Skip to main content

0985 103 666
0906 020 090

EMAIL

info@tdvc.com.vn

Thẻ: tham dinh gia

Thẩm định giá là gì? Mục đích thẩm định giá?

Thẩm định giá là gì
Thẩm định giá là gì? Mục đích thẩm định giá – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Thẩm định giá là gì) – Thẩm định giá là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị của tài sản; trên cơ sở đó các bên tham gia giao dịch có thể thỏa thuận với nhau về tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, đảm bảo lợi ích chính đáng các bên.

Thẩm định giá cũng là hoạt động hay quá trình đưa ra ý kiến về giá trị tài sản. Thẩm định giá liên quan đến nghiên cứu chọn lọc về cách tiếp cận những vùng thị trường, tập hợp dữ liệu thích hợp, sử dụng các kỹ thuật phân tích, và áp dụng kiến thức, kinh nghiệm và đạo đức của thẩm định viên chuyên nghiệp để đưa ra giải pháp tiếp cận vấn đề thẩm định giá. 

Khái niệm thẩm định giá
Khái niệm thẩm định giá – Thẩm định giá Thành Đô

1. Thẩm định giá là gì?

Ngành thẩm định giá đã ra đời và phát triển rất lâu, đặc biệt là ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc phát triển ngành thẩm định giá là một nhu cầu tất yếu, nhất là đối với những nền kinh tế đang phát triển. Hiện nay trên thế giới có nhiều khái niệm về thẩm định giá được các học giả khải niệm như sau: 

  • Theo tự điển Oxford: “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị bằng tiền của một vật, của một tài sản”; “là sự ước tính giá trị hiện hành của tài sản trong kinh doanh”.
  • Căn cứ theo Điều 4. Luật Giá khái niệm: “Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.”
  • Theo Đại học Kinh tế Quốc dân (Việt Nam): Có thể định nghĩa thẩm định giá (Valuation hay Appraisal) là việc ước tính hay xác định giá trị của một tài sản. Hoặc đó là cách thức mà giá trị một tài sản được ước tính tại một thời điểm và một địa điểm nhất định. Hay thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản, cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường bao gồm các loại đầu tư lựa chọn.
  • Theo Ông Fred Peter Marrone – Giám đốc Marketing của AVO, Úc trình bày trong lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/05/1999 “Thẩm định giá là việc xác định giá trị của bất động sản tại một thời điểm có tính đến bản chất của bất động sản và mục đích của thẩm định giá. Do vậy, thẩm định giá là áp dụng các dữ liệu của thị trường so sánh mà các thẩm định viên thu thập được và phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu thẩm định giá để hình thành giá trị của chúng”.  
  • Theo Greg Mc.Namara- nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thẩm định giá Quốc tế: “Thẩm định giá là việc xác định giá trị của tài sản tại một thời điểm có tính đến bản chất của tài sản và mục đích của thẩm định giá tài sản. Do vậy, thẩm định giá là áp dụng các dữ liệu thị trường so sánh mà các nhà thẩm định giá thu thập được và phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu thẩm định giá để hình thành giá trị của chúng.” Bắt đầu từ khái niệm này, chúng ta dần thấy được bản chất thực sự của khái niệm thẩm định giá, ở đây, chúng ta đã nhận thức được thẩm đính giá là một hoạt động xác định giá trị tài sản.

Tuy các khái niệm về thẩm định giá được phát biểu dưới nhiều dạng khác nhau thế nhưng ở các khái niệm khi nói về thẩm định giá đều hội tụ các yếu tố sau:

  • Là sự ước tính giá trị tại một thời điểm nhất định;
  • Tính bằng tiền tệ
  • Về tài sản và các quyền tài sản;
  • Theo một yêu cầu và có mục đích nhất định;
  • Ở địa điểm, thời điểm, thời gian cụ thể;
  • Trên cơ sở sử dụng các dữ liệu, các yếu tố của thị trường.

2. Báo cáo thẩm định giá, Chứng thư, Hồ sơ thẩm định giá

Báo cáo kết quả thẩm định giá

Báo cáo kết quả thẩm định giá (sau đây gọi là Báo cáo) phải thể hiện thông tin đúng theo thực tế, mang tính mô tả và dựa trên bằng chứng cụ thể để thuyết minh về mức giá của tài sản cần thẩm định giá. Những thông tin này phải được trình bày theo một trình tự khoa học, hợp lý, từ mô tả về tài sản đến những yếu tố tác động tới giá trị của tài sản. Báo cáo phải có các lập luận, phân tích những dữ liệu thu thập trên thị trường hình thành kết quả thẩm định giá. Báo cáo là một phần không thể tách rời của Chứng thư thẩm định giá.

Chứng thư thẩm định giá

Chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá lập để thông báo cho khách hàng và các bên liên quan về những nội dung cơ bản của báo cáo kết quả thẩm định giá”

Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/08/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá quy định “Doanh nghiệp thẩm định giá là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật”

Hồ sơ thẩm định giá

Thẩm định viên có trách nhiệm lập hồ sơ thẩm định giá để chứng minh quá trình thẩm định giá đã được thực hiện theo đúng các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các quy định của pháp luật về giá có liên quan.

Hồ sơ thẩm định giá được khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về giá và pháp luật về lưu trữ. Việc khai thác Hồ sơ thẩm định giá phải đảm bảo tính bảo mật theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ thẩm định giá bao gồm toàn bộ những thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ cho quá trình thẩm định giá tài sản để hình thành kết quả thẩm định giá cuối cùng. Tài liệu trong hồ sơ thẩm định giá phải được phân loại, sắp xếp theo thứ tự và được thể hiện trên giấy, phim ảnh hay những vật mang tin khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Thành phần của từng hồ sơ thẩm định giá có thể khác biệt căn cứ vào mục đích thẩm định giá và loại tài sản cần thẩm định giá.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mục đích thẩm định giá
Mục đích thẩm định giá – Thẩm định giá Thành Đô

3. Mục đích của thẩm định giá

Mục đích thẩm định giá tài sản phản ánh nhu cầu sử dụng tài sản cho một công việc nhất định. Mục đích của thẩm định giá quyết định đến mục đích sử dụng tài sản vào việc gì. Nó phản ánh những đòi hỏi vè mặt lợi ích mà tài sản cần tạo ra cho chủ thế trong mỗi công việc hay giao dịch được xác định. Một số mục đích yêu cầu khi thẩm định giá tài sản bao gồm:

  • Làm cơ sở xét duyệt chi nguồn vốn ngân sách Nhà Nước.
  • Mua bán, chuyển nhượng, mua bán xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng;
  • Thế chấp vay vốn Ngân hàng;
  • Góp vốn liên doanh, giải thể, sáp nhập, chia tách, mua bán doanh nghiệp;
  • Thành lập Doanh nghiệp; Mua bán sáp nhập (M&A)
  • Cổ phần hóa Doanh nghiệp hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
  • Bán đấu giá Tài sản, xét thầu các dự án
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại, giải quyết, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án;
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế;
  • Tư vấn và lập dự án đầu tư, duyệt dự toán các dự án, công trình;
  • Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất để nộp ngân sách Nhà nước khi nhận giao đất hay thuê đất
  • Chứng minh tài sản, du học, du lịch, đầu tư nước ngoài….;
Các phương pháp thẩm định giá
Các phương pháp thẩm định giá – Thẩm định giá Thành Đô

4. Các phương pháp thẩm định giá

Trong lĩnh vực thẩm định giá thẩm định viên sử dụng ba cách tiếp cận phổ biến để đi đến kết luật giá trị của tài sản bao gồm: Cách tiếp cận từ thị trường; Cách tiếp cận từ chi phí; Cách tiếp cận từ thu nhập. Ngoài ra cách tiếp cận hỗn hợp được kết hợp từ cách tiếp cận thị trường và cách tiếp cận từ chi phí cũng được các thẩm định viên sử dụng trong từng trường thẩm định giá cụ thể. Tương ứng các cách tiếp cận là các phương pháp thẩm định giá:

  • Cách tiếp cận từ thị trường tương ứng là: Phương pháp so sánh
  • Cách tiếp cận từ chi phí là: Phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp chi phí thay thế
  • Cách tiếp cận từ thu nhập là: Phương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp dòng tiền chiết khấu
  • Cách tiếp cận hỗn hợp là: Phương pháp thặng dư; Phương pháp chiết trừ

Để lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp, thẩm định viên luôn phải căn cứ vào: Mục đích thẩm định giá; Đặc điểm của loại hình tài sản thẩm định giá; Mức độ sẵn có, độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu thập trên thị trường. Vì một tài sản có thể có nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau. Mỗi phương pháp thẩm định giá cho ra một mức giá chỉ dẫn, hoặc nhiều mức giá chỉ dẫn. Các mức giá chỉ dẫn sẽ được thẩm định viên xem xét, phân tích, thống nhất để tìm ra một mức giá ước tính cuối cùng của tài sản thẩm định.

QUÍ VỊ CÓ NHU CẦU THẨM ĐỊNH GIÁ VUI LÒNG LIÊN HỆ:

Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô

  • Hội sở: Tầng 5 – toà nhà Viễn Đông, số 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  • Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: info@tdvc.com.vn
  • Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
  • Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY

Công ty thẩm định giá Thành Đô – Doanh nghiệp thẩm định giá chuyên nghiệp, uy tín cung cấp những giá trị thực cho khách hàng trong lĩnh vực hoạt động thẩm định giá bất động sản, thẩm định giá động sản, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá đầu tư, thẩm định giá vô hình, thẩm định giá tài nguyên…

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá là gì, mục đích thẩm định giá? tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Công ty thẩm định giá uy tín tại Trà Vinh

Công ty thẩm định giá tại Trà Vinh
Công ty thẩm định giá tại Trà Vinh – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Công ty thẩm định giá uy tín tại Trà Vinh) – Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long với rất nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển. Tỉnh Trà Vinh được ưu tiên đầu tư và Khu kinh tế Định An là 1 trong 8 khu kinh tế ven biển của cả nước được Chính phủ chọn để thành lập khu kinh tế. Tại Đề án phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững, tỉnh Trà Vinh đã xác định mục tiêu trở thành một trong những tỉnh trọng điểm phát triển kinh tế biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2030.

Trà Vinh với hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nước. Bênh cạnh đó Trà Vinh là tỉnh phát triển cao của vùng; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, kết nối hiệu quả với vùng và cả nước, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh góp phần phát triển kinh tế địa phương… Hiện nay, Trà Vinh đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế và cụm công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Thấu hiểu được vai trò thẩm định giá đối với nền kinh tế tỉnh Trà Vinh, Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô đã và đang cung cấp dịch vụ thẩm định giá uy tín tại tỉnh được các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, đánh giá cao.

1. Dịch vụ thẩm định giá tài sản tại Trà Vinh

Thẩm định giá là hoạt động tư vấn xác định giá trị của tài sản thẩm định giá tại một địa điểm, thời điểm, phục vụ cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá uy tín thực hiện theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam và theo quy định pháp luật liên quan. Thấu hiểu được vai trò đặc biệt quan trọng của dịch vụ thẩm định giá đối với tỉnh Trà Vinh nói riêng và Việt Nam nói chung. Công ty cổ phẩn Thẩm định giá Thành Đô đã thành lập văn phòng thẩm định giá tại Trà Vinh cung cấp các dịch vụ thẩm định giá gồm:

  • Thẩm định giá trị bất động sản: Đất đai; Lợi thế quyền sử dụng đất, trang trại, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, công trình xây dựng, nhà xưởng, kho bãi, các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, dự án liền kề, dự án resort, dự án khu nghỉ dưỡng, tài sản khác theo quy định của pháp luật.…
  • Thẩm định giá trị doanh nghiệp: Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng, chứng minh năng lực tài chính, phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), thu hút vốn đầu tư……
  • Thẩm định giá trị Động sản: Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất; Phương tiện vận tải: Tàu, ô tô, máy bay, hàng hóa dịch vụ…
  • Thẩm định giá trị dự án đầu tư: Dự án bất động sản, dự án khu công nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chứng minh năng lực tài chính của tổ chức và cá nhân;
  • Thẩm định giá trị tài nguyên: Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên năng lượng.
  • Thẩm định giá trị vô hìnhTài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, tên gọi xuất xứ, tên thương mại, bí mật kinh doanh, phát minh khoa học, sáng kiến, quyền tác giả, bản quyền) theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,…; Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định sau: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

Dịch vụ thẩm định giá tại Trà Vinh

2. Mục đích thẩm định giá tại Trà Vinh

Mục đích định giá tài sản tại Trà Vinh phản ánh nhu cầu chính đáng sử dụng tài sản thẩm định giá cho một công việc nhất định. Mục đích của thẩm định giá quyết định đến mục đích sử dụng tài sản vào việc gì. Nó phản ánh những đòi hỏi vè mặt lợi ích mà tài sản cần tạo ra cho chủ thế trong mỗi công việc hay giao dịch được xác định. Mục đích thẩm định giá tại Trà Vinh bao gồm:

  • Làm cơ sở xét duyệt chi nguồn vốn ngân sách Nhà Nước; cơ sở tính tiền sử dụng đất nộp ngân sách Nhà nước khi nhận giao đất hay thuê đất;
  • Mua bán, chuyển nhượng, mua bán xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng;
  • Góp vốn liên doanh, giải thể doanh nghiệp, sáp nhập, chia tách, phá sản, mua bán doanh nghiệp; thành lập Doanh nghiệp;
  • Cổ phần hóa Doanh nghiệp hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
  • Làm căn cứ thế chấp vay vốn Ngân hàng, bán đấu giá Tài sản, xét thầu các dự án; hoạch toán kế toán, tính thuế;
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại, giải quyết, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án;
  • Làm căn cứ tư vấn và lập dự án đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án đầu tư công trình sử dụng vốn của Nhà nước, duyệt dự toán các dự án, công trình;
  • Làm căn cứ xét xử và thi hành án dân sự, án hình sự, án hành chính liên quan đến giá trị quyền, lợi ích có trong tài sản của các bên liên quan;
  • Làm căn cứ dự toán cấp phát kinh phí, mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước, vay nợ của Chính phủ, vay nợ nước ngoài có sự bảo lãnh của Chính phủ
  • Làm căn cứ tư vấn đầu tư và ra quyết định; nghiên cứu thị trường; phân tích khả thi; phân tích lợi nhuận; xác định giá trị chứng khoán; lập báo cáo tài chính; lập kế hoạch làm việc; khiếu nại; yêu cầu giảm thuế
  • Chứng minh tài sản, du học, định cư, du lịch….;
  • Tham khảo giá thị trường;
  • Các mục đích khác

3. Phương pháp thẩm định giá tài sản tại Trà Vinh

Căn cứ vào đặc điểm của tài sản cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được để lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp.

Việc áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá tài sản phải phù hợp với thị trường. Hiện nay Thẩm định giá tài sản tại tỉnh Trà Vinh được các thẩm định viên thường xuyên sử dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá gồm: cách tiếp cận từ thị trường; cách tiếp cận từ chi phí; cách tiếp cận từ thu nhập. Tương ứng với mỗi cách tiếp cận gồm các phương pháp gồm:

  • Cách tiếp cận từ thị trường: phương pháp so sánh
  • Cách tiếp cận từ chi phí: phương pháp chi phí thay thế; phương pháp chi phí tái tạo
  • Cách tiếp cận từ thu nhập: dòng tiền chiết khấu; vốn hóa trực tiếp

Bên cạnh đó đối với thẩm định giá bất động sản thẩm định viên áp dụng phương pháp thặng dư. Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của bất động sản có tiềm năng phát triển dựa trên cơ sở lấy giá trị phát triển ước tính của tài sản (tổng doanh thu phát triển) trừ đi các chi phí dự kiến phát sinh hợp lý (bao gồm lợi nhuận nhà đầu tư) để tạo ra sự phát triển đó (tổng chi phí phát triển).

4. Công ty thẩm định giá uy tín tại Trà Vinh

Thẩm định giá Thành Đô tự hào là đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại tỉnh Trà Vinh với môi trường chuyên nghiệp, năng động và đoàn kết. Thành Đô luôn đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về nhân sự, trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất kỹ thuật đối với một Công ty thẩm định giá chuyên nghiệp. Thẩm định giá Thành Đô là đơn vị tiên phong trong việc hợp tác với các đối tác quốc tế, không ngừng sáng tạo để vươn tới sự hoàn thiện, đóng góp vào sự phát triển của mỗi các nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Chúng tôi đang từng bước hội nhập khu vực và thế giới trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản.

Bên cạnh đó Thẩm định giá Thành Đô là đối tác uy tín cung cấp dịch vụ Thẩm định giá cho nhiều Ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế cùng với hệ thống rộng khắp cả nước gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Lâm Đồng, An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bình Thuận và các tỉnh lân cận. Thành Đô sẽ đáp ứng kịp thời các yêu cầu thẩm định giá của Quý khách hàng, Quý đối tác…

Trải qua một quá trình phát triển, Thành Đô đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và đối tác đánh giá cao. Thẩm định giá Thành Đô đã được vinh danh trong nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế được tổ chức hàng năm. Ngoài ra, Thẩm định giá Thành Đô áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường.

Bạn đang đọc bài viết: “Công ty thẩm định giá uy tín tại Trà Vinh tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Công ty thẩm định giá uy tín tại Sóc Trăng

Công ty thẩm định giá tại Sóc Trăng
Công ty thẩm định giá Thành Đô, công ty thẩm định giá uy tín tại Sóc Trăng

(TDVC Công ty thẩm định giá uy tín tại Sóc Trăng) – Sóc Trăng là một tỉnh ven biển, nằm trong vùng hạ lưu Nam sông Hậu thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Trong những năm qua tỉnh Sóc Trăng không ngừng phát triển về kinh tế – xã hội với các doanh nghiệp gồm nhiều lĩnh vực như: chế biến thủy, hải sản thuộc tốp đầu cả nước, phát triển đạt tầm khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng.

Sóc Trăng với hoạt động sản xuất, thương mại diễn ra liên tục, các hoạt động xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư được đẩy mạnh. Tỉnh cũng tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các khu, cụm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, với hệ thống giao thông đã và đang đầu tư đồng bộ, mạnh mẽ sẽ tạo đà cho kinh tế của tỉnh Sóc Trăng hội nhập phát triển, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó góp phần gúp tỉnh bứt tốc trở thành nền kinh tế vứng mạnh của khu vực và đất nước.

Trong bối cảnh đó, nhu cầu thẩm định giá tài sản tại tỉnh Sóc Trăng ngày càng phát triển phục vụ mục đích cho các bên liên quan như: vay vốn ngân hàng, mua bán, đầu tư, kinh doanh, cho thuê… Thẩm định giá Thành Đô đã và đang cung cấp dịch vụ thẩm định giá uy tín tại tỉnh Sóc Trăng được các cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp tin tưởng và đánh giá cao.

1. Dịch vụ thẩm định giá tại Sóc Trăng

Thẩm định giá là hoạt động tư vấn xác định giá trị của tài sản thẩm định giá tại một địa điểm, thời điểm, phục vụ cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá uy tín thực hiện theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam và theo quy định pháp luật liên quan. Thấu hiểu được vai trò đặc biệt quan trọng của dịch vụ thẩm định giá đối với tỉnh Sóc Trăng nói riêng và Việt Nam nói chung. Công ty cổ phẩn Thẩm định giá Thành Đô đã thành lập văn phòng thẩm định giá tại Sóc Trăng cung cấp các dịch vụ thẩm định giá gồm:

  • Thẩm định giá trị bất động sản: Đất đai; Lợi thế quyền sử dụng đất, trang trại, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, công trình xây dựng, nhà xưởng, kho bãi, các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, dự án liền kề, dự án resort, dự án khu nghỉ dưỡng, tài sản khác theo quy định của pháp luật.…
  • Thẩm định giá trị doanh nghiệp: Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng, chứng minh năng lực tài chính, phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), thu hút vốn đầu tư……
  • Thẩm định giá trị Động sản: Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất; Phương tiện vận tải: Tàu, ô tô, máy bay, hàng hóa dịch vụ…
  • Thẩm định giá trị dự án đầu tư: Dự án bất động sản, dự án khu công nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chứng minh năng lực tài chính của tổ chức và cá nhân;
  • Thẩm định giá trị tài nguyên: Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên năng lượng.
  • Thẩm định giá trị vô hình: Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, tên gọi xuất xứ, tên thương mại, bí mật kinh doanh, phát minh khoa học, sáng kiến, quyền tác giả, bản quyền) theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,…; Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định sau: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

2. Mục đích thẩm định giá tại Sóc Trăng

Mục đích định giá tài sản tại Sóc Trăng phản ánh nhu cầu chính đáng sử dụng tài sản thẩm định giá cho một công việc nhất định. Mục đích của thẩm định giá quyết định đến mục đích sử dụng tài sản vào việc gì. Nó phản ánh những đòi hỏi vè mặt lợi ích mà tài sản cần tạo ra cho chủ thế trong mỗi công việc hay giao dịch được xác định. Mục đích thẩm định giá tại Sóc Trăng bao gồm:

  • Làm cơ sở xét duyệt chi nguồn vốn ngân sách Nhà Nước; cơ sở tính tiền sử dụng đất nộp ngân sách Nhà nước khi nhận giao đất hay thuê đất;
  • Mua bán, chuyển nhượng, mua bán xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng;
  • Góp vốn liên doanh, giải thể doanh nghiệp, sáp nhập, chia tách, phá sản, mua bán doanh nghiệp; thành lập Doanh nghiệp;
  • Cổ phần hóa Doanh nghiệp hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
  • Làm căn cứ thế chấp vay vốn Ngân hàng, bán đấu giá Tài sản, xét thầu các dự án; hoạch toán kế toán, tính thuế;
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại, giải quyết, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án;
  • Làm căn cứ tư vấn và lập dự án đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án đầu tư công trình sử dụng vốn của Nhà nước, duyệt dự toán các dự án, công trình;
  • Làm căn cứ xét xử và thi hành án dân sự, án hình sự, án hành chính liên quan đến giá trị quyền, lợi ích có trong tài sản của các bên liên quan;
  • Làm căn cứ dự toán cấp phát kinh phí, mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước, vay nợ của Chính phủ, vay nợ nước ngoài có sự bảo lãnh của Chính phủ
  • Làm căn cứ tư vấn đầu tư và ra quyết định; nghiên cứu thị trường; phân tích khả thi; phân tích lợi nhuận; xác định giá trị chứng khoán; lập báo cáo tài chính; lập kế hoạch làm việc; khiếu nại; yêu cầu giảm thuế
  • Chứng minh tài sản, du học, định cư, du lịch….;
  • Tham khảo giá thị trường;
  • Các mục đích khác

3. Cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá

Căn cứ vào đặc điểm của tài sản cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được để lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp.

Việc áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá tài sản phải phù hợp với thị trường. Hiện nay Thẩm định giá tài sản tại tỉnh Sóc Trăng được các thẩm định viên thường xuyên sử dụng ba cách tiếp cận: cách tiếp cận từ thị trường; cách tiếp cận từ chi phí; cách tiếp cận từ thu nhập. Tương ứng với mỗi cách tiếp cận gồm các phương pháp gồm:

  • Cách tiếp cận từ thị trường: phương pháp so sánh
  • Cách tiếp cận từ chi phí: phương pháp chi phí thay thế; phương pháp chi phí tái tạo
  • Cách tiếp cận từ thu nhập: dòng tiền chiết khấu; vốn hóa trực tiếp

Bên cạnh đó đối với thẩm định giá bất động sản thẩm định viên áp dụng phương pháp thặng dư. Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của bất động sản có tiềm năng phát triển dựa trên cơ sở lấy giá trị phát triển ước tính của tài sản (tổng doanh thu phát triển) trừ đi các chi phí dự kiến phát sinh hợp lý (bao gồm lợi nhuận nhà đầu tư) để tạo ra sự phát triển đó (tổng chi phí phát triển).

thẩm định giá tại Sóc Trăng

4. Công ty thẩm định giá uy tín tại Sóc Trăng

Thẩm định giá Thành Đô tự hào là đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại tỉnh Sóc Trăng với môi trường chuyên nghiệp, năng động và đoàn kết. Thành Đô luôn đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về nhân sự, trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất kỹ thuật đối với một Công ty thẩm định giá chuyên nghiệp. Thẩm định giá Thành Đô là đơn vị tiên phong trong việc hợp tác với các đối tác quốc tế, không ngừng sáng tạo để vươn tới sự hoàn thiện, đóng góp vào sự phát triển của mỗi các nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Chúng tôi đang từng bước hội nhập khu vực và thế giới trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản.

Bên cạnh đó Thẩm định giá Thành Đô là đối tác uy tín cung cấp dịch vụ Thẩm định giá cho nhiều Ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế cùng với hệ thống rộng khắp cả nước gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Lâm Đồng, An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bình Thuận và các tỉnh lân cận. Thành Đô sẽ đáp ứng kịp thời các yêu cầu thẩm định giá của Quý khách hàng, Quý đối tác…

Trải qua một quá trình phát triển, Thành Đô đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và đối tác đánh giá cao. Thẩm định giá Thành Đô đã được vinh danh trong nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế được tổ chức hàng năm. Ngoài ra, Thẩm định giá Thành Đô áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường.

Bạn đang đọc bài viết: “Công ty thẩm định giá uy tín tại Sóc Trăng” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Chuẩn mức thẩm định giá là gì? Các cơ sở giá trị thẩm định giá

Cơ sở giá trị thẩm định giá
Chuẩn mức thẩm định giá là gì? Các cơ sở giá trị thẩm định giá

(TDVC Cơ sở giá trị thẩm định giá) – Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam là những quy định và hướng dẫn về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động thẩm định giá. Việc tuân thủ chuẩn mực thẩm định giá và cơ sở giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong quy trình thẩm định giá tại Việt Nam.

Cơ sở giá trị đóng vai trò nền tảng của hoạt động thẩm định giá. Cơ sở giá trị có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá, áp dụng các thông tin đầu vào, đưa ra giả thiết và quan điểm về giá trị của tài sản. Việc xác định cơ sở giá trị căn cứ vào mục đích thẩm định giá và tình huống (thực tế hoặc dự kiến) diễn ra giao dịch. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần có sự trao đổi với tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá để xác định cơ sở giá trị phù hợp với mục đích thẩm định giá.

1. Chuẩn mực thẩm định giá gì?

Thẩm định giá là hoạt động tư vấn xác định giá trị của tài sản thẩm định giá tại một địa điểm, thời điểm, phục vụ cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá thực hiện theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.

Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam là những quy định và hướng dẫn về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động thẩm định giá.

2. Các cơ sở giá trị thẩm định giá

Cơ sở giá trị bao gồm nhưng không giới hạn trong các loại cơ sở giá trị sau: Giá trị thị trường, Giá trị thuê thị trường, Giá trị đầu tư, Giá trị bắt buộc phải bán, Giá trị ngang bằng. Cơ sở giá trị hợp lý được quy định tại pháp luật Việt Nam về lập báo cáo tài chính và hướng dẫn tại Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế.

2.1. Giá trị thị trường

Giá trị thị trường là khoản tiền ước tính để tài sản có thể được giao dịch tại thời điểm thẩm định giá giữa người sẵn sàng mua và người sẵn sàng bán trong một giao dịch khách quan, độc lập, sau khi được tiếp thị đầy đủ và các bên tham gia hành động có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc.

Giá trị thị trường thể hiện mức giá hợp lý có khả năng đạt được trên một thị trường vào thời điểm thẩm định giá và phù hợp với khái niệm giá trị thị trường. Đây là một mức giá ước tính mà không phải là một khoản tiền được ấn định trước hay là giá bán thực tế.

Giá trị tài sản cần gắn với thời điểm thẩm định giá và đây là thời điểm xác định cụ thể do các điều kiện thị trường có thể thay đổi theo thời gian, dẫn tới giá trị thẩm định giá ước tính có thể không phù hợp tại thời điểm khác thời điểm thẩm định giá.

Giá trị thị trường được ước tính trong một thị trường mở và cạnh tranh, nơi các bên tham gia thị trường được tự do quyết định hành vi mua bán. Thị trường ở đây có thể là thị trường quốc tế hoặc thị trường trong nước. Thị trường có thể bao gồm nhiều người mua và người bán, hoặc có thể là thị trường có số lượng người tham gia thị trường hạn chế.

2.2. Giá trị thuê thị trường

Giá trị thuê thị trường là khoản tiền ước tính để được thuê một quyền lợi từ bất động sản tại địa điểm, thời điểm thẩm định giá giữa người sẵn sàng cho thuê và người sẵn sàng thuê theo các điều khoản thuê thích hợp trong một giao dịch khách quan, độc lập sau khi được tiếp thị đầy đủ và các bên tham gia hành động có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc.

Giá trị thuê thị trường có thể được sử dụng làm cơ sở giá trị thẩm định giá khi thẩm định giá một hợp đồng cho thuê hoặc một quyền lợi do hợp đồng thuê tạo ra. Trong trường hợp này, cần phải xem xét, đánh giá sự khác nhau giữa giá thuê theo hợp đồng và giá thuê thị trường.

Để tính toán giá trị thuê thị trường, thẩm định viên cần xem xét các yếu tố sau:

  • Trường hợp xác định giá trị thuê của một hợp đồng thuê thực tế, thì các điều khoản và điều kiện của hợp đồng phải là các điều khoản thuê phù hợp với các quy định của pháp luật;
  • Trường hợp xác định giá trị thuê không thuộc một hợp đồng thuê thực tế, thì các điều khoản và điều kiện giả định của hợp đồng thuê giả định này phải được thị trường chấp nhận cho từng loại bất động sản giữa các bên tham gia thị trường vào ngày thẩm định giá.

2.3 Giá trị đầu tư

Giá trị đầu tư là số tiền ước tính tại thời điểm thẩm định giá của một tài sản đối với một chủ sở hữu cụ thể hoặc chủ sở hữu tiềm năng cho hoạt động đầu tư cụ thể hoặc các mục đích hoạt động cụ thể.

Giá trị đầu tư là cơ sở giá trị có tính đặc thù cho một đối tượng cụ thể. Cơ sở giá trị này phản ánh những lợi ích mà chủ sở hữu này nhận được từ việc nắm giữ tài sản đó. Giá trị đầu tư thường phản ánh các tình huống và mục tiêu tài chính của đối tượng cụ thể mà việc thẩm định giá hướng đến. Giá trị đầu tư cũng thường được sử dụng để đo lường hiệu quả đầu tư.

2.4. Giá trị bắt buộc phải bán

Giá trị bắt buộc phải bán phản ánh giá trị tài sản tại thời điểm thẩm định giá trong trường hợp người bán bắt buộc phải bán tài sản trong một thời gian hạn chế, dẫn tới không thực hiện được việc tiếp thị đầy đủ và người mua có thể không được kiểm tra về nhiều mặt liên quan đến tài sản một cách đầy đủ. Bắt buộc phải bán là tình huống mà giao dịch dự kiến được diễn ra.

Giá có thể đạt được trong một giao dịch bắt buộc phải bán phụ thuộc vào bản chất áp lực bán của người bán và lý do việc tiếp thị đầy đủ không thể thực hiện được. Việc xác định giá trị bắt buộc phải bán chi thực hiện được khi có những giả định hợp lý về hậu quả của việc khó hoặc không thể bán được trong một thời gian nhất định do các hạn chế từ phía người bán.

