Skip to main content

0985 103 666
0906 020 090

EMAIL

info@tdvc.com.vn

Thẻ: tham dinh gia cong trinh xay dung

Công trình xây dựng là gì? Thẩm định giá công trình xây dựng

Thẩm định giá công trình xây dựng
Thẩm định giá công trình xây dựng – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Định giá công trình xây dựng) – Sự phát triển của kinh tế xã hội luôn gắn liền với những bước chuyển mình trong lĩnh vực xây dựng. Công trình xây dựng phát triển chính là nền tảng cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng đối với kinh tế quốc dân và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy thẩm định giá công trình xây dựng chính xác được đánh giá là vô cùng quan trọng phục vụ nhiều mục đích liên quan như: vay vốn ngân hàng, mua bán, đầu tư…đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân…

Thẩm định giá công trình xây dựng là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại công trình xây dựng theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

1. Công trình xây dựng là gì?

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác (Theo Điều 3 Luật Xây dựng 2014).

Công trình xây dựng theo tuyến là công trình được xây dựng theo hướng tuyến trong một hoặc nhiều khu vực địa giới hành chính, như: đường bộ; đường sắt; đường dây tải điện; đường cáp viễn thông; đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước; đập đầu mối công trình thủy lợi, thủy điện; kênh dẫn nước tưới, tiêu; đê, kè và các công trình tương tự khác.

2. Phân loại công trình xây dựng

Công trình xây dựng được phân chia thành các loại khác nhau phụ thuộc vào công năng sử dụng và việc phân cấp. 

Theo tính chất kết cấu, công trình được phân thành các loại gồm: nhà kết cấu dạng nhà; cầu, đường, hầm, cảng; trụ, tháp, bể chứa, silô, tường chắn, đê, đập, kè; kết cấu dạng đường ống; các kết cấu khác;

Theo quy định tại Nghị định 46/2015NĐ-CP về quản lý chất lượng và công trình xây dựng sẽ được phân cấp và phân loại trên cơ sở công năng sử dụng của công trình và sẽ được phân loại theo những loại sau:

2.1. Công trình dân dụng

Đầu tiên là công trình dân dụng, trong đó sẽ bao gồm nhiều công trình được gom thành nhóm công trình dân dụng như công trình nhà ở bao gồm cả nhà ở riêng lẻ và nhà ở chung cư và gồm cả các công trình công cộng như xây dựng trường, trạm, nhà công cộng, công trình thương nghiệp, công trình khách sạn, nhà nghỉ hay nhà nhằm mục đích phục vụ giao thông, thông tin liên lạc, ngoài ra những công trình như nhà ga, bến xe cũng thuộc công trình dân dụng, các công trình trạm thu phát sóng, truyền hình, truyền thanh hay công trình thể thao.

2.2. Công trình công nghiệp

Công trình xây dựng còn có loại công trình công nghiệp nó bao gồm những hạng mục công trình khai thác dầu khí, khai thác than hay công trình khai thác quặng, công trình công nghiệp điện tử, công trình dành cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp xây dựng, sản xuất, công trình phục vụ công nghệ điện tử – tin hoc, năng lượng, công trình phục vụ thực phẩm, công trình chứa vật liệu nổ, công trình sản xuất, công trình sử dụng mục đích luyện kim.

2.3. Công trình giao thông

Ngoài ra trong công trình xây dựng còn có loại công trình giao thông gồm những hạng mục như công trình sân bay, bến bãi, công trình cầu, công trình đường sắt, đường bộ, đường thủy.

2.4. Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

Loại công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm công trình thủy lợi như công trình hồ nước, công trình đập, trạm bơm nước, công trình đường ống dẫn nước, mương, công trình kênh rạch, công trình chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản và các công trình nông nghiệp khác.

2.5. Công trình hạ tầng, kỹ thuật

Bên cạnh đó còn có loại công trình hạ tầng, kỹ thuật nó bao gồm những công trình như sau công trình dùng để xử lý nước thải, dùng cấp nước, thoát nước, xây dựng công trình bãi chữa, bãi dùng để chôn, lấp xử lý rác thải công trình có công năng chiếu sáng đô thị.

2.6. Công trình xây dựng quốc phòng

Loại công trình xây dựng quốc phòng, an ninh đó là những công trình được thực hiện trên cơ sở nguồn vốn của Bộ công an hay là Bộ quốc phòng, công trình nhằm mục đích phục vụ an ninh, quốc phòng.

Đối với những công trình mà chưa xác đinh hay chưa có trong các quy định thì Bộ xây dựng sẽ cùng với Bộ quản lý về công trình xây dựng tiến hành dựa trên công năng sử dụng và những tiêu chí của loại công trình đưa ra để xác định công trình đó thuộc loại công trình gì trong các nhóm công trình theo quy định.

3. Hồ sơ yêu cầu thẩm định giá 

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
  • Giấy phép xây dựng
  • Các hợp đồng thi công
  • Bản vẽ, hồ sơ thiết kế
  • Bản vẽ hoàn công
  • Hồ sơ dự toán công trình
  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình

4. Quy trình thẩm định giá công trình xây dựng

Quy trình thẩm định giá được tuân thủ theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 “Quy trình thẩm định giá’ được Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

  • Bước 1. Xác định tổng quát về công trình xây dựng cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
  • Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.
  • Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
  • Bước 4. Phân tích thông tin.
  • Bước 5. Xác định giá trị công trình xây dựng cần thẩm định giá.
  • Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

5. Phương pháp thẩm định giá công trình xây dựng

Đối với từng loại công trình, hồ sơ pháp lý thu thập được thẩm định viên sẽ đưa ra các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp. Hiện nay để thẩm định giá công trình xây dựng thẩm định viên thường áp dụng các phương pháp bao gồm: phương pháp so sánh, phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp chi phí thay thế, phương vốn hóa trực tiếp, phương pháp dòng tiền chiết khấu. Ngoài ra để thẩm định giá từng loại công trình xây dựng thẩm định viên tham khảo suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình để ước tính giá trị công trình xây dựng.

5.1. Phương pháp so sánh

Thẩm định giá công trình xây dựng bằng phương pháp so sánh là thẩm định giá công trình xây dựng dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các công trình tương tự với công trình xây dựng cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm cần thẩm định giá hoặc gần với thời điểm cần thẩm định giá để ước tính và xác định giá trị thị trường của công trình xây dựng. Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường.

5.2. Phương pháp chi phí tái tạo

Phương pháp chi phí tái tạo là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của công trình xây dựng thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí tái tạo ra công trình giống hệt với công trình xây dựng thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của tài sản thẩm định giá. Phương pháp chi phí tái tạo thuộc cách tiếp cận từ chi phí.

5.3. Phương pháp chi phí thay thế

Phương pháp chi phí thay thế là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của công trình xây dựng thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế để tạo ra một công trình xây dựng tương tự công trình xây dựng thẩm định giá có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của công trình xây dựng thẩm định giá. Phương pháp chi phí thay thế thuộc cách tiếp cận từ chi phí.

5.4. Phương pháp vốn hóa trực tiếp

Phương pháp vốn hóa trực tiếp là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của công trình xây dựng thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi dòng thu nhập thuần ổn định hàng năm dự kiến có được từ tài sản về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất vốn hóa phù hợp. Phương pháp vốn hóa trực tiếp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập.

5.5. Phương pháp chi phí dòng tiền chiết khấu

Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của công trình xây dựng thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ tài sản về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu thuộc cách tiếp cận từ thu nhập.

5.6. Phương pháp thặng dư

Phương pháp thặng dư là phương pháp định giá công trình xây dựng trên cơ sở ước tính giá trị công trình xây dựng sau khi đã phát triển (cải tạo, sửa chữa hoặc xây lại mới) trừ đi tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra sự phát triển đó. Phương pháp thặng dư chủ yếu được áp dụng trong định giá công trình xây dựng có tiềm năng phát triển, cải tạo.

6. Công ty thẩm định giá công trình xây dựng uy tín

Thẩm định giá Thành Đô hiện là công ty thẩm định giá công trình xây dựng hàng đầu và uy tín tại Việt Nam. Thành Đô là đối tác đáng tin cậy và lựa chọn hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ thẩm định giá công trình xây dựng tại các ngân hàng, tổ chức, doanh nghiệp… Thời gian qua, Thẩm định giá Thành Đô được thị trường biết đến là công ty thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam với các dịch vụ thẩm định giá bất động sản nói chung và thẩm định giá động sản; Thẩm định giá doanh nghiệp; Thẩm định giá dự án đầu tư; Thẩm định giá tài nguyên mỏ khoáng sản; Thẩm định giá tài sản vô hình

Trải qua một quá trình phát triển, (TDVC) đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và được các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quản lý Nhà nước đánh giá cao. Năm 2021 Thành Đô được vinh danh là Top 10 thương hiệu thẩm định giá nổi tiếng Châu Á – Thái Bình Dương; Năm 2020 Thành Đô được vinh danh “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”“Thương hiệu tin cậy 2020”; Năm 2019, (TDVC) vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019”; . Bên cạnh đó TDVC áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá (bất động sản, giá trị doanh nghiệp, máy móc thiết bị, dự án đầu tư, công trình xây dựng) góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường.

Bên cạnh đó cùng hệ thống thẩm định giá rộng khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Khánh Hòa, An Giang, Lâm Đồng và các tỉnh thành khác trên cả nước, chúng tôi chắc chắn sẽ đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu thẩm định giá của quý khách hàng trên toàn quốc. Thành Đô với chứng nhận tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá sẽ góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, đầu tư và mua bán minh bạch trên thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ ngày nay.

Bạn đang đọc bài viết: “Công trình xây dựng là gì? Thẩm định giá công trình xây dựng tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Thẩm định giá công trình xây dựng

Thẩm định giá công trình xây dựng
Thẩm định giá công trình xây dựng – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Thẩm định giá công trình xây dựng) – Thẩm định giá công trình xây dựng là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của công trình xây dựng theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại thời điểm thẩm định giá, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

1. Công trình xây dựng là gì?

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác (Theo Điều 3 Luật Xây dựng 2014).

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

2. Phân loại công trình xây dựng:

a, Công trình dân dụng

  • Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ
  • Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa, công trình giáo dục, công trình y tế, công trình thương nghiệp, dịch vụ, nhà làm việc, khách sạn, nhà khách, nhà phục vụ giao thông, nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyền hình, nhà ga, bến xe, công trình thể thao các loại

b, Công trình công nghiệp gồm: công trình khai thác than, khai thác quặng; công trình khai thác dầu, khí; công trình hoá chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo; công trình công nghiệp điện tử – tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.

c, Công trình giao thông gồm:

  • Công trình đường bộ, công trình đường sắt, công trình đường thủy, cầu, cầu, sân bay.

d, Công trình thủy lợi gồm:

  • Hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại.

e, Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm:

  • Công trình cấp nước, thoát nước;
  • Nhà máy xử lý nước thải,
  • Công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác thải;
  • Công trình chiếu sáng đô thị.

3. Phương pháp thẩm định giá công trình xây dựng

Khác với các bất động sản khác, các công trình xây dựng thường có qui mô xây dựng lớn (sử dụng nhiều đất đai), có tính đặc thù và chuyên dùng cao, vì thế ít giao dịch hoặc thậm chí không có giao dịch trên thị trường. Chính vì vậy, cần thiết phải lựa chọn những phương pháp thẩm định giá phù hợp. Trong thẩm định giá công trình xây dựng có thể áp dụng tất cả các phương pháp để định giá công trình xây dựng. Tuy nhiên, trên thực tế, các phương pháp định giá được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp thu nhập, phương pháp chi phí, phương pháp lợi nhuận và phương pháp thặng dư.

(3.1) Phương pháp thu nhập

Phương pháp thu nhập là phương pháp định giá công trình xây dựng dựa trên cơ sở chuyển đổi các dòng thu nhập ròng trong tương lai có thể nhận được từ việc khai thác, sử dụng công trình xây dựng để ước tính giá trị thị trường của công trình xây dựng cần định giá. Phương pháp thu nhập chủ yếu được áp dụng trong định giá các loại công trình xây dựng tạo ra thu nhập như các công trình thuỷ lợi (thu phí thuỷ lợi), các công trình giao thông (thu phí cầu đương, bến bãi), công trình thương mại (phí thuê diện tích kinh doanh…).

(3.2) Phương pháp chi phí

Phương pháp chi phí là phương pháp định giá công trình xây dựng trên cơ sở chi phí tạo ra một công trình xây dựng tương tự công trình xây dựng cần định giá để ước tính giá trị thị trường công trình xây dựng cần định giá. Phương pháp chi phí được áp dụng phổ biến trong định giá các công trình xây dựng mới hoặc đã qua sử dụng, do tính đặc thù của các công trình xây dựng là ít hoặc không có mua, bán phổ biến trên thị trường. Ngoài ra, các dữ liệu, thông tin áp dụng cho phương pháp này là tương đối dễ thu thập, do các công trình xây dựng đều có bản thiết kế và báo cáo quyết toán xây dựng/hoặc các ghi chép về chi phí xây dựng, chi phí giải phóng mặt bằng, thuê đất…

(3.3) Phương pháp lợi nhuận

Phương pháp lợi nhuận là phương pháp thẩm định giá dựa trên khả năng sinh lợi của việc sử dụng công trình xây dựng để ước tính giá trị thị trường của công trình xây dựng cần định giá. Phương pháp lợi nhuận cũng được sử dụng rất phổ biến trong định giá các công trình xây dựng, đặc biệt là đối với các công trình xây dựng tạo ra khả năng sinh lời các công trình thương mại, công trình dân dụng nhà ở, rạp chiếu bóng,…

(3.4) Phương pháp thặng dư

Phương pháp thặng dư là phương pháp định giá công trình xây dựng trên cơ sở ước tính giá trị công trình xây dựng sau khi đã phát triển (cải tạo, sửa chữa hoặc xây lại mới) trừ đi tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra sự phát triển đó. Phương pháp thặng dư chủ yếu được áp dụng trong định giá công trình xây dựng có tiềm năng phát triển, cải tạo.

Để thẩm định giá từng loại công trình xây dựng thẩm định viên tham khảo Quyết định số 44/QĐ-BXD công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình để ước tính giá trị công trình xây dựng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

4. Mục đích thẩm định giá công trình xây dựng:

  • Mua bán, chuyển nhượng.
  • Vay vốn ngân hàng.
  • Góp vốn liên doanh.
  • Cổ phần hóa và thành lập doanh nghiệp.
  • Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp.
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại.
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế.
  • Tư vấn và lập dự án đầu tư.

5. Hồ sơ yêu cầu thẩm định giá:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
  • Giấy phép xây dựng
  • Các hợp đồng thi công
  • Bản vẽ, hồ sơ thiết kế
  • Bản vẽ hoàn công
  • Hồ sơ dự toán công trình
  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thành Đô

  • Hội sở: Tầng 6 toà nhà Seaprodex số 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
  • Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: info@tdvc.com.vn
  • Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
  • Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá công trình xây dựng tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Hướng dẫn các bước khảo sát thẩm định giá công trình xây dựng nhà xưởng

hướng dẫn khảo sát công trình nhà xưởng
hướng dẫn khảo sát công trình nhà xưởng – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Thẩm định công trình xây dựng) – Giá trị của công trình nhà xưởng, công trình xây dựng ảnh hưởng bởi các yếu tố vị trí, số năm xây dựng, kết cấu của công trình, nội thất gắn liền với công trình đó, vì vậy Công ty CP Thẩm định giá Thành Đô ban hành hướng dẫn chi tiết quy trình khảo sát và đánh giá công trình xây dựng, nhà xưởng như sau:

• Bước 1: Kiểm tra pháp lý, mặt bằng tổng thể của công trình, bản vẽ thiết kế, hồ sơ hoàn công, giấy phép xây dựng của công trình.

• Bước 2: Kiểm tra, đo đạc kích thước của từng hạng mục công trình và đối chiếu lại với hồ sơ thiết kế và định vị vị trí của công trình đang tọa lạc.

• Bước 3: Khảo sát bên ngoài, bên trong và các kết cấu của công trình như móng, nền, sàn, mái vì kèo, khung bê tông, cầu thang, lớp vữa bên ngoài, đã bị nứt nẻ, bong tróc hay chưa, kiểm tra phần nội thất gắn liền với công trình.

• Bước 4: Chụp hình công trình xây dựng, nhà xưởng, bên trong, bên ngoài, nội thất, các phòng, cầu thang, mái, sàn.

• Bước 5: Đánh giá chất lượng còn lại của công trình xây dựng, tỷ lệ % các kết cấu chính như Móng, cột, hệ đà giằng, nền, mái. Áp dụng theo Công văn 1326/BXD-QLN về việc hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản cố định là nhà, vật kiến trúc do Bộ xây dựng ban hành ngày 8 tháng 8 năm 2011

• Bước 6: Tổng kết về công trình xây dựng nhà xưởng để đánh giá phương án, nên phương pháp thẩm định công trình xây dựng đó một cách khách quan và chính xác nhất.

Bạn đang đọc bài viết: “Hướng dẫn các bước khảo sát thẩm định giá công trình xây dựng nhà xưởng tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906020090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THÀNH ĐÔ

Số ĐKDN: 0107025328
Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 13/10/2015

Follow us

TRỤ SỞ CHÍNH

Căn hộ số 30-N7A  Trung Hòa – Nhân Chính,  Nhân Chính, Hà Nội.

0985 103 666

0906 020 090

HỘI SỞ HÀ NỘI

Tầng 5 - tòa nhà Viễn Đông, 36 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

0985 103 666

0906 020 090

CN HỒ CHÍ MINH

Tầng 3, 353 - 355 An Dương Vương, phường 3, quận 5, TP. HCM.

0985 103 666

0978 169 591

CN HẢI PHÒNG

Tầng 4 - tòa nhà Việt Pháp, 19 Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng.

0985 103 666

0906 020 090


VP ĐÀ NẴNG

Số 06 Trần Phú, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

0985 103 666

0906 020 090

VP CẦN THƠ

Tầng 4 - tòa nhà PVcombank, 131 Trần Hưng Đạo, Cần Thơ.

0985 103 666

0906 020 090

VP QUẢNG NINH

05 - A5 Phan Đăng Lưu, KĐT Mon Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh.

0985 103 666

0906 020 090

VP THÁI NGUYÊN

Tầng 4 - tòa nhà 474 Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

0985 103 666

0906 020 090


VP NAM ĐỊNH

Tầng 3 - số 615 Giải Phóng, Văn Miếu, TP Nam Định, tỉnh Nam Định.

0985 103 666

0906 020 090

VP BẮC NINH

Số 70 Tạ Quang Bửu, phường Kinh Bắc, Tỉnh Bắc Ninh. 

0985 103 666

0906 020 090

VP THANH HÓA

Tầng 4 - tòa nhà Dầu Khí, 38A Đại Lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

0985 103 666

0906 020 090

VP NGHỆ AN

Tầng 14 - tòa nhà Dầu Khí, số 7 Quang Trung, TP Vinh, Tỉnh Nghệ An.

0985 103 666

0906 020 090


VP NHA TRANG

Tầng 9 - Nha Trang Building, 42 Lê Thành Phương, TP Nha Trang.

0985 103 666

0906 020 090

VP LÂM ĐỒNG

Số60C  Nguyễn Trung Trực , phường 3, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

0985 103 666

0906 020 090

VP AN GIANG

Số 53 - 54 đường Lê Thị Riêng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

0985 103 666

0906 020 090

VP CÀ MAU

Số 50/9 Hùng Vương, phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

0985 103 666

0978 169 591


Copyright © 2024 CTCP Thẩm Định Giá Thành Đô, LLC. All Rights Reserved.

    TƯ VẤN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN

    Cảm ơn bạn đã quan tâm dịch vụ thẩm định giá Thành Đô. Hãy chia sẻ yêu cầu thẩm định giá của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.
    Thành công
    Yêu cầu liên hệ của bạn đã được tiếp nhận. Chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất.
    Cám ơn quý khách đã tin tưởng