Quy trình thẩm định giá máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất
(TDVC Quy trình thẩm định giá máy móc) – Để thẩm định giá máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất một cách chính xác nhất và có tính thuyết phục cho khách hàng là: Doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, cá nhân, cơ quan Nhà nước… thì quy trình thẩm định giá là yếu tố vô cùng quan trọng. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 thì các Doanh nghiệp thẩm định giá, chuyên viên thẩm định cần tuân thủ đầy đủ 06 bước như sau:
- Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
- Lập kế hoạch thẩm định giá.
- Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin.
- Phân tích thông tin.
- Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
- Lập báo cáo và chứng thư kết quả thẩm định giá.
Đối với tài sản thẩm định giá là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất thì quy trình thẩm định giá cụ thể như sau:
1. Xác định tổng quát về máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá
- Xác định về pháp lý của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất cần thẩm định giá gồm: Hợp đồng kinh tế mua bán máy thiết bị, tờ khai hải quan, invoice, packing list, hợp đồng thương mại, hóa đơn mua bán, Biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản bàn giao, nghiệm thu, bản vẽ kỹ thuật, catalog thể hiện tính năng kỹ thuật, công suất, thiết kế …
- Xác định về kinh tế – kỹ thuật của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất cần thẩm định giá gồm: Công xuất, model, đặc điểm dây chuyền công nghệ, nguyên lý hoạt động của máy móc thiết bị, chi tiết kỹ thuật chất lượng vậy tư hàng hóa, năm sản xuất, tên quốc gia sản xuất, nhãn hiệu, tên nhà máy, các kỹ thuật cơ bản như: số seri, số tàu, số đăng kí, số đăng kiểm và các kỹ thuật khác, năm đưa vào sử dụng của máy thiết bị, tỷ lệ hao mòn (hữu hình, vô hình) tại thời điểm thẩm định.
- Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá: Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, cá nhân
- Xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá cần được ghi rõ trong hợp đồng thẩm định giá, báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá. Tổ chức thẩm định giá cần trao đổi cụ thể với khác hàng để xác định mục đích và thời điểm thẩm định giá phù hợp với mục đích của chứng thư thẩm định giá.
- Xác định cơ sở giá trị của máy móc thiết bị thẩm định giá là giá trị thị trường hay phi thị trường phân tích được những thông tin, dữ liệu như sau và có lập luận để xác định giá trị của máy: Đặc điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của máy móc thiết bị thẩm định giá, đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá, mục đích của thẩm định giá máy móc thiết bị; mua bán máy móc thiết bị, đặc điểm thị trường của máy móc thiết bị
- Xác định giả thiết và giả thiết đặc biệt phải đưa ra hợp lý và phù hợp với mục đích thẩm định giá. Thẩm định viên phải đưa ra các giả thiết hạn chế về thông tin chưa chắc ảnh hưởng đến giá trị của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Đối với giả thiết đặc biệt đưa ra thông tin về tình trạng của máy móc thiết bị tại thời điểm thẩm định giá.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
2. Lập kế hoạch thẩm định giá máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất
Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm giúp cụ thể phạm vi, nội dung, tiến độ thực hiện công việc và tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc việc thẩm định giá hiệu quả hơn. Nội dung kế hoạch thẩm định giá phải thể hiện những công việc cơ bản như sau:
- Xác định mục tiêu, yêu cầu của nội dung công việc
- Xác định phương pháp, cách thức tiến hành thẩm định giá
- Xác định dữ liệu, tài liệu thu thập về máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất cho công việc thẩm định giá
- Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất
- Xác định trình tự thu nhập và phân tích dữ liệu
- Lập phương án thẩm định giá, đảm bảo quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp
3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Nguồn thông tin thu thập, phục vụ cho quá trình thẩm định giá máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất bao gồm: nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin khảo sát thực tế, thông tin từ giao dịch mua bán máy móc thiết bị trên thị trường từ các phương tiện truyền thông; internet, các website cung cấp máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Tất cả các thông tin, số liệu phải được thẩm định viên kiểm chứng và bảo đảm độ tin cậy, chính xác trước khi đưa vào phân tích thông tin, áp dụng các phương pháp thẩm định giá phù hợp. Trong quá trình làm nếu hồ sơ không đầy đủ đề nghị khách hàng cung cấp bổ sung.
Khi khảo sát thực tế cần chú ý vào các đặc điểm kinh tế của máy móc thiết bị như đặc điểm dây chuyền công nghệ, chất lượng vật tư hàng hóa, nhà sản xuất, xuất xứ, năm sản xuất, công suất…và các đặc điểm khác của máy móc thiết bị cần thẩm định giá và các máy móc thiết bị so sánh.
4. Phân tích thông tin
Phân tích những thông tin về đặc điểm của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất
Phân tích những thông tin về đặc trưng của thị trường máy, thiết bị thẩm định giá
Phần tích về việc sử dụng tốt nhất và có hiểu quả nhất đối với máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất: Phân tích khả năng sử dụng tốt nhất của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất bảo đảm sử dụng một cách hợp pháp, hợp lý trong điều kiện cho phép về mặt kỹ thuật, về tài chính và mang lại giá trị cao nhất cho máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất.
5. Xác định giá trị máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất cần thẩm định giá
Căn cứ vào các phương pháp thẩm định giá theo tiêu chuẩn thẩm định giá của Việt nam, thẩm định viên phân tích và lựa chọn các phương pháp phù hợp với mục đích thẩm định giá để áp dụng phù hợp với các quy định của pháp luật.
Trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá, thẩm định viên cần nêu rõ phương pháp thẩm định giá nào là phương pháp thẩm định của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá.
6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan
Báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá được lập theo quy định của Bộ tài chính về “Hồ sơ thẩm định giá”. Báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá sau khi được Doanh nghiệp thẩm định giá ký phát hành theo đúng quy định của pháp luật được chuyển cho khách hàng và các bên liên quan theo hợp đồng được kí kết.
Thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá được xác định trên cơ sở đặc điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá, biến động về pháp lý, thị trường liên quan đến tài sản thẩm định giá và mục đích tối đa không quá 6 (sáu) tháng kể từ thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lực.
Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, Doanh nghiệp Thẩm định giá máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hàng đầu Việt Nam. Thẩm định giá Thành Đô áp dụng Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, gọi vốn đầu tư, vay vốn ngân hàng và mua bán minh bạch trên thị trường.
Bạn đang đọc bài viết: “Quy trình thẩm định giá máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên