Skip to main content

0985 103 666
0906 020 090

EMAIL

info@tdvc.com.vn

Thẻ: tham dinh gia tai san vo hinh

Các phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ thu nhập năm 2024

Các phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình
Các phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình

(TDVC Các phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình) – Trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, tài sản vô hình có vai trò đặc biệt quan trọng đối sự phát triển của các doanh nghiệp và kinh tế đất nước. Thẩm định giá tài sản vô hình là xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản vô hình bằng các phương pháp thẩm định giá theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo chuẩn mực thẩm định giá.

1. Tài sản vô hình là gì?

Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng có khả năng tạo ra các quyền và lợi ích kinh tế, tự biểu hiện thông qua các đặc tính kinh tế. Tài sản vô hình không bao gồm tiền mặt. Tài sản vô hình là tài sản vô hình xác định được và thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

a) Có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình;

b) Có khả năng tạo thu nhập từ tài sản vô hình;

c) Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được bằng tiền…

2. Phân loại tài sản vô hình

Tài sản vô hình bao gồm các loại sau:

  • Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  • Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản.
  • Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu.
  • Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện theo quy định.

3. Các phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình

Thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm các phương pháp: Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, Phương pháp lợi nhuận vượt trội và Phương pháp thu nhập tăng thêm. Các phương pháp này thuộc cách tiếp cận từ thu nhập.

Cách tiếp cận từ thu nhập là xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các khoản thu nhập, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm do tài sản vô hình mang lại.

Khi áp dụng các phương pháp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập, cần cân nhắc thực hiện phân tích độ nhậy để xem xét, phân tích sự thay đổi của kết quả thẩm định giá khi thay đổi giá trị của một số thông số đối với từng trường hợp thẩm định giá.

Việc áp dụng cách tiếp cận từ thu nhập trong thẩm định giá tài sản vô hình được thực

hiện theo quy định tại chuẩn mực thẩm định giá. Trường hợp chưa quy định tại chuẩn mực thì thực hiện theo quy định tại các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam khác.

3.1. Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình

Theo phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, giá trị của tài sản vô hình được tính toán trên cơ sở giá trị hiện tại của dòng tiền sử dụng tài sản vô hình mà tổ chức, cá nhân nhận được khi cho phép sử dụng tài sản vô hình.

Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình đặt ra giả định rằng tổ chức hoặc cá nhân không sở hữu tài sản vô hình phải trả tiền để sử dụng nó. Vì vậy, phương pháp này tính giá trị tài sản vô hình thông qua việc tính các khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được nếu tổ chức hoặc cá nhân đó sở hữu tài sản vô hình.

Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình được áp dụng thông qua việc quy đổi về hiện tại dòng tiền trong tương lai là khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được đã trừ thuế (nếu có).

Việc tính toán dòng tiền sử dụng tài sản vô hình, thuế, chi phí duy trì và các khoản chi phí hỗ trợ khác phải nhất quán. Cụ thể, nếu tổ chức cá nhân sở hữu tài sản vô hình chịu trách nhiệm trả chi phí duy trì (ví dụ chi phí quảng cáo hoặc chi phí nghiên cứu duy trì và phát triển), thì tiền sử dụng tài sản vô hình cũng như dòng tiền trả để được sử dụng tài sản vô hình cũng cần tính đến các chi phí này. Ngược lại, nếu chi phí duy trì không bao gồm trong tiền sử dụng tài sản vô hình, thì chi phí này cũng cần được loại bỏ khỏi dòng tiền trả để sử dụng tài sản vô hình.

Thông tin cần có để áp dụng phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình

Mức tiền sử dụng tài sản vô hình hoặc tỷ lệ tiền sử dụng tài sản vô hình được được xác định thông qua:

  • Tỷ lệ tiền sử dụng tài sản vô hình của các tài sản vô hình so sánh hoặc tương đồng có giao dịch trên thị trường;
  • Việc chia tách lợi nhuận trong một giao dịch giả định giữa người sẵn sàng nhượng quyền sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá và người sẵn sàng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá trong một giao dịch độc lập, khách quan.

Các thông tin giao dịch của các tài sản tương tự về các quyền được luật pháp bảo hộ, các thông tin trên hợp đồng nhượng quyền sử dụng tài sản vô hình như tiền sử dụng tài sản vô hình, các chi phí yêu cầu phải bỏ ra để duy trì (ví dụ như quảng cáo, nâng cấp sản phẩm, kiểm soát chất lượng), ngày sử dụng, ngày kết thúc hợp đồng nhượng quyền.

Các thông tin khác có liên quan đến việc áp dụng phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình.

3.2. Phương pháp lợi nhuận vượt trội

Phương pháp lợi nhuận vượt trội ước tính giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá trên cơ sở chênh lệch giữa các khoản lợi nhuận có được của một doanh nghiệp khi sử dụng và khi không sử dụng tài sản vô hình này.

Trong phương pháp lợi nhuận vượt trội, giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá được ước tính trên cơ sở chênh lệch của giá trị hiện tại của hai dòng tiền chiết khấu trong trường hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá được sử dụng để tạo ra thu nhập vượt trội cho chủ thể và trong trường hợp chủ thể không sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Thông tin cần có để áp dụng phương pháp lợi nhuận vượt trội

Một số hoặc tất cả các thông tin sau cần được cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp lợi nhuận vượt trội:

  • Lợi nhuận kỳ vọng, chi phí tiết kiệm được và các dòng thu nhập trong tương lai tạo ra cho một doanh nghiệp khi sử dụng tài sản vô hình và không sử dụng tài sản vô hình.
  • Tỷ suất chiết khấu phù hợp để dự báo thu nhập trong tương lai.

3.3. Phương pháp thu nhập tăng thêm

Phương pháp thu nhập tăng thêm xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các dòng tiền được cho là phát sinh từ đóng góp của tài sản vô hình cần thẩm định giá sau khi loại trừ tỷ lệ dòng tiền phát sinh từ đóng góp của các tài sản khác.

Phương pháp thu nhập tăng thêm được thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định những dòng doanh thu kỳ vọng được tạo ra liên quan đến việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá;

Bước 2: Xác định dòng thu nhập ròng sau khi đã trừ chi phí nguyên vật liệu và lao động, khoản trích khấu hao (nếu có), chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, các chi phí khác, thuế doanh nghiệp (nếu có);

Bước 3: Xác định khoản đóng góp của các tài sản đóng góp vào phần thu nhập có được liên quan tới việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Khoản thu nhập hợp lý cho tài sản đóng góp được tính thông qua các bước cụ thể sau:

  • Xác định những tài sản (bao gồm nhưng không giới hạn trong vốn lưu động) đóng góp vào phần thu nhập có được liên quan tới việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá (tài sản đóng góp);
  • Ước tính giá trị thị trường của các tài sản đóng góp vào thu nhập của doanh nghiệp. Giá trị thị trường này có thể được xác định trên cơ sở đánh giá lại giá trị còn lại theo sổ sách kế toán và đối chiếu với thông tin thị trường. Trong trường hợp hạn chế về thông tin thì có thể cân nhắc, điều chỉnh theo giá trị ghi sổ kế toán;
  • Xác định thu nhập ròng của tài sản đóng góp trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận hợp lý và giá trị của các tài sản đóng góp, cụ thể là nhân giá trị của từng tài sản đóng góp với tỷ suất sinh lời hợp lý của tài sản đó.

Bước 4: Xác định phần thu nhập ròng được tạo ra từ riêng tài sản vô hình cần thẩm định giá bằng cách loại trừ khỏi dòng thu nhập ròng phần tiền sử dụng vốn phân bổ cho các tài sản khác ra (bao gồm khoản đóng góp của các tài sản đóng góp đã tính tại Bước 3 và khoản tiền dự kiến mua tài sản cố định mới trong giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lai), đồng thời cộng thêm phần trích khấu hao của tài sản đóng góp là tài sản cố định để có được dòng tiền ròng tạo ra từ tài sản vô hình cần thẩm định giá;

Bước 5: Xác định giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá bằng cách sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp để quy về hiện tại phần thu nhập ròng được tạo ra từ riêng tài sản vô hình cần thẩm định giá (đã tính tại Bước 4).

Thông tin cần có để áp dụng phương pháp thu nhập tăng thêm

Các thông tin sau cần được cân nhắc khi áp dụng phương pháp thu nhập tăng thêm:

  • Dòng tiền của doanh nghiệp tạo ra bởi tài sản vô hình cần thẩm định, bao gồm cả dòng thu nhập và các chi phí gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định.
  • Chi phí sử dụng các tài sản phụ trợ cần thiết và gắn liền với việc sử dụng hiệu quả tài sản vô hình cần thẩm định.
  • Tỷ suất chiết khấu phù hợp để chuyển đổi về giá trị hiện tại của tài sản vô hình cần thẩm định.
  • Các chi phí hoặc lợi ích liên quan, ví dụ mức thuế áp dụng với việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định.

Các dòng thu nhập trong cách tiếp cận từ thu nhập

Tài sản vô hình có thể tạo ra các dòng thu nhập thông qua việc sử dụng tài sản vô hình, sở hữu tài sản vô hình (ví dụ: thông qua việc thu tiền sử dụng tài sản vô hình), hoặc hạn chế sử dụng tài sản vô hình.

Khi tiến hành thẩm định giá tài sản vô hình, tùy vào mục đích thẩm định giá, có thể phân tích: dòng thu nhập từ việc sử dụng tài sản vô hình đối với người sử dụng tài sản vô hình, dòng thu nhập từ việc thu tiền sử dụng tài sản vô hình đối với người sở hữu tài sản vô hình, hoặc cả hai dòng thu nhập trên.

4. Công ty thẩm định giá tài sản vô hình uy tín

Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, là đơn vị thẩm định giá hàng đầu trong lĩnh vực thẩm định giá tại Việt Nam nói chung và tài sản vô hình nói riêng.  Với nhiều năm kinh nghiệm, cùng đội ngũ thẩm định viên chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản vô hình. Thành Đô đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá tài sản vô hình có quy mô lớn, tính chất phức tạp và đòi hỏi yêu cầu khắt khe nhất đối với ngành thẩm định giá tại Việt Nam liên quan đến các hoạt động góp vốn liên kết đầu tư, mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư, chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản, vay vốn ngân hàng…

Trải qua một quá trình phát triển, Thành Đô có hệ thống thẩm định giá rộng khắp cả nước, là đối tác với nhiều ngân hàng trong nước và quốc tế. Từ đó, thẩm định giá Thành Đô đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín, thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và đối tác đánh giá cao. Năm 2019, Thẩm định giá Thành Đô vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu thẩm định giá uy tín 2019”, Năm 2020 Thành Đô được vinh danh “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”, “Thương hiệu thẩm định giá tin cậy 2020”, Năm 2021 Thành Đô được vinh danh Top 10 Thương hiệu Châu Á – Thái Bình Dương, Năm 2022 Thành Đô đón nhận Thương hiệu Vàng ASEAN 2022. Năm 2023, Thẩm định giá Thành Đô được vinh danh công ty thẩm định giá xuất sắc năm 2022 do Hội thẩm định giá Việt Nam trao tặng và Thương hiệu uy tín quốc gia 2023 Viện nghiên cứu Châu Á vinh danh. Năm 2024, Thẩm định giá Thành Đô được vinh danh Thương hiệu nổi tiếng Châu Á – Thái Bình Dương tại Nhật Bản. Bên cạnh đó Thẩm định giá Thành Đô áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường.

