Quản trị rủi ro trong thẩm định giá động sản
(TDVC Quản trị rủi ro trong thẩm định giá động sản) – Thẩm định giá là một dịch vụ tư vấn tài chính có hàm lượng chuyên môn cao, thẩm định viên nhiều kinh nghiệm được phổ biến trên toàn thế giới. Vì vậy nghề thẩm định giá yêu cầu thẩm định viên phải có đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn cao, hiểu rõ được các tiêu chuẩn thẩm định giá, văn bản pháp luật, thực tiễn…để tránh gặp phải những rủi ro trong quá trình thẩm định giá tài sản nói chung và thẩm định giá động sản nói riêng. Rủi ro trong hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam ngày càng tăng cao nên để quản trị rủi ro, phòng ngừa sai sót trong thẩm định giá động sản; thẩm định viên cần tuân thủ 10 hoạt động cơ bản sau đây:
(1). Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá cần yêu cầu khách hàng, chủ sở hữu động sản xác nhận cung cấp hồ sơ, tài liệu để thẩm định giá là trung thực, đầy đủ, không che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác; các thông tin này phải được ghi nhận trên Hợp đồng thẩm định giá; Giấy đề nghị; tiếp nhận thẩm định giá; Biên bản giao nhận hồ sơ; Biên bản khảo sát hiện trạng động sản (nếu có)…
(2). Kiểm tra kỹ hồ sơ pháp lý của động sản, bao gồm: Giấy đăng ký, đăng kiểm phương tiện vận tải; hóa đơn, chứng từ gốc; hợp đồng mua bán tài sản; hồ sơ tờ khai hải quan (nếu có); hồ sơ sửa chữa lớn tài sản cố định… Lưu ý: yêu cầu chủ sở hữu động sản cung cấp bản sao có công chứng các hồ sơ, tài liệu nêu trên và xác nhận giá trị pháp lý của các hồ sơ, tài liệu do họ cung cấp là hợp pháp.
(3). Kiểm tra và xác nhận tính phù hợp và giá trị pháp lý của chủ sở hữu động sản, bao gồm: chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty…
(4). Kiểm tra kỹ các thông số cơ bản của động sản, bao gồm: số khung, số máy, model, xuất xứ, công năng và mục đích sử dụng, các đặc điểm kỹ thuật… Thẩm định viên cần chụp ảnh đầy đủ các bộ phận cơ bản của động sản hoặc thu thập hồ sơ kỹ thuật động sản, bản vẽ thiết.
(5). Thẩm định viên cần yêu cầu vận hành chạy thử động sản; xem xét chi tiết các công năng hoạt động của động sản; xác minh tình trạng bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa; đồng thời qua đó xác định tỷ lệ hao mòn chi tiết, tình trạng hoạt động của cá bộ phận cơ bản. Thẩm định viên thu thập các bằng chứng quan trọng như: hóa đơn, hợp đồng mua bán…
(6). Thẩm định viên cần trực tiếp thu thập và kiểm chứng, xác minh thông tin thị trường, giá thành sản xuất đối với các tài sản tương đồng với tài sản thẩm định giá. Đối với các động sản nhập khẩu từ nước ngoài, thẩm định viên cần thu thập được các thông tin giao dịch tại thị trường nơi sản xuất hoặc các thị trường nước khác để đối chiếu. Không kết luận mức giá động sản khi không có đầy đủ thông tin giá trị trường kèm theo bằng để xác định thông tin giá thị trường đó là hợp lý.
(7). Trực tiếp thực hiện các phương pháp thẩm định giá; chỉ sử dụng các thôn gtin giá, đơn giá khi đã phân tích, kiểm chứng đạt yêu cầu về chất lượng thông tin đáng tin cậy. Các thông tin mang tính định tính phải có cơ sở lập luận và nguồn gốc thông tin rõ ràng các thông tin mang tính định lượng phải có số liệu chứng minh cụ thể mới đưa vào sử dụng để lập Báo cáo kết quả thẩm định giá. Tuân thủ đúng, đầy đủ các tiêu chuẩn thẩm định giá hướng dẫn về phương pháp thẩm định giá, thẩm định giá động sản.
(8). Tổ chức kiểm soát chất lượng các hồ sơ thẩm định giá do mình thực hiện hoặc do thẩm định viên khác thực hiện theo quy chế quản trị rủi ro của doanh nghiệp thẩm định giá bằng cách tuân thủ đúng thông tư, tiêu chuẩn, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá.
(9). Kiểm tra thông tin, bằng chứng thị trường và độ tin cậy của mức giá tài sản. Chỉ sử dụng nguyên giá động sản theo sổ sách kế toán khi đã khảo sát thực tế thị trường, các nguồn thông tin khác mà không thể thu thạp được thông tin giá giao dịch của tài sản tương đồng.
(10). Đánh giá mức độ rủi ro, sai số của kết quả thẩm định giá đối với các hồ sơ thẩm định giá có giá trị lớn hoặc có mức độ rủi ro cao. Cần phải sử dụng phương pháp chuên gia đối với các thiết bị chuyen dung, máy đặc biệt hoặc động sản khác có hàm lượng khoa học công nghệ cao. Sử dụng phương pháp thu nhập để tính toán đối chiếu các phương pháp thẩm định giá khác.
Đối với doanh nghiệp thẩm định giá, cần thiết phải có chiến lược quản trị rủi ro được thống nhất từ lãnh đạo cao nhất đến các chuyên viên của doanh nghiệp. Để phù hợp với đặc thù chuyên môn thẩm định giá, cần xây dựng mô hình quản trị rủi ro chủ động với hệ thống kiểm soát rủi ro toàn diện. Doanh nghiệp thẩm định giá cần có nhân sự thích hợp để vận hành quy trình quản trị rủi ro; đảm bảo mọi rủi ro tiềm ẩn đều có thể phát hiện được, cảnh báo rủi ro, ứng phó rủi ro và xử lý hậu quả rủi ro. Trước khi ban hành báo cáo kết quả thẩm định giá cần phải có kèm theo báo cáo quản trị rủi ro của doanh nghiệp thẩm định giá.
Đối với thẩm định viên về giá hành nghề, quản trị rủi ro trước tiên là thực hành tuân thủ. Nghề thẩm định giá liên quan trực tiếp đến gí trị tài sản, vì thế, hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá là hoạt động kinh doanh có điều kiên, mang tính tuân thủ rất cao. Thẩm định viên để có thể đảm bảo rằng tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cần phải có bộ nhận diện các sai sót trong thẩm định giá cùng với các công cụ chuẩn đoán chuyên môn khác để phòng ngừa và phát hiện rủi ro.
Theo Rủi ro quản trị rủi ro trong doanh nghiệp thẩm định giá ở Việt Nam
Bạn đang đọc bài viết: “Quản trị rủi ro trong thẩm định giá động sản” tại chuyên mục Tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com