Phương pháp định giá rừng
(TDVC Thẩm định giá rừng) – Việt Nam coi rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng, có giá trị to lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Ngày nay cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thẩm định giá rừng có vai trò đặc biệt quan trọng là một trong những yếu tố nổi bật của Việt Nam. Ngoài ra các cơ quan Nhà nước cũng ban hành nhiều chính sách giúp cho ngành lâm nghiệp, các bên liên quan nhận định đúng giá trị của rừng và dịch vụ môi trường rừng đem lại cho sản xuất, đời sống của người dân và xã hội, đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương nói riêng cũng như đất nước nói chung. Bên cạnh đó việc thẩm định giá rừng chính xác sẽ đáp ứng các nhu cầu khách quan phục vụ cho nhiều mục đích như: Vay vốn ngân hàng, góp vốn liên kết của doanh nghiệp, xác định giá trị rừng để bồi thường do chuyển đổi mục đích, xác định giá trị để chi trả dịch vụ moi trường, xác định giá trị cho thuê rừng, giao rừng…
Trên phương diện quốc tế, việc xem xét đánh giá giá trị của rừng được nhìn nhận theo quan điểm “Tổng giá trị kinh tế”. Nghĩa là giá trị của rừng bao gồm các lợi ích trực tiếp như gỗ, củi, lâm sản và môi trường như các chức năng sinh thái của rừng trong việc điều hòa khí hậu, kiểm soát xói mòn và lũ lụt, bảo tồn đa dạng sinh học, vẻ đẹp cảnh quan, v.v (Pear 1990). Ở Việt Nam, trước đây việc xem xét vai trò và giá trị của rừng thường chỉ đề cập đến các lợi ích kinh tế có được từ việc khai thác gỗ, củi. Tuy nhiên, quan niệm này đang được thay đổi và giá trị của rừng đang ngày càng được nhìn nhận một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Điều này thể hiện là giá rừng lần đầu tiên được đề cập trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 “Giá trị của rừng được hiểu là giá trị các lợi ích về lâm sản và môi trường”. Theo thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định phương pháp định giá rừng gồm có: Phương pháp định giá rừng tự nhiên; Phương pháp định giá rừng trồng.
Tại Điều 5 thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT quy định việc: Định giá quyền sử dụng rừng
Giá quyền sử dụng rừng được xác định dựa trên thu nhập từ rừng trong thời gian quản lý và sử dụng rừng, bao gồm thu nhập từ khai thác lâm sản, dịch vụ môi trường rừng và các lợi ích khác, xác định như sau:
1. Xác định doanh thu bình quân từ khu rừng định giá trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá, bao gồm:
a) Doanh thu từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ);
b) Doanh thu từ dịch vụ môi trường rừng;
c) Doanh thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;
d) Doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
đ) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Xác định chi phí bình quân trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá, bao gồm:
a) Chi phí khai thác chính, khai thác tận thu, tận dụng và các chi phí khác liên quan tới khai thác;
b) Chi phí đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;
c) Chi phí đối với hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
d) Chi phí trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, bảo vệ rừng và duy tu bảo dưỡng công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
đ) Chi dịch vụ môi trường rừng;
e) Thuế, phí và các chi phí hợp lý khác;
Các chi phí trên được tính theo quy định của Nhà nước; nhân công theo định mức hoặc theo thực tế đã bỏ ra; giá nhân công tính tại thời điểm định giá; các chi phí không có quy định của Nhà nước tính theo giá thực tế tại thị trường địa phương tương ứng với khoảng thời gian trên (theo từng năm).
3. Xác định thời gian quản lý và sử dụng rừng: số năm còn lại được quản lý và sử dụng rừng được xác định trên cơ sở hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng.
4. Tính giá quyền sử dụng rừng (đồng/ha)
a) Trường hợp tính cho 1 năm theo công thức sau:
b) Trường hợp tính cho thời gian trên 1 năm theo công thức sau:
Trong đó:
B là tổng doanh thu bình quân của khu rừng cần định giá (đồng/ha) từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ), dịch vụ môi trường rừng, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn thu khác tính trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá;
C là tổng chi phí bình quân (đồng/ha) tính trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá;
t là thời gian quản lý và sử dụng rừng còn lại tính bằng năm (t chạy từ 1 đến n);
r là tỷ lệ chiết khấu được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) nhằm xác định giá trị hiện tại của dòng tiền. Tỷ lệ chiết khấu áp dụng là tỷ lệ lãi suất tiền gửi trung bình, được tính như sau:
- Xác định tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm cao nhất trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá của ngân hàng thương mại trên địa bàn;
- Xác định tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm thấp nhất trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá của ngân hàng thương mại trên địa bàn;
- Tính tỷ lệ lãi suất trung bình tiền gửi kỳ hạn 01 năm.
c) Trường hợp không xác định chính xác được thu nhập và chi phí làm cơ sở định giá rừng, áp dụng mức thu nhập và chi phí đối với khu rừng khác ở địa bàn lân cận có đặc điểm, điều kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Phương pháp định giá rừng trồng
Giá rừng trồng theo Điều 6.
1. Giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng trồng được tính bằng tiền (đồng/ha) cho 01 ha rừng trồng mà chủ rừng được hưởng từ rừng trong thời gian được giao rừng, cho thuê rừng.
2. Giá rừng trồng (Grt) bao gồm tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt) và thu nhập dự kiến (TNrt) đối với rừng trồng tại thời điểm định giá, được tính như sau:
Grt = CPrt + TNrt
3. Trường hợp rừng mới trồng chưa thành rừng có liên quan đến hoạt động thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giá rừng trồng tối thiểu được xác định bằng tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt).
Điều 7. Xác định tổng chi phí đầu tư
1. Tổng chi phí đã đầu tư rừng trồng, được tính như sau:
Trong đó:
CPrt là tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng;
Ci là chi phí đầu tư tạo rừng trong năm thứ i;
i = 1 (năm bắt đầu đầu tư tạo rừng), 2, 3…. đến năm định giá;
r được tính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
n là thời gian tính từ năm bắt đầu đầu tư (năm 1) đến năm định giá.
2. Chi phí đã đầu tư là tổng hợp toàn bộ chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp từ thời điểm bắt đầu trồng rừng đến thời điểm định giá:
a) Chi phí trực tiếp, bao gồm: chi phí tạo rừng, trong đó có chi phí giống cây, vật liệu, nhân công, thiết bị, máy móc, công cụ lao động, chi phí bảo vệ rừng (nhân công bảo vệ, trang thiết bị, đầu tư các công trình phục vụ trực tiếp cho phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật hại rừng);
b) Chi phí gián tiếp, bao gồm: chi phí quản lý, khảo sát, thiết kế, giám sát, nghiệm thu, kiểm kê, thuế, phí; chi phí phân bổ khác về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;
c) Các chi phí khác.
3.Trường hợp không xác định được chi phí đầu tư làm cơ sở xác định giá rừng trồng, áp dụng mức chi phí đối với khu rừng khác ở địa bàn lân cận có đặc điểm, điều kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.
Điều 8. Xác định thu nhập dự kiến
1. Thu nhập dự kiến của rừng trồng, được tính như sau:
Trong đó:
B là tổng doanh thu (đồng) của khu rừng cần định giá từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ), dịch vụ môi trường rừng, hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn thu khác từ thời điểm định giá cho đến hết chu kỳ kinh doanh rừng trồng. Đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là rừng trồng, tính từ thời điểm định giá cộng thêm 10 năm.
C là tổng chi phí (đồng) của khu rừng cần định giá tính từ thời điểm định giá cho đến hết chu kỳ kinh doanh rừng trồng;
r được tính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 của Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT;
t là thời gian sử dụng rừng còn lại (tính bằng năm) từ năm định giá đến hết thời hạn được giao rừng, cho thuê rừng.
2. Nguồn thu nhập dự kiến của rừng trồng, bao gồm:
a) Thu từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ);
b) Thu từ dịch vụ môi trường rừng;
c) Thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;
d) Thu từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
đ) Nguồn thu hợp pháp khác.
3. Trường hợp không xác định được thu nhập dự kiến làm cơ sở xác định giá rừng trồng áp dụng mức thu nhập của khu rừng khác trên địa bàn có đặc điểm, điều kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.
Điều 9. Trình tự định giá rừng trồng
1. Khảo sát, thu thập, tổng hợp thông tin về hiện trạng rừng, công trình, kết cấu hạ tầng gắn liền với mục đích bảo vệ, phát triển rừng tại thời điểm định giá.
2. Thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí hợp lý đã đầu tư tạo rừng tính từ thời điểm đầu tư đến thời điểm định giá.
3. Xác định nguồn thu nhập dự kiến của rừng trồng tại thời điểm định giá.
4. Xác định mức lãi suất bình quân tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 01 năm tại ngân hàng thương mại trên địa bàn ở thời điểm định giá.
5. Xác định các khoản lãi suất tương ứng với lãi tiền gửi ngân hàng đối với khoản chi phí đầu tư trong thời gian từ thời điểm đầu tư đến thời điểm định giá.
6. Xác định giá rừng trồng trên cơ sở các thông tin được thu thập, tổng hợp và phân tích theo trình tự định giá.
Định giá rừng
Định giá rừng quy định tại Mục 3 thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT
Điều 10. Nguyên tắc định giá rừng
Nguyên tắc định giá rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật Lâm nghiệp bao gồm:
1. Định giá rừng bao gồm các hoạt động nhằm xác định tổng giá trị kinh tế của rừng.
2. Nguyên tắc định giá rừng được quy định như sau:
a) Phù hợp với giá trị lâm sản và giá trị dịch vụ môi trường rừng đang giao dịch trên thị trường tại thời điểm định giá;
b) Phù hợp với từng loại rừng gắn với quy định về quyền sử dụng rừng, khả năng sinh lợi và thu nhập từ rừng;
c) Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và khoa học.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc sở hữu toàn dân.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định khung giá rừng trên địa bàn quản lý.
Định giá rừng tự nhiên theo Điều 11.
1. Trường hợp cho thuê rừng:
a) Giá cho thuê rừng là giá khởi điểm được tính bằng tiền (đồng/ha) trong thời gian cho thuê rừng;
b) Giá khởi điểm cho thuê rừng được tính như sau:
Trong đó:
GTtn là giá khởi điểm cho thuê rừng tự nhiên (đồng/ha);
Gsd là giá quyền sử dụng rừng tính trong 01 năm (đồng/ha);
r được tính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
t là thời gian cho thuê rừng tính bằng năm (từ 1 đến n năm).
c) Giá cho thuê rừng được xác định thông qua đấu giá cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về đấu giá.
Trường hợp thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn):
a) Giá rừng khi thu hồi rừng, thanh lý rừng được tính bằng giá quyền sử dụng rừng và được xác định theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
b) Giá rừng khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước được tính bằng giá cây đứng (đồng/ha) và được xác định theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn (chuyển nhượng vốn) nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật Lâm nghiệp được xác định như sau:
Trong đó:
Gtn là giá rừng tự nhiên được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;
BTtn là giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng tự nhiên;
Dtn là mức độ thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần mười cho 01 ha rừng tự nhiên;
Ktn là hệ số điều chỉnh thiệt hại về môi trường, chức năng sinh thái của rừng có giá trị bằng: 05 đối với rừng đặc dụng, 04 đối với rừng phòng hộ và 03 đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
3. Thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng:
a) Giá rừng làm cơ sở tính thuế, phí và lệ phí liên quan được tính trên giá quyền sử dụng rừng;
b) Xác định mức thuế, phí và lệ phí liên quan theo quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí.
Định giá rừng trồng theo Điều 12.
1. Trường hợp cho thuê rừng:
a) Giá cho thuê rừng (GTrt) là giá khởi điểm được tính bằng tiền (đồng/ha) trong thời gian cho thuê rừng;
b) Giá khởi điểm cho thuê rừng, được tính như sau:
GTrt = TNrt x t
Trong đó:
TNrt là thu nhập dự kiến trong thời gian cho thuê (đồng/ha) được xác định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;
t là thời gian cho thuê rừng tính bằng năm.
c) Giá cho thuê rừng được xác định thông qua đấu giá cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về đấu giá.
2. Trường hợp thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn):
a) Giá rừng khi thu hồi rừng, thanh lý rừng được tính bằng tổng thu nhập dự kiến trong thời gian cho thuê và được xác định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;
b) Giá rừng khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước được tính bằng giá rừng trồng (Grt), bao gồm tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng (CPrt) được xác định theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này và thu nhập dự kiến (TNrt) xác định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn (chuyển nhượng vốn) nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật Lâm nghiệp được xác định như sau:
BTrt = Grt x Drt x Krt
Trong đó:
BTrt là giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng trồng;
Grt là giá rừng trồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;
Drt là mức độ thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần mười cho 01 ha rừng trồng;
Krt là hệ số điều chỉnh thiệt hại về môi trường và chức năng sinh thái của rừng có giá trị bằng: 03 đối với rừng đặc dụng, 02 đối với rừng phòng hộ và 01 đối với rừng sản xuất.
4. Thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng:
a) Giá rừng tính thuế, phí và lệ phí liên quan được tính trên cơ sở xác định múc thu nhập dự kiến (TNrt);
b) Xác định mức thuế, phí và lệ phí liên quan theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế, phí và lệ phí.
Thẩm định giá trị rừng luôn đòi hỏi thẩm định viên phải có bề dày kinh nghiệm, hiểu biết chuyên môn sâu trong lĩnh vực thẩm định giá rừng tại Việt Nam. Ngoài ra các yếu tố như thời điểm thẩm định giá, các thông tin, số liệu và tài liệu về rưng cần thẩm định giá có thể thu thập được, thẩm định viên cần lựa chọn cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá phù hợp. Vì vậy đói với từng loại rừng cụ thể thẩm định viên áp dụng các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá phù hợp đúng theo tiêu chuẩn thẩm định giá và pháp luật Việt Nam quy định.
Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Trải qua một quá trình dài phát triển, công ty đã khẳng định được vị thế dẫn đầu trong hoạt động thẩm định giá, tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng đối với cơ quan Nhà nước, tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước và luôn đánh giá cao trong lĩnh vực thẩm định giá tại Việt Nam. Thẩm định giá Thành Đô cùng với đội ngũ thẩm định viên có trình độ, chuyên môn cao về thẩm định giá; kinh tế, tài chính, xây dựng, tài nguyên…cùng bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá rừng. Chúng tôi đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá rừng có quy mô lớn và tính chất phức tạp trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đòi hỏi trình độ chuyên sâu trong hoạt động thẩm định giá góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Năm 2019, Công ty vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019” và đạt chứng nhận tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá đánh dấu sự tin tưởng, uy tín của công ty, khẳng định sự phát triển và hòa nhập cùng cộng đồng doanh nghiệp thẩm định giá trên toàn quốc, giúp công ty có cơ hội phát triển và quản trị doanh nghiệp tốt hơn, đồng thời nâng cao giá trị của doanh nghiệp góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế ngày càng mạnh mẽ ngày nay.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thành Đô
- Địa chỉ: Tầng 6 toà nhà Seaprodex số 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
- Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: info@tdvc.com.vn
- Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
- Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY
Bạn đang đọc bài viết: “Phương pháp định giá rừng” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam bao gồm: Thẩm định giá bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá trị doanh nghiệp, thẩm định giá trị tài nguyên, thẩm định giá dự án đầu tư, thẩm định giá tài sản vô hình.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên