:

  1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:

  • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
  • Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).
  • Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế).

Đặc điểm Doanh nghiệp FDI:

  • Thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư
  • Thiết lập quyền sở hữu với quyền quản lý đối các nguồn vốn đã được đầu tư
  • FDI cũng có thể xem là sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia
  • Thể hiện quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà đầu tư với nước bản địa
  • Luôn luôn có sự gắn liền của nhiều thị trường tài chính và thương mại quốc tế

Hình thức doanh nghiệp:

  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh.

2. Tầm quan trọng FDI đối với kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng gắn chặt với nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều biện pháp thu hút vốn FDI, thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu nhằm tận dụng các nguồn lực từ nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp FDI mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên gồm doanh nghiệp và quốc gia thu hút đầu tư. Đối với quốc gia đón nhận, FDI giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, cung cấp nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ và kiến thức. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, FDI có thể mang lại lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ở quốc gia đích và mở rộng sự hiện diện toàn cầu.

Quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm tiềm năng lợi nhuận, rủi ro, môi trường kinh doanh và chính trị của quốc gia đích. FDI là một phần quan trọng của quan hệ kinh tế quốc tế và thường được theo dõi và thúc đẩy bởi chính phủ và các tổ chức quốc tế.

Trong những năm qua, hoạt động của các doanh nghiệp FDI đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam, thể hiện ở một số khía cạnh chính sau:

  • FDI cung cấp nguồn vốn quan trọng để cải thiện tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
  • FDI tạo công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam. Tính đến nay, cả nước có hơn 4 triệu lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp FDI. Thông qua làm việc tại các doanh nghiệp FDI, người lao động Việt Nam còn được các nhà đầu tư nước ngoài tiếp thu kiến thức kinh doanh, kỹ năng quản lý tiên tiến của nước ngoài, từ đó nâng cao năng lực của bản thân.
  • Doanh nghiệp FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp FDI có kim ngạch xuất khẩu lớn, chiếm khoảng 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tính đến nay.
  • Hoạt động FDI góp phần chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào Việt Nam. Thông qua thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế, Việt Nam có cơ hội tiếp nhận công nghệ nguồn từ các nước phát triển. Nhiều ngành kinh tế của Việt Nam đã tiếp nhận và tiếp cận công nghệ hiện đại của thế giới như ngân hàng, bưu chính viễn thông, dầu khí, giao thông vận tải…

3. Thành tựu của chính sách ưu đãi đầu tư doanh nghiệp FDI

Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào GDP có xu hướng tăng. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động đến hết năm 2021, Việt Nam đã có gần 860.000 doanh nghiệp đang hoạt động.

Nhờ chính sách ưu đãi đối với khu công nghiệp, số lượng Khu công nghiệp (KCN) của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Từ con số 01 KCN năm 1991, lên đến 260 KCN năm 2010, 326 KCN năm 2017 và 406 KCN năm 2022.

Cho đến nay, sau 35 năm, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Với 129 quốc gia/vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam. Các dự án FDI đã hiện diện tại 63/63 địa phương, vốn FDI cũng đã được đầu tư vào 19/21 ngành nghề sản xuất kinh doanh của Việt Nam.

Khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Số thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN luôn tăng trưởng ổn định. Khu vực ĐTNN cũng đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách, với giá trị nộp ngân sách tăng từ 1,8 tỷ USD (giai đoạn 1994 – 2000) lên 14,2 tỷ USD (giai đoạn 2001 – 2010).

Giai đoạn 2011 – 2015, thu ngân sách từ khu vực FDI đạt 23,7 tỷ USD, chiếm gần 14% tổng thu ngân sách; năm 2017, khu vực FDI đã đóng góp vào thu ngân sách gần 8 tỷ USD, chiếm 14,46% tổng thu ngân sách nhà nước; năm 2021, khu vực FDI đóng góp vào thu ngân sách khoảng 9,6 tỷ USD, chiếm 17% tổng thu ngân sách nhà nước.

Đặc biệt, một số dự án FDI lớn, thường được Chính phủ ban hành các ưu đãi thuế cao, như các dự án của Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên, đã đóng góp mạnh mẽ vào xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.

Ngoài ra, với sự tham gia mạnh mẽ của lĩnh vực FDI trong hoạt động xuất khẩu, xuất khẩu từ các sản phẩm có giá trị gia tăng cao đã mở rộng nhanh hơn so với nhóm sản phẩm xuất khẩu truyền thống.

4. Mục đích thẩm định giá doanh nghiệp FDI

Tài sản doanh nghiệp FDI chủ yếu là đất, công trình xây dựng nhà xưởng sản xuất và máy móc thiết bị. Đối với đất thường là thuê được trả tiền hàng năm và trả tiền một lần. Hiện nay với làn sóng M&A tại Việt Nam vô cùng mạnh mẽ, các doanh nghiệp vốn nước ngoài có nhu cầu thẩm định giá doanh nghiệp ngày càng phổ biến. Vì vậy thẩm định giá có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp FDI phục vụ mục đích liên quan.

Mục đích thẩm định giá tài sản doanh nghiệp FDI phản ánh nhu cầu sử dụng tài sản cho một công việc nhất định. Mục đích của thẩm định giá quyết định đến mục đích sử dụng tài sản vào việc gì. Nó phản ánh những đòi hỏi vè mặt lợi ích mà tài sản cần tạo ra cho chủ thế trong mỗi công việc hay giao dịch được xác định. Từ đó giúp các doanh nghiệp FDI có những kế hoạch kinh doanh, mua bán, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam… Một số mục đích thẩm định giá doanh nghiệp FDI gồm:

Xác định giá trị tài sản cho mục đích tài chính – tín dụng:

  • Sử dụng tài sản cho cầm cố, thế chấp vay vốn ngân hàng;
  • Xác định giá trị hợp đồng bảo hiểm tài sản.

Xác định giá trị tài sản trong doanh nghiệp:

  • Lập báo cáo tài chính, xác định giá thị trường của vốn đầu tư;
  • Xác định giá trị doanh nghiệp mua bán – sáp nhập (M&A); đầu tư
  • Mua bán, hợp nhất, thanh lý, tính thuế các tài sản của công ty;
  • Xác định giá trị tài sản doanh nghiệp FDI để báo cáo hội đồng quản trị.

Xác định giá trị tài sản để chuyển giao quyền sở hữu:

  • Giúp người bán xác định giá bán có thể chấp nhận được;
  • Giúp người mua quyết định giá mua.

Mục đích định giá là yếu tố quan trọng, mang tính chủ quan, ảnh hưởng quyết định tới việc xác định các tiêu chuẩn về giá trị, lựa chọn phương pháp định giá thích hợp. Chính vì vậy, thẩm định viên cần phải xác định và thỏa thuận với khách hàng ngay từ đầu về mục đích của việc định giá, trước khi xét đến các yếu tố có tính khác quan tác động đến giá trị tài sản mục tiêu.

5. Công ty thẩm định giá doanh nghiệp FDI uy tín tại Việt Nam

FDI luôn thu hút sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới và mối quan hệ với nhau đến tăng trưởng kinh tế của đất nước đó. Sự hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế thông qua thu hút FDI tạo ra những tác động mạnh mẽ về phát triển kinh tế thị trường trong nước cũng như thế giới. Vì vậy, thẩm định giá có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển đó.

Thẩm định giá là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp; trên cơ sở các bên tham gia giao dịch có thể thoả thuận với nhau về tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên. Việc thẩm định giá đúng giá trị tài sản giúp cho các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp FDI trở nên hiệu quả và mang lại lợi ích cho các bên tham gia quan hệ kinh tế.

Thấu hiểu được tầm quan trọng của doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế Việt Nam. Thẩm định giá Thành Đô đã và đang cung cấp dịch vụ thẩm định giá uy tín cho các doanh nghiệp FDI trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam gồm:

  • Bất động sản: Đất, nhà xưởng sản xuất, công trình xây dựng…
  • Động sản: Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải
  • Giá trị doanh nghiệp

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Doanh nghiệp FDI có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng.  Vì vậy, thẩm định giá tài sản doanh nghiệp FDI có vai trò đặc biệt quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc: vay vốn ngân hàng, đầu tư, kinh doanh…trên thị trường.

Thẩm định giá Thành Đô tự hào là công ty thẩm định giá doanh nghiệp FDI hàng đầu tại Việt Nam và được các doanh nghiệp tin tưởng, đánh giá cao. Trải qua một quá trình phát triển, Thành Đô đã khẳng định được vị thế, thương hiệu vững vàng, đối với cơ quan Nhà nước, hệ thống tín dụng, doanh nghiệp. Năm 2019, Thẩm định giá Thành Đô vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu thẩm định giá uy tín 2019”, Năm 2020 Thành Đô được vinh danh “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”, “Thương hiệu thẩm định giá tin cậy 2020”, Năm 2021 Thành Đô được vinh danh Top 10 Thương hiệu Châu Á – Thái Bình Dương, Năm 2022 Thành Đô đón nhận Thương hiệu Vàng ASEAN 2022. Năm 2023, Thẩm định giá Thành Đô được vinh danh công ty thẩm định giá xuất sắc năm 2022 do Hội thẩm định giá Việt Nam trao tặng và “Thương hiệu Quốc Gia” do Viện nghiên cứu Châu Á vinh danh. Bên cạnh đó Thẩm định giá Thành Đô áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc xác định giá trị tài sản đầu tư, kinh doanh, mua bán minh bạch trên thị trường.

Công ty Thẩm định giá Thành Đô đang là đối tác uy tín cung cấp dịch vụ Thẩm định giá cho các FDI có quy mô toàn cầu cùng các tổ chức tín dụng như Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK); Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB); Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngan hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng Woori Bank Việt Nam (Woori Bank); Ngân hàng Shinhan (Shinhan Bank); Ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc (IBK); Ngân hàng Kookmin (KB Kookmin Bank); Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB); Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB); Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBANK); Shanghai Commercial Savings Bank… Các dịch vụ thẩm định giá Thành Đô luôn được cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức tin tưởng và đánh giá cao.

Bên cạnh đó thẩm định giá Thành Đô với hệ thống rộng khắp cả nước gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Nguyễn, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Lâm Đồng, An Giang, Cà Mau và các tỉnh lân cận. Thành Đô sẽ đáp ứng kịp thời các yêu cầu thẩm định giá của Quý khách hàng, Quý đối tác…

Bạn đang đọc bài viết: “Mục đích thẩm định giá doanh nghiệp FDI tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button