Tách thửa là gì? Điều kiện tách thửa theo Luật Đất đai 2024
(TDVC Điều kiện tách thửa theo Luật đất đai 2024) – Đất đai là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia nói chung và công dân nói riêng. Đất đai là tài sản có giá trị cao, vì thế đi kèm là những quy định pháp lý ràng buộc mà người dân bắt buộc phải thực hiện.
Tách thửa là hình thức phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác được quy định trong các văn bản pháp luật. Tách thửa được sử dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây đã giúp đa dạng hóa về nhu cầu nhà ở của người dân, đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của bất động sản và xã hội.
1. Tách thửa là gì?
Tách thửa là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác. Theo quy định hiện hành, việc tách thửa hay phân chia đất đai là quy trình phân quyền sở hữu đất từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang cho một hoặc nhiều đối tượng khác nhau. Việc tách thửa đất cần thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật. Một số nguyên nhân tách thửa phổ biến gồm:
- Tách thửa đất để phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
- Tách thửa khi có quyết định phân chia từ tòa án
- Người sử dụng đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với một phần của thửa đất cho đối tượng khác
2. Điều kiện tách thửa theo Luật đất đai 2024
Luật Đất đai 2013 không quy định cụ thể về việc tách thửa mà theo Khoản 23 Điều 1 Nghị định 148/2020, UBND cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất. Theo Điều 220 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ 1-1-2025), việc tách thửa, hợp thửa được quy định tại luật gồm 8 nguyên tắc, điều kiện tách thửa.
2.1. Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
2.2. Thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất.
2.3. Đất không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.4. Việc tách thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý.
Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất để làm lối đi, khi thực hiện việc tách thửa đất thì không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất để làm lối đi đó.
2.5. Trường hợp tách thửa đất mà có tranh chấp nhưng xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang tranh chấp thì phần diện tích, ranh giới còn lại không tranh chấp của thửa đất đó được phép tách thửa đất.
2.6. Các thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của UBND cấp tỉnh. Trường hợp thửa đất được tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì phải thực hiện đồng thời việc hợp thửa với thửa đất liền kề.
2.7. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất thì thực hiện tách thửa, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách ra phải bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng. Đối với thửa đất có đất ở và đất khác thì không bắt buộc thực hiện tách thửa khi chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, trừ trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa.
2.8. Trường hợp phân chia quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định của tòa án mà việc phân chia không bảo đảm các điều kiện, diện tích, kích thước tách thửa theo quy định thì không thực hiện tách thửa.
Bên cạnh 8 điều kiện trên, liên quan đến việc tách thửa, Luật Đất đai 2024 cũng quy định Tách thửa với thửa đất bé hơn diện tích tối thiểu:
Trường hợp bán tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hằng năm: Trường hợp bán tài sản gắn liền với đất là công trình xây dựng mà đủ điều kiện tách thửa thì được tách thửa để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của UBND cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Ngoài ra, không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp tự chia, tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh.
Trường hợp thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận mà người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa nếu đáp ứng nhóm 8 điều kiện nêu trên thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho từng thửa đất sau khi tách thửa.
3. Thủ tục tách thửa mới nhất 2024
Nắm được các quy định tách thửa mới nhất về điều kiện được và không được phép tiến hành trên đây, bạn cần biết thủ tục thực hiện. Dưới đây là chi tiết các bước thực hiện thủ tục tách thửa đất:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu 11/ĐK Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính;
- Bản gốc Giấy chứng nhận
- CMND hoặc Thẻ căn cước công dân của chủ sở hữu đất sau khi tách thửa
- Sổ hộ khẩu của chủ sở hữu đất sau khi tách thửa
- Văn bản thỏa thuận việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân hoặc hộ gia đình
- Phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của UBND cấp xã đã được phê duyệt bởi cấp huyện, cấp quận, cấp thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Biên bản giao nhận ruộng theo phương án “dồn điền đổi thửa” (nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ theo quy định tách thửa mới nhất
Sau khi chuyển bị đầy đủ các loại giấy tờ nên trên, tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Bước 3: Hồ sơ được xử lý và giải quyết
Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm thực hiện các công việc sau
- Đo đạc địa chính để tách thửa
- Lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa cho người sử dụng;
- Chỉnh lý và cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính cũng như trên cơ sở dữ liệu đất đai;
- Trao trực tiếp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi gián tiếp qua UBND cấp xã với trường hợp nộp hồ sơ tại cơ quan cấp xã.
- Trong quá trình xem xét và giải quyết hồ sơ, nếu hồ sơ còn thiếu sót hoặc hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu người xin cấp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 4: Nhận kết quả
Nếu hồ sơ tách thửa hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày, người dân sẽ nhận được Giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bạn đang đọc bài viết: “Tách thửa là gì? Điều kiện tách thửa theo Luật Đất đai 2024 ” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên