Skip to main content

0985 103 666
0906 020 090

EMAIL

info@tdvc.com.vn

Thẻ: tham dinh gia nha xuong

Công ty thẩm định giá nhà xưởng tại Đồng Nai

Công ty thẩm định giá nhà xưởng tại Đồng Nai
Công ty thẩm định giá nhà xưởng tại Đồng Nai – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Thẩm định giá nhà xưởng tại Đồng Nai) – Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ. Trong những năm qua, Việt Nam được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn và an toàn nên làn sóng đầu tư vào Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng đang tăng trưởng mạnh mẽ với nhiều lĩnh vực hoạt động. Ngoài ra các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, máy móc, tư liệu sản xuất đã đầu tư mạnh mẽ xây dựng các nhà xưởng theo tiêu chuẩn quốc tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển hơn. Vì vậy nhu cầu thẩm định giá nhà xưởng tại tỉnh Đồng Nai có vai trò quan trọng đặc biệt phục vụ mục đích cho các doanh nghiệp như: vay vốn ngân hàng, mua bán, cho thuê, tính thuế…

Thẩm định giá nhà xưởng là xác định giá trị bằng tiền của các loại nhà xưởng theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo chuẩn mực thẩm định giá.

1. Nhà xưởng là gì

Nhà xưởng còn được gọi với tên khác là nhà công nghiệp. Nhà xưởng là mô hình bất động sản được xây dựng với quy mô diện tích lớn, nơi tập trung nguồn lực con người. Trong đó chứa máy móc thiết bị hoặc nguyên liệu nhằm phục vụ cho những hoạt động sản xuất, bảo quản hoặc chuyên chở các loại sản phẩm dùng trong những lĩnh vực công nghiệp, sản xuất.

2. Hồ sơ yêu cầu thẩm định giá nhà xưởng

Hồ sơ thẩm định giá nhà xưởng bao gồm toàn bộ những thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ cho quá trình thẩm định giá để xác định kết quả thẩm định giá cuối cùng. Thẩm định giá nhà xưởng hồ sơ bao gồm như sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  • Giấy phép xây dựng
  • Bản vẽ thiết kế
  • Bản vẽ hoàn công
  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình

Phương pháp thẩm định giá nhà xưởng tại Đồng Nai

3. Phương pháp thẩm định giá nhà xưởng

Khi áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá để thẩm định giá nhà xưởng tại Đồng Nai. Thẩm định viên cần căn cứ vào tùy từng loại nhà xưởng, hồ sơ pháp lý thu thập được, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá từ đó đưa ra phương pháp thẩm định giá phù hợp, tối ưu nhất để xác định giá trị nhà xưởng chính xác nhất. Thẩm định giá nhà xưởng thẩm định viên thường áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá sau:

  • Cách tiếp cận từ thị trường: phương pháp so sánh
  • Cách tiếp cận từ chi phí: phương pháp chi phí thay thế; phương pháp chi phí tái tạo
  • Cách tiếp cận từ thu nhập: phương pháp vốn hóa trực tiếp; phương pháp dòng tiền chiết khấu 

Cách tiếp cận từ thị trường xác định giá trị của tài sản thẩm định giá thông qua việc so sánh tài sản thẩm định giá với các tài sản so sánh đã có các thông tin về giá trên thị trường; trường hợp thẩm định giá doanh nghiệp được sử dụng thêm các thông tin về giá của chính tài sản thẩm định giá.

Cách tiếp cận từ chi phí là cách thức xác định giá trị của tài sản thẩm định giá thông qua chi phí tạo ra một tài sản có chức năng, công dụng giống hệt hoặc tương tự với tài sản thẩm định giá và hao mòn của tài sản thẩm định giá.

Cách tiếp cận từ thu nhập là cách thức xác định giá trị của tài sản thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ tài sản về giá trị hiện tại.

3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh trong thẩm định giá nhà xưởng là xác định giá trị của nhà xưởng thẩm định giá dựa trên cơ sở đối chiếu, phân tích và đánh giá các yếu tố so sánh của các nhà xưởng so sánh với nhà xưởng thẩm định giá từ đó điều chỉnh mức giá của các nhà xưởng so sánh làm cơ sở ước tính giá trị của nhà xưởng thẩm định giá.

Phương pháp so sánh được áp dụng để thẩm định giá nhà xưởng có hoạt động chuyển nhượng hoặc chào mua hoặc chào bán công khai trên thị trường. Một nhà xưởng được coi là có hoạt động chuyển nhượng hoặc chào mua hoặc chào bán công khai trên thị trường khi thu thập được ít nhất 03 nhà xưởng so sánh từ các tổ chức, cá nhân khác nhau đã chuyển nhượng hoặc được chào mua hoặc chào bán trên thị trường gần thời điểm thẩm định giá và địa điểm của tài sản thẩm định giá.

3.2. Phương pháp chi phí thay thế

Phương pháp chi phí thay thế xác định giá trị của nhà xưởng thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế và giá trị hao mòn của nhà xưởng thẩm định giá.

Công thức của phương pháp chi phí thay thế

Giá trị ước tính nhà xưởng thẩm định giá

=

Chi phí thay thế (đã bao gồm lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà đầu tư)

Tổng giá trị hao mòn của nhà xưởng thẩm định giá (không bao gồm phần giá trị hao mòn chức năng của nhà xưởng thẩm định giá đã được phản ánh trong chi phí thay thế

 3.3. Phương pháp chi phí tái tạo

Phương pháp chi phí tái tạo xác định giá trị của nhà xưởng thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí tái tạo và giá trị hao mòn của nhà xưởng thẩm định giá.

Công thức của phương pháp chi phí tái tạo:

Giá trị ước tính nhà xưởng

=

Chi phí nhà xưởng (đã bao gồm Lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà đầu tư)

Tổng giá trị hao mòn của nhà xưởng thẩm định giá

Cách tiếp cận từ thu nhập là cách thức xác định giá trị của tài sản thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ tài sản về giá trị hiện tại.

3.4. Phương pháp vốn hóa trực tiếp

Phương pháp vốn hóa trực tiếp là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của nhà xưởng dựa trên cơ sở quy đổi dòng thu nhập thuần ổn định hàng năm dự kiến có được từ nhà xưởng về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất vốn hóa phù hợp.

Công thức trong phương pháp vốn hóa trực tiếp

Trong đó:

V: Giá trị tài sản thẩm định giá

I: Thu nhập thuần từ tài sản

R: Tỷ suất vốn hóa

Nội dung thực hiện:

  • Xác định thu nhập thuần do tài sản mang lại;
  • Xác định tỷ suất vốn hoá;
  • Xác định giá trị của tài sản theo công thức vốn hoá trực tiếp.

3.5. Phương pháp dòng tiền chiết khấu 

Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của nhà xưởng dựa trên cơ sở quy đổi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ nhà xưởng về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp.

Công thức trong phương pháp dòng tiền chiết khấu

Công thức chung:

Công thức trong một số trường hợp cụ thể:

– Đối với dòng tiền một giai đoạn, dòng tiền hàng năm bằng nhau và bằng hằng số là A, t → n

– Đối với dòng tiền hai giai đoạn:

* Trường hợp dòng tiền hàng năm khác nhau đến năm n, từ năm n + 1 trở đi ổn định, t → ∞.

* Trường hợp dòng tiền hàng năm khác nhau đến năm n, từ năm n + 1 trở đi tăng trưởng đều với tốc độ là g%/năm (với g < r) và t → ∞:

Trong đó:

V: Giá trị tài sản thẩm định giá

CFt: Dòng tiền năm thứ t

Vn: Giá trị tài sản cuối kỳ dự báo

n: Giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lai

r: Tỷ suất chiết khấu

t: Năm dự báo

g : Tốc độ tăng trưởng của dòng tiền

Nội dung thực hiện

  • Xác định giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lai;
  • Xác định dòng tiền dự báo trên cơ sở ước tính thu nhập từ tài sản và ước tính chi phí liên quan đến việc khai thác, vận hành tài sản;
  • Xác định giá trị tài sản cuối kỳ dự báo;
  • Xác định tỷ suất chiết khấu;
  • Xác định giá trị của tài sản theo công thức dòng tiền chiết khấu.

Thẩm định giá nhà xưởng

4. Công ty thẩm định giá nhà xưởng tại Đồng Nai uy tín

Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp FDI trên thế giới, các doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là minh chứng cho vai trò then chốt và ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó với nền chính trị ổn định cùng chiến lược thu hút FDI phải gắn liền với việc tranh thủ cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, RCEP, EVFTA tạo điều kiện để Việt Nam đón dòng vốn đầu tư từ EU ngày càng mạnh mẽ hơn.

Vì vậy nhu cầu thẩm định giá nhà xưởng để xác định giá trị phục vụ mục đích cho các doanh nghiệp như: mua bán, vay vốn ngân hàng, cho thuê, tính thuế, đầu tư… là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Thẩm định giá Thành Đô tự hào là công ty thẩm định giá nhà xưởng uy tín tại tỉnh Đồng Nai. Thành Đô đã thực hiện nhiều dự án thẩm định giá nhà xưởng với quy mô lớn và tính chất phức tạp cho các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Với đội ngũ thẩm định viên có trình độ chuyên môn cao về xây dựng, cùng nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá động sản. Công ty luôn cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng dịch vụ thẩm định giá nhà xưởng uy tín nhất.

Trải quá trình phát triển Thành Đô đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín và thành tựu đáng tự hào. Ngoài ra Thành Đô cũng áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá (bất động sản, giá trị doanh nghiệp, máy móc thiết bị, dự án đầu tư, công trình xây dựng) góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, đầu tư và mua bán minh bạch trên thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ ngày nay.

Thẩm định giá Thành Đô với hệ thống các chi nhánh văn phòng rộng khắp cả nước sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu thẩm định giá của Quý đối tác, Quý khách hàng. Bên cạnh đó, đang là đối tác của nhiều ngân hàng lớn trong nước và ngân hàng nước ngoài có quy mô toàn cầu tại Việt Nam gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng Woori Bank Việt Nam (Woori Bank); Ngân hàng Shinhan (Shinhan Bank); Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK); Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB); Ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc (IBK); Ngân hàng Kookmin (KB Kookmin Bank); Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB); Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB); Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBANK); Shanghai Commercial Savings Bank, Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); … Các dịch vụ thẩm định giá Thành Đô luôn được cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức tin tưởng và đánh giá cao.

Bạn đang đọc bài viết: “Công ty thẩm định giá nhà xưởng tại Đồng Nai tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Nhà xưởng là gì? Phương pháp thẩm định giá nhà xưởng

Định giá nhà xưởng
Nhà xưởng là gì? Phương pháp thẩm định giá nhà xưởng – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Phương pháp thẩm định giá nhà xưởng) – Nhà xưởng là công trình xây dựng phổ biến ở các khu công nghiệp tại Việt Nam. Khi đất nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhà xưởng ra đời thể hiện rõ rệt sự phát triển của các ngành công nghiệp và là nơi thực hóa các kế hoạch sản xuất. Do đó, Nhà xưởng có vai trò quan trọng trong việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Vì vậy thẩm định giá Nhà xưởng chính xác có vai trò quan trọng phục vụ nhiều mục đích chính đáng cho doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp có những kế hoạch đầu tư, kinh doanh phát triển mạnh mẽ hơn.

Thẩm định giá nhà xưởng là sử dụng các phương pháp thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các Nhà xưởng theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

1. Nhà xưởng là gì?

Nhà xưởng hay còn gọi là nhà công nghiệp có không gian có diện tích với sức chứa cũng như quy mô lớn hơn so với nhà ở, văn phòng hoặc cửa hàng thông thường. Nhà xưởng được thiết kế với không gian thoáng, cao có diện tích rộng. Nhà xưởng là nơi tập trung nguồn nhân lực lớn các chuyên gia, công nhân, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất. Ngoài ra nhà xưởng Nhà xưởng còn là nơi bảo quản, vận chuyển hàng hóa, làm kho lưu trữ hàng cho các ngành công nghiệp. Nhằm cung ứng đầy đủ cho quy trình sản xuất dây chuyền. Cũng như là bảo quản hoặc vận chuyển các loại hàng hóa sử dụng trong ngành công nghiệp.

2. Phân loại nhà xưởng

Hiện nay việc phân loại nhà xưởng tùy thuộc vào công năng sử dụng, đặc thù ngành nghề sản xuất của các doanh nghiệp. Có 5 loại nhà xưởng phổ biến bao gồm:

  • Nhà xưởng được thi công bằng bê tông cốt thép
  • Nhà xưởng được thi công bằng kèo thép
  • Nhà xưởng theo công năng sử dụng
  • Nhà xưởng phân theo độ cao
  • Nhà xưởng phân loại theo yêu cầu

2.1. Nhà xưởng bằng bê tông cốt thép

Nhà xưởng được thi công bằng bê tông cốt thép: Đơn vị xây dựng nhà xưởng thi công toàn bộ nhà xưởng từ móng, cột, dầm đều được làm bằng bê tông cốt thép. Tường nhà xưởng xây bằng gạch độ dày tùy theo hồ sơ thiết kế. Mái của nhà xưởng sử dụng tôn màu mạ kẽm có dán tấm cách nhiệt nhằm chống nóng, chống ồn để chuyên làm mái tôn cho phân loại xưởng này. Sử dụng xà gồ đen hoặc mạ kẽm

2.2. Nhà xưởng bằng kèo thép

Nhà xưởng được thi công bằng kèo thép: Đơn vị xây dựng nhà xưởng thi công toàn bộ nhà xường từ cột, dầm đều bằng kèo thép. Hệ thống móng vẫn phải làm bằng bê tông. Phần móng bằng bê tông cốt thép rồi đặt bulong được neo định vị để chờ dựng cột thép. Tiêu chuẩn về độ dày của tường gạch thì phải có độ dày 10cm hoăc 20cm. Chiều cao từ 2,2m đến 2,8m sau đó dùng tôn để làm các vách ngăn tùy theo hồ sơ thiết kế. Mái nhà xưởng dùng tôn mạ kẽm có dán tấm cách nhiệt và sử dụng xà gồ đen hoặc mạ kẽm có độ dày tương tự.

2.3. Nhà xưởng theo công năng sử dụng

Hiện nay nhiều doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng sản xuất kết hợp với văn phòng làm việc để tận dụng không gian. Nhà xưởng theo công năng sử dụng thi công có 3 khối xưởng để đặt máy móc, nguyên liệu và thành phẩm. Nhà xưởng có khối văn phòng nên đặt ở phía trước hoặc bên cạnh nhà xưởng để khối văn phòng vừa làm việc, vừa sản xuất.

  • Nhà xưởng không có văn phòng: là loại nhà xưởng chỉ sử dụng cho mục đích sản xuất của doanh nghiệp.
  • Nhà xưởng sản xuất kết hợp văn phòng: nhà xưởng được phân chia thành 2 khu chức năng là xưởng sản xuất và văn phòng. Nhà xưởng sản xuất kết hợp văn phòng mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như: tiết kiệm chi phí đầu tư, linh hoạt hơn trong quản lý và vận hành, phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít nhân sự

2.4. Nhà xưởng phân theo độ cao hoặc số tầng

Nhà xưởng phân theo độ cao hoặc số tầng: Nhà xưởng cao từ 8 đến 12m hoặc 6 đến 8m bao gồm nóc gió. Nhà xưởng theo phổ biến và truyền thống ngày nay là nhà xưởng một tầng được các doanh nghiệp lựa chọn chủ yếu. Tuy nhiên do quỹ đất khu công nghiệp ngày càng hạn hẹp nên nhiều doanh nghiệp cũng xây dựng nhà xưởng cao tầng để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Ưu điểm nhà xưởng một tầng: Dễ dàng mở rộng sản xuất, thay đổi phù hợp với các ngành nghề.

Ưu điểm nhà xưởng cao tầng: tối ưu quỹ đất, phù hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ các ngành phụ trợ, công nghệ cao.

2.5. Nhà xưởng phân loại theo yêu cầu

Nhà xưởng cho thuê xây sẵn: Đây là mô hình cho thuê nhà xưởng phổ biến trong những năm qua, là lựa chọn yêu thích của các chủ đầu tư vừa và nhỏ bởi sự tiết kiệm chi phí, thời gian xây dựng nhưng vẫn đảm bảo đi vào hoạt động tốt.

Nhà xưởng xây theo yêu cầu: Mô hình nhà xưởng xây theo yêu cầu nhằm phục vụ doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề đặc thù như thực phẩm, làm kho lạnh, kho ngoại quan… Nhà xưởng xây theo yêu cầu giúp tối đa hóa công năng sử dụng, nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh và giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu.

3. Mục đích thẩm định giá nhà xưởng

  • Vay vốn ngân hàng; bảo hiểm; tính thuế
  • Mua bán, chuyển nhượng, mua bán xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng;
  • Góp vốn liên doanh, giải thể doanh nghiệp, sáp nhập, chia tách, phá sản, mua bán doanh nghiệp; thành lập Doanh nghiệp;
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại, giải quyết, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án;
  • Làm căn cứ tư vấn và lập dự án đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài;
  • Tham khảo giá thị trường;
  • Các mục đích khác

4. Hồ sơ yêu cầu thẩm định giá nhà xưởng

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
  • Giấy phép xây dựng
  • Các hợp đồng thi công
  • Bản vẽ thiết kế
  • Bản vẽ hoàn công
  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình

5. Phương pháp thẩm định giá nhà xưởng

Nhà xưởng hay được gọi là bất động sản công nghiệp thường được thiết kế, sử dụng vào mục đích riêng, đặc thù, có tỷ lệ hao mòn lớn hơn bình thường. Yếu tố vị trí ảnh hưởng lớn đến giá trị bất động sản công nghiệp (nguồn điện, nước, đường xá, độ dốc, xử lý chất đất bên dưới, xử lý ô nhiễm…). Để lựa chọn phương pháp thẩm định giá nhà xưởng phù hợp, thẩm định viên phải căn cứ vào: Mục đích thẩm định giá; Đặc điểm của loại Nhà xưởng thẩm định giá; Mức độ sẵn có, độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu thập trên thị trường.

Phương pháp thẩm định giá Nhà xưởng chủ yếu đối được các thẩm định viên lựa chọn: Phương pháp chi phí thay thế hoặc phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp dòng tiền chiết khấu.

Phương pháp thẩm định giá nhà xưởng
Phương pháp thẩm định giá nhà xưởng – Thẩm định giá Thành Đô

5.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá, xác định giá trị của công trình xây dựng Nhà xưởng thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các Nhà xưởng so sánh để ước tính, xác định giá trị của tài sản thẩm định giá. Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường.

Phương pháp so sánh thường được áp dụng để xác định giá trị Nhà xưởng trong trường hợp có thông tin giao dịch trên thị trường của các Nhà xưởng tương tự với Nhà xưởng thẩm định giá. Phương pháp so sánh trực tiếp được xây dựng chủ yếu dựa trên yêu cầu tuân thủ nguyên tắc thay thế: giá trị Nhà xưởng mục tiêu được coi là hoàn toàn có thể ngang bằng với giá trị của những Nhà xưởng tương đương có thể so sánh được. Theo đó, thẩm định viên phải dựa vào mức giá của những Nhà xưởng tương tự đó được xác định trong thời gian gần nhất để ước tính giá cho tài sản mục tiêu.

Phương pháp so sánh được áp dụng để xác định giá trị Nhà xưởng trong trường hợp có thông tin giao dịch trên thị trường của các Nhà xưởng tương tự với Nhà xưởng thẩm định giá.

Các bước thẩm định giá

Bước 1: Tìm kiếm thông tin về những Nhà xưởng đã được giao dịch trong thời gian gần nhất có thể so sánh được với bất động sản mục tiêu về các mặt, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá trị như: Diện tích, kích thước, nguyên vật liệu xây dưng, tiện ích nhà xưởng, cơ sở hạ tầng giao thông…

Bước 2: Tiến hành kiểm tra và phân tích các giao dịch chứng cứ nhằm đảm bảo tính chất có thể so sánh được với Nhà xưởng mục tiêu. Để thực hiện tốt bước này, khi kiểm tra và phân tích các giao dịch thị trường cần phải làm rõ: nguồn gốc, đặc điểm và tính chất các giao dịch.

Bước 3: Lựa chọn một số Nhà xưởng có thể so sánh thích hợp nhất. Theo kinh nghiệm, thường lấy từ 3 đến 6 bất động sản để so sánh. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, thẩm định viên phải được tối thiểu 3 Nhà xưởng tương tự khi áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp.

Bước 4: Xác định những yếu tố khác nhau giữa Nhà xưởng mục tiêu và bất động sản chứng cớ. Đồng thời, dựa trên các yếu tố khác nhau, tiến hành xác định những yếu tố khác nhau giữa bất động sản thẩm định giá và bất động sản so sánh. Đồng thời, dựa trên các yếu tố khác nhau, tiến hành lập bảng phân tích, điều chỉnh giá của các Nhà xưởng so sánh.

Bước 5: Ước tính giá trị Nhà xưởng mục tiêu trên cơ sở giá của Nhà xưởng đã điều chỉnh.

5.2. Phương pháp chi phí tái tạo

Phương pháp chi phí tái tạo là cách thức xác định giá trị của công trình xây dựng Nhà xưởng thẩm định giá thông qua chi phí tạo ra một công trình xây dựng Nhà xưởng có chức năng, công dụng giống hệt hoặc tương tự với Nhà xưởng thẩm định giá và hao mòn của Nhà xưởng thẩm định giá.

Phương pháp chi phí tái tạo áp dụng kết hợp với phương pháp so sánh đối với công trình xây dựng trên đất là nhà xưởng, thẩm định viên sử dụng phương pháp chi phí tái tạo để xác định giá trị.

Công thức:

Giá trị ước tính của Nhà xưởng = Chi phí tái tạo (đã bao gồm Lợi nhuận của nhà sản xuất / nhà đầu tư) – Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế)

Các bước thẩm định giá

Sau khi thu thập và phân tích các thông tin có liên quan đến bất động sản thẩm định giá, thẩm định viên thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Ước tính các chi phí tái tạo công trình xây dựng hiện có.
  • Bước 2: Xác định hao mòn và ước tính tổng giá trị hao mòn của công trình xây dựng hiện có.
  • Bước 3: Ước tính giá trị của công trình xây dựng bằng cách lấy tổng chi phí xây dựng công trình bước 1 trừ (-) giá trị hao mòn đã tính bước 2.

Cách xác định chi phí tái tạo đối với Nhà xưởng

  • Chi phí trực tiếp: Chi phí cấp phép xây dựng; chi phí vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công; chi phí máy thi công, chi phí mua sắm thiết bị; chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình chính, công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí duy tu, bảo dưỡng công trình; chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi công xây dựng công trình; chi phí an ninh trong quá trình xây dựng; lợi nhuận nhà thầu; các chi phí trực tiếp khác.
  • Chi phí gián tiếp: Chi phí quản lý dự án; chi phí thiết kếxây dựng công trình, chi phí đánh giá tác động môi trường và xử lý các tác động của dự án đến môi trường, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác; chi phí kiểm toán; chi phí tài chính trong thời gian thi công xây dựng; chi phí bảo hiểm công trình; chi phí quảng cáo bán hàng; chi phí duy tu, bảo dưỡng công trình; các chi phí khác phát sinh từ sau khi hoàn thành xây dựng công trình đến khi bàn giao công trình (hay khi bán hoặc cho thuê được hết diện tích công trình xây dựng); các khoản phí và lệ phí theo quy định; các khoản chi phí gián tiếp khác.
  • Lợi nhuận của nhà đầu tư/nhà sản xuất được xác định trên cơ sở tỷ lệ lợi nhuận bình quân trên thị trường tính trên tổng chi phí (bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp) đối với việc đầu tư kinh doanh tài sản thẩm định giá.

5.3. Phương pháp chi phí thay thế

Phương pháp chi phí thay thế là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của Nhà xưởng thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế để tạo ra một Nhà xưởng tương tự Nhà xưởng thẩm định giá có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của Nhà xưởng thẩm định giá.

Phương pháp chi phí thay thế thường được áp dụng kết hợp với phương pháp so sánh đối với công trình xây dựng trên đất là nhà xưởng, thẩm định viên sử dụng phương pháp chi phí thay thế để xác định giá trị.

Công thức:

Giá trị ước tính của Nhà xưởng = Chi phí thay thế (đã bao gồm lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà đầu tư) – Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế không bao gồm phần giá trị hao mòn chức năng của bất động sản thẩm định giá đã được phản ánh trong chi phí tạo ra bất động sản thay thế)

Các bước thẩm định giá

Sau khi thu thập và phân tích các thông tin có liên quan đến bất động sản thẩm định giá, thẩm định viên thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Ước tính các chi phí tái tạo công trình xây dựng hiện có.
  • Bước 2: Xác định hao mòn và ước tính tổng giá trị hao mòn của công trình xây dựng hiện có.
  • Bước 3: Ước tính giá trị của công trình xây dựng bằng cách lấy tổng chi phí xây dựng công trình bước 1 trừ (-) giá trị hao mòn đã tính bước 2.

Cách xác định chi phí tái tạo đối với Nhà xưởng

  • Chi phí trực tiếp: Chi phí cấp phép xây dựng; chi phí vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công; chi phí máy thi công, chi phí mua sắm thiết bị; chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình chính, công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí duy tu, bảo dưỡng công trình; chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi công xây dựng công trình; chi phí an ninh trong quá trình xây dựng; lợi nhuận nhà thầu; các chi phí trực tiếp khác.
  • Chi phí gián tiếp: Chi phí quản lý dự án; chi phí thiết kếxây dựng công trình, chi phí đánh giá tác động môi trường và xử lý các tác động của dự án đến môi trường, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác; chi phí kiểm toán; chi phí tài chính trong thời gian thi công xây dựng; chi phí bảo hiểm công trình; chi phí quảng cáo bán hàng; chi phí duy tu, bảo dưỡng công trình; các chi phí khác phát sinh từ sau khi hoàn thành xây dựng công trình đến khi bàn giao công trình (hay khi bán hoặc cho thuê được hết diện tích công trình xây dựng); các khoản phí và lệ phí theo quy định; các khoản chi phí gián tiếp khác.
  • Lợi nhuận của nhà đầu tư/nhà sản xuất được xác định trên cơ sở tỷ lệ lợi nhuận bình quân trên thị trường tính trên tổng chi phí (bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp) đối với việc đầu tư kinh doanh tài sản thẩm định giá.

5.4. Phương pháp dòng tiền chiết khấu

Phương pháp dòng tiền chiếu khấu thuộc cách tiếp cận từ thu nhập (Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 09 “Cách tiếp cận từ chi phí’ được Ban hành kèm theo Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

“Cách tiếp cận từ thu nhập là cách thức xác định giá trị của bất động sản thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ tài sản về giá trị hiện tại”.

Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của Nhà xưởng thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ Nhà xưởng về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp. Tỷ suất chiết khấu được sử dụng để chuyển đổi dòng thu nhập trong tương lai về giá trị hiện tại. Tỷ suất chiết khấu không chỉ phản ánh giá trị thời gian của tiền mà còn phản ánh rủi ro trong việc tạo ra thu nhập từ Nhà xưởng thẩm định giá.

Trường hợp dòng tiền không đều:

Trường hợp dòng tiền đều:

Trong đó:

V: Giá trị thị trường của tài sản

CFt: Dòng tiền năm thứ t

CF: Dòng tiền phát sinh đều đặn hàng năm

CFO: Dòng tiền phát sinh tại thời điểm bắt đầu giai đoạn dự báo dòng tiền. (Tại thời điểm này có thể chưa phát sinh thu nhập từ tài sản nhưng có thể đã phát sinh chi phí đầu tư ban đầu)

Vn: Giá trị tài sản cuối kỳ dự báo

n: Giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lai

r: Tỷ suất chiết khấu

t: Năm dự báo

Các bước tiến hành thẩm định giá

Bước 1: Xác định giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lai.

Bước 2: Ước tính dòng tiền thuần trên cơ sở ước tính thu nhập từ tài sản và ước tính chi phí liên quan đến việc khai thác, vận hành tài sản.

Bước 3: Ước tính giá trị tài sản cuối kỳ dự báo.

Bước 4: Ước tính tỷ suất chiết khấu thích hợp.

Bước 5: Xác định giá trị tài sản bằng công thức nêu trên.

5.5. Phương pháp vốn hóa trực tiếp

Phương pháp vốn hóa trực tiếp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập (Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 09 “Cách tiếp cận từ chi phí’ được Ban hành kèm theo Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

“Cách tiếp cận từ thu nhập là cách thức xác định giá trị của bất động sản thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ tài sản về giá trị hiện tại”.

Phương pháp vốn hóa trực tiếp được áp dụng để xác định giá trị nhà xưởng tạo ra thu nhập cho người sử dụng. Phương pháp vốn hóa trực tiếp được áp dụng trong trường hợp thu nhập từ nhà xưởng là tương đối ổn định (không đổi hoặc thay đổi theo một tỷ lệ nhất định) trong suốt thời gian sử dụng hữu ích còn lại (được tính bằng tuổi đời kinh tế còn lại) của nhà xưởng hoặc vĩnh viễn.

Công thức tính: V= I/R

Trong đó:

V: Giá trị tài sản thẩm định giá

I: Thu nhập hoạt động thuần

R: Tỷ suất vốn hóa

Các bước tiến hành thẩm định giá

Bước 1: Ước tính thu nhập hoạt động thuần do tài sản mang lại

Công thức xác định thu nhập hoạt động thuần:

Thu nhập hoạt động thuần = Tổng thu nhập tiềm năng – Thất thu do không sử dụng hết 100% công suất và do rủi ro thanh toán – Chi phí hoạt động

Thẩm định viên xác định tổng thu nhập tiềm năng, thất thu, chi phí hoạt động thông qua các thông tin điều tra khảo sát trên thị trường của các tài sản tương tự, có tham khảo thu nhập và chi phí hoạt động trong quá khứ của tài sản thẩm định giá, xem xét tình hình cung – cầu, triển vọng phát triển của thị trường ngành, lĩnh vực và các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc dự báo tổng thu nhập tiềm năng, thất thu, chi phí hoạt động dự kiến của tài sản thẩm định giá.

Bước 2: Xác định tỷ suất vốn hóa

Tỷ suất vốn hóa được xác định thông qua 03 phương pháp: Phương pháp so sánh, Phương pháp phân tích vốn vay – vốn đầu tư và Phương pháp phân tích khả năng thanh toán nợ.

Bước 3: Áp dụng công thức vốn hóa trực tiếp.

6. Công ty thẩm định giá nhà xưởng uy tín tại Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Bên cạnh đó đất nước đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó các khu công nghiệp, các nhà xưởng sản xuất được hình thành để phục vụ nền kinh tế thị trường. Vì vậy Thẩm định giá Nhà xưởng đã trở nên vô cùng cần thiết phục vụ mục đích chính đáng của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Thẩm định giá góp phần làm minh bạch thị trường thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của thị trường trong nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI. Thẩm định giá là dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Thẩm định giá có vai trò đối với xác định giá trị tài sản cho nhiều doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân cho nhiều mục đích chính đáng khác nhau. Từ đó việc thẩm định giá trị tài sản giúp cho các hoạt động kinh tế trở nên hiệu quả và mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế. Vì vậy vai trò của doanh nghiệp thẩm định giá đã trở nên vô cùng thiết yếu trong sự phát triển của kinh tế – xã hội.

Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô là đơn vị thẩm định giá độc lập uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá nhà xưởng có quy mô lớn, tính chất phức tạp và đòi hỏi yêu cầu khắt khe nhất đối với ngành thẩm định giá tại Việt Nam liên quan đến các hoạt động vay vốn ngân hàng, góp vốn liên kết đầu tư, mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư, chuyển nhượng tài sản,…

Trải qua một quá trình phát triển, (TDVC) đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và được các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quản lý Nhà nước đánh giá cao. Năm 2019, Thẩm định giá Thành Đô vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu thẩm định giá uy tín 2019”, Năm 2020 Thành Đô được vinh danh “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”, “Thương hiệu thẩm định giá tin cậy 2020”, Năm 2021 Thành Đô được vinh danh Top 10 Thương hiệu Châu Á – Thái Bình Dương, Năm 2022 Thành Đô đón nhận Thương hiệu Vàng ASEAN 2022. Năm 2023, Thẩm định giá Thành Đô được vinh danh Công ty thẩm định giá xuất sắc năm 2022 do Hội thẩm định giá Việt Nam trao tặng.. Bên cạnh đó TDVC áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá (bất động sản, giá trị doanh nghiệp, máy móc thiết bị, dự án đầu tư, công trình xây dựng) góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường. Cùng đó, hệ thống thẩm định giá rộng khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Cần Thơ, , Lâm Đồng, Cà Mau, An Giang và không ngừng mở rộng thêm, chúng tôi đảm bảo sẽ đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu thẩm định giá tài sản của quý khách hàng trên toàn quốc.

Quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THÀNH ĐÔ

  • Hội sở: Tầng 5 toà nhà Viễn Đông, số 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: info@tdvc.com.vn
  • Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
  • Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết: “Nhà xưởng là gì? Phương pháp thẩm định giá nhà xưởng” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Đất thuê là gì? Nhà xưởng trên đất thuê có được thế chấp vay ngân hàng không?

Đất thuê là gì
Đất thuê là gì? Nhà xưởng trên đất thuê có được thế chấp vay ngân hàng không? – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Đất thuê là gì?) – Đất đai là tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quý giá của con người, có vai trò quan trọng đối với các mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vô cùng mạnh mẽ và sâu rộng. Nguồn tài nguyên đất đai được Nhà nước thực hiện phân bổ hợp lý thông qua các hình thức như: cho thuê đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Thuê đất là hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường vì các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mong muốn khai thác hiệu quả tối đa lợi ích từ việc sử dụng đất thuê. Trong đó cho thuê đất để xây dựng nhà xưởng được diễn ra phổ biến góp phần khai thác nguồn lực từ đất đai, chuyển nguồn tài chính tiềm năng thành nguồn tài chính hiện thực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

Đất thuê để xây dựng công trình xây dựng là hoạt động quan trọng phổ biến trên thế giới mà còn diễn ra rất sôi động ở Việt Nam. Thẩm định giá nhà xưởng trên đất thuê sẽ giúp cho chủ đầu tư, cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân…xác định được chính xác giá trị công trình xây dựng. Từ đó sẽ có các phương án phục vụ nhiều mục đích cho các bên liên quan thúc đẩy kinh tế xã hội.

1. Đất thuê là gì?

Căn cứ tại Khoản 8, Điều 3, Luật đất đai năm 2013, thuê đất hay nói cách khác là thuê quyền sử dụng đất là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. 

Thuê đất có hai hình thức gồm:

  • Thuê đất trả tiền hàng năm
  • Thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. 

Đất thuê là hình thức thể hiện quyền định đoạt của Nhà nước đối với đất đai, thông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Cho thuê đất được tiến hành thông qua quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó trên cơ sở quyết định này, các bên sẽ tiến hành kí kết hợp đồng cho thuê đất. Bên thuê đất phải sử dụng đúng mục đích, trả tiền thuê đất và trả lại đất khi đã hết thời hạn thuê. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cho thuê đất phát sinh sau khi quyết định cho thuê đất có hiệu lực và chấm dứt theo thời hạn được ghi trong quyết định. 

2. Thế chấp vay vốn ngân hàng nhà xưởng trên đất thuê

Liên quan đến thế chấp tài sản trên đất thuê, điểm d khoản 2 Điều 174 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền của tổ chức được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê như sau:

Điều 174. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có các quyền sau đây:

d) Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

Đối với quyền của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, điểm b khoản 1 Điều 175 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Điều 175. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm

Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

b) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê/trả tiền thuê đất hàng năm được phép thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.

Do đó, tổ chức kinh tế được phép thế chấp nhà xưởng trên đất thuê khi đáp ứng đủ điều kiện và đúng thủ tục theo quy định. Bên thế chấp nhà xưởng được khai thác công dụng, hưởng lợi tức từ tài sản thế chấp.

Ngoài ra, bên thế chấp nhà xưởng trên đất thuê có quyền cho thuê, cho mượn lại nhà xưởng này nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

3. Hồ sơ thế chấp nhà xưởng trên đất thuê thế nào?

Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký đối với tài sản gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu gồm:

  • 01 bản chính Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01a;
  • Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng, chứng thực trong trường hợp Luật Đất đai, Luật Nhà ở, luật khác có liên quan quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
  • Giấy chứng nhận (bản gốc).

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi, cập nhật nội dung đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào sổ đăng ký và Giấy chứng nhận.

Sau khi ghi vào sổ đăng ký và Giấy chứng nhận thì chứng nhận nội dung đăng ký và thời điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu yêu cầu đăng ký.

Phương pháp thẩm định giá nhà xưởng trên đất thuê
Phương pháp thẩm định giá nhà xưởng trên đất thuê – Thẩm định giá Thành Đô

4. Phương pháp thẩm định giá nhà xưởng trên đất thuê

Thẩm định giá nhà xưởng trên đất thuê thẩm định viên căn cứ vào hồ sơ pháp lý, đặc điểm kỹ thuật và hiện trạng của thửa đất. Từ đó thẩm định viên đưa ra cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp đối với nhà xưởng. Thẩm định giá nhà xưởng trên đất thuê gồm những phương pháp phổ biến sau:

  • Cách tiếp cận từ thu nhập là phương pháp dòng tiền chiết khấu, phương pháp vốn hóa trực tiếp;
  • Cách tiếp cận từ thị trường là phương pháp so sánh;
  • Cách tiếp cận từ chi phí là phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế;
  • Phương pháp thặng dư.

Phương pháp so sánh

Thẩm định giá công trình xây dựng bằng phương pháp so sánh là thẩm định giá công trình xây dựng dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các công trình tương tự với công trình xây dựng cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm cần thẩm định giá hoặc gần với thời điểm cần thẩm định giá để ước tính và xác định giá trị thị trường của công trình xây dựng. Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường.

Phương pháp chi phí tái tạo

Phương pháp chi phí tái tạo là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của công trình xây dựng thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí tái tạo ra công trình giống hệt với công trình xây dựng thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của tài sản thẩm định giá. Phương pháp chi phí tái tạo thuộc cách tiếp cận từ chi phí.

Phương pháp chi phí thay thế

Phương pháp chi phí thay thế là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của công trình xây dựng thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế để tạo ra một công trình xây dựng tương tự công trình xây dựng thẩm định giá có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của công trình xây dựng thẩm định giá. Phương pháp chi phí thay thế thuộc cách tiếp cận từ chi phí.

Phương pháp vốn hóa trực tiếp

Phương pháp vốn hóa trực tiếp là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của công trình xây dựng thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi dòng thu nhập thuần ổn định hàng năm dự kiến có được từ tài sản về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất vốn hóa phù hợp. Phương pháp vốn hóa trực tiếp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập.

Phương pháp chi phí dòng tiền chiết khấu

Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của công trình xây dựng thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ tài sản về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu thuộc cách tiếp cận từ thu nhập.

Phương pháp thặng dư

Phương pháp thặng dư là phương pháp định giá công trình xây dựng trên cơ sở ước tính giá trị công trình xây dựng sau khi đã phát triển (cải tạo, sửa chữa hoặc xây lại mới) trừ đi tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra sự phát triển đó. Phương pháp thặng dư chủ yếu được áp dụng trong định giá công trình xây dựng có tiềm năng phát triển, cải tạo.

Công ty thẩm định giá nhà xưởng uy tín
Công ty thẩm định giá nhà xưởng uy tín – Thẩm định giá Thành Đô

5. Công ty thẩm định giá nhà xưởng uy tín tại Việt Nam

Thẩm định giá Thành Đô là đơn vị thẩm định giá nhà xưởng trên đất thuê uy tín hàng đầu tại Việt Nam với thẩm định viên nhiều năm kinh nghiêm, trình độ chuyên môn cao, môi trường chuyên nghiệp, năng động và đoàn kết. Thành Đô luôn đáp ứng đầy đủ các Tiêu chuẩn thẩm định giá khắt khe nhất về nhân sự, trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất kỹ thuật đối với một Công ty thẩm định giá chuyên nghiệp tại Việt Nam và quốc tế. Thẩm định giá Thành Đô là đơn vị tiên phong trong việc hợp tác với các đối tác quốc tế, không ngừng sáng tạo để vươn tới sự hoàn thiện, đóng góp vào sự phát triển của mỗi các nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Chúng tôi đang từng bước hội nhập khu vực và thế giới trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản.

Là một trong những công ty thẩm định giá hàng đầu Việt Nam. Công ty Thẩm định giá Thành Đô đang là đối tác uy tín cung cấp dịch vụ Thẩm định giá cho các tổ chức tín dụng như Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK); Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB); Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngan hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng Woori Bank Việt Nam (Woori Bank); Ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc (IBK); Ngân hàng Kookmin (KB Kookmin Bank); Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB); Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB); Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBANK); Shanghai Commercial Savings Bank… Các dịch vụ thẩm định giá Thành Đô luôn được cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức tin tưởng và đánh giá cao. Bên cạnh đó Thẩm định giá Thành Đô đang là đối tác uy tín của nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam như: SAMSUNG; TOYOTA; CÔNG TY CỔ PHẦN ALUTEC VINA; CÔNG TY TNHH BES ENGINEERING VIỆT NAM; TREND POWER TECHNOLOGY (BVI) CO.,LTD; WISTRON CORPORATION; CÔNG TY TNHH DARFON VIỆT NAM; CÔNG TY TNHH COMPAL VIỆT NAM; TREND POWER TECHNOLOGY (BVI) CO.,LTD; C.C.P. CONTACT PROBES CO., LTD; CÔNG TY TNHH CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ UDE; TẬP ĐOÀN INVENTEC APPLIANCES CORPORATI…

Thẩm định giá Thành Đô được đánh giá nằm trong top các công ty thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam: Năm 2019, Thành Đô vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu Thẩm định giá uy tín 2019”, Năm 2020 Thành Đô được vinh danh “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”, “Thương hiệu Thẩm định giá tin cậy 2020”, Năm 2021 Thành Đô được vinh danh Top 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á – Thái Bình Dương, Năm 2022 Thành Đô vinh dự được vinh danh là “Thương hiệu Vàng Asean tổ chức tại Singapore”. Năm 2023, Thẩm định giá Thành Đô được Hội thẩm định giá Việt Nam vinh danh Công ty thẩm định giá xuất sắc năm 2022. Bên cạnh đó Thành Đô áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá (bất động sản, giá trị doanh nghiệp, máy móc thiết bị, dự án đầu tư, công trình xây dựng) góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, đầu tư và mua bán minh bạch trên thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ ngày nay.

Bạn đang đọc bài viết: “Đất thuê là gì? Nhà xưởng trên đất thuê có được thế chấp vay ngân hàng không? tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Thẩm định giá Nhà xưởng

Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá nhà xưởng – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Thẩm định giá Nhà xưởng) – Thẩm định giá Nhà xưởng là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của Nhà xưởng theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại thời điểm thẩm định giá, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

1. Nhà xưởng là gì?

Nhà xưởng là tài sản vật chất có sức chứa và quy mô quản lý lớn (so với cửa hàng), có thể là địa điểm tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển hàng hóa.

Nhà xưởng có thể xây dựng từ thép, gỗ nhưng hiện nay chủ yếu làm theo kiểu nhà thép do có các tính năng ưu việt hơn cả với những đặc điểm sau:

a, Tính bền vững

  • Nhà thép giúp quá trình sản xuất liên tục, không bị ngưng trệ hay ảnh hưởng bởi các yếu tố khí hậu như mưa, bão, tuyết, hay động đất…
  • Cấu tạo bằng Kết cấu thép giúp chống lại các rủi ro hỏa hạn có thể xảy ra, nhà xưởng gỗ không có ưu điểm này.
  • Chống sự thấm nước và côn trùng tấn công: Khác với các cấu trúc nhà gỗ, thép là chất liệu bền, chống lại sự thấm nước hay côn trùng và những yếu tố gây ra hư hại cho nhà xưởng. Mặt khác, thép là chất liệu cực bền, không dễ bị oằn, uốn cong bởi yếu tố nhiệt độ, giữ cho cấu trúc nhà xưởng luôn bền vững theo thời gian.

b, Thân thiện với môi trường

Để xây lắp một nhà xưởng gỗ cần rất nhiều thân cây với bản chất gỗ tốt. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của các loài động vật cũng như con người. Do vậy, sắt thép là sự lựa chọn tốt nhất để bảo vệ môi trường tự nhiên.

  • Thời gian xây lắp nhanh, chi phí lắp đặt tiết kiệm, bảo hành lâu dài.
  • Tùy theo quy mô, nhà xưởng có thể được hoàn thành trong vòng vài tháng, quá trình tháo gỡ, di dời chỉ trong vài tuần.
  • Nhà thép được xây dựng bảo trì trong thời gian dài, các kết cấu được sơn lại bảo đảm độ bền cho hoạt động tối ưu của nhà thép.
  • Chi phí xây lắp đặt nhà thép có thể cao hơn nhà gỗ, nhưng độ bền, thời gian sử dụng và các đặc tính ưu việt trên là nền tảng để nhà thép là lựa chọn tối ưu cho các công ty.

Thẩm định viên khi khảo sát hiện trạng thực tế cần phải chú ý: Hệ thống móng; cột (khẩu độ giữa các cột); nền, sàn; cửa ra vào; tường vách, hệ thống cẩu trục; kết cấu đỡ mái; mái…để đánh chất lượng còn lại của Nhà xưởng tại thời điểm thẩm định giá.

Sau khi khảo sát hiện trạng thực tế nhà xưởng, thẩm định viên tham khảo thông tư liên tịch số 13/LB-TT ngày 18/8/1994 về việc hướng dẫn phương pháp xác định giá trị còn lại của công trình xây dựng;  và căn cứ vào hồ sơ pháp lý để ước tính tỷ lệ phần trăm (%) chất lượng còn lại của công trình xây dựng (%).

Cũng theo khảo sát thực tế hiện trạng thẩm định viên tham khảo đơn giá xây dựng mới tài sản tương tự theo suất đầu tư bộ Xây dựng số 44/QĐ-BXD ban hành ngày 14/1/2020.

thông tư liên tịch số 13/LB-TT ngày 18/8/1994
Bảng xác định còn lại của kết cấu công trình TTLT số 13/LB-TT ngày 18/8/1994

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

2. Mục đích thẩm định giá Nhà xưởng:

  • Mua bán, chuyển nhượng.
  • Vay vốn ngân hàng.
  • Góp vốn liên doanh.
  • Cổ phần hóa và thành lập doanh nghiệp.
  • Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp.
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại.
  • Hoạch toán kế toán, tính thuế.
  • Tư vấn và lập dự án đầu tư.

3. Hồ sơ thẩm định giá nhà xưởng:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
  • Giấy phép xây dựng
  • Các hợp đồng thi công
  • Bản vẽ thiết kế
  • Bản vẽ hoàn công
  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình

4. Công ty thẩm định giá Nhà xưởng uy tín tại Việt Nam

Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô là doanh nghiệp thẩm định giá Nhà xưởng uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Thẩm định giá Thành Đô đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá nhà xưởng có quy mô lớn, tính chất phức tạp và đòi hỏi yêu cầu khắt khe nhất đối với ngành thẩm định giá tại Việt Nam liên quan đến các hoạt động vay vốn ngân hàng, góp vốn liên kết đầu tư, mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư, chuyển nhượng tài sản,…

Trải qua một quá trình phát triển, Thành Đô đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và được các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quản lý Nhà nước đánh giá cao. Năm 2019, (TDVC) vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019”, Năm 2020 Thành Đô được vinh danh “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”, “Thương hiệu tin cậy 2020”. Bên cạnh đó TDVC áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá (bất động sản, giá trị doanh nghiệp, máy móc thiết bị, dự án đầu tư, công trình xây dựng) góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường. Cùng đó, hệ thống thẩm định giá rộng khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Cần Thơ, , Lâm Đồng, Cà Mau, An Giang và không ngừng mở rộng thêm, chúng tôi đảm bảo sẽ đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu thẩm định giá tài sản của quý khách hàng trên toàn quốc.

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá Nhà xưởng tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Hướng dẫn các bước khảo sát thẩm định giá công trình xây dựng nhà xưởng

hướng dẫn khảo sát công trình nhà xưởng
hướng dẫn khảo sát công trình nhà xưởng – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Thẩm định công trình xây dựng) – Giá trị của công trình nhà xưởng, công trình xây dựng ảnh hưởng bởi các yếu tố vị trí, số năm xây dựng, kết cấu của công trình, nội thất gắn liền với công trình đó, vì vậy Công ty CP Thẩm định giá Thành Đô ban hành hướng dẫn chi tiết quy trình khảo sát và đánh giá công trình xây dựng, nhà xưởng như sau:

• Bước 1: Kiểm tra pháp lý, mặt bằng tổng thể của công trình, bản vẽ thiết kế, hồ sơ hoàn công, giấy phép xây dựng của công trình.

• Bước 2: Kiểm tra, đo đạc kích thước của từng hạng mục công trình và đối chiếu lại với hồ sơ thiết kế và định vị vị trí của công trình đang tọa lạc.

• Bước 3: Khảo sát bên ngoài, bên trong và các kết cấu của công trình như móng, nền, sàn, mái vì kèo, khung bê tông, cầu thang, lớp vữa bên ngoài, đã bị nứt nẻ, bong tróc hay chưa, kiểm tra phần nội thất gắn liền với công trình.

• Bước 4: Chụp hình công trình xây dựng, nhà xưởng, bên trong, bên ngoài, nội thất, các phòng, cầu thang, mái, sàn.

• Bước 5: Đánh giá chất lượng còn lại của công trình xây dựng, tỷ lệ % các kết cấu chính như Móng, cột, hệ đà giằng, nền, mái. Áp dụng theo Công văn 1326/BXD-QLN về việc hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản cố định là nhà, vật kiến trúc do Bộ xây dựng ban hành ngày 8 tháng 8 năm 2011

• Bước 6: Tổng kết về công trình xây dựng nhà xưởng để đánh giá phương án, nên phương pháp thẩm định công trình xây dựng đó một cách khách quan và chính xác nhất.

Bạn đang đọc bài viết: “Hướng dẫn các bước khảo sát thẩm định giá công trình xây dựng nhà xưởng tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906020090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THÀNH ĐÔ

Số ĐKDN: 0107025328
Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 13/10/2015

Follow us

TRỤ SỞ CHÍNH

Căn hộ số 30-N7A  Trung Hòa – Nhân Chính,  Nhân Chính, Hà Nội.

0985 103 666

0906 020 090

HỘI SỞ HÀ NỘI

Tầng 5 - tòa nhà Viễn Đông, 36 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

0985 103 666

0906 020 090

CN HỒ CHÍ MINH

Tầng 3, 353 - 355 An Dương Vương, phường 3, quận 5, TP. HCM.

0985 103 666

0978 169 591

CN HẢI PHÒNG

Tầng 4 - tòa nhà Việt Pháp, 19 Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng.

0985 103 666

0906 020 090


VP ĐÀ NẴNG

Số 06 Trần Phú, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

0985 103 666

0906 020 090

VP CẦN THƠ

Tầng 4 - tòa nhà PVcombank, 131 Trần Hưng Đạo, Cần Thơ.

0985 103 666

0906 020 090

VP QUẢNG NINH

05 - A5 Phan Đăng Lưu, KĐT Mon Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh.

0985 103 666

0906 020 090

VP THÁI NGUYÊN

Tầng 4 - tòa nhà 474 Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

0985 103 666

0906 020 090


VP NAM ĐỊNH

Tầng 3 - số 615 Giải Phóng, Văn Miếu, TP Nam Định, tỉnh Nam Định.

0985 103 666

0906 020 090

VP BẮC NINH

Số 70 Tạ Quang Bửu, phường Kinh Bắc, Tỉnh Bắc Ninh. 

0985 103 666

0906 020 090

VP THANH HÓA

Tầng 4 - tòa nhà Dầu Khí, 38A Đại Lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

0985 103 666

0906 020 090

VP NGHỆ AN

Tầng 14 - tòa nhà Dầu Khí, số 7 Quang Trung, TP Vinh, Tỉnh Nghệ An.

0985 103 666

0906 020 090


VP NHA TRANG

Tầng 9 - Nha Trang Building, 42 Lê Thành Phương, TP Nha Trang.

0985 103 666

0906 020 090

VP LÂM ĐỒNG

Số60C  Nguyễn Trung Trực , phường 3, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

0985 103 666

0906 020 090

VP AN GIANG

Số 53 - 54 đường Lê Thị Riêng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

0985 103 666

0906 020 090

VP CÀ MAU

Số 50/9 Hùng Vương, phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

0985 103 666

0978 169 591


Copyright © 2024 CTCP Thẩm Định Giá Thành Đô, LLC. All Rights Reserved.

    TƯ VẤN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN

    Cảm ơn bạn đã quan tâm dịch vụ thẩm định giá Thành Đô. Hãy chia sẻ yêu cầu thẩm định giá của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.
    Thành công
    Yêu cầu liên hệ của bạn đã được tiếp nhận. Chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất.
    Cám ơn quý khách đã tin tưởng