Quy hoạch sử dụng đất đai là gì? Các loại quy hoạch đất đai tại Việt Nam
(TDVC Quy hoạch đất đai là gì?) – Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá là nền tảng không gian để phân bổ dân cư và các hoạt động kinh tế – xã hội. Đất đai có tầm quan trọng đối với mỗi đất nước trên thế giới là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Vì vậy việc quy hoạch đất đai có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Quy hoạch đất đai được diễn ra rất phổ biến và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia nói chung và các cá nhân nói riêng. Khi quy hoạch đất đai chúng ta mới hiểu được tiềm năng phát triển và giá trị của những vùng đất chưa được sử dụng, những vùng đất sử dụng không hợp lý. Quy hoạch giúp chúng ta hiểu được phân bổ việc sử dụng đất của nước ta hiện nay có hợp lý hay không, từ đó có những giải pháp tiến hành điều chỉnh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
1. Quy hoạch đất đai là gì?
Định nghĩa quy hoạch theo quy định của pháp luật Việt Nam được hiểu là việc sắp xếp phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng. sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định (khoản 1 Điều 3 Luật quy hoạch 2017).
Căn cứ theo khoản 2 điều 3 luật đất đai 2013 quy định cụ thể như sau:
” 2. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.”
2. Các loại quy hoạch đất đai
Quy hoạch có nghĩa cơ bản chính là việc sắp xếp, phân bố không gian của các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
Các loại quy hoạch nào Việt Nam bao gồm:Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; Quy hoạch ngành quốc gia; Quy hoạch vùng; Quy hoạch tỉnh; Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.
2.1. Quy hoạch tổng thể quốc gia
Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia. Đây là 1 trong các loại quy hoạch mang tính chiến lược cao. Đồng thời cũng phức tạp nhất. Trong quá trình quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền sẽ triển khai theo hướng phân vùng và liên kết vùng của lãnh thổ. Các lãnh thổ thuộc quy hoạch có thể là đất liền. Hoặc, các đảo, quần đảo, vùng biển và vùng trời.
Quy hoạch tổng thể quốc gia được hiểu là quy hoạch cấp quốc gia. Quy hoạch tổng thể quốc gia là 1 trong các loại quy hoạch mang tính chiến lược cao. Đồng thời quy hoạch tổng thể quốc gia cũng phức tạp nhất.
2.2. Quy hoạch không gian biển quốc gia
Một trong các loại quy hoạch phổ biến khác là quy hoạch không gian biển quốc gia. Mặc dù cũng là hình thức quy hoạch thuộc cấp quốc gia. Thế nhưng sự phân vùng này cụ thể, rõ ràng hơn. Đối với quy hoạch không gian biển quốc gia, cơ quan chức năng tập trung sắp xếp, phân bố các ngành, lĩnh vực trên vùng đất ven biển, vùng biển, vùng trời và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.
2.3. Quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Cũng tương tự như các loại quy hoạch kể trên, quy hoạch sử dụng đất quốc gia được hiểu là quy hoạch thuộc cấp quốc gia. Lãnh thổ của hình thức quy hoạch này bao gồm vùng đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cơ sở tiềm năng đất đai. Như vậy, có thể thấy rằng những vùng đất được sử dụng, khai thác cho mục đích, lợi ích quốc gia không được phép tự ý mua bán. Cũng không được xây dựng, thi công bởi những chủ đầu tư, hộ gia đình.
2.4. Quy hoạch ngành quốc gia
Quy hoạch ngành cấp quốc gia là hình thức cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia theo ngành. Theo đó, quá trình này thực hiện trên cơ sở kết nối các ngành, các vùng trên cả nước với điều kiện có liên quan đến kết cấu hạ tầng. Loại hình quy hoạch này còn chú trọng đến việc sử dụng tài nguyên hợp lý. Đồng thời, đảm bảo tính bảo vệ môi trường cũng như đa dạng sinh học.
2.5. Quy hoạch tỉnh
Quy hoạch tỉnh là hình thức quy hoạch với phân cấp cao hơn so với quy hoạch vùng. Cụ thể, quy hoạch tỉnh hướng đến việc sắp xếp, phân bố hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, đô thị và nông thôn.
Quá trình quy hoạch này cũng đảm bảo kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường hợp lý nhất.
2.6. Các loại quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành
Ngoài các loại quy hoạch kể trên, tại Việt Nam còn có loại hình quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Loại quy hoạch này được áp dụng đối với quy hoạch ở cấp quốc gia, vùng hay tỉnh.
Quy hoạch là một công việc khá quan trọng, mang tính chiến lược của nhà nước góp phần thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền vững trên mọi lĩnh vực. Cũng chính bởi vì thế, cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào tiềm năng của quốc gia và từng địa phương và khả năng đáp ứng của từng đối tượng được quy hoạch để đưa ra chính sách quy hoạch phù hợp.
Bạn đang đọc bài viết: “Quy hoạch sử dụng đất đai là gì? Các loại quy hoạch đất đai tại Việt Nam” tại chuyên mục tin Kinh nghiệm & Kiến thức của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com