2.5. Giá trị ngang bằng

Giá trị ngang bằng là mức giá ước tính cho việc chuyển nhượng của tài sản giữa hai bên đã được xác định cụ thể, có hiểu biết và sẵn sàng mua bán tại địa điểm, thời điểm thẩm định giá; mức giá này phản ánh lợi ích tương ứng của các bên.

Giá trị ngang bằng yêu cầu đánh giá mức giá hợp lý giữa hai bên cụ thể, xác định có tính đến các lợi thế và bất lợi tương ứng mà mỗi bên sẽ có được khi thực hiện giao dịch.

2.6. Giả thiết và giả thiết đặc biệt

Khi xác định cơ sở giá trị thẩm định giá, các giả thiết và giả thiết đặc biệt có thể được đưa ra để làm rõ trạng thái của tài sản trong giao dịch giả định hoặc tình huống mà tài sản đó giả định sẽ được giao dịch.

Những giả thiết và giả thiết đặc biệt đưa ra phải hợp lý và phù hợp với mục đích thẩm định giá.

Giả thiết có thể được đưa ra đối với những thông tin còn hạn chế, chưa chắc chắn ảnh hưởng đến giá trị tài sản thẩm định giá trong trường hợp không khắc phục được những hạn chế này.

Các hạn chế về thông tin bao gồm các hạn chế về hồ sơ pháp lý của tài sản thẩm định giá, hạn chế về đặc điểm của tài sản thẩm định giá, hoặc hạn chế về các thông tin khác do hạn chế của việc thu thập thông tin.

Giả thiết đặc biệt là giả thiết về tình trạng của tài sản khác với thực tế tại thời điểm thẩm định giá, tuy nhiên giả thiết này cần được áp dụng để phù hợp với mục đích thẩm định giá của tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá.

Các giả thiết đặc biệt cần phải được thông báo với tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá và có sự đồng thuận bằng văn bản của tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá, đồng thời đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.

Nếu việc tiến hành thẩm định giá trên cơ sở một giả thiết đặc biệt khiến cho việc thẩm định giá trở nên không khả thi thì cũng cần loại bỏ giả thiết đặc biệt này./.

Bản chất và nguồn gốc của các thông tin đầu vào cho quá trình thẩm định giá cần phù hợp với cơ sở giá trị được lựa chọn.

Bạn đang đọc bài viết: “Chuẩn mức thẩm định giá là gì? Các cơ sở giá trị thẩm định giá tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Công ty thẩm định giá uy tín tại Lạng Sơn

Công ty thẩm định giá uy tín tại Lạng Sơn
Công ty cổ phần thẩm định giá Thành Đô – Công ty thẩm định giá uy tín tại Lạng Sơn

(TDVC Thẩm định giá uy tín tại Lạng Sơn) – Lạng Sơn là cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước ASEAN, là cửa ngõ phía Bắc giao lưu với quốc tế, nơi khởi nguồn của con đường huyết mạch xuyên Việt. Trong những năm qua Lạng Sơn luôn phát huy tiềm năng, thế mạnh biên giới, cửa khẩu với Trung Quốc để phát triển kinh tế cửa khẩu, phát triển giao thông liên vùng, quốc tế, tạo điều kiện để phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, nhu cầu thẩm định giá tài sản có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung. Thẩm định giá tài sản tại Lạng Sơn là là hoạt động tư vấn xác định giá trị của tài sản thẩm định giá cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện. Từ đó giúp khách hàng có những quyết định kinh doanh, đầu tư minh bạch trên thị trường.

Tỉnh Lạng Sơn với hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ; hệ thống đô thị hiện đại. Hiện nay tỉnh có các tuyến đường, quốc lộ quan trọng như 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây là Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông là tỉnh Quảng Ninh, phía Nam là Bắc Giang và phía Bắc tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 1 cửa khẩu chính Chi Ma và 9 cửa khẩu phụ. Lạng Sơn là địa phương có hệ thống cửa khẩu đường bộ, đường sắt phát triển hàng đầu Việt Nam, điểm trung chuyển trên bộ quan trọng trong kết nối Trung Quốc – Việt Nam – các nước ASEAN và các nước trên thế giới.

Về kinh tế, tỉnh đã tập trung khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh biên giới, cửa khẩu với Trung Quốc để phát triển kinh tế cửa khẩu, phát triển giao thông liên vùng, quốc tế, tạo điều kiện để phát triển kinh tế – xã hội. Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, công nghiệp xanh, an toàn và hiện đại, liên kết đồng bộ, tham gia các chuỗi giá trị trong điều kiện hội nhập sâu rộng của nền kinh tế.

Theo quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tạo không gian phát triển mới cho Lạng Sơn giúp địa phương này tăng tốc phát triển mạnh về kinh tế, sớm trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực…

Dịch vụ thẩm định giá tại Lạng Sơn

Theo các chuyên gia, Lạng Sơn luôn đẩy mạnh công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của một tỉnh biên giới, cửa ngõ kết nối Việt Nam, các nước ASEAN và Trung Quốc. Tỉnh tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ, là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ đó góp phần thúc đẩy tỉnh Lạng Sơn trở thành tỉnh có nền kinh tế cửa khẩu trọng điểm của vùng Đông Bắc kết nối giao thương của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thấu hiểu được tầm quan trọng của thẩm định giá đối với nền kinh tế của tỉnh Lạng Sơn. Công ty Thẩm định giá Thành Đô – Văn phòng tại Lạng Sơn đã và đang cung cấp dịch vụ thẩm định giá uy tín hàng đầu tại tỉnh Lạng Sơn và được các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đánh giá cao gồm:

  • Thẩm định giá trị bất động sản: Đất đai; Lợi thế quyền sử dụng đất, trang trại, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, công trình xây dựng, nhà xưởng, kho bãi, các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, dự án liền kề, dự án resort, dự án khu nghỉ dưỡng, tài sản khác theo quy định của pháp luật.…
  • Thẩm định giá trị doanh nghiệp: Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng, chứng minh năng lực tài chính, phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), thu hút vốn đầu tư……
  • Thẩm định giá trị Động sản: Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất; Phương tiện vận tải: Tàu, ô tô, máy bay, hàng hóa dịch vụ…
  • Thẩm định giá trị dự án đầu tư: Dự án bất động sản, dự án khu công nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chứng minh năng lực tài chính của tổ chức và cá nhân;
  • Thẩm định giá trị tài nguyên: Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên năng lượng.
  • Thẩm định giá trị vô hìnhTài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, tên gọi xuất xứ, tên thương mại, bí mật kinh doanh, phát minh khoa học, sáng kiến, quyền tác giả, bản quyền) theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,…; Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định sau: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

Công ty thẩm định giá uy tín tại Lạng Sơn

Lạng Sơn là điểm đầu tiên của Việt Nam trên 2 tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và Lạng Sơn – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (tham gia hành lang xuyên Á: Nam Ninh – Singapore), là cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước ASEAN. Lạng Sơn có đường biên giới với Quảng Tây – Trung Quốc dài trên 231 km. Lạng Sơn cách Nam Ninh là thủ phủ của Quảng Tây, Trung Quốc khoảng 230 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km. 

Thấu hiểu được tầm quan trọng của tỉnh Lạng Sơn trong phát triển kinh tế – xã hội trên toàn quốc. Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô đã và đang là đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định giá uy tín hàng đầu tại tỉnh Lạng Sơn. Với nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao, Thành Đô đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá tài sản có quy mô lớn, tính chất phức tạp và đòi hỏi yêu cầu khắt khe nhất đối với ngành thẩm định giá tại Việt Nam nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng liên quan đến các hoạt động góp vốn liên kết đầu tư, mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư, chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản, vay vốn ngân hàng…

Bên cạnh đó Thẩm định giá Thành Đô là đối tác uy tín cung cấp dịch vụ Thẩm định giá cho nhiều Ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế cùng với hệ thống rộng khắp cả nước gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Lâm Đồng, An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bình Thuận và các tỉnh lân cận. Thành Đô sẽ đáp ứng kịp thời các yêu cầu thẩm định giá của Quý khách hàng, Quý đối tác…

Trải qua một quá trình phát triển, Thành Đô đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và đối tác đánh giá cao. Thẩm định giá Thành Đô đã được vinh danh trong nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế được tổ chức hàng năm. Ngoài ra, Thẩm định giá Thành Đô áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường.

Bạn đang đọc bài viết: “Công ty thẩm định giá uy tín tại Lạng Sơn tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Trình tự, thủ tục đăng ký hành nghề thẩm định giá

Trình tự, thủ tục đăng ký hành nghề thẩm định giá
Trình tự, thủ tục đăng ký hành nghề thẩm định giá – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Trình tự, thủ tục đăng ký hành nghề thẩm định giá) – Theo nghị định số 78/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá. Trình tự, thủ tục đăng ký hành nghề thẩm định giá được chính phủ quy định nghị định số 78/2024/NĐ-CP từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, cùng thời điểm có hiệu lực của Luật Giá.

Nghị định này áp dụng đối với: người có thẻ thẩm định viên về giá, thẩm định viên về giá; doanh nghiệp thẩm định giá; cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định giá và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thẩm định giá.

1. Đăng ký hành nghề thẩm định giá

1.1. Hồ sơ đăng ký hành nghề thẩm định giá

Hồ sơ đăng ký hành nghề thẩm định giá bao gồm:

  • Đơn đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
  • Bản sao chứng thực hoặc bản sao điện tử hợp lệ giấy tờ chứng minh đã cập nhật kiến thức về thẩm định giá theo quy định của Bộ Tài chính phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đăng ký hành nghề và còn hiệu lực tại thời điểm đăng ký hành nghề trừ trường hợp thẻ thẩm định viên về giá được cấp dưới 01 năm tính đến thời điểm đăng ký hành nghề;
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 bản giấy do cơ quan có thẩm quyền cấp không quá 06 tháng tính đến thời điểm đăng ký hành nghề hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao điện tử hợp lệ của Phiếu này hoặc Phiếu lý lịch tư pháp số 1 bản điện tử được cấp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID không quá 06 tháng tính đến thời điểm đăng ký hành nghề;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá với vai trò là người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp;
  • Giấy xác nhận thời gian thực tế làm việc tại doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao điện tử hợp lệ sổ bảo hiểm xã hội thể hiện quá trình đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá trừ trường hợp đã được thông báo là thẩm định viên về giá theo quy định của Luật Giá;
  • Bản sao hợp đồng lao động ký kết giữa doanh nghiệp và người có thẻ thẩm định viên về giá trừ trường hợp người có thẻ thẩm định viên về giá là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Người có thẻ thẩm định viên về giá chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai trong hồ sơ đăng ký hành nghề thẩm định giá.

Doanh nghiệp thẩm định giá và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xác nhận thông tin trong hồ sơ đăng ký hành nghề của người có thẻ thẩm định viên về giá chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của thông tin đã xác nhận.

1.2. Trình tự đăng ký hành nghề thẩm định giá

Trình tự đăng kí hành hành nghề thẩm định giá là người có thẻ thẩm định viên về giá khi thực hiện đăng ký hành nghề thẩm định giá có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này bảo đảm đầy đủ, chính xác, hợp pháp.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm xem xét, rà soát hồ sơ bảo đảm đầy đủ thành phần hồ sơ và ký xác nhận trên Đơn đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp của từng người có thẻ thẩm định viên về giá.

Doanh nghiệp thẩm định giá có văn bản về việc đăng ký hành nghề thẩm định giá Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này gửi Bộ Tài chính kèm theo hồ sơ đăng ký hành nghề của từng người có thẻ thẩm định viên về giá bằng một trong các phương thức sau: dịch vụ bưu chính, nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến (nếu có).

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, có nội dung chưa chính xác, Bộ Tài chính hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến (nếu có). Doanh nghiệp có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và gửi đến Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Việc gửi hồ sơ bổ sung, hoàn thiện được thực hiện theo phương thức quy định tại khoản 3 Điều này. Hết thời hạn trên, trường hợp doanh nghiệp chưa bổ sung đầy đủ hồ sơ, hồ sơ sẽ không được xem xét để đưa vào thông báo danh sách thẩm định viên về giá;
  • Trường hợp hồ sơ cho thấy người có thẻ thẩm định viên về giá chưa đáp ứng đủ các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm giá theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Giá, Bộ Tài chính thông báo đến doanh nghiệp lý do chưa đủ điều kiện đăng ký hành nghề bằng văn bản hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến (nếu có).

Trước ngày làm việc cuối cùng của tháng, người có thẻ thẩm định viên về giá đáp ứng đủ các điều kiện đăng ký hành nghề thấm giá theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Giá và có hồ sơ đăng ký hành nghề được doanh nghiệp thẩm định giá gửi đến Bộ Tài chính trước ngày 15 của tháng đó thì được Bộ Tài chính thông báo là thẩm định viên về giá trong danh sách thẩm định viên về giá được điều chỉnh hằng tháng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Trường hợp biến động thẩm định viên về giá do thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp không còn duy trì điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá hoặc thay đổi nơi đăng ký hành nghề, doanh nghiệp thẩm định giá phải kịp thời báo cáo Bộ Tài chính trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có biến động để cập nhật thông tin tại danh sách thẩm định viên về giá được điều chỉnh hằng tháng.

2. Cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

2.1. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá gồm:

  • Đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh trong trường hợp doanh nghiệp đề nghị có chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;
  • Hồ sơ đăng ký hành nghề theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này của ít nhất 05 người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp; trường hợp doanh nghiệp đề nghị có chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá, mỗi chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá cần có thêm ít nhất hồ sơ đăng ký hành nghề của 03 người có thẻ thẩm định viên về giá;
  • Danh sách có xác nhận của doanh nghiệp về thành viên góp vốn, cổ đông là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, thành viên góp vốn, cổ đông là tổ chức hoặc bản sao điện tử hợp lệ của Danh sách này trong trường hợp không có thông tin về danh sách thành viên góp vốn danh sách cổ đông tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao chứng thực hoặc bản sao điện tử hợp lệ văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của thành viên góp vốn, cổ đông là tổ chức theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá gồm:

  • Tài liệu tại điểm a, b và d khoản 1 Điều này. Trường hợp đề nghị cấp lại chỉ vì lý do giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá bị mất, rách thì không yêu cầu nộp tài liệu tại điểm b và d khoản 1 Điều này;

Bản gốc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã được cấp trong trường hợp đề nghị cấp lại do thay đổi thông tin doanh nghiệp tại giấy chứng nhận hoặc giấy chứng nhận bị rách; bản kê khai lý do bị mất giấy chứng nhận và cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung đã kê khai hoặc bản sao điện tử hợp lệ của bản kê khai này trong trường hợp đề nghị cấp lại do giấy chứng nhận bị mất;

  • Bản sao chứng thực hoặc bản sao điện tử hợp lệ các tài liệu chứng minh cho việc thay đổi thông tin doanh nghiệp tại giấy chứng nhận trong trường hợp đề nghị cấp lại do thay đổi thông tin doanh nghiệp tại giấy chứng nhận;
  • Hồ sơ đăng ký hành nghề theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này của những người có thẻ thẩm định viên về giá có liên quan đến việc cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá (nếu có).

2.2. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Doanh nghiệp khi đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này bảo đảm đầy đủ, chính xác, hợp pháp và gửi đến Bộ Tài chính bằng một trong các phương thức sau: dịch vụ bưu chính, nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến. Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá phải gửi hồ sơ đến Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá bị mất, rách hoặc thông tin thay đổi so với thông tin trên giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp;
  • Nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí ngay khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và không được hoàn trả phí đã nộp.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này:

  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, có nội dung chưa chính xác, Bộ Tài chính hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến. Doanh nghiệp có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và gửi đến Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Việc gửi hồ sơ bổ sung, hoàn thiện được thực hiện theo phương thức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Hết thời hạn trên, trường hợp doanh nghiệp chưa bổ sung đầy đủ hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo đến doanh nghiệp về việc không cấp, cấp lại bằng văn bản hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến;
  • Trường hợp hồ sơ cho thấy doanh nghiệp không đủ điều kiện cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, Bộ Tài chính thông báo đến doanh nghiệp lý do không cấp, cấp lại bằng văn bản hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến;
  • Trường hợp hồ sơ cho thấy doanh nghiệp đủ điều kiện cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, Bộ Tài chính cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Riêng trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá đề nghị cấp lại chỉ vì lý do giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá bị mất, rách; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tài chính cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Bạn đang đọc bài viết: “Khái niệm thẩm định giá mới nhất? Chứng thư và báo cáo thẩm định giá tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Khái niệm thẩm định giá mới nhất? Chứng thư và báo cáo thẩm định giá

khái niệm thẩm định giá
Khái niệm thẩm định giá mới nhất? Chứng thư và báo cáo thẩm định giá

(TDVC Khái niệm thẩm định giá mới nhất) – Trên thế giới các quốc gia có nền kinh tế phát triển, ngành thẩm định giá đã ra đời từ rất lâu. Tại Việt Nam ngành thẩm định giá mới hình thành và đang được quan tâm, phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Hiện nay Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chuẩn mực thẩm định giá khái niệm và hướng dẫn thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá tuân thủ các quy định, quy trình trong việc thẩm định giá tài sản.

Thẩm định giá là dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các văn bản pháp luật, chuẩn mực thẩm định giá trở thành nhu cầu cần thiết và có vai trò quan trọng đối với các thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá nhằm xác định chính xác giá trị tài sản phục vụ mục đích cho khách hàng. Từ đó giúp khách hàng có những quyết định đầu tư, kinh doanh, mua bán… minh bạch trên thị trường.

1. Khái niệm thẩm định giá mới nhất

Thẩm định giá là hoạt động tư vấn xác định giá trị của tài sản thẩm định giá tại một địa điểm, thời điểm, phục vụ cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá thực hiện theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam theo Luật Giá 2023.

  • Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này quy định và hướng dẫn thực hiện thẩm định giá doanh nghiệp khi thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
  • Tài sản thẩm định giábao gồm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá theo nhu cầu hoặc các trường hợp pháp luật quy định phải thẩm định giá.

2. Hoạt động thẩm định giá

Hoạt động thẩm định giá bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá và hoạt động thẩm định giá của Nhà nước.

Hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá do doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện, được giao kết bằng hợp đồng dân sự; hoạt động thẩm định giá của Nhà nước do hội đồng thẩm định giá thực hiện theo quyết định của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền quy định như sau:

  • Thẩm định giá của Nhà nước được lựa chọn thực hiện trong trường hợp pháp luật có liên quan quy định về việc sử dụng phương thức này là một trong các cơ sở để cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét quyết định, phê duyệt giá khi bán, thanh lý, cho thuê, liên doanh, liên kết, chuyển giao tài sản công hoặc mua, đi thuê hàng hóa, dịch vụ, tài sản có sử dụng vốn nhà nước.
  • Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt giá theo quy định tại khoản 1 Điều này khi lựa chọn phương thức thẩm định giá của Nhà nước có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định giá để thực hiện thẩm định giá của Nhà nước.
  • Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước không áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Chứng thư và báo cáo thẩm định gía

3. Chứng thư thẩm định giá

Chứng thư thẩm định giá là văn bản do doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá phát hành sau khi kết thúc hoạt động thẩm định giá để thông báo cho khách hàng, các tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có) được ghi trong hợp đồng thẩm định giá về giá trị tài sản thẩm định giá và những nội dung chính của báo cáo thẩm định giá.

Chứng thư thẩm định giá phải có chữ ký của thẩm định viên về giá thực hiện thẩm định giá và do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá ký và đóng dấu.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá được phép ủy quyền cho người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp ký chứng thư thẩm định giá và xem xét, phê duyệt báo cáo thẩm định giá. Người được ủy quyền phải là thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp.

Chứng thư thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá được sử dụng làm một trong những cơ sở để khách hàng, tổ chức, cá nhân có liên quan được ghi tại hợp đồng thẩm định giá xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá của tài sản. Chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn hiệu lực theo đúng mục đích thẩm định giá gắn với đúng thông tin tài sản, số lượng tài sản tại hợp đồng thẩm định giá.

Chứng thư thẩm định giá phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá theo quy định của Bộ Tài chính, trừ trường hợp thuộc danh mục bí mật nhà nước.

3.1. Nội dung cơ bản của chứng thư thẩm định giá

Chứng thư thẩm định giá bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Số hợp đồng thẩm định giá và/hoặc văn bản yêu cầu/đề nghị thẩm định giá.
  • Tên và địa chỉ của doanh nghiệp thẩm định giá, hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá.
  • Thông tin về khách hàng thẩm định giá.
  • Thông tin chính về tài sản thẩm định giá (tên và chủng loại tài sản, đặc điểm cơ bản về mặt pháp lý và kinh tế – kỹ thuật).
  • Mục đích thẩm định giá.
  • Thời điểm thẩm định giá.
  • Cơ sở giá trị thẩm định giá.
  • Giả thiết và giả thiết đặc biệt (nếu có).
  • Tên cách tiếp cận và tên phương pháp thẩm định giá.
  • Những điều khoản loại trừ và hạn chế của kết quả thẩm định giá.
  • Giá trị tài sản thẩm định giá.
  • Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá và chữ ký của thẩm định viên được giao chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định giá đã ký báo cáo thẩm định giá.
  • Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền và dấu của doanh nghiệp thẩm định giá trường hợp phát hành chứng thư tại doanh nghiệp thẩm định giá. Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá và dấu của chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá trong trường hợp phát hành chứng thư tại chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá.
  • Thời hạn có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá.

3.2. Hiệu lực của chứng thư thẩm định giá

  • Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá là ngày, tháng, năm phát hành chứng thư thẩm định giá.
  • Thời gian có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá được xác định trên cơ sở đặc điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá; biến động về pháp lý, thị trường liên quan đến tài sản thẩm định giá và mục đích thẩm định giá nhưng tối đa không quá 6 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát hành chứng thư thẩm định giá.

4. Báo cáo thẩm định giá

Báo cáo thẩm định giá là văn bản trình bày về quá trình thẩm định giá, làm căn cứ lập chứng thư thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc thông báo kết quả thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá, trong đó:

  • Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá do thẩm định viên về giá lập, thể hiện ý kiến của thẩm định viên về giá và được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá xem xét, phê duyệt;
  • Đối với hoạt động thẩm định giá của Nhà nước, báo cáo thẩm định giá do hội đồng thẩm định giá lập, thể hiện ý kiến của các thành viên hội đồng và ý kiến biểu quyết thống nhất của hội đồng.

Báo cáo thẩm định giá phải có chữ ký của thẩm định viên về giá thực hiện thẩm định giá và phê duyệt của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá và không thể tách rời với chứng thư thẩm định giá.

Báo cáo và chứng thư thẩm định giá được sử dụng làm một trong những cơ sở để khách hàng, tổ chức, cá nhân có liên quan được ghi tại hợp đồng thẩm định giá xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá của tài sản. Chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn hiệu lực theo đúng mục đích thẩm định giá gắn với đúng thông tin tài sản, số lượng tài sản tại hợp đồng thẩm định giá.

4.1. Nội dung cơ bản của báo cáo thẩm định giá

Báo cáo thẩm định giá bao gồm các nội dung cơ bản sau

1. Thông tin cơ bản về cá nhân, tổ chức lập báo cáo thẩm định giá

a) Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá:

  • Tên và địa chỉ của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;
  • Mã số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, số thông báo của Bộ Tài chính về việc doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
  • Tên thẩm định viên thực hiện hoạt động thẩm định giá và số thẻ thẩm định viên về giá;
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá, hoặc người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá, hoặc người quản lý doanh nghiệp được ủy quyền ký chứng thư thẩm định giá và xem xét, phê duyệt báo cáo thẩm định giá.

b) Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước:

– Tên và địa chỉ của đơn vị thành lập hội đồng thẩm định giá;

– Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của thành viên hội đồng thẩm định giá.

2. Các thông tin cơ bản về phạm vi của cuộc thẩm định giá:

  • Thông tin về tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá;
  • Tên tài sản thẩm định giá;
  • Mục đích thẩm định giá;
  • Cơ sở giá trị thẩm định giá:
  • Thời điểm thẩm định giá;
  • Địa điểm của tài sản thẩm định giá;
  • Thời điểm và/hoặc giai đoạn tiến hành khảo sát tài sản thẩm định giá;
  • Các nguồn thông tin được sử dụng trong quá trình thẩm định giá và việc xem xét, đánh giá các thông tin thu thập;
  • Các căn cứ pháp lý của cuộc thẩm định giá và của tài sản thẩm định giá để thực hiện cuộc thẩm định giá (nếu có) như hợp đồng thẩm định giá, văn bản yêu cầu thẩm định giá;
  • Ngày của báo cáo thẩm định giá.

3. Thông tin về tài sản thẩm định giá theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá.

4. Thông tin tổng quan về thị trường giao dịch của nhóm (loại) tài sản thẩm định giá.

5. Giả thiết và giả thiết đặc biệt (nếu có). Trong trường hợp cần phải đưa ra giả thiết và giả thiết đặc biệt, người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần thuyết minh rõ nội dung này tại báo cáo thẩm định giá.

6. Việc áp dụng cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.

7. Giá trị tài sản thẩm định giá.

8. Thời hạn có hiệu lực của báo cáo thẩm định giá: Được xác định theo thời hạn có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá.

9. Những điều khoản loại trừ và hạn chế:

a) Người thực hiện hoạt động thẩm định giá căn cứ vào hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu/đề nghị thẩm định giá, đặc điểm của tài sản thẩm định giá, bối cảnh tiến hành hoạt động thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá để cân nhắc đưa ra điều khoản loại trừ và hạn chế cho phù hợp;

b) Các điều khoản loại trừ và hạn chế có thể bao gồm điều kiện ràng buộc về công việc, giới hạn về phạm vi công việc và các điều kiện hạn chế khác, ví dụ: sự không rõ ràng về tình trạng pháp lý của tài sản, hạn chế về thông tin, dữ liệu liên quan cần thu thập;

c) Người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần có đánh giá về ảnh hưởng của các hạn chế; đồng thời, đưa ra cách thức xử lý (nếu có) đối với các hạn chế đó trong quá trình thẩm định giá.

10. Chữ ký trên báo cáo thẩm định giá:

a) Đối với báo cáo thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá, cần có:

– Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá và chữ ký của thẩm định viên dược giao chịu trách nhiệm thực hiện cuộc thẩm định giá;

– Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá, hoặc người quản lý doanh nghiệp được ủy quyền ký chứng thư thẩm định giá và xem xét, phê duyệt báo cáo thẩm định giá.

– Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá và chữ ký của người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá đối với trường hợp phát hành chứng thư thẩm định giá tại chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá.

b) Đối với báo cáo thẩm định giá do hội đồng thẩm định giá thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của Luật Giáthì cần có họ tên và chữ ký của thành viên hội đồng thẩm định giá tham gia lập báo cáo thẩm định giá.

11. Các phụ lục kèm theo (nếu có).

Bạn đang đọc bài viết: “Khái niệm thẩm định giá mới nhất? Chứng thư và báo cáo thẩm định giá tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Công ty thẩm định giá nhà xưởng tại Đồng Nai

Công ty thẩm định giá nhà xưởng tại Đồng Nai
Công ty thẩm định giá nhà xưởng tại Đồng Nai – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Thẩm định giá nhà xưởng tại Đồng Nai) – Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ. Trong những năm qua, Việt Nam được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn và an toàn nên làn sóng đầu tư vào Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng đang tăng trưởng mạnh mẽ với nhiều lĩnh vực hoạt động. Ngoài ra các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, máy móc, tư liệu sản xuất đã đầu tư mạnh mẽ xây dựng các nhà xưởng theo tiêu chuẩn quốc tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển hơn. Vì vậy nhu cầu thẩm định giá nhà xưởng tại tỉnh Đồng Nai có vai trò quan trọng đặc biệt phục vụ mục đích cho các doanh nghiệp như: vay vốn ngân hàng, mua bán, cho thuê, tính thuế…

Thẩm định giá nhà xưởng là xác định giá trị bằng tiền của các loại nhà xưởng theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo chuẩn mực thẩm định giá.

1. Nhà xưởng là gì

Nhà xưởng còn được gọi với tên khác là nhà công nghiệp. Nhà xưởng là mô hình bất động sản được xây dựng với quy mô diện tích lớn, nơi tập trung nguồn lực con người. Trong đó chứa máy móc thiết bị hoặc nguyên liệu nhằm phục vụ cho những hoạt động sản xuất, bảo quản hoặc chuyên chở các loại sản phẩm dùng trong những lĩnh vực công nghiệp, sản xuất.

2. Hồ sơ yêu cầu thẩm định giá nhà xưởng

Hồ sơ thẩm định giá nhà xưởng bao gồm toàn bộ những thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ cho quá trình thẩm định giá để xác định kết quả thẩm định giá cuối cùng. Thẩm định giá nhà xưởng hồ sơ bao gồm như sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  • Giấy phép xây dựng
  • Bản vẽ thiết kế
  • Bản vẽ hoàn công
  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình

Phương pháp thẩm định giá nhà xưởng tại Đồng Nai

3. Phương pháp thẩm định giá nhà xưởng

Khi áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá để thẩm định giá nhà xưởng tại Đồng Nai. Thẩm định viên cần căn cứ vào tùy từng loại nhà xưởng, hồ sơ pháp lý thu thập được, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá từ đó đưa ra phương pháp thẩm định giá phù hợp, tối ưu nhất để xác định giá trị nhà xưởng chính xác nhất. Thẩm định giá nhà xưởng thẩm định viên thường áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá sau:

  • Cách tiếp cận từ thị trường: phương pháp so sánh
  • Cách tiếp cận từ chi phí: phương pháp chi phí thay thế; phương pháp chi phí tái tạo
  • Cách tiếp cận từ thu nhập: phương pháp vốn hóa trực tiếp; phương pháp dòng tiền chiết khấu 

Cách tiếp cận từ thị trường xác định giá trị của tài sản thẩm định giá thông qua việc so sánh tài sản thẩm định giá với các tài sản so sánh đã có các thông tin về giá trên thị trường; trường hợp thẩm định giá doanh nghiệp được sử dụng thêm các thông tin về giá của chính tài sản thẩm định giá.

Cách tiếp cận từ chi phí là cách thức xác định giá trị của tài sản thẩm định giá thông qua chi phí tạo ra một tài sản có chức năng, công dụng giống hệt hoặc tương tự với tài sản thẩm định giá và hao mòn của tài sản thẩm định giá.

Cách tiếp cận từ thu nhập là cách thức xác định giá trị của tài sản thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ tài sản về giá trị hiện tại.

3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh trong thẩm định giá nhà xưởng là xác định giá trị của nhà xưởng thẩm định giá dựa trên cơ sở đối chiếu, phân tích và đánh giá các yếu tố so sánh của các nhà xưởng so sánh với nhà xưởng thẩm định giá từ đó điều chỉnh mức giá của các nhà xưởng so sánh làm cơ sở ước tính giá trị của nhà xưởng thẩm định giá.

Phương pháp so sánh được áp dụng để thẩm định giá nhà xưởng có hoạt động chuyển nhượng hoặc chào mua hoặc chào bán công khai trên thị trường. Một nhà xưởng được coi là có hoạt động chuyển nhượng hoặc chào mua hoặc chào bán công khai trên thị trường khi thu thập được ít nhất 03 nhà xưởng so sánh từ các tổ chức, cá nhân khác nhau đã chuyển nhượng hoặc được chào mua hoặc chào bán trên thị trường gần thời điểm thẩm định giá và địa điểm của tài sản thẩm định giá.

3.2. Phương pháp chi phí thay thế

Phương pháp chi phí thay thế xác định giá trị của nhà xưởng thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế và giá trị hao mòn của nhà xưởng thẩm định giá.

Công thức của phương pháp chi phí thay thế

Giá trị ước tính nhà xưởng thẩm định giá

=

Chi phí thay thế (đã bao gồm lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà đầu tư)

Tổng giá trị hao mòn của nhà xưởng thẩm định giá (không bao gồm phần giá trị hao mòn chức năng của nhà xưởng thẩm định giá đã được phản ánh trong chi phí thay thế

 3.3. Phương pháp chi phí tái tạo

Phương pháp chi phí tái tạo xác định giá trị của nhà xưởng thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí tái tạo và giá trị hao mòn của nhà xưởng thẩm định giá.

Công thức của phương pháp chi phí tái tạo:

Giá trị ước tính nhà xưởng

=

Chi phí nhà xưởng (đã bao gồm Lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà đầu tư)

Tổng giá trị hao mòn của nhà xưởng thẩm định giá

Cách tiếp cận từ thu nhập là cách thức xác định giá trị của tài sản thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ tài sản về giá trị hiện tại.

3.4. Phương pháp vốn hóa trực tiếp

Phương pháp vốn hóa trực tiếp là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của nhà xưởng dựa trên cơ sở quy đổi dòng thu nhập thuần ổn định hàng năm dự kiến có được từ nhà xưởng về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất vốn hóa phù hợp.

Công thức trong phương pháp vốn hóa trực tiếp

Trong đó:

V: Giá trị tài sản thẩm định giá

I: Thu nhập thuần từ tài sản

R: Tỷ suất vốn hóa

Nội dung thực hiện:

  • Xác định thu nhập thuần do tài sản mang lại;
  • Xác định tỷ suất vốn hoá;
  • Xác định giá trị của tài sản theo công thức vốn hoá trực tiếp.

3.5. Phương pháp dòng tiền chiết khấu 

Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của nhà xưởng dựa trên cơ sở quy đổi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ nhà xưởng về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp.

Công thức trong phương pháp dòng tiền chiết khấu

Công thức chung:

Công thức trong một số trường hợp cụ thể:

– Đối với dòng tiền một giai đoạn, dòng tiền hàng năm bằng nhau và bằng hằng số là A, t → n

– Đối với dòng tiền hai giai đoạn:

* Trường hợp dòng tiền hàng năm khác nhau đến năm n, từ năm n + 1 trở đi ổn định, t → ∞.

* Trường hợp dòng tiền hàng năm khác nhau đến năm n, từ năm n + 1 trở đi tăng trưởng đều với tốc độ là g%/năm (với g < r) và t → ∞:

Trong đó:

V: Giá trị tài sản thẩm định giá

CFt: Dòng tiền năm thứ t

Vn: Giá trị tài sản cuối kỳ dự báo

n: Giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lai

r: Tỷ suất chiết khấu

t: Năm dự báo

g : Tốc độ tăng trưởng của dòng tiền

Nội dung thực hiện

  • Xác định giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lai;
  • Xác định dòng tiền dự báo trên cơ sở ước tính thu nhập từ tài sản và ước tính chi phí liên quan đến việc khai thác, vận hành tài sản;
  • Xác định giá trị tài sản cuối kỳ dự báo;
  • Xác định tỷ suất chiết khấu;
  • Xác định giá trị của tài sản theo công thức dòng tiền chiết khấu.

Thẩm định giá nhà xưởng

4. Công ty thẩm định giá nhà xưởng tại Đồng Nai uy tín

Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp FDI trên thế giới, các doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là minh chứng cho vai trò then chốt và ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó với nền chính trị ổn định cùng chiến lược thu hút FDI phải gắn liền với việc tranh thủ cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, RCEP, EVFTA tạo điều kiện để Việt Nam đón dòng vốn đầu tư từ EU ngày càng mạnh mẽ hơn.

Vì vậy nhu cầu thẩm định giá nhà xưởng để xác định giá trị phục vụ mục đích cho các doanh nghiệp như: mua bán, vay vốn ngân hàng, cho thuê, tính thuế, đầu tư… là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Thẩm định giá Thành Đô tự hào là công ty thẩm định giá nhà xưởng uy tín tại tỉnh Đồng Nai. Thành Đô đã thực hiện nhiều dự án thẩm định giá nhà xưởng với quy mô lớn và tính chất phức tạp cho các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Với đội ngũ thẩm định viên có trình độ chuyên môn cao về xây dựng, cùng nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá động sản. Công ty luôn cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng dịch vụ thẩm định giá nhà xưởng uy tín nhất.

Trải quá trình phát triển Thành Đô đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín và thành tựu đáng tự hào. Ngoài ra Thành Đô cũng áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá (bất động sản, giá trị doanh nghiệp, máy móc thiết bị, dự án đầu tư, công trình xây dựng) góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, đầu tư và mua bán minh bạch trên thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ ngày nay.

Thẩm định giá Thành Đô với hệ thống các chi nhánh văn phòng rộng khắp cả nước sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu thẩm định giá của Quý đối tác, Quý khách hàng. Bên cạnh đó, đang là đối tác của nhiều ngân hàng lớn trong nước và ngân hàng nước ngoài có quy mô toàn cầu tại Việt Nam gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng Woori Bank Việt Nam (Woori Bank); Ngân hàng Shinhan (Shinhan Bank); Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK); Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB); Ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc (IBK); Ngân hàng Kookmin (KB Kookmin Bank); Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB); Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB); Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBANK); Shanghai Commercial Savings Bank, Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); … Các dịch vụ thẩm định giá Thành Đô luôn được cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức tin tưởng và đánh giá cao.

Bạn đang đọc bài viết: “Công ty thẩm định giá nhà xưởng tại Đồng Nai tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Các phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình thuộc cách tiếp cận từ thu nhập theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam

phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ thu nhập
Các phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình thuộc cách tiếp cận từ thu nhập theo chuẩn mực Thẩm định giá Việt Nam

(TDVC phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam) – Trong xu thế kinh tế hội nhập toàn cầu hiện nay, tài sản vô hình là một tài sản giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị, khẳng định dấu ấn trên thị trường. Thẩm định giá tài sản vô hình là hoạt động tất yếu và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường phục vụ mục đích như: mua bán – sáp nhập (M&A), đầu tư, kinh doanh…

1. Tài sản vô hình là gì?

Theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam tài sản vô hình là tài sản vô hình xác định được và thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình;
  • Có khả năng tạo thu nhập từ tài sản vô hình;
  • Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được bằng tiền.

2. Phân loại tài sản vô hình

Tài sản vô hình bao gồm các loại sau:

  • Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  • Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản.
  • Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu.
  • Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện theo quy định.

3. Phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình

Cách tiếp cận từ thu nhập gồm các phương pháp: Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, Phương pháp lợi nhuận vượt trội và Phương pháp thu nhập tăng thêm.

Khi áp dụng các phương pháp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập, cần cân nhắc thực hiện phân tích độ nhậy để xem xét, phân tích sự thay đổi của kết quả thẩm định giá khi thay đổi giá trị của một số thông số đối với từng trường hợp thẩm định giá.

3.1. Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình

Theo phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, giá trị của tài sản vô hình được tính toán trên cơ sở giá trị hiện tại của dòng tiền sử dụng tài sản vô hình mà tổ chức, cá nhân nhận được khi cho phép sử dụng tài sản vô hình.

Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình đặt ra giả định rằng tổ chức hoặc cá nhân không sở hữu tài sản vô hình phải trả tiền để sử dụng nó. Vì vậy, phương pháp này tính giá trị tài sản vô hình thông qua việc tính các khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được nếu tổ chức hoặc cá nhân đó sở hữu tài sản vô hình.

Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình được áp dụng thông qua việc quy đổi về hiện tại dòng tiền trong tương lai là khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được đã trừ thuế (nếu có).

Việc tính toán dòng tiền sử dụng tài sản vô hình, thuế, chi phí duy trì và các khoản chi phí hỗ trợ khác phải nhất quán. Cụ thể, nếu tổ chức cá nhân sở hữu tài sản vô hình chịu trách nhiệm trả chi phí duy trì (ví dụ chi phí quảng cáo hoặc chi phí nghiên cứu duy trì và phát triển), thì tiền sử dụng tài sản vô hình cũng như dòng tiền trả để được sử dụng tài sản vô hình cũng cần tính đến các chi phí này. Ngược lại, nếu chi phí duy trì không bao gồm trong tiền sử dụng tài sản vô hình, thì chi phí này cũng cần được loại bỏ khỏi dòng tiền trả để sử dụng tài sản vô hình.

Thông tin cần có để áp dụng phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình

Mức tiền sử dụng tài sản vô hình hoặc tỷ lệ tiền sử dụng tài sản vô hình được được xác định thông qua:

  • Tỷ lệ tiền sử dụng tài sản vô hình của các tài sản vô hình so sánh hoặc tương đồng có giao dịch trên thị trường;
  • Việc chia tách lợi nhuận trong một giao dịch giả định giữa người sẵn sàng nhượng quyền sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá và người sẵn sàng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá trong một giao dịch độc lập, khách quan.

Các thông tin giao dịch của các tài sản tương tự về các quyền được luật pháp bảo hộ, các thông tin trên hợp đồng nhượng quyền sử dụng tài sản vô hình như tiền sử dụng tài sản vô hình, các chi phí yêu cầu phải bỏ ra để duy trì (ví dụ như quảng cáo, nâng cấp sản phẩm, kiểm soát chất lượng), ngày sử dụng, ngày kết thúc hợp đồng nhượng quyền.

Các thông tin khác có liên quan đến việc áp dụng phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình.

3.2. Phương pháp lợi nhuận vượt trội

Phương pháp lợi nhuận vượt trội ước tính giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá trên cơ sở chênh lệch giữa các khoản lợi nhuận có được của một doanh nghiệp khi sử dụng và khi không sử dụng tài sản vô hình này.

Trong phương pháp lợi nhuận vượt trội, giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá được ước tính trên cơ sở chênh lệch của giá trị hiện tại của hai dòng tiền chiết khấu trong trường hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá được sử dụng để tạo ra thu nhập vượt trội cho chủ thể và trong trường hợp chủ thể không sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Thông tin cần có để áp dụng phương pháp lợi nhuận vượt trội

Một số hoặc tất cả các thông tin sau cần được cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp lợi nhuận vượt trội:

  • Lợi nhuận kỳ vọng, chi phí tiết kiệm được và các dòng thu nhập trong tương lai tạo ra cho một doanh nghiệp khi sử dụng tài sản vô hình và không sử dụng tài sản vô hình.
  • Tỷ suất chiết khấu phù hợp để dự báo thu nhập trong tương lai.

3.3. Phương pháp thu nhập tăng thêm

Phương pháp thu nhập tăng thêm xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các dòng tiền được cho là phát sinh từ đóng góp của tài sản vô hình cần thẩm định giá sau khi loại trừ tỷ lệ dòng tiền phát sinh từ đóng góp của các tài sản khác.

Phương pháp thu nhập tăng thêm được thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định những dòng doanh thu kỳ vọng được tạo ra liên quan đến việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá;

Bước 2: Xác định dòng thu nhập ròng sau khi đã trừ chi phí nguyên vật liệu và lao động, khoản trích khấu hao (nếu có), chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, các chi phí khác, thuế doanh nghiệp (nếu có);

  • Bước 3: Xác định khoản đóng góp của các tài sản đóng góp vào phần thu nhập có được liên quan tới việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Khoản thu nhập hợp lý cho tài sản đóng góp được tính thông qua các bước cụ thể sau:

  • Xác định những tài sản (bao gồm nhưng không giới hạn trong vốn lưu động) đóng góp vào phần thu nhập có được liên quan tới việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá (tài sản đóng góp);
  • Ước tính giá trị thị trường của các tài sản đóng góp vào thu nhập của doanh nghiệp. Giá trị thị trường này có thể được xác định trên cơ sở đánh giá lại giá trị còn lại theo sổ sách kế toán và đối chiếu với thông tin thị trường. Trong trường hợp hạn chế về thông tin thì có thể cân nhắc, điều chỉnh theo giá trị ghi sổ kế toán;

Xác định thu nhập ròng của tài sản đóng góp trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận hợp lý và giá trị của các tài sản đóng góp, cụ thể là nhân giá trị của từng tài sản đóng góp với tỷ suất sinh lời hợp lý của tài sản đó.

Bước 4: Xác định phần thu nhập ròng được tạo ra từ riêng tài sản vô hình cần thẩm định giá bằng cách loại trừ khỏi dòng thu nhập ròng phần tiền sử dụng vốn phân bổ cho các tài sản khác ra (bao gồm khoản đóng góp của các tài sản đóng góp đã tính tại Bước 3 và khoản tiền dự kiến mua tài sản cố định mới trong giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lai), đồng thời cộng thêm phần trích khấu hao của tài sản đóng góp là tài sản cố định để có được dòng tiền ròng tạo ra từ tài sản vô hình cần thẩm định giá;

Bước 5: Xác định giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá bằng cách sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp để quy về hiện tại phần thu nhập ròng được tạo ra từ riêng tài sản vô hình cần thẩm định giá (đã tính tại Bước 4).

Thông tin cần có để áp dụng phương pháp thu nhập tăng thêm

Các thông tin sau cần được cân nhắc khi áp dụng phương pháp thu nhập tăng thêm:

Dòng tiền của doanh nghiệp tạo ra bởi tài sản vô hình cần thẩm định, bao gồm cả dòng thu nhập và các chi phí gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định.

Chi phí sử dụng các tài sản phụ trợ cần thiết và gắn liền với việc sử dụng hiệu quả tài sản vô hình cần thẩm định.

Tỷ suất chiết khấu phù hợp để chuyển đổi về giá trị hiện tại của tài sản vô hình cần thẩm định.

Các chi phí hoặc lợi ích liên quan, ví dụ mức thuế áp dụng với việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định.

Căn cứ vào đặc điểm của tài sản vô hình cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản vô hình cần thẩm định giá có thể thu thập được từ đó thẩm định viên lựa chọn phương pháp thẩm định giá theo chuẩn mực thẩm định giá phù hợp.

Bạn đang đọc bài viết: “Các phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình thuộc cách tiếp cận từ thu nhập theo chuẩn mực Thẩm định giá Việt Nam tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Cơ sở giá trị thẩm định giá theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam

Cơ sở giá trị thẩm định giá
Cơ sở giá trị thẩm định giá theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam

(TDVC Cơ sở giá trị thẩm định giá theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam) – Theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam cơ sở giá trị bao gồm nhưng không giới hạn trong các loại cơ sở giá trị sau: Giá trị thị trường, Giá trị thuê thị trường, Giá trị đầu tư, Giá trị bắt buộc phải bán, Giá trị ngang bằng.

Cơ sở giá trị

Theo Điều 4 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về cơ sở giá trị thẩm định giá ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BTC quy định về cơ sở giá trị như sau:

Cơ sở giá trị bao gồm nhưng không giới hạn trong các loại cơ sở giá trị sau: Giá trị thị trường, Giá trị thuê thị trường, Giá trị đầu tư, Giá trị bắt buộc phải bán, Giá trị ngang bằng. Cơ sở giá trị hợp lý được quy định tại pháp luật Việt Nam về lập báo cáo tài chính và hướng dẫn tại Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế.

Cơ sở giá trị đóng vai trò nền tảng của hoạt động thẩm định giá. Cơ sở giá trị có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá, áp dụng các thông tin đầu vào, đưa ra giả thiết và quan điểm về giá trị của tài sản.

Việc xác định cơ sở giá trị căn cứ vào mục đích thẩm định giá và tình huống (thực tế hoặc dự kiến) diễn ra giao dịch. Người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần có sự trao đổi với tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá để xác định cơ sở giá trị phù hợp với mục đích thẩm định giá.

Bản chất và nguồn gốc của các thông tin đầu vào cho quá trình thẩm định giá cần phù hợp với cơ sở giá trị được lựa chọn.

Giá trị thị trường

Giá trị thị trường là khoản tiền ước tính để tài sản có thể được giao dịch tại thời điểm thẩm định giá giữa người sẵn sàng mua và người sẵn sàng bán trong một giao dịch khách quan, độc lập, sau khi được tiếp thị đầy đủ và các bên tham gia hành động có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc.

Giá trị thị trường thể hiện mức giá hợp lý có khả năng đạt được trên một thị trường vào thời điểm thẩm định giá và phù hợp với khái niệm giá trị thị trường. Đây là một mức giá ước tính mà không phải là một khoản tiền được ấn định trước hay là giá bán thực tế.

Giá trị tài sản cần gắn với thời điểm thẩm định giá và đây là thời điểm xác định cụ thể do các điều kiện thị trường có thể thay đổi theo thời gian, dẫn tới giá trị thẩm định giá ước tính có thể không phù hợp tại thời điểm khác thời điểm thẩm định giá.

Giá trị thị trường được ước tính trong một thị trường mở và cạnh tranh, nơi các bên tham gia thị trường được tự do quyết định hành vi mua bán. Thị trường ở đây có thể là thị trường quốc tế hoặc thị trường trong nước. Thị trường có thể bao gồm nhiều người mua và người bán, hoặc có thể là thị trường có số lượng người tham gia thị trường hạn chế.

Giá trị thuê thị trường

Giá trị thuê thị trường là khoản tiền ước tính để được thuê một quyền lợi từ bất động sản tại địa điểm, thời điểm thẩm định giá giữa người sẵn sàng cho thuê và người sẵn sàng thuê theo các điều khoản thuê thích hợp trong một giao dịch khách quan, độc lập sau khi được tiếp thị đầy đủ và các bên tham gia hành động có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc.

Giá trị thuê thị trường có thể được sử dụng làm cơ sở giá trị thẩm định giá khi thẩm định giá một hợp đồng cho thuê hoặc một quyền lợi do hợp đồng thuê tạo ra. Trong trường hợp này, cần phải xem xét, đánh giá sự khác nhau giữa giá thuê theo hợp đồng và giá thuê thị trường.

Để tính toán giá trị thuê thị trường, thẩm định viên cần xem xét các yếu tố sau:

  • Trường hợp xác định giá trị thuê của một hợp đồng thuê thực tế, thì các điều khoản và điều kiện của hợp đồng phải là các điều khoản thuê phù hợp với các quy định của pháp luật;
  • Trường hợp xác định giá trị thuê không thuộc một hợp đồng thuê thực tế, thì các điều khoản và điều kiện giả định của hợp đồng thuê giả định này phải được thị trường chấp nhận cho từng loại bất động sản giữa các bên tham gia thị trường vào ngày thẩm định giá.

Giá trị đầu tư

Giá trị đầu tư là số tiền ước tính tại thời điểm thẩm định giá của một tài sản đối với một chủ sở hữu cụ thể hoặc chủ sở hữu tiềm năng cho hoạt động đầu tư cụ thể hoặc các mục đích hoạt động cụ thể.

Giá trị đầu tư là cơ sở giá trị có tính đặc thù cho một đối tượng cụ thể. Cơ sở giá trị này phản ánh những lợi ích mà chủ sở hữu này nhận được từ việc nắm giữ tài sản đó. Giá trị đầu tư thường phản ánh các tình huống và mục tiêu tài chính của đối tượng cụ thể mà việc thẩm định giá hướng đến. Giá trị đầu tư cũng thường được sử dụng để đo lường hiệu quả đầu tư.

Giá trị bắt buộc phải bán

Giá trị bắt buộc phải bán phản ánh giá trị tài sản tại thời điểm thẩm định giá trong trường hợp người bán bắt buộc phải bán tài sản trong một thời gian hạn chế, dẫn tới không thực hiện được việc tiếp thị đầy đủ và người mua có thể không được kiểm tra về nhiều mặt liên quan đến tài sản một cách đầy đủ. Bắt buộc phải bán là tình huống mà giao dịch dự kiến được diễn ra.

Giá có thể đạt được trong một giao dịch bắt buộc phải bán phụ thuộc vào bản chất áp lực bán của người bán và lý do việc tiếp thị đầy đủ không thể thực hiện được. Việc xác định giá trị bắt buộc phải bán chi thực hiện được khi có những giả định hợp lý về hậu quả của việc khó hoặc không thể bán được trong một thời gian nhất định do các hạn chế từ phía người bán.

Giá trị ngang bằng

Giá trị ngang bằng là mức giá ước tính cho việc chuyển nhượng của tài sản giữa hai bên đã được xác định cụ thể, có hiểu biết và sẵn sàng mua bán tại địa điểm, thời điểm thẩm định giá; mức giá này phản ánh lợi ích tương ứng của các bên.

Giá trị ngang bằng yêu cầu đánh giá mức giá hợp lý giữa hai bên cụ thể, xác định có tính đến các lợi thế và bất lợi tương ứng mà mỗi bên sẽ có được khi thực hiện giao dịch.

Giả thiết và giả thiết đặc biệt

Khi xác định cơ sở giá trị thẩm định giá, các giả thiết và giả thiết đặc biệt có thể được đưa ra để làm rõ trạng thái của tài sản trong giao dịch giả định hoặc tình huống mà tài sản đó giả định sẽ được giao dịch.

Những giả thiết và giả thiết đặc biệt đưa ra phải hợp lý và phù hợp với mục đích thẩm định giá.

Giả thiết có thể được đưa ra đối với những thông tin còn hạn chế, chưa chắc chắn ảnh hưởng đến giá trị tài sản thẩm định giá trong trường hợp không khắc phục được những hạn chế này.

Các hạn chế về thông tin bao gồm các hạn chế về hồ sơ pháp lý của tài sản thẩm định giá, hạn chế về đặc điểm của tài sản thẩm định giá, hoặc hạn chế về các thông tin khác do hạn chế của việc thu thập thông tin.

Giả thiết đặc biệt là giả thiết về tình trạng của tài sản khác với thực tế tại thời điểm thẩm định giá, tuy nhiên giả thiết này cần được áp dụng để phù hợp với mục đích thẩm định giá của tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá.

Các giả thiết đặc biệt cần phải được thông báo với tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá và có sự đồng thuận bằng văn bản của tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá, đồng thời đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.

Nếu việc tiến hành thẩm định giá trên cơ sở một giả thiết đặc biệt khiến cho việc thẩm định giá trở nên không khả thi thì cũng cần loại bỏ giả thiết đặc biệt này./.

Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cơ sở giá trị thẩm định giá áp dụng từ ngày 01/7/2024 tại Thông tư 30/2024/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Bạn đang đọc bài viết: “Cơ sở giá trị thẩm định giá theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Thẩm định giá Thành Đô vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cuộc thi viết “Thẩm định giá Việt Nam vì sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”

Lễ trao giải cuộc thi viết thẩm định giá
Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam (VVA) Nguyễn Tiến Thỏa và Ông Nguyễn Thế Hào, Phó Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam – Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Nhịp sống Thị trường, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi chụp ảnh lưu niệm

(TDVC Thẩm định giá Thành Đô nhận giải thưởng cuộc thi viết về Thẩm định giá) – Ngày 22/10/2024, tại Hà Nội, Thẩm định giá Thành Đô tham dự Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Thẩm định giá Việt Nam vì sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước” do Tạp chí điện tử Nhịp sống Thị trường (MarketTimes) dưới sự chỉ đạo của Hội Thẩm định giá Việt Nam – Bộ Tài chính tổ chức.

Ngay từ khi ban tổ chức phát động cuộc thi, toàn thể cán bộ nhân viên công ty trên quốc đã tham gia tích cực, vô cùng hào hứng và có những bài viết về thẩm định giá với chất lượng chuyên môn cao, phân tích nghề thẩm định giá một cách sâu sắc. Sau một thời gian làm việc, xem xét, thảo luận, theo kết quả của Hội đồng chung khảo, Ban tổ chức đã quyết định trao 12 giải thưởng cho các cá nhân và tập thể bao gồm: 2 giải nhì, 3 giải ba, 5 giải khuyến khích, 1 giải dành cho đơn vị có đông người dự thi nhất và 1 giải dành cho cá nhân có bài viết nhiều người đọc nhất trên MarketTimes.

Cuộc thi viết về thẩm định giá
Ông Nguyễn Minh Tâm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô

Tại buổi lễ ông Nguyễn Minh Tâm – Tổng giám đốc đại diện doanh nghiệp đã có những phát biểu gửi đến ban tổ chức và các thí sinh tham dự: “Lần đầu tiên, cộng đồng doanh nghiệp Thẩm định giá chúng tôi có một diễn đàn để trao đổi nghiệp vụ, kỹ năng, trải nghiệm cũng như cả những tâm tư nguyện vọng, khó khăn của nghề nghiệp. Từ khi có thông tin về cuộc thi, các cán bộ công nhân viên của Thẩm định giá Thành Đô đều rất hào hứng tham gia, từ những bạn trẻ mới vào nghề đến các thẩm định viên lão làng dày dặn kinh nghiệm làm nghề. Tôi hy vọng sẽ ngày càng có nhiều sân chơi bổ ích như cuộc thi này để cộng đồng hiểu và chia sẻ hơn với chúng tôi cũng như để nghành Thẩm định giá Việt Nam ngày càng phát triển”, ông Nguyễn Minh Tâm chia sẻ.

Lễ trao giải cuộc thi viết về thẩm định giá
Công ty thẩm định giá Thành Đô, đơn vị có nhiều bài thi và giả thưởng nhất tại cuộc thi viết “Thẩm định giá Việt Nam vì sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”

Tại cuộc thi lần này, Công ty thẩm định giá Thành Đô vinh dự được trao 6 giải thưởng bao gồm: 01 giải tập thể xuất sắc, 01 giải nhì, 01 giải ba, 02 giải khuyến khích và 01 giải có lượt xem nhiều nhất. Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô cũng là đơn vị có nhiều người tham dự nhất cuộc thi và cũng là đơn vị có nhiều tác giả đoạt giải nhất cuộc thi viết “Thẩm định giá Việt Nam vì sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”, công ty đánh giá rất cao cuộc thi do MarketTimes tổ chức.

Một số hình ảnh tại buổi lễ

Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam (VVA) Nguyễn Tiến Thỏa
Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam (VVA) Nguyễn Tiến Thỏa phát biểu
Ông Nguyễn Thế Hào, Phó Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam
Ông Nguyễn Thế Hào, Phó Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam – Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Nhịp sống Thị trường, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi phát biểu
Tập thể Ban Chấp hành Hội Thẩm định giá Việt Nam (VVA) chụp ảnh cùng các giả có tác phẩm đạt giải.
Tập thể Ban Chấp hành Hội Thẩm định giá Việt Nam (VVA) chụp ảnh cùng các giả có tác phẩm đạt giải.

Ông Nguyễn Minh Tâm

buổi lễ dự thi về thẩm định giá

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá Thành Đô vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cuộc thi viết “Thẩm định giá Việt Nam vì sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước” tại chuyên mục Tin công ty của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô công ty thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Thẩm định giá Thành Đô tuyển dụng thẩm định giá Quý 4 năm 2024 tại thành phố Hồ Chí Minh

Tuyển dụng quý 4 năm 2024 Hồ Chí Minh
Thẩm định giá Thành Đô – CN Hồ Chí Minh tuyển dụng quý 4 năm 2024

(TDVC Tuyển dụng thẩm định giá quý 4/2024 thành phố Hồ Chí Minh) – Để đáp ứng nhu cầu phát triển nên Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô – Chi nhánh Hồ Chí Minh cần tuyển dụng nhân sự cho Quý 4 năm 2024 tại thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau:

1. VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG

  • Thành phố Hồ Chí Minh: 05 chuyên viên thẩm định giá

2. YÊU CẦU NĂNG LỰC

– Nhiệm vụ:

  • Tư vấn chuyên môn thẩm định giá cho khách hàng
  • Khảo sát thu thập thông tin thị trường
  • Nghiên cứu thị trường thẩm định giá
  • Lập báo cáo, chứng thư thẩm định giá theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

– Yêu cầu:

  • Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực: Thẩm định giá, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, kinh tế, xây dựng, luật.
  • Năng lực: Có kiến thức, nhiệt huyết, đam mê về mảng thẩm định. Khả năng giao tiếp tốt, khả năng đàm phán, thuyết phục, kỹ năng văn phòng, internet…
  • Kinh nghiệm: có kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá là lợi thế.

3. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ

  • Được đào tạo kỹ năng và kiến thức kinh doanh về ngành Thẩm định giá, hỗ trợ chuyên sâu cho nhân viên chưa có kinh nghiệm.
  • Lương cứng: Thỏa thuận
  • Các chế độ khác theo luật định, đóng BHXH, BHYT, TCTN…
  • Các chế độ nghỉ mát, thưởng cuối năm.
  • Lương thưởng hàng tháng
  • Làm việc trong môi trường trẻ trung, năng động và thân thiện.
  • Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – sáng thứ 7 (Sáng 8h00- 12h00, chiều 13h30 – 17h30)

4. ĐỊA ĐIỂM NỘP HỒ SƠ & PHỎNG VẤN

– Nộp trực tiếp tại chi nhánh.

  • Hồ Chí Minh: Tầng 3, số 353 – 355 An Dương Vương, phường 3, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

– Nộp hồ sơ phỏng vấn qua Email: info@tdvc.com.vn

– Liên hệ phỏng vấn: 0985.103.666

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá Thành Đô tuyển dụng thẩm định giá Quý 4 năm 2024 tại thành phố Hồ Chí Minhtại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Thẩm định giá tài sản bằng phương pháp so sánh theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam

thẩm định giá tài sản bằng phương pháp so sánh theo chuẩn mực thẩm định giá
Thẩm định giá tài sản bằng phương pháp so sánh theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam

(TDVC phương pháp so sánh theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam) – Ngày 16 tháng 5 năm 2024, Bộ Tài chính ban hành chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về cách tiếp cận từ thị trường theo thông tư số 32/2024/TT-BTC. Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường được áp dụng theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam. Đối tượng áp dụng gồm:

  • Thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
  • Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá.

1. Tài sản là gì?

Tài sản có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Trong Bộ luật Dân sự 2015 hiện nay quy định về tài sản như sau:

Định nghĩa tài sản

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản thì:

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

  1. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Trong doanh nghiệp hay cơ quan, tài sản được thể hiện trên bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của doanh nghiệp hoặc mang lại lợi ích cho hoạt động của doanh nghiệp. Một tài sản dù đó là thiết bị sản xuất hay tự sáng chế đều có thể tạo ra dòng tiền, tiết kiệm chi phí hoặc tăng doanh số bán hàng.

2. Cách tiếp cận từ thị trường

Cách tiếp cận từ thị trường xác định giá trị của tài sản thẩm định giá thông qua việc so sánh tài sản thẩm định giá với các tài sản so sánh đã có các thông tin về giá trên thị trường; trường hợp thẩm định giá doanh nghiệp được sử dụng thêm các thông tin về giá của chính tài sản thẩm định giá. Cách tiếp cận từ thị trường gồm phương pháp so sánh.

Tùy theo loại tài sản, cách tiếp cận từ thị trường có thể được cụ thể hóa thành các phương pháp gồm phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch.

Phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch chỉ áp dụng đối với thẩm định giá doanh nghiệp và được quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp.

3. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh xác định giá trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở đối chiếu, phân tích và đánh giá các yếu tố so sánh của các tài sản so sánh với tài sản thẩm định giá từ đó điều chỉnh mức giá của các tài sản so sánh làm cơ sở ước tính giá trị của tài sản thẩm định giá.

Phương pháp so sánh được áp dụng để thẩm định giá tài sản có hoạt động chuyển nhượng hoặc chào mua hoặc chào bán công khai trên thị trường. Một tài sản được coi là có hoạt động chuyển nhượng hoặc chào mua hoặc chào bán công khai trên thị trường khi thu thập được ít nhất 03 tài sản so sánh từ các tổ chức, cá nhân khác nhau đã chuyển nhượng hoặc được chào mua hoặc chào bán trên thị trường gần thời điểm thẩm định giá và địa điểm của tài sản thẩm định giá.

3.1. Các bước thẩm định giá

Thẩm định giá tài sản theo phương pháp so sánh như sau:

  • Khảo sát và thu thập thông tin về tài sản so sánh;
  • Phân tích thông tin;
  • Điều chỉnh sự khác biệt giữa tài sản thẩm định giá với tài sản so sánh;
  • Xác định mức giá chỉ dẫn của các tài sản so sánh;
  • Xác định mức giá của tài sản thẩm định giá.

Khảo sát và thu thập thông tin về tài sản so sánh

Thông tin về các tài sản so sánh bao gồm các đặc điểm pháp lý, kinh tế-kỹ thuật của tài sản so sánh; mức giá tài sản so sánh; thời điểm, địa điểm và các bên tham gia chuyển nhượng hoặc chào mua hoặc chào bán; các điều kiện kèm theo mức giá và các thông tin khác (nếu có).

Việc khảo sát và thu thập thông tin về tài sản so sánh phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Thông tin thu thập về các tài sản so sánh phải đảm bảo khách quan đúng theo thực tế và phải có sự xem xét, đánh giá để bảo đảm những thông tin đó có thể sử dụng được trước khi đưa vào phân tích, tính toán; ưu tiên lựa chọn các thông tin phát sinh gần nhất với thời điểm thẩm định giá và địa điểm của tài sản thẩm định giá;
  • Số lượng thông tin thu thập phải bảo đảm ít nhất 03 tài sản so sánh có thời điểm chuyển nhượng hoặc thời điểm chào mua hoặc chào bán diễn ra tại hoặc gần nhất với thời điểm thẩm định giá nhưng không quá 24 tháng tính từ thời điểm thẩm định giá trở về trước.

Trường hợp giá tài sản có biến động trong khoảng thời gian từ thời điểm chuyển nhượng hoặc thời điểm chào mua hoặc thời điểm chào bán của tài sản so sánh đến thời điểm thẩm định giá thì trước khi thực hiện việc điều chỉnh mức giá của tài sản so sánh theo các yếu tố so sánh, cần phải điều chỉnh (tăng hoặc giảm) mức giá của tài sản so sánh về thời điểm thẩm định giá và người thực hiện thẩm định giá cần phân tích, tính toán cho phù hợp với biến động của giá thị trường trong khoảng thời gian này.

Trường hợp thu thập thông tin về các tài sản được chào bán hoặc chào mua, cần đánh giá, phân tích về diễn biến giá thị trường, nguồn thông tin thu thập và các thông tin về giá khác trên thị trường để có sự điều chỉnh, tìm ra mức giá phù hợp (nếu cần) trước khi sử dụng làm mức giá so sánh;

  • Ưu tiên lựa chọn các tài sản so sánh có khoảng cách gần nhất đến tài sản thẩm định giá và không bị giới hạn bởi địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện trong địa bàn tỉnh. Trường hợp mở rộng phạm vi thu thập thông tin ngoài địa bàn tỉnh, người thực hiện thẩm định giá cần nêu rõ lý do và hạn chế (nếu có) của việc mở rộng phạm vi thu thập thông tin trong báo cáo thẩm định giá;
  • Thông tin về tài sản so sánh được thu thập từ một hoặc nhiều nguồn thông tin sau: các hợp đồng; hóa đơn; chứng từ mua bán; các kết quả giao dịch thành công trên các sàn giao dịch; các phương tiện thông tin đại chúng; các phiếu điều tra thực tế thị trường; các mức giá ghi trong các văn bản của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; kết quả trúng đấu giá, đấu thầu theo quy định; phỏng vấn trực tiếp; điện thoại; email hoặc mạng internet; cơ sở dữ liệu về giá của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các doanh nghiệp và từ các nguồn khác theo quy định (nếu có).

Kết quả khảo sát và thu thập thông tin về tài sản so sánh phải được thể hiện và lưu trữ dưới dạng phiếu thu thập thông tin về tài sản so sánh kèm theo chữ ký của người thu thập thông tin.

Trường hợp quá trình thu thập thông tin có sử dụng thêm các phiếu khảo sát, phiếu điều tra, phiếu thu thập, phiếu đánh giá do người thu thập thông tin trực tiếp lập thì phải có chữ ký của người thu thập thông tin tại các phiếu này.

Trường hợp thông tin thu thập trên mạng internet, tại phiếu thu thập thông tin cần dẫn chiếu cụ thể các đường dẫn liên kết đến thông tin thu thập và lưu trữ hình ảnh để minh chứng. Thông tin thu thập trên mạng internet phải là các thông tin trên các website chính thức của các cơ quan, tổ chức được hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trường hợp thông tin thu thập từ các báo giá chào mua hoặc chào bán, cần có đầy đủ thông tin như tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) và đóng dấu của đơn vị báo giá, thời điểm cung cấp thông tin, hiệu lực của báo giá.

Phân tích thông tin

Phân tích thông tin nhằm so sánh để rút ra những điểm tương tự và những điểm khác biệt, những lợi thế và điểm bất lợi theo các yếu tố so sánh giữa tài sản thẩm định giá với tài sản so sánh.

Các yếu tố so sánh bao gồm các yếu tố so sánh định tính và các yếu tố so sánh định lượng thể hiện đặc trưng cơ bản của loại tài sản về đặc điểm pháp lý, tình trạng giao dịch, đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của tài sản và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến giá trị tài sản.

Việc phân tích thông tin theo các yếu tố so sánh giữa tài sản thẩm định giá với tài sản so sánh được thực hiện thông qua hình thức sau:

  • Phân tích định lượng (phân tích theo số lượng): bao gồm phân tích theo cặp, phân tích thống kê, phân tích hồi quy, phân tích chi phí và các phương pháp phân tích tương tự khác để tìm ra mức điều chỉnh là số tiền hoặc tỷ lệ phần trăm (%);
  • Phân tích định tính (phân tích theo chất lượng): bao gồm phân tích so sánh tương quan, phân tích xếp hạng và phỏng vấn các bên liên quan.

Điều chỉnh sự khác biệt giữa tài sản thẩm định giá với tài sản so sánh

Khi điều chỉnh sự khác biệt giữa tài sản thẩm định giá với tài sản so sánh cần thực hiện điều chỉnh đối với các yếu tố so sánh định lượng (có thể lượng hóa thành tiền) trước, các yếu tố so sánh định tính (không thể lượng hóa thành tiền) sau.

Các nội dung điều chỉnh sự khác biệt giữa tài sản thẩm định giá so với tài sản so sánh:

  • Đối tượng điều chỉnh: là giá đã chuyển nhượng hoặc giá chào mua hoặc giá chào bán trên thị trường sau khi đã có sự điều chỉnh hợp lý về mức giá mua bán thành công phổ biến trên thị trường của tài sản so sánh;
  • Căn cứ điều chỉnh: dựa vào chênh lệch các yếu tố so sánh giữa tài sản so sánh và tài sản thẩm định giá;

Nguyên tắc điều chỉnh:

Lấy các yếu tố so sánh của tài sản thẩm định giá làm chuẩn để làm cơ sở điều chỉnh giá của tài sản so sánh theo các yếu tố so sánh của tài sản thẩm định giá.

Khi điều chỉnh giá theo sự khác biệt của một yếu tố so sánh thì cố định những yếu tố so sánh còn lại (coi như giống nhau). Những yếu tố ở tài sản thẩm định giá kém hơn so với tài sản so sánh thì điều chỉnh giảm (-) mức giá của tài sản so sánh. Những yếu tố ở tài sản thẩm định giá vượt trội hơn so với tài sản so sánh thì điều chỉnh tăng (+) mức giá của tài sản so sánh. Những yếu tố ở tài sản thẩm định giá giống với tài sản so sánh thì giữ nguyên mức giá của tài sản so sánh (không điều chỉnh).

Mỗi một sự điều chỉnh về các yếu tố so sánh được chứng minh từ các chứng cứ điều tra thu thập được trên thị trường, như các phiếu thu thập thông tin; báo cáo phân tích thông tin; báo cáo nghiên cứu thị trường hoặc các tài liệu liên quan khác;

Phương thức điều chỉnh:

Điều chỉnh theo số tiền tuyệt đối: áp dụng đối với chênh lệch các yếu tố so sánh có thể xác định được mức điều chỉnh tuyệt đối là một khoản tiền cụ thể thông qua việc tính toán.

Điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm: áp dụng đối với chênh lệch các yếu tố so sánh chỉ có thể xác định được mức điều chỉnh tương đối theo tỷ lệ, mang tính ước lượng cao;

Mức điều chỉnh:

Mức điều chỉnh giá do sự khác biệt về các yếu tố so sánh cần được ước tính trên cơ sở thông tin giao dịch trên thị trường, đồng thời có sự phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến giá trị tài sản của các yếu tố so sánh;

Thứ tự điều chỉnh:

Điều chỉnh nhóm yếu tố so sánh về đặc điểm pháp lý và tình trạng giao dịch của tài sản trước, điều chỉnh nhóm yếu tố so sánh về đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của tài sản sau. Giá sau khi điều chỉnh cho nhóm yếu tố về pháp lý và tình trạng giao dịch được sử dụng để điều chỉnh cho nhóm yếu tố về đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của tài sản.

Khi điều chỉnh giá tài sản so sánh theo từng nhóm yếu tố trên thì điều chỉnh các yếu tố so sánh theo số tiền tuyệt đối trước, điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm sau. Giá sau khi điều chỉnh tuyệt đối được sử dụng cho điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm;

Nguyên tắc khống chế:

Bảo đảm chênh lệch giữa mức giá của tài sản so sánh với mức giá chỉ dẫn của tài sản đó theo quy định tại Điều 9 của Chuẩn mực phù hợp với các chứng cứ thị trường.

Bảo đảm chênh lệch giữa mỗi mức giá chỉ dẫn với mức giá trung bình của các mức giá chỉ dẫn không quá 15%.

Xác định mức giá chỉ dẫn của các tài sản so sánh

  1. Mức giá chỉ dẫn của các tài sản so sánh là cơ sở để ước tính mức giá trị của tài sản thẩm định.
  2. Việc điều chỉnh theo các yếu tố so sánh và xác định mức giá chỉ dẫn của tài sản so sánh được thể hiện tại bảng điều chỉnh sau đây:

TT

Yếu tố so sánh

Đơn vị tính

Tài sản thẩm định giá

Tài sản so sánh 1

Tài sản so sánh 2

Tài sản so sánh 3

Tài sản so sánh ….

A

Giá thị trường (Giá trước điều chỉnh)

 

 

Đã biết

Đã biết

Đã biết

Đã biết

B

Giá sau điều chỉnh

 

 

 

 

 

 

C

Điều chỉnh các yếu tố so sánh

 

 

 

 

 

 

C1

Yếu tố so sánh 1

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ điều chỉnh

%

 

 

 

 

 

Mức điều chỉnh

Đồng

 

 

 

 

 

Giá sau điều chỉnh 1

Đồng

 

 

 

 

 

C2

Yếu tố so sánh 2

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ điều chỉnh

%

 

 

 

 

 

Mức điều chỉnh

Đồng

 

 

 

 

 

Giá sau điều chỉnh 2

Đồng

 

 

 

 

 

C3

Yếu tố so sánh 3

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ điều chỉnh

%

 

 

 

 

 

Mức điều chỉnh

Đồng

 

 

 

 

 

Giá sau điều chỉnh 3

Đồng

 

 

 

 

 

C4

Yếu tố so sánh 4

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ điều chỉnh

%

 

 

 

 

 

Mức điều chỉnh

Đồng

 

 

 

 

 

Giá sau điều chỉnh 4

Đồng

 

 

 

 

 

D

Mức giá chỉ dẫn

 

 

 

 

 

 

D1

Giá trị trung bình của mức giá chỉ dẫn

Đồng

 

 

 

 

 

D2

Mức độ chênh lệch với giá trị trung bình của các mức giá chỉ dẫn

%

 

 

 

 

 

E

Tổng hợp các số liệu điều chỉnh tại mục C

E1

Tổng giá trị điều chỉnh gộp

Đồng

 

 

 

 

 

E2

Tổng số lần điều chỉnh

Lần

 

 

 

 

 

E3

Biên độ điều chỉnh

%

 

 

 

 

 

E4

Tổng giá trị điều chỉnh thuần

Đồng

 

 

 

 

 

Xác định giá trị của tài sản thẩm định giá

Việc xác định giá trị của tài sản thẩm định giá được thực hiện trên cơ sở mức giá chỉ dẫn của các tài sản so sánh kết hợp với việc phân tích chất lượng thông tin của các tài sản so sánh (về nguồn thông tin, về mức độ tin cậy và phù hợp của thông tin) và các tiêu chí sau đây:

  • Tổng giá trị điều chỉnh gộp nhỏ nhất (tức là tổng giá trị tuyệt đối của các điều chỉnh là nhỏ nhất);
  • Tổng số lần điều chỉnh càng ít càng tốt;
  • Biên độ điều chỉnh (nghĩa là mức hoặc tỷ lệ % điều chỉnh) của một yếu tố so sánh càng nhỏ càng tốt;
  • Tổng các giá trị điều chỉnh thuần nhỏ nhất tức là tổng của các điều chỉnh là nhỏ nhất.

Trong trường hợp cần thiết, cần đánh giá các động thái, diễn biến và xu hướng biến động của cung cầu thị trường trước khi đưa ra giá trị của tài sản thẩm định giá cuối cùng bằng phương pháp so sánh./.

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá tài sản bằng phương pháp so sánh theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam tại chuyên mục tin công ty của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Thẩm định giá Thành Đô chung tay hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả cơn Bão số 3 Yagi

Ủng hộ đồng bào thiệt hại cơn bão số 3
Đại diện Tập thể CBNV Công ty Thẩm định giá Thành Đô trao số tiền ủng hộ tại trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

(TDVC Thẩm định giá Thành Đô chung tay hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3) – Cơn Bão số 3 Yagi đi qua đã để lại nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cho đồng bào phía Bắc.

Ngày 24/9/2024 Công ty Thẩm định giá Thành Đô với tinh thần đoàn kết, “tương thân tương ái”, Tập thể Cán bộ nhân viên (CBNV) công ty cùng Quỹ từ thiện Công ty Thẩm định giá Thành Đô đã quyên góp số tiền lên tới 52.500.000 đồng góp phần chung tay hỗ trợ đồng bào bão lũ sớm vượt qua khó khăn, mong người dân sớm ổn định đời sống và khôi phục sản xuất, kinh doanh. Hoạt động thiện nguyện này đã được toàn thể CBNV công ty nhiệt tình hưởng ứng. Tất cả số tiền này được chuyển thẳng vào STK Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Ban Cứu trợ Trung ương.

Thư cảm ơn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Thư cảm ơn Công ty Thẩm định giá Thành Đô ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn Bão số 3 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Thư cảm ơn Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam
Thư cảm ơn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thẩm định giá Thành Đô tin tưởng rằng hoạt động thiện nguyện này sẽ lan tỏa mạnh mẽ truyền thống “Lá lành đùm lá rách” – một giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt Nam.

Sự chung tay của toàn thể CBNV công ty và Quỹ từ thiện Công ty Thẩm định giá Thành Đô xin góp phần động viên, giúp người dân các địa phương vùng bị bão lũ, thiên tai vượt qua khó khăn, nhanh chóng ổn định cuộc sống.

CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THÀNH ĐÔ

  • Hội sở: Tầng 5 – Tòa nhà Viễn Đông, 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  • Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: info@tdvc.com.vn
  • Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
  • Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá Thành Đô chung tay hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3 YAGI tại chuyên mục tin công ty của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Các phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ thu nhập năm 2024

Các phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình
Các phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình

(TDVC Các phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình) – Trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, tài sản vô hình có vai trò đặc biệt quan trọng đối sự phát triển của các doanh nghiệp và kinh tế đất nước. Thẩm định giá tài sản vô hình là xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản vô hình bằng các phương pháp thẩm định giá theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo chuẩn mực thẩm định giá.

1. Tài sản vô hình là gì?

Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng có khả năng tạo ra các quyền và lợi ích kinh tế, tự biểu hiện thông qua các đặc tính kinh tế. Tài sản vô hình không bao gồm tiền mặt. Tài sản vô hình là tài sản vô hình xác định được và thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

a) Có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình;

b) Có khả năng tạo thu nhập từ tài sản vô hình;

c) Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được bằng tiền…

2. Phân loại tài sản vô hình

Tài sản vô hình bao gồm các loại sau:

  • Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  • Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản.
  • Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu.
  • Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện theo quy định.

3. Các phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình

Thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm các phương pháp: Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, Phương pháp lợi nhuận vượt trội và Phương pháp thu nhập tăng thêm. Các phương pháp này thuộc cách tiếp cận từ thu nhập.

Cách tiếp cận từ thu nhập là xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các khoản thu nhập, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm do tài sản vô hình mang lại.

Khi áp dụng các phương pháp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập, cần cân nhắc thực hiện phân tích độ nhậy để xem xét, phân tích sự thay đổi của kết quả thẩm định giá khi thay đổi giá trị của một số thông số đối với từng trường hợp thẩm định giá.

Việc áp dụng cách tiếp cận từ thu nhập trong thẩm định giá tài sản vô hình được thực

hiện theo quy định tại chuẩn mực thẩm định giá. Trường hợp chưa quy định tại chuẩn mực thì thực hiện theo quy định tại các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam khác.

3.1. Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình

Theo phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, giá trị của tài sản vô hình được tính toán trên cơ sở giá trị hiện tại của dòng tiền sử dụng tài sản vô hình mà tổ chức, cá nhân nhận được khi cho phép sử dụng tài sản vô hình.

Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình đặt ra giả định rằng tổ chức hoặc cá nhân không sở hữu tài sản vô hình phải trả tiền để sử dụng nó. Vì vậy, phương pháp này tính giá trị tài sản vô hình thông qua việc tính các khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được nếu tổ chức hoặc cá nhân đó sở hữu tài sản vô hình.

Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình được áp dụng thông qua việc quy đổi về hiện tại dòng tiền trong tương lai là khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được đã trừ thuế (nếu có).

Việc tính toán dòng tiền sử dụng tài sản vô hình, thuế, chi phí duy trì và các khoản chi phí hỗ trợ khác phải nhất quán. Cụ thể, nếu tổ chức cá nhân sở hữu tài sản vô hình chịu trách nhiệm trả chi phí duy trì (ví dụ chi phí quảng cáo hoặc chi phí nghiên cứu duy trì và phát triển), thì tiền sử dụng tài sản vô hình cũng như dòng tiền trả để được sử dụng tài sản vô hình cũng cần tính đến các chi phí này. Ngược lại, nếu chi phí duy trì không bao gồm trong tiền sử dụng tài sản vô hình, thì chi phí này cũng cần được loại bỏ khỏi dòng tiền trả để sử dụng tài sản vô hình.

Thông tin cần có để áp dụng phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình

Mức tiền sử dụng tài sản vô hình hoặc tỷ lệ tiền sử dụng tài sản vô hình được được xác định thông qua:

  • Tỷ lệ tiền sử dụng tài sản vô hình của các tài sản vô hình so sánh hoặc tương đồng có giao dịch trên thị trường;
  • Việc chia tách lợi nhuận trong một giao dịch giả định giữa người sẵn sàng nhượng quyền sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá và người sẵn sàng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá trong một giao dịch độc lập, khách quan.

Các thông tin giao dịch của các tài sản tương tự về các quyền được luật pháp bảo hộ, các thông tin trên hợp đồng nhượng quyền sử dụng tài sản vô hình như tiền sử dụng tài sản vô hình, các chi phí yêu cầu phải bỏ ra để duy trì (ví dụ như quảng cáo, nâng cấp sản phẩm, kiểm soát chất lượng), ngày sử dụng, ngày kết thúc hợp đồng nhượng quyền.

Các thông tin khác có liên quan đến việc áp dụng phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình.

3.2. Phương pháp lợi nhuận vượt trội

Phương pháp lợi nhuận vượt trội ước tính giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá trên cơ sở chênh lệch giữa các khoản lợi nhuận có được của một doanh nghiệp khi sử dụng và khi không sử dụng tài sản vô hình này.

Trong phương pháp lợi nhuận vượt trội, giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá được ước tính trên cơ sở chênh lệch của giá trị hiện tại của hai dòng tiền chiết khấu trong trường hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá được sử dụng để tạo ra thu nhập vượt trội cho chủ thể và trong trường hợp chủ thể không sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Thông tin cần có để áp dụng phương pháp lợi nhuận vượt trội

Một số hoặc tất cả các thông tin sau cần được cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp lợi nhuận vượt trội:

  • Lợi nhuận kỳ vọng, chi phí tiết kiệm được và các dòng thu nhập trong tương lai tạo ra cho một doanh nghiệp khi sử dụng tài sản vô hình và không sử dụng tài sản vô hình.
  • Tỷ suất chiết khấu phù hợp để dự báo thu nhập trong tương lai.

3.3. Phương pháp thu nhập tăng thêm

Phương pháp thu nhập tăng thêm xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các dòng tiền được cho là phát sinh từ đóng góp của tài sản vô hình cần thẩm định giá sau khi loại trừ tỷ lệ dòng tiền phát sinh từ đóng góp của các tài sản khác.

Phương pháp thu nhập tăng thêm được thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định những dòng doanh thu kỳ vọng được tạo ra liên quan đến việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá;

Bước 2: Xác định dòng thu nhập ròng sau khi đã trừ chi phí nguyên vật liệu và lao động, khoản trích khấu hao (nếu có), chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, các chi phí khác, thuế doanh nghiệp (nếu có);

Bước 3: Xác định khoản đóng góp của các tài sản đóng góp vào phần thu nhập có được liên quan tới việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Khoản thu nhập hợp lý cho tài sản đóng góp được tính thông qua các bước cụ thể sau:

  • Xác định những tài sản (bao gồm nhưng không giới hạn trong vốn lưu động) đóng góp vào phần thu nhập có được liên quan tới việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá (tài sản đóng góp);
  • Ước tính giá trị thị trường của các tài sản đóng góp vào thu nhập của doanh nghiệp. Giá trị thị trường này có thể được xác định trên cơ sở đánh giá lại giá trị còn lại theo sổ sách kế toán và đối chiếu với thông tin thị trường. Trong trường hợp hạn chế về thông tin thì có thể cân nhắc, điều chỉnh theo giá trị ghi sổ kế toán;
  • Xác định thu nhập ròng của tài sản đóng góp trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận hợp lý và giá trị của các tài sản đóng góp, cụ thể là nhân giá trị của từng tài sản đóng góp với tỷ suất sinh lời hợp lý của tài sản đó.

Bước 4: Xác định phần thu nhập ròng được tạo ra từ riêng tài sản vô hình cần thẩm định giá bằng cách loại trừ khỏi dòng thu nhập ròng phần tiền sử dụng vốn phân bổ cho các tài sản khác ra (bao gồm khoản đóng góp của các tài sản đóng góp đã tính tại Bước 3 và khoản tiền dự kiến mua tài sản cố định mới trong giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lai), đồng thời cộng thêm phần trích khấu hao của tài sản đóng góp là tài sản cố định để có được dòng tiền ròng tạo ra từ tài sản vô hình cần thẩm định giá;

Bước 5: Xác định giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá bằng cách sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp để quy về hiện tại phần thu nhập ròng được tạo ra từ riêng tài sản vô hình cần thẩm định giá (đã tính tại Bước 4).

Thông tin cần có để áp dụng phương pháp thu nhập tăng thêm

Các thông tin sau cần được cân nhắc khi áp dụng phương pháp thu nhập tăng thêm:

  • Dòng tiền của doanh nghiệp tạo ra bởi tài sản vô hình cần thẩm định, bao gồm cả dòng thu nhập và các chi phí gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định.
  • Chi phí sử dụng các tài sản phụ trợ cần thiết và gắn liền với việc sử dụng hiệu quả tài sản vô hình cần thẩm định.
  • Tỷ suất chiết khấu phù hợp để chuyển đổi về giá trị hiện tại của tài sản vô hình cần thẩm định.
  • Các chi phí hoặc lợi ích liên quan, ví dụ mức thuế áp dụng với việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định.

Các dòng thu nhập trong cách tiếp cận từ thu nhập

Tài sản vô hình có thể tạo ra các dòng thu nhập thông qua việc sử dụng tài sản vô hình, sở hữu tài sản vô hình (ví dụ: thông qua việc thu tiền sử dụng tài sản vô hình), hoặc hạn chế sử dụng tài sản vô hình.

Khi tiến hành thẩm định giá tài sản vô hình, tùy vào mục đích thẩm định giá, có thể phân tích: dòng thu nhập từ việc sử dụng tài sản vô hình đối với người sử dụng tài sản vô hình, dòng thu nhập từ việc thu tiền sử dụng tài sản vô hình đối với người sở hữu tài sản vô hình, hoặc cả hai dòng thu nhập trên.

4. Công ty thẩm định giá tài sản vô hình uy tín

Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, là đơn vị thẩm định giá hàng đầu trong lĩnh vực thẩm định giá tại Việt Nam nói chung và tài sản vô hình nói riêng.  Với nhiều năm kinh nghiệm, cùng đội ngũ thẩm định viên chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản vô hình. Thành Đô đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá tài sản vô hình có quy mô lớn, tính chất phức tạp và đòi hỏi yêu cầu khắt khe nhất đối với ngành thẩm định giá tại Việt Nam liên quan đến các hoạt động góp vốn liên kết đầu tư, mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư, chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản, vay vốn ngân hàng…

Trải qua một quá trình phát triển, Thành Đô có hệ thống thẩm định giá rộng khắp cả nước, là đối tác với nhiều ngân hàng trong nước và quốc tế. Từ đó, thẩm định giá Thành Đô đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín, thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và đối tác đánh giá cao. Năm 2019, Thẩm định giá Thành Đô vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu thẩm định giá uy tín 2019”, Năm 2020 Thành Đô được vinh danh “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”, “Thương hiệu thẩm định giá tin cậy 2020”, Năm 2021 Thành Đô được vinh danh Top 10 Thương hiệu Châu Á – Thái Bình Dương, Năm 2022 Thành Đô đón nhận Thương hiệu Vàng ASEAN 2022. Năm 2023, Thẩm định giá Thành Đô được vinh danh công ty thẩm định giá xuất sắc năm 2022 do Hội thẩm định giá Việt Nam trao tặng và Thương hiệu uy tín quốc gia 2023 Viện nghiên cứu Châu Á vinh danh. Năm 2024, Thẩm định giá Thành Đô được vinh danh Thương hiệu nổi tiếng Châu Á – Thái Bình Dương tại Nhật Bản. Bên cạnh đó Thẩm định giá Thành Đô áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường.

Bạn đang đọc bài viết: “Các phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ thu nhập năm 2024 tại chuyên mục Tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô công ty thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THÀNH ĐÔ

Số ĐKDN: 0107025328
Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 13/10/2015

Follow us

TRỤ SỞ CHÍNH

Căn hộ số 30-N7A  Trung Hòa – Nhân Chính,  Nhân Chính, Hà Nội.

0985 103 666

0906 020 090

HỘI SỞ HÀ NỘI

Tầng 5 - tòa nhà Viễn Đông, 36 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

0985 103 666

0906 020 090

CN HỒ CHÍ MINH

Tầng 3, 353 - 355 An Dương Vương, phường 3, quận 5, TP. HCM.

0985 103 666

0978 169 591

CN HẢI PHÒNG

Tầng 4 - tòa nhà Việt Pháp, 19 Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng.

0985 103 666

0906 020 090


VP ĐÀ NẴNG

Số 06 Trần Phú, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

0985 103 666

0906 020 090

VP CẦN THƠ

Tầng 4 - tòa nhà PVcombank, 131 Trần Hưng Đạo, Cần Thơ.

0985 103 666

0906 020 090

VP QUẢNG NINH

05 - A5 Phan Đăng Lưu, KĐT Mon Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh.

0985 103 666

0906 020 090

VP THÁI NGUYÊN

Tầng 4 - tòa nhà 474 Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

0985 103 666

0906 020 090


VP NAM ĐỊNH

Tầng 3 - số 615 Giải Phóng, Văn Miếu, TP Nam Định, tỉnh Nam Định.

0985 103 666

0906 020 090

VP BẮC NINH

Số 70 Tạ Quang Bửu, phường Kinh Bắc, Tỉnh Bắc Ninh. 

0985 103 666

0906 020 090

VP THANH HÓA

Tầng 4 - tòa nhà Dầu Khí, 38A Đại Lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

0985 103 666

0906 020 090

VP NGHỆ AN

Tầng 14 - tòa nhà Dầu Khí, số 7 Quang Trung, TP Vinh, Tỉnh Nghệ An.

0985 103 666

0906 020 090


VP NHA TRANG

Tầng 9 - Nha Trang Building, 42 Lê Thành Phương, TP Nha Trang.

0985 103 666

0906 020 090

VP LÂM ĐỒNG

Số60C  Nguyễn Trung Trực , phường 3, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

0985 103 666

0906 020 090

VP AN GIANG

Số 53 - 54 đường Lê Thị Riêng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

0985 103 666

0906 020 090

VP CÀ MAU

Số 50/9 Hùng Vương, phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

0985 103 666

0978 169 591


VP LẠNG SƠN

Số 141 Lê Lợi, phường Vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. 

0985 103 666

0906 020 090

VP BÌNH THUẬN

Hẻm 58 Lê Quý Đôn, Phường Phú Thủy, TP. Phan Thiết, Bình Thuận.

0985 103 666

0906 020 090

VP SÓC TRĂNG

Số 90 Trần Thủ Độ, Phường 2, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

0985 103 666

0906 020 090

VP ĐỒNG THÁP

Số 10 Điện Biên Phủ, Mỹ Phú, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

0985 103 666

0906 020 090


VP PHÚ QUỐC

KP9 Trần Phú, Dương Đông, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

0985 103 666

0906 020 090

VP TRÀ VINH

A4-29 Hoa Đào, KĐT Mới Trà Vinh, P4, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. 

0985 103 666

0906 020 090


Copyright © 2024 CTCP Thẩm Định Giá Thành Đô, LLC. All Rights Reserved.

    TƯ VẤN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN

    Cảm ơn bạn đã quan tâm dịch vụ thẩm định giá Thành Đô. Hãy chia sẻ yêu cầu thẩm định giá của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.
    Thành công
    Yêu cầu liên hệ của bạn đã được tiếp nhận. Chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất.
    Cám ơn quý khách đã tin tưởng