Bạn đang đọc bài viết: “Các phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ thu nhập năm 2024 tại chuyên mục Tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô công ty thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Chuẩn mực thẩm định giá tài sản vô hình

Chuẩn mực thẩm định giá tài sản vô hình
Chuẩn mực thẩm định giá tài sản vô hình – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Chuẩn mực thẩm định giá tài sản vô hình) – Tài sản vô hình đóng vai trò quan trọng trong tạo ra giá trị và cạnh tranh cho một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân quản lý và khai thác đúng cách tài sản vô hình có thể tạo ra lợi nhuận dài hạn, trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng cho khách hàng.

Thẩm định giá tài sản vô hình được Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư số 37/2024/TT-BTC ban hành Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam. Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này quy định và hướng dẫn về thẩm định giá tài sản vô hình xác định được khi thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

1. Phân loại tài sản vô hình

Tài sản vô hình bao gồm các loại sau:

–  Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

–  Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản.

–  Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu.

–  Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện như sau:

  • Có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình;
  • Có khả năng tạo thu nhập từ tài sản vô hình;
  • Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được bằng tiền.

2. Ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình

Tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình chịu tác động của yếu tố pháp luật, kinh tế, công nghệ, chức năng, kinh tế như: quy mô và triển vọng của thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, mức độ độc đáo, khác biệt của tài sản vô hình, sự cạnh tranh của các tài sản vô hình tương tự. Tuổi đời kinh tế có thể là một khoảng thời gian hữu hạn hoặc vô hạn.

Khi ước tính tuổi đời kinh tế cần xem xét các yếu tố sau:

  • Thời gian bảo hộ của pháp luật đối với tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ;
  • Quy định tại các hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định giá;
  • Quyết định của tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến tài sản vô hình cần thẩm định giá;
  • Các yếu tố kinh tế như quy mô và triển vọng của thị trường sản phẩm, dịch vụ gắn với tài sản vô hình cần thẩm định giá;
  • Sự phát triển của khoa học công nghệ, sự ra đời của các tài sản vô hình tương tự hoặc hiệu quả hơn, dẫn tới sự lỗi thời chức năng, lỗi thời kinh tế của tài sản vô hình cần thẩm định giá; các yếu tố khoa học kỹ thuật có liên quan khác;
  • Các kết quả thống kê, phân tích (nếu có) liên quan đến tài sản vô hình cần thẩm định giá;
  • Các yếu tố khác có liên quan đến việc ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình cần thẩm định giá.

3. Cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình

Khi tiến hành thẩm định giá tài sản vô hình, căn cứ mục đích thẩm định giá, hồ sơ pháp lý thu thập, thông tin điều tra thị trường… Từ đó thẩm định viên có thể áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá để thẩm định giá tài sản vô hình đó. Hiện nay áp dụng thẩm định giá tài sản vô hình gồm các cách tiếp cận sau:

  • Cách tiếp cận từ thu nhập;
  • Cách tiếp cận từ chi phí;
  • Cách tiếp cận từ thị trường.

3.1. Cách tiếp cận từ thu nhập

Cách tiếp cận từ thu nhập gồm các phương pháp: Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, Phương pháp lợi nhuận vượt trội và Phương pháp thu nhập tăng thêm.

Khi áp dụng các phương pháp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập, cần cân nhắc thực hiện phân tích độ nhậy để xem xét, phân tích sự thay đổi của kết quả thẩm định giá khi thay đổi giá trị của một số thông số đối với từng trường hợp thẩm định giá.

Việc áp dụng cách tiếp cận từ thu nhập trong thẩm định giá tài sản vô hình được thực hiện theo quy định tại chuẩn mực thẩm định giá này. Trường hợp chưa quy định tại chuẩn mực này thì thực hiện theo quy định tại các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam khác.

3.2. Cách tiếp cận từ chi phí

Cách tiếp cận từ chi phí bao gồm phương pháp chi phí thay thế và phương pháp chi phí tái tạo.

Việc áp dụng cách tiếp cận từ chi phí trong thẩm định giá tài sản vô hình được thực hiện theo quy định tại chuẩn mực thẩm định giá này. Trường hợp chưa quy định tại chuẩn mực này thì thực hiện theo quy định tại các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam khác.

3.3. Cách tiếp cận từ thị trường

Phương pháp so sánh trong cách tiếp cận từ thị trường được áp dụng trong thẩm định giá tài sản vô hình khi đáp ứng được đồng thời các điều kiện sau:

  • Có thông tin về các giao dịch khách quan, độc lập của ít nhất 03 tài sản so sánh tại hoặc gần thời điểm thẩm định giá nhưng không quá 24 tháng kể từ thời điểm thẩm định giá;
  • Có đủ thông tin để điều chỉnh sự khác biệt về định lượng giữa tài sản thẩm định giá và tài sản so sánh, từ đó xác định được mức giá chỉ dẫn;
  • Đáp ứng được các yêu cầu khác (ngoài yêu cầu về số lượng tài sản so sánh tối thiểu) nêu tại Chuẩn mực thẩm định giá về cách tiếp cận từ thị trường.

Việc áp dụng phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường để thẩm định giá tài sản vô hình được thực hiện theo quy định tại chuẩn mực thẩm định giá này. Trường hợp chưa quy định tại chuẩn mực này thì thực hiện theo quy định tại các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam khác.

Thông tư số 37/2024/TT-BTC: TẠI ĐÂY

 

Bạn đang đọc bài viết: “Chuẩn mực thẩm định giá tài sản vô hình tại chuyên mục Tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Tài sản vô hình là gì? Cơ sở giá trị thẩm định giá tài sản vô hình

Cơ sở giá trị thẩm định giá tài sản vô hình
Cơ sở giá trị thẩm định giá tài sản vô hình – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Cơ sở giá trị thẩm định giá tài sản vô hình) – Thẩm định giá tài sản vô hình có vai trò quan trọng trong việc xác định mức giá để các bên thương lượng. Giá trị thẩm định của tài sản vô hình có thể là mức giá tối đa mà người mua nên trả hoặc mức giá hợp lý mà người bán đưa ra để giao dịch. Trong hoạt động mua bán, chuyển nhượng có thể diễn ra trong trường hợp nhà khoa học bán sáng chế cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp chuyển nhượng nhãn hiệu cho nhau…

Khi mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), việc thẩm định giá tài sản vô hình để làm cơ sở thương lượng, giao dịch cũng rất quan trọng khi giá trị của tài sản vô hình chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị doanh nghiệp. Tài sản vô hình đóng góp quan trọng trong tổng tài sản doanh nghiệp, nhiều nhà quản lý doanh nghiệp có nhu cầu xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích quản lý, xây dựng kế hoạch nâng cao giá trị doanh nghiệp.

Tài sản vô hình là gì?

Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

Tài sản vô hình được đề cập trong tiêu chuẩn này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;
  • Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);
  • Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;
  • Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.

Theo đó, tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

Theo ủy ban Tiêu chuẩn thẩm định giá Quốc tế. Tài sản vô hình là những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh tế. Chúng không có cấu tạo vật chất mà tạo ra những quyền và những uu thế đối với người sở hữu, và thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu chúng.

Cơ sở giá trị của thẩm định giá tài sản vô hình

Cơ sở giá trị của tài sản vô hình bao gồm giá trị thị trường và giá trị phi thị trường. Cơ sở giá trị được lựa chọn cần phải phù hợp với mục đích thẩm định giá. Căn cứ vào mục đích thẩm định giá, thẩm định viên xác định rõ loại giá trị cần ước tính của tài sản vô hình là giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường.

Trường hợp ước tính giá trị phi thị trường của tài sản vô hình là giá trị đối với người sở hữu tài sản vô hình đó, cần tính đến các yếu tố đặc trưng liên quan chỉ tác động đến người chủ sở hữu tài sản vô hình, ví dụ như các ưu đãi về thuế, giá trị tăng thêm do sử dụng kết hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá với các tài sản khác cùng thuộc sở hữu của một chủ sở hữu,…

Giá trị thị trường tài sản vô hình

Giá trị thị trường tài sản vô hình là mức giá ước tính của tài sản vô hình tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch khách quan, độc lập, có đủ thông tin, các bên tham gia hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc.

Giá trị phi thị trường tài sản vô hình

Giá phi thị trường tài sản vô hình không phản ánh giá thị trường của tài sản vô hình mà căn cứ vào: đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, chức năng, công dụng tài sản, những lợi ích mà tài sản mang lại trong quá trình sử dụng; giá trị đối với một số người mua đặc biệt; giá trị khi giao dịch trong điều kiện hạn chế; giá trị đối với một số mục đích thẩm định giá đặc biệt và các giá trị không phản ánh giá trị thị trường khác. Giá trị phi thị trường bao gồm giá trị tài sản bắt buộc phải bán, giá trị đặc biệt, giá trị đầu tư, giá trị để tính thuế hoặc các giá trị khác. Một số loại giá trị phi thị trường như: giá mua, giá trị trong sử dụng, giá trị đối với người sở hữu, giá trị đầu tư, giá trị thế chấp…

  • Giá mua là mức giá cụ thể mà một người mua cụ thể nhất định, được kỳ vọng sẽ trả cho một tài sản vô hình, có tính đến tất cả những lợi ích riêng biệt mà tài sản vô hình đem lại cho người mua cụ thể này. Việc thẩm định giá nhằm đưa ra đáp án về mức giá cao nhất mà nguời mua cụ thể sẽ trả để mua tài sản vô hình cần thẩm định giá. Một số loại tài sản vô hình chỉ thu hút được một số ít người mua. Khi đó, người bán có thể sẽ quan tâm đến mức giá cao nhất mà một người mua cụ thể có thể trả, hơn là tìm mức giá giao dịch trên thị trường của tài sản tương tự.
  • Giá trị trong sử dụng là giá trị của tài sản vô hình khi sử dụng vào một mục đích cụ thể, riêng biệt. Mục đích này có thể khác với mục đích sử dụng hiện tại của tài sản vô hình hay mục đích sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.
  • Giá trị đối với người sở hữu là giá trị của tài sản vô hình đối với người sở hữu tài sản vô hình đó. Việc xác định giá trị này có thể không phải để bán mà thường để phục vụ mục đích quản lý tài sản, lập kế hoạch kinh doanh. Để xác định giá trị tài sản vô hình đối với người sở hữu, thẩm định viên cần thu thập thông tin, đánh giá trên cơ sở điều kiện cụ thể của người sở hữu, như nhóm loại tài sản đang sở hữu, thế mạnh kinh doanh,…
  • Giá trị đầu tư của tái sản vô hình cũng giống như giá trị đầu tư của các tài sản khác, cần căn cứ vào mục tiêu đầu tư của một hoặc một nhóm nhà đầu tư cụ thể để xác định gái trị tài sản vô hình.

Thẩm định giá tài sản vô hình có vai trò quan trọng trong việc cung cáp thông tin về giá trị tài sản vô hình để làm cơ sở cho các giao dịch kinh tế, các hoạt động có liên quan. Với xu thế sử dụng tài sản vô hình làm động lực chính để phát triển doanh nghiệp nói riêng cũng như các nền kinh tế nói chung, vai trò của thẩm định giá tài sản vô hình cũng ngày càng được chú trọng.

Bạn đang đọc bài viết: “Tài sản vô hình là gì? Cơ sở giá trị thẩm định giá tài sản vô hình” tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Dự thảo quy định chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá tài sản vô hình

dự thảo quy định thẩm định giá tài sản vô hình
Dự thảo quy định chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá tài sản vô hình

(TDVC Dự thảo quy định thẩm định giá tài sản vô hình) – Dự thảo Thông tư quy định chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá doanh nghiệp Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý.

Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn về thẩm định giá tài sản vô hình xác định được khi thẩm định giá theo quy định pháp luật về giá. Việc thẩm định giá tài sản vô hình không xác định được thực hiện theo quy định và hướng dẫn tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá doanh nghiệp.

Tài sản vô hình đề cập trong dự thảo quy định chuẩn mực thẩm định giá tài sản vô hình này là tài sản vô hình xác định được và thỏa mãn các điều kiện sau:

a) Có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình;

b) Có khả năng tạo thu nhập từ tài sản vô hình;

c) Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được bằng tiền

1. Ước tính tuổi đời kinh tế còn lại

Tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình chịu tác động của yếu tố pháp luật, kinh tế, công nghệ như: quy mô và triển vọng của thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, mức độ độc đáo, khác biệt của tài sản vô hình, sự cạnh tranh của các tài sản vô hình tương tự…

Khi ước tính tuổi đời kinh tế còn lại cần xem xét các yếu tố sau:

a) Thời gian bảo hộ của pháp luật đối với tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ;

b) Quy định tại các hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định;

c) Quyết định của tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến tài sản vô hình cần thẩm định;

d) Các yếu tố kinh tế như quy mô và triển vọng của thị trường sản phẩm, dịch vụ gắn với tài sản vô hình cần thẩm định;

đ) Sự phát triển của khoa học công nghệ, sự ra đời của các sáng chế tương tự hoặc hiệu quả hơn, dẫn tới sự lỗi thời chức năng, lỗi thời kinh tế của tài sản vô hình cần thẩm định; các yếu tố khoa học kỹ thuật có liên quan khác;

e) Các kết quả thống kê, phân tích (nếu có) về tuổi thọ hiệu quả của các nhóm tài sản vô hình;

g) Các yếu tố khác có liên quan đến việc ước tính tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản thẩm định giá.

2. Cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình

Các cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập. Mỗi cách tiếp cận bao gồm nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau.

Căn cứ vào loại tài sản vô hình cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được, thẩm định viên cần lựa chọn cách tiếp cận thẩm định giá phù hợp.

Trong quá trình áp dụng các phương pháp thẩm định giá, để kiểm tra mức độ tin cậy của kết quả thẩm định giá, thẩm định viên áp dụng kỹ thuật phân tích độ nhậy. Cụ thể là xem xét, phân tích sự thay đổi của kết quả thẩm định giá khi thay đổi giá trị của một số thông số quan trọng đối với từng trường hợp thẩm định giá, ví dụ như tỷ suất chiết khấu, tỷ suất vốn hóa…

2.1. Cách tiếp cận từ thu nhập

Cách tiếp cận từ thu nhập xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các khoản thu nhập, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm do tài sản vô hình mang lại.

Cách tiếp cận từ thu nhập gồm các phương pháp: Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, Phương pháp lợi nhuận vượt trội và Phương pháp thu nhập tăng thêm

Khi áp dụng các phương pháp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập, cần cân nhắc thực hiện phân tích độ nhậy để xem xét, phân tích sự thay đổi của kết quả thẩm định giá khi thay đổi giá trị của một số thông số đối với từng trường hợp thẩm định giá.

Việc áp dụng cách tiếp cận từ thu nhập trong thẩm định giá tài sản vô hình được thực hiện theo quy định tại chuẩn mực thẩm định giá này. Trường hợp chưa quy định tại chuẩn mực này thì thực hiện theo quy định tại các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam khác.

2.1.1. Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình

Theo phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, giá trị của tài sản vô hình được tính toán trên cơ sở giá trị hiện tại của dòng tiền sử dụng tài sản vô hình mà tổ chức, cá nhân nhận được khi cho phép sử dụng tài sản vô hình.

Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình đặt ra giả định rằng tổ chức hoặc cá nhân không sở hữu tài sản vô hình phải trả tiền để sử dụng nó. Vì vậy, phương pháp này tính giá trị tài sản vô hình thông qua việc tính các khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được nếu tổ chức hoặc cá nhân đó sở hữu tài sản vô hình

Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình được áp dụng thông qua việc chiết khấu dòng tiền trong tương lai là khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được đã trừ thuế (nếu có)

Việc tính toán dòng tiền sử dụng tài sản vô hình, thuế, chi phí duy trì và các khoản chi phí hỗ trợ khác phải nhất quán. Ngược lại, nếu chi phí duy trì không bao gồm trong tiền sử dụng tài sản vô hình, thì chi phí này cũng cần được loại bỏ khỏi dòng tiền trả để sử dụng tài sản vô hình.

2.1.2. Phương pháp lợi nhuận vượt trội

Phương pháp lợi nhuận vượt trội ước tính giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá trên cơ sở chênh lệch giữa các khoản lợi nhuận có được của một doanh nghiệp khi sử dụng và khi không sử dụng tài sản vô hình này.

Trong phương pháp lợi nhuận vượt trội, giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá được ước tính trên cơ sở chênh lệch của giá trị hiện tại của hai dòng tiền chiết khấu trong trường hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá được sử dụng để tạo ra thu nhập vượt trội cho chủ thể và trong trường hợp chủ thể không sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá.

2.1.3. Phương pháp thu nhập tăng thêm

Phương pháp thu nhập tăng thêm xác định giá trị của của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các dòng tiền được cho là phát sinh từ đóng góp của tài sản vô hình cần thẩm định giá sau khi loại trừ tỷ lệ dòng tiền phát sinh từ đóng góp của các tài sản khác.

Phương pháp thu nhập tăng thêm được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Xác định những dòng tiền kỳ vọng được tạo ra liên quan đến việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá.
  • Bước 2: Xác định dòng thu nhập ròng sau khi đã trừ chi phí nguyên vật liệu và lao động, khoản trích khấu hao (nếu có), chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, các chi phí khác, thuế doanh nghiệp (nếu có).
  • Bước 3: Xác định khoản đóng góp của các tài sản đóng góp vào phần thu nhập có được liên quan tới việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá. Khoản thu nhập hợp lý cho tài sản đóng góp được tính thông qua các bước cụ thể sau: (i) Xác định những tài sản (bao gồm nhưng không giới hạn trong vốn lưu động) đóng góp vào phần thu nhập có được liên quan tới việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá (tài sản đóng góp). 9 (ii) Ước tính giá trị thị trường của các tài sản đóng góp vào thu nhập của doanh nghiệp. Giá trị thị trường này có thể được xác định trên cơ sở đánh giá lại giá trị còn lại theo sổ sách kế toán và đối chiếu với thông tin thị trường. Trong trường hợp hạn chế về thông tin thì có thể cân nhắc, điều chỉnh theo giá trị ghi sổ kế toán. (iii) Xác định thu nhập của tài sản đóng góp trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận hợp lý và giá trị của các tài sản đóng góp, cụ thể là nhân giá trị của từng tài sản đóng góp với tỷ suất sinh lời hợp lý của tài sản đó.
  • Bước 4: Xác định phần thu nhập ròng được tạo ra từ riêng tài sản vô hình cần thẩm định giá bằng cách loại trừ khỏi dòng thu nhập ròng phần tiền sử dụng vốn phân bổ cho các tài sản khác ra (bao gồm khoản đóng góp của các tài sản đóng góp đã tính tại Bước 3 và khoản tiền dự kiến mua tài sản cố định mới trong giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lai), đồng thời cộng thêm phần trích khấu hao của tài sản đóng góp là tài sản cố định để có được dòng tiền ròng tạo ra từ tài sản vô hình cần thẩm định giá. Bước 5: Xác định giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá bằng cách sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp để quy về hiện tại phần thu nhập ròng được tạo ra từ riêng tài sản vô hình cần thẩm định giá (đã tính tại Bước 4).

2.2. Cách tiếp cận từ chi phí

Cách tiếp cận từ chi phí ước tính giá trị tài sản vô hình căn cứ vào chi phí tái tạo ra tài sản vô hình giống nguyên mẫu với tài sản cần thẩm định giá hoặc chi phí thay thế để tạo ra một tài sản vô hình tương tự có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành.

Cách tiếp cận từ chi phí bao gồm phương pháp chi phí thay thế và phương pháp chi phí tái tạo.

Việc áp dụng các phương pháp thuộc cách tiếp cận từ chi phí được thực hiện theo quy định tại chuẩn mực này và các các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam

Ước tính giá trị hao mòn của tài sản vô hình Khi ước tính phần giá trị giảm do hao mòn của tài sản vô hình, cần xem xét một số yếu tố sau:

a) Chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai (chủ yếu liên quan tới phương pháp chi phí tái tạo): là chênh lệch giữa chi phí để nghiên cứu và triển khai xây dựng tài sản vô hình tại thời điểm thẩm định giá so với tại thời điểm tạo ra tài sản vô hình cần thẩm định giá.

b) Chênh lệch chi phí vận hành: là chênh lệch giữa chi phí duy trì và sử dụng tài sản vô hình vào thời điểm thẩm định giá so với thời điểm bắt đầu đưa tài sản vô hình vào sử dụng. Chi phí này cần được tính cho suốt tuổi đời kinh tế còn lại và tuổi đời hiệu quả của tài sản vô hình.

c) Lỗi thời về mặt kinh tế của tài sản vô hình là mức chênh lệch về hiệu quả kinh tế (thu nhập) từ việc sử dụng tài sản vô hình tại thời điểm thẩm định giá so với thời điểm bắt đầu đưa tài sản vô hình vào sử dụng.

d) Tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình.

2.3. Cách tiếp cận từ thị trường

Giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá được xác định căn cứ vào việc so sánh, phân tích thông tin của các tài sản vô hình tương tự có giá giao dịch trên thị trường. Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường.

Phương pháp so sánh trong cách tiếp cận từ thị trường được áp dụng trong thẩm định giá tài sản vô hình khi đáp ứng được đồng thời các điều kiện sau:

a) Có thông tin về các giao dịch khách quan, độc lập của ít nhất 02 tài sản so sánh tại hoặc gần thời điểm thẩm định giá.

b) Có đủ thông tin để điều chỉnh sự khác biệt về định lượng giữa tài sản thẩm định giá và tài sản so sánh, từ đó xác định được mức giá chỉ dẫn.

c) Đáp ứng được các yêu cầu khác (ngoài yêu cầu về số lượng tài sản so sánh tối thiểu) nêu tại Chuẩn mực thẩm định giá về cách tiếp cận từ thị trường.

Việc áp dụng phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường để thẩm định giá tài sản vô hình được thực hiện theo quy định tại chuẩn mực này và các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.

Các yếu tố so sánh cần cân nhắc khi thẩm định giá tài sản vô hình

  • Các quyền liên quan đến sở hữu tài sản vô hình;
  • Các điều khoản trong hợp đồng (nếu có) hoặc thỏa thuận liên quan đến việc mua bán, hoặc chuyển giao quyền sử dụng;
  • Lĩnh vực ngành nghề mà tài sản vô hình đang được sử dụng;
  • Yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản vô hình;
  • Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình;
  • Các đặc điểm khác của tài sản vô hình.

Bạn đang đọc bài viết: “Dự thảo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá tài sản vô hình tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Tài sản vô hình là gì? Phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình

Tài sẩn vô hình là gì
Tài sẩn vô hình là gì? Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Phương pháp định giá tài sản vô hình) – Trong nền kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, tài sản vô hình như giá trị thương hiệu; sở hữu trí tuệ; tài sản có thể thông tin hóa như phần mềm, cơ sở dữ liệu; tài sản tổng hợp như năng lực quản lý, tổ chức và nguồn nhân lực mới; khách hàng… đặc biệt được quan tâm đối với doanh nghiệp và từng quốc gia. Vì vậy thẩm định giá tài sản vô hình phục vụ mục đích cho các bên liên quan có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Thẩm định giá tài sản vô hình là hoạt động tư vấn xác định giá trị bằng tiền của tài sản vô hình thẩm định giá tại một địa điểm, thời điểm, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Khái niệm tài sản vô hình
Khái niệm tài sản vô hình

1. Khái niệm tài sản vô hình

Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

Tài sản vô hình được đề cập trong tiêu chuẩn này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;
  • Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);
  • Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;
  • Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.

Theo đó, tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tài sản cố định (TSCĐ) vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

Theo ủy ban Tiêu chuẩn thẩm định giá Quốc tế. Tài sản vô hình là những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh tế. Chúng không có cấu tạo vật chất mà tạo ra những quyền và những uu thế đối với người sở hữu, và thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu chúng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

2. Phân loại tài sản vô hình

Tài sản vô hình bao gồm các loại sau:

  • Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
  • Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,…;
  • Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu…;
  • Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định tại điểm 3.1 tiêu chuẩn thẩm định giá số 13.

3. Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá tài sản vô hình.

Căn cứ vào mục đích thẩm định giá, thẩm định viên xác định rõ loại giá trị cần ước tính của tài sản vô hình là giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường.

Trường hợp ước tính giá trị phi thị trường của tài sản vô hình là giá trị đối với người sở hữu tài sản vô hình đó, cần tính đến các yếu tố đặc trưng liên quan chỉ tác động đến người chủ sở hữu tài sản vô hình, ví dụ như các ưu đãi về thuế, giá trị tăng thêm do sử dụng kết hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá với các tài sản khác cùng thuộc sở hữu của một chủ sở hữu,…

  • Giá trị thị trường là mức giá ước tính của tài sản tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch khách quan, độc lập, có đủ thông tin, các bên tham gia hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc.
  • Giá trị phi thị trường là mức giá ước tính của một tài sản tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, không phản ánh giá trị thị trường mà căn cứ vào đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, chức năng, công dụng của tài sản, những lợi ích mà tài sản mang lại trong quá trình sử dụng, giá trị đối với một số người mua đặc biệt, giá trị khi giao dịch trong điều kiện hạn chế, giá trị đối với một số mục đích thẩm định giá đặc biệt và các giá trị không phản ánh giá trị thị trường khác. Giá trị phi thị trường bao gồm: giá trị tài sản bắt buộc phải bán, giá trị đặc biệt, giá trị đầu tư, giá trị để tính thuế hoặc các giá trị khác.
Thông tin thu thập thẩm định giá tài sản vô hình
Thông tin thu thập thẩm định giá tài sản vô hình

4. Các thông tin cần thu thập thẩm định giá tài sản vô hình

Việc thu thập thông tin các thông tin liên quan đến tài sản vô hình cần thẩm định giá có vai trò quan trọng, giúp các thẩm định viên đưa ra các phương pháp thẩm định giá. Từ đó các thẩm định viên ước tính giá trị tài sản vô hình chính xác phục vụ nhiều mục đích liên quan.

  • Mục đích thẩm định giá;
  • Đặc điểm của tài sản vô hình cần thẩm định giá;
  • Tình trạng pháp lý của việc sở hữu tài sản vô hình (bao gồm cả việc sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp hay không hợp pháp);
  • Thời điểm thẩm định giá;
  • Triển vọng của ngành cụ thể liên quan và ảnh hưởng đến giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá;
  • Triển vọng của nền kinh tế có tác động đến giá trị của tài sản vô hình, gồm các yếu tố của môi trường kinh tế (như lạm phát, tỷ giá hối đoái,.. ) và môi trường chính trị trong nước và ngoài nước;
  • Các thông tin nêu tại điểm 3.1 Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13 “Thẩm định giá tài sản vô hình” được Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  • Các thông tin liên quan khác về tài sản vô hình cần thẩm định giá.
Phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình
Phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình

5. Cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình

Các cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập. Mỗi cách tiếp cận bao gồm nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau.

  • Cách tiếp cận từ thị trường tương ứng là phương pháp so sánh;
  • Cách tiếp cận từ chi phí tương ứng là phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế;

Cách tiếp cận từ thu nhập gồm ba phương pháp chính là: phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, phương pháp lợi nhuận vượt trội, phương pháp thu nhập tăng thêm.

Căn cứ vào loại tài sản vô hình cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được, thẩm định viên cần lựa chọn cách tiếp cận thẩm định giá phù hợp.

Trong quá trình áp dụng các phương pháp thẩm định giá, để kiểm tra mức độ tin cậy của kết quả thẩm định giá, thẩm định viên áp dụng kỹ thuật phân tích độ nhậy. Cụ thể là xem xét, phân tích sự thay đổi của kết quả thẩm định giá khi thay đổi giá trị của một số thông số quan trọng đối với từng trường hợp thẩm định giá, ví dụ như tỷ suất chiết khấu, tỷ suất vốn hóa,…

5.1. Phương pháp so sánh theo cách tiếp cận từ thị trường

Thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ thị trường tương ứng là phương pháp so sánh. Giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá được xác định căn cứ vào việc so sánh, phân tích thông tin của các tài sản vô hình tương tự có giá giao dịch trên thị trường.

Lựa chọn và phân tích chi tiết đặc điểm, tính tương đồng của tài sản vô hình so sánh với tài sản vô hình cần thẩm định giá, cụ thể:

  • Các quyền liên quan đến sở hữu tài sản vô hình;
  • Các điều khoản về tài chính liên quan đến việc mua bán, hoặc chuyển giao quyền sử dụng;
  • Lĩnh vực ngành nghề mà tài sản vô hình đang được sử dụng;
  • Yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản vô hình;
  • Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình;
  • Các đặc điểm khác của tài sản vô hình.

Thẩm định viên sử dụng ít nhất 03 tài sản vô hình tương tự để so sánh. Trường hợp chỉ thu thập được thông tin của 02 tài sản vô hình tương tự đã được giao dịch trên thị trường thì kết quả thẩm định giá từ cách tiếp cận thị trường chỉ được dùng để kiểm tra, đối chiếu với kết quả thẩm định giá có được từ cách tiếp cận khác.

5.2 Cách tiếp cận từ chi phí

Cách tiếp cận từ chi phí gồm hai phương pháp chính là: Phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế.

Cách tiếp cận từ chi phí ước tính giá trị tài sản vô hình căn cứ vào chi phí tái tạo ra tài sản vô hình giống nguyên mẫu với tài sản cần thẩm định giá hoặc chi phí thay thế để tạo ra một tài sản vô hình tương tự có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành.

Giá trị ước tính của Tài sản vô hình = Chi phí tái tạo (Chi phí thay thế) – Hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất

Trong đó, lợi nhuận của nhà sản xuất được xác định thông qua biện pháp so sánh, điều tra, khảo sát.

Chi phí thay thế hoặc chi phí tái tạo trong phương pháp chi phí bao gồm các chi phí sau: Chi phí về nhân công, nguyên vật liệu, chi phí cho các tài sản hữu hình phụ trợ cần thiết để phát huy được giá trị của tài sản vô hình, chi phí duy trì (ví dụ: Chi phí quảng cáo để duy trì vị thế của nhãn hiệu, chi phí quản lý chất lượng của sản phẩm, v.v.), chi phí đăng ký xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ, chi phí nghiên cứu phát triển và các chi phí hợp lý khác.

5.2.1 Phương pháp chi phí tái tạo theo cách tiếp cận từ chi phí

Phương pháp chi phí tái tạo xác định giá trị của một tài sản vô hình thông qua việc tính toán chi phí tạo ra một tài sản khác tương đồng với tài sản vô hình cần thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành.

Giá trị của Tài sản vô hình = Chi phí tái tạo – Giá trị hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất

5.2.2 Phương pháp chi phí thay thế theo cách tiếp cận từ chi phí

hương pháp chi phí thay thế xác định giá trị của một tài sản vô hình thông qua việc tính toán chi phí thay thế tài sản đó bằng một tài sản khác có chức năng, công dụng tương tự theo giá thị trường hiện hành.

Giá trị của Tài sản vô hình = Chi phí thay thế – Giá trị hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất

Khi xác định giá trị của tài sản vô hình theo phương pháp chi phí thay thế thẩm định viên cần xem xét các nội dung sau: Các đặc điểm khác nhau có thể đo lường được của tài sản thay thế và tài sản thẩm định; Thời điểm đánh giá các chi phí thay thế so với thời điểm thẩm định giá.

5.3 Cách tiếp cận từ thu nhập

Cách tiếp cận từ thu nhập xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các khoản thu nhập, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm do tài sản vô hình mang lại.

Cách tiếp cận từ thu nhập gồm ba phương pháp chính là: phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, phương pháp lợi nhuận vượt trội, phương pháp thu nhập tăng thêm.

5.3.1 Phương pháp Tiền sử dụng tài sản vô hình

Giá trị của tài sản vô hình được tính toán trên cơ sở giá trị hiện tại của dòng tiền sử dụng tài sản vô hình mà tổ chức, cá nhân nhận được khi cho phép sử dụng tài sản vô hình.

Phương pháp này đặt ra giả định rằng tổ chức hoặc cá nhân không sở hữu tài sản vô hình phải trả tiền để sử dụng nó. Vì vậy, phương pháp này tính giá trị tài sản vô hình thông qua việc tính các khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được nếu tổ chức hoặc cá nhân đó sở hữu tài sản vô hình.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiết khấu dòng tiền trong tương lai là khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được đã trừ thuế (nếu có).

Việc tính toán dòng tiền sử dụng tài sản vô hình, thuế, chi phí duy trì và các khoản chi phí hỗ trợ khác phải nhất quán. Cụ thể, nếu tổ chức cá nhân sở hữu tài sản vô hình chịu trách nhiệm trả chi phí duy trì (ví dụ chi phí quảng cáo, hoặc chi phí nghiên cứu duy trì và phát triển), thì tiền sử dụng tài sản vô hình cũng như dòng tiền trả để được sử dụng tài sản vô hình cũng cần tính đến các chi phí này. