Thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ kỹ thuật
![Thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ kỹ thuật](https://thamdinhgiathanhdo.com/wp-content/uploads/2020/04/tham-dinh-gia-quyen-so-huu-tri-tue-ky-thuat.jpg)
(TDVC Thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ kỹ thuật) – Tài sản vô hình kỹ thuật bao gồm các quyền sở hữu trí tuệ sau: Phát minh, các sáng chế có thể cấp bằng phát minh, mã hiệu sản phẩm, bí mật thương mại, kiến thức thực tế, thông tin bí mật, bản quyền của các dữ liệu kỹ thuật mềm máy tính, dự trữ số liệu trong máy tính và sách giáo khoa huấn luyện. Tài sản vô hình kỹ thuật là tài sản tiêu biểu thuộc về quyền sở hữu trí tuệ và được hình thành qua phương thức tự phát triển hoặc mua tài sản bởi một công ty là những tài sản được công nhận có cung cấp thực sự, hoặc có tiềm năng cung cấp, thuận lợi cạnh tranh quan trọng hoặc tạo ra sản phẩm khác biệt. Thông thường, chỉ các bên tham gia trong công nghiệp kỹ thuật cao mới được công nhận kiểm soát vô hình kỹ thuật.
Mục đích thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ kỹ thuật
- Cấp giấy phép và ước tính tỷ lệ tiền trả bản quyền
- Giải quyết tranh chấp tính thuế
- Thế chấp vay vốn ngân hàng
- Xác định giá trị để liên kết đầu tư
- Các mục đích khác
Có rất nhiều biểu hiện kinh tế tác động đến giá trị của tài sản vô hình kỹ thuật. Sau đây là một số đặc tính ảnh hưởng đến giá trị của tài sản vô hình kỹ thuật: Tuổi tuyệt đối, tuổi tương đối; Sử dụng thích hợp; Sử dụng đặc tính; Sử dụng – ngành nghiệp; Tiềm năng mở rộng; Tiềm năng khai thác; Sử dụng được với thử thách; Sự khai thác đã được thử thách; Khả năng sinh lãi tuyệt đối, khả năng sinh lãi tương đối; Chi phí tiếp tục phát triển; Chi phí thương mại hóa; Các phương pháp thương mại hóa; Thị phần tuyệt đối, thị phần tương đối; Tiềm năng thị trường tuyệt đối, tiềm năng thị trường tương đối; Sự cạnh tranh; Nhận biết nhu cầu;
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Các phương pháp thẩm định giá
Đối với tài sản vô hình kỹ thuật, có ba cách tiếp cận thẩm định giá thông dụng: Cách tiếp cận từ thị trường: phương pháp so sánh; Cách tiếp cận từ chi phí: phương pháp chi phí thay thế, phương pháp chi phí tái tạo; Cách tiếp cận từ thu nhập. Tuy nhiên các chỉ số kết quả về giá trị của mỗi phương pháp thường là khác nhau trong việc đi đến một kết quả giá trị, do mỗi một phương pháp dựa trên việc sử dụng số lượng và chất lượng của tài liệu trợ giúp không giống nhau.
a,Cách tiếp cận thị trường
Khi thẩm định giá các tài sản vô hình kỹ thuật thông thường nên áp dụng phương pháp so sánh thị trường. Vì lập luận thị trường là chỉ số đặc trưng tốt nhất chi giá trị của kỹ thuật. Các phân tích nghiên cứu thị trường của các giao dịch bán và giao dịch cấp giấy phép sử dụng (giá cho thuê) là có ích trong việc phân tích kỹ thuật mục tiêu.
Cách tiếp cận từ thị trường thông thường bao gồm các bước sau:
- Nghiên cứu thị trường thích hợp để thu nhận thông tin về các giao dịch bán, bảng giá, và các giá mua giấy phép sử dụng hoặc kỹ thuật có thể so sánh tương tự với kỹ thuật mục tiêu (giống cơ bản) trong các điều khoản về đặc tính như là loại hình kỹ thuật, kỹ thuật sử dụng công nghiệp trong đó vận hành kỹ thuật, tài liệu bán…
- Xác nhận thông tin qua việc khẳng định tài liệu là chắc chắn có thật và các giao dịch trao đổi giấy phép hoặc bán chỉ dẫn kỹ thuật đã phản dánh điều kiện thị trường (nếu không đáp ứng điều kiện này thì có thể cần thiết phải có các điều chỉnh đối với tài liệu giao dich).
- Lựa chọn các đơn vị so sánh thích hợp và phát triền các phân tích so sánh cho mỗi đơn vị so sánh
- So sánh các giao dịch cấp giấy phép sử dụng hoặc bán chỉ dẫn kỹ thuật với các bộ phận so sánh của mục tiêu và điều chỉnh giá của giấy phép hoặc giá bán của mỗi một giao dịch phù hợp với tài sản mục tiêu.
- Dàn xếp các chỉ số giá trị khác nhau tạo ra từ phân tích các giao dịch kỹ thuật thành ra một chỉ số giá trị riêng lẻ hoặc một dãy giá trị. Trong một thị trường không hoàn chỉnh, bị lệ thuộc đối với các nền kinh tế khác nhau, một dãy giá trị đôi khi trở thành kết luận tốt hơn cho kỹ thuật mục tiêu so với ước tính giá trị riêng lẻ.
Có ít nhất 10 bộ phận cơ bản của so sánh đã được nhận dạng cần xem xét cẩn thận khi lựa chọn và phân tích các giao dịch cấp giấy phép sử dụng hoặc bán chỉ dẫn kỹ thuật:
- Quyền pháp lý về sở hữu của kỹ thuật chuyển nhượng giao dịch.
- Sự tồn tại của bất kỳ các điều khoản tài chính hoặc kế hoạch nào (giữa người mua và người bán).
- Sự tồn tại hoặc vắng mặt của các điều kiện bán thị trường.
- Các điều kiện kinh tế đang tồn tại trong thị trường thứ cấp thích hợp ở thời điểm giao dịch cấp giấy phép sử dụng hoặc bán chỉ dẫn kỹ thuật.
- Công nghiệp trong đó kỹ thuật sẽ được sử dụng.
- Các đặc tính địa lý hoặc lãnh thổ của giao dịch cấp phép sử dụng hoặc bán chỉ dẫn so với kỹ thuật mục tiêu.
- Các đặc tính bền vững hoặc có kỳ hạn của các giao dịch cấp giấy phép sử dụng hoặc bán chỉ dẫn so với kỹ thuật mục tiêu.
- Các đặc tính khai thác hoặc sử dụng của các giao dịch cấp giấy phép sử dụng hoặc bán chỉ dẫn so với kỹ thuật mục tiêu.
- Các đặc tính kinh tế của các giao dịch cấp giấy phép sử dụng hoặc bán chỉ dẫn so với kỹ thuật mục tiêu (ai chịu trách nhiệm đối với việc tiếp tục phát triển, thương mại hóa, hoăc bảo vệ pháp lỹ của kỹ thuật).
- Sự bao gồm các tài sản khác (không kỹ thuật) tring các giao dịch cấp giấy phép sử dụng hoặc bán chỉ dẫn kỹ thuật (việc bán một gói hoặc danh sách đầu tư các tài sản có thể bao gồm : sự trợ giúp marketing, nhãn hiệu, phát triển sản phẩm, hoặc các quyền hợp đồng khác).
Bước làm cho khớp nhau là giai đoạn cuối cùng của bất kỳ phương pháp thẩm định giá thị trường nào trong đó có hai hoặc nhiều hơn chỉ số giá trị đã được nhận từ tài liệu hướng dẫn thị trường. Trong bước làm cho khớp nhau, cần xem xét lại tài liệu và phân tích kết quả trong mỗi một chỉ số giá trị, sức nặng của mỗi một chỉ số dựa trên số lượng và sự tin tưởng của tài liệu cơ bàn và sự thích đáng của phân tích, tùy theo thực tế đặt ra riêng biệt đối với tài sản vô hình kỹ thuật mục tiêu.
b, Cách tiếp cận từ chi phí
Cách tiếp cận từ chi phí gồm có hai phương pháp chính được sử dụng phổ biến nhất cho mục địch thẩm định giá kỹ thuậ là: phương pháp chi phí tái tạo; phương pháp chi phí thay thế.
Chi phí tái sản xuất là tổng số chi phí, ở mức giá hiện hành, để tạo ra một bản sao kỹ thuật chính xác. Bản sao được tạo ra bằng việc sử dụng nghiên cứu khoa học, thiết kế, và các biện pháp phát triển giống như đã được sử dụng để tạo ra kỹ thuật gốc.
Chi phí thay thế là tổng số chi phí của việc tạo ra, ở mức giá hiện hành, một kỹ thuật có tính hữu ích ngang bằng với kỹ thuật mục tiêu được đánh giá. Tuy nhiên, kỹ thuật thay thế sẽ được tạo ra bới việc nghiên cứu khoa học, thiết kế, và các phương pháp phát triển cùng thời. Tùy theo, kỹ thuật thay thế có thể có tính hữu ích lớn hơn (ví dụ trong điều khoản tiềm năng thương mại và khả năng kỹ thuật) so với tài sản mục tiêu. Chi phí thay thế thiết lập số lượng tiền tối đa mà một nhà đầu tư thận trọng sẽ trả cho một kỹ thuật có giá trị tương đương, hoặc kỹ thuật có thể thay thế. Lưu ý rằng một số kỹ thuật độc quyền là duy nhất không có khả năng thay thế. Trong trường hợp đó, chi phí thay thế mới có thể không thiết lập số tiền tối đa mà một người mua sẽ trả cho tài sản vô hình mục tiêu, bởi vì người mua đơn giản không thể tại tạo kỹ thuật mục tiêu duy nhất ngay cả nếu người mua tiêu phí nhiều tiền cho chi phí thay thế mới.
Khi đánh giá một kỹ thuật được coi là thấp hơn so với thay thế lỹ tưởng của bản thân nó, hía trị của kỹ thuật mục tiêu nên được điều chỉnh phù hợp. Chi phí thay thế mới cho kỹ thuật mục tiêu nên được điều chỉnh cho sự mất mát giá trị kinh tế do: Lỗi thời chức năng; Lỗi thời kỹ thuật; Lỗi thời kinh tế (thường gọi là lỗi thời bên ngoài).
c, Cách tiếp cận từ thu nhập
Một nhà đầu tư (chỉ sở hữu) dự tính lợi nhuận kinh tế hoặc thu nhập, từ tài sản vô hình kỹ thuật với tuổi thọ kinh tế của chúng. Có nhiều số đo thu nhập kinh tế có thế kien quan tới các phương pháp thu nhập khác nhau bao gồm: Tổng số hoặc lợi nhuận thực; Tổng số thu nhập (hoặc tổng số lãi); Thu nhập hoạt động thực; Thu nhập thực trước thuế; Thu nhập thực sau thuế; Dòng tiền hoạt động; Dòng tiền mặt thực; Một số chỉ tiêu khác (bao gồm thu nhập gia tăng)
Một số phương pháp đi tới thu nhập được liệt kê dưới đây:
- Các phương pháp làm gia tăng số lượng mức thu nhập kinh tế (người chủ sở hữu kỹ thuật sẽ hưởng mức thu nhập kinh tế lớn hơn bởi việc sở hữu kỹ thuật khi so với không sở hữu)
- Các phương pháp làm giảm số lượng các mức chi phí kinh tế (người chủ sở hữu kỹ thuật chịu mức chi phí kinh tế thấp hơn, như các đầu tư yêu cầu khác với dự đoán hoặc chi phí hoạt động bởi việc sở hữu kỹ thuật (khi so với không sở hữu).
- Các phương pháp ước tính làm giảm nhẹ từ tiền trả bản quyền giả thuyết hoặc thanh toán thiền thuê (số lượng tiền trả bản quyền hoặc thanh toán tiền thuê mà người chủ sở hữu kỹ thuật sẽ vui lòng trả cho bên thứ ba để đạt được quyền sử dụng và các quyền đối với kỹ thuật mục tiêu).
- Các phương pháp xác định sự khác nhau trong giá trị của toàn bộ tổ chức kinh doanh, hoặc đơn vị kinh tế tương tự, như là kết quả của việc sở hữu kỹ thuật mục tiêu (và việc sử dụng nó trong tổ chức kinh doanh), khi so sánh với việc không sở hữu kỹ thuật mục tiêu (và không sử dụng nó trong tổ chức kinh doanh).
- Các phương pháp ước tính giá trị của kỹ thuạt mục tiêu như là một thặng dư từ giá trị của toàn bộ tổ chức kinh doanh (hoặc của đơn bị kinh tế tương tự). hoặc như là một thặng dư từ giá trị của ước tính toàn bộ tổng số giá trị tài sản vô hình của một tổ chức kinh doanh (hoặc của một đơn vị kinh tế tương tự).
Bất kỳ quyền sở hữu kỹ thuật nào mang đến cho người chủ sở hữu nó tính cạnh tranh hoặc sản phẩm khác biệt tạo thuận lợi tương đối so với đối thủ cạnh tranh đều được công nhận là tài sản vô hình kỹ thuật có giá tri. Điều đó được áp dụng với tất cả các công ty trong các ngành công nghiệp. Lịch sử cho thấy thị trường phản ứng rất thuận lợi đối với các công ty công bố kế hoạch tăng chi phí nghiên cứu và phát triển. Các công ty duy trì mức đầu tư cao trong nghiên cứu và phát triển thường thu được mức lãi cổ phần tích cực và tỷ lệ lãi đầu tư trên trung bình.
Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản vô hình uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với trình độ chuyên môn cao và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản vô hình nói chung và thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ nói riêng. Công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá tài sản vô hình như: Phát minh, các sáng chế có thể cấp bằng phát minh, mã hiệu sản phẩm, bí mật thương mại, kiến thức thực tế, thông tin bí mật, bản quyền của các dữ liệu kỹ thuật mềm máy tính, dự trữ số liệu trong máy tính và sách giáo khoa huấn luyện…có quy mô lớn và tính chất phức tạp với trình độ chuyên sâu cao trong hoạt động thẩm định giá.
Với hệ thống thẩm định giá rộng khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Cần Thơ, Lâm Đồng và các tỉnh lân cận, chúng tôi chắc chắn sẽ đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu thẩm định giá của quý khách hàng trên toàn quốc. Năm 2019, Công ty vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019” và tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường.
Quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thành Đô
- Địa chỉ: Tầng 6 toà nhà Seaprodex số 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
- Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: info@tdvc.com.vn
- Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: Click để xem chi tiết
- Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY
Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ kỹ thuật” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản vô hình uy tín hàng đầu Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com