Quy trình thẩm định giá nhà đất
(TDVC Quy trình thẩm định giá nhà đất) – Thẩm định giá tài sản nói chung, thẩm định giá nhà đất nói riêng là một hoạt động rất cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Thẩm định giá nhà đất có vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đưa ra các quyết định liên quan tới việc mua bán, đầu tư, cho thuê, tính thuế, bảo hiểm, xử lý tài sản, vay vốn ngân hàng…và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào các giao dịch về nhà đất.
Nền kinh tế nước ta đang phát triển nhanh, ổn định và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhận thức về nhu cầu thẩm định giá bất động sản ngày càng tăng cao. Vì vậy vai trò của thẩm định giá nhà đất càng trở nên quan trọng và hết sức cần thiết. Làm thế nào để thẩm định giá nhà đất chính xác đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân? Việc tuân theo quy trình thẩm định giá nhà đất là vô cùng quan trọng trong xác định giá trị nhà đất.
1. Quy trình thẩm định nhà đất
Bước 1: Xác định tổng quát về nhà đất thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc giá trị phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá:
- Xác định các đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của nhà đất cần thẩm định giá có ảnh hưởng đến giá trị của nhà đất thẩm định giá tại thời điểm thẩm định giá:
- Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá: Đối tượng sử dụng kết quả có thể là: Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
- Xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá: Mục đích thẩm định giá được ghi trong hợp đồng đã được kí kết, một số mục đích định giá nhà đất khách hàng yêu cầu: Vay vốn ngân hàng, báo cáo hội đồng quản trị, thanh lý, tính thuế, đầu tư góp vốn…
- Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá: Căn cứ vào mục đích thẩm định giá, đặc điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế – kỹ thuật và đặc điểm thị trường của nhà đất thẩm định giá thẩm định viên xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá là giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường của tài sản. Các căn cứ để xác định bao gồm: Đặc điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của nhà đất; Người sử dụng kết quả thẩm định giá; Mục đích của nhà đất thẩm định giá; bản chất của việc trao đổi, mua bán nhà đất.
- Xác định thời điểm và thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá.
- Xác định giả thiết và giả thiết đặc biệt:
- Thẩm định viên có thể đưa ra giả thiết đối với những thông tin còn hạn chế, chưa chắc chắn ảnh hưởng đến giá trị tài sản thẩm định giá trong trường hợp không khắc phục được những hạn chế này. Các hạn chế về thông tin bao gồm các hạn chế về hồ sơ pháp lý của tài sản thẩm định giá, hạn chế về đặc điểm của tài sản thẩm định giá, hoặc hạn chế về các thông tin khác ảnh hưởng đến việc ước tính giá trị của tài sản thẩm định giá.
- Giả thiết đặc biệt là giả thiết về tình trạng của tài sản khác với thực tế tại thời điểm thẩm định giá, tuy nhiên giả thiết này cần được áp dụng để phù hợp với mục đích thẩm định giá theo yêu cầu của khách hàng. Ví dụ như trường hợp thẩm định giá một tòa nhà đang được xây dựng với giả thiết đặc biệt là tòa nhà đó đã được hoàn thành tại thời điểm thẩm định giá; hoặc trường hợp một doanh nghiệp đã ngừng hoạt động tại thời điểm thẩm định giá, tuy nhiên khách hàng yêu cầu xác định giá trị doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp vẫn đang hoạt động tại thời điểm thẩm định giá.
Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá nhà đất
- Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ phạm vi, nội dung công việc, tiến độ thực hiện từng nội dung công việc và tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc thẩm định giá.
- Nội dung kế hoạch bao gồm:
- Xác định mục tiêu, yêu cầu, phạm vi và nội dung công việc;
- Xác định phương thức, cách thức tiến hành thẩm định giá;
- Xác định dữ liệu cần thiết cho cuộc thẩm định giá nhà đất, các tài liệu cần thu thập về thị trường, tài sản thẩm định giá, tài sản so sánh;
- Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng: Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về tài sản cần thẩm định giá;
- Xây dựng tiến độ thực hiện, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện;
- Xác định việc tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực: Phân công thẩm định viên và các cán bộ trợ giúp thực hiện yêu cầu thẩm định giá của khách hàng
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Bước 3: Khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Các nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định giá phải được kiểm chứng để đảm bảo chính xác trước khi đưa vào phân tích thông tin, áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá. Đối với những tài liệu do khách hàng cung cấp, nếu phát hiện nội dung tài liệu, hồ sơ không hoàn chỉnh, không đầy đủ hoặc có nghi vấn thẩm định viên phải kịp thời yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ hoặc xác minh, làm rõ. Một số nguồn tin phục vụ quá trình thẩm định giá như: Khảo sát thực tế khu vực xung quanh; Khảo sát các giao dịch mua bán trên thị trường từ người dân trong khu vực, các công ty bất động sản, các văn phòng công chứng…; Khảo sát trên các phương tiện truyền thông, các website mua bán bất động sản uy tín…
- Khảo sát thực tế
- Thẩm định viện phải khảo sát và lập biên bản hiện trạng thực tế của nhà đất và thu thập số liệu về thông số của nhà đất thẩm định giá và nhà đất so sánh. Chụp ảnh chi tiết về nhà đất như sau: Chụp tổng thể mặt trước; Chụp các góc bên ngoài: chụp bên trong: phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng bếp, phòng vệ sinh…; Chụp đường trước tài sản; Chụp đường dẫn vào tài sản; Chụp khu vực xung quanh. Bên cạnh đó thẩm định viên cần xác định vị trí nhà đất thẩm định và hướng nhà đất so sánh với vị trí trên bản đồ địa chính, so sánh với vị trí nhà đất trong cùng khu vực, mô tả đặc điểm pháp lý nhà đất.
- Các số liệu nhà đất thẩm định viên cần khảo sát và thu thập bao gồm:
- Đối với đất: Đo đạc kích thước chiều rộng (chiều ngang) mặt tiền tiếp giáp với đường ngõ; Đo mặt hậu; Đo chiều dài. Đối với những thửa đất không vuông vức thẩm định viên chú ý đo các góc cạnh…
- Đối với Nhà (công trình xây dựng): Thẩm định viên cần thu thập được thời điểm hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng công trình, tình trạng sửa chữa tu bổ, loại kiến trúc, vật liệu xây dựng, hệ thống tiện ích, kết cầu hạ tầng, môi trường xung quanh, mục đích sử dụng…
- Thu thập thông tin
- Ngoài thông tin, số liệu thu thập từ khảo sát thực tế thẩm định viên thu thập các thông tin sau: Thông tin liên quan đến pháp lý nhà đất; Thông tin chi phí, giá bán, lãi suất thu thập của nhà đất thẩm định giá và nhà đất so sánh; Thông tin về cung – cầu, lực lượng tham gia thị trường, nhu cầu người mua bán tiềm năng; Thông tin về kinh tế xã hội, môi trường sống, môi trường kinh doanh, quy hoạch…
Bước 4: Phân tích thông tin
Đây là bước quan trọng để đưa ra giá trị thẩm định giá cuối cùng của nhà đất thẩm định giá. Phân tích tông tin là quá trình phân tích toàn bộ các thông tin thu thập được liên quan đến nhà đất thẩm định giá và các nhà đất so sánh để đánh giá tác động của các yếu tố đến kết quả thẩm định giá cuối cùng.
- Phân tích thông tin từ khảo sát thực tế tại hiện trường của nhà đất
- Phân tích những thông tin về thị trường của nhà đất thẩm định giá: cung- cầu; sự thay đổi của chính sách, pháp luật; sự phát triển của khoa học, công nghệ và các yếu tố khác.
- Phân tích về việc sử dụng nhà đất tốt nhất và có hiệu quả nhất:
– Thẩm định viên phân tích khả năng sử dụng tốt nhất của nhà đất nhằm bảo đảm sử dụng một cách hợp pháp, hợp lý trong điều kiện cho phép về mặt kỹ thuật, tài chính và mang lại giá trị cao nhất cho nhà đất:
- Sự thích hợp về mặt vật chất, kỹ thuật đối với việc sử dụng nhà đất: xác định và mô tả đặc điểm kinh tế kỹ thuật, tính hữu dụng của nhà đất, yếu tố tự nhiên tác động đến nhà đất.
- Sự hợp pháp của nhà đất trong việc sử dụng, tính pháp lý của nhà đất, những hạn chế riêng theo hợp đồng, theo quy định của pháp luật.
- Phân tích việc sử dụng tiềm năng của nhà đất tạo ra thu nhập, xem xét yếu tố tác động đến giá trị thị trường, mục đích sử dụng, lãi suất…
- Khả năng sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của nhà đất thẩm định giá khi đứng độc lập có thể khác biệt với khả năng sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của nhà đất đó khi được xem xét trong một tổng thể.
Bước 5: Xác định giá trị tài sản thẩm định giá
Căn cứ các cách tiếp cận thẩm định giá quy định tại các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành, thẩm định viên phân tích và lựa chọn các phương pháp thẩm định giá phù hợp với mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị của tài sản, mức độ sẵn có của các dữ liệu, thông tin để áp dụng các phương pháp thẩm định giá và phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan.
Đối với thẩm định giá nhà đất thẩm định viên thường áp dụng cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá như sau: Cách tiếp cận từ thị trường (phương pháp so sánh); Cách tiếp cận từ chi phí (phương pháp chi phí); Cách tiếp cận từ thu nhập (phương pháp dòng tiền chiết khấu). Ngoài ra thẩm định viên áp dụng phương pháp chiết trừ và phương pháp thặng dư theo cách tiếp cận hỗn hợp.
Hiện nay phương pháp so sánh được coi là tối ưu nhất trong thẩm định giá nhà đất mà các thẩm định viên tại Việt Nam và trên thế giới áp dụng. Để áp dụng phương pháp so sánh trong thẩm định giá nhà đất khi có nhiều số liệu từ các giao dịch (tối thiểu 03 giao dịch) của các tài sản so sánh trên thị trường gần thời điểm thẩm định giá. Trường hợp các phương pháp được đánh giá là có độ tin cậy tương đương thì thẩm định viên lựa chọn hai phương pháp thẩm định giá để đối chiếu.
Bước 6: Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan
Nội dung báo cáo, chứng thư thẩm định giá thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn thẩm định giá số 04 về “Báo cáo kết quả, hồ sơ, chứng thư thẩm định giá.”
- Báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá được lập theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06- Báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và hồ sơ thẩm định giá.
- Xác định thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá nhà đất, thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá được xác định trên cơ sở đặc điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của nhà đất thẩm định giá; biến động về pháp lý, thị trường liên quan đến tài sản thẩm định giá và mục đích thẩm định giá nhưng tối đa không quá 6 (sáu) tháng kể từ thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lực.
- Báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá sau khi được doanh nghiệp thẩm định giá hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá ký phát hành theo đúng quy định của pháp luật được chuyển cho khách hàng hoặc bên thứ ba theo thỏa thuận tại hợp đồng thẩm định giá được kí kết.
Công ty thẩm định giá nhà đất uy tín
Thẩm định giá là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị của tài sản; trên cơ sở đó các bên tham gia giao dịch có thể thỏa thuận với nhau về tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, đảm bảo lợi ích chính đáng các bên. Thẩm định giá nhà đất là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của nhà đất phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo quy trình thẩm định giá, tiêu chuẩn thẩm định giá.
Thẩm định giá Thành Đô trải qua chặng đường không ngừng phát triển, đã tạo dựng được thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực thẩm định giá tại Việt Nam, đồng thời đón nhận được sự ủng hộ và hợp tác quý báu của các Quý Khách hàng, Quý Đối tác trong nước và Quốc tế. Chúng tôi đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá nhà đất có quy mô lớn và tính chất phức tạp phục vụ nhiều mục đích cho các bên liên quan như: Thế chấp vay vốn ngân hàng, mua bán chuyển nhượng, đền bù giải phóng mặt bằng, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án dân sự, góp vốn liên doanh, bán đấu giá đất, đền bù…
Thẩm định giá Thành Đô là thương hiệu uy tín và được chứng nhận tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá góp phần quan trọng trong đầu tư, kinh doanh, mua bán minh bạch trên thị trường. Hiện nay, Thành Đô là đối tác uy tín cung cấp các dịch vụ Thẩm định giá cho các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương Tín Việt Nam (Sacombank), Ngân hàng Quốc dân Việt Nam (NCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), ngân hàng TMCP Quân đội (MBBANK), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK), Ngân hàng Woori Bank, Shanghai Commercial Savings Bank… Bên cạnh đó với hệ thống thẩm định giá Thành Đô rộng khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Cần Thơ, Lâm Đồng và không ngừng mở rộng thêm, chúng tôi đảm bảo sẽ đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu thẩm định giá tài sản của quý khách hàng trên toàn quốc.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THÀNH ĐÔ
- Hội sở: Tầng 6 toà nhà Seaprodex số 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
- Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: info@tdvc.com.vn
- Hệ thống thẩm định giá toàn quốc:XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
- Hồ sơ năng lực:TẠI ĐÂY
Bạn đang đọc bài viết: “Quy trình thẩm định giá nhà đất” tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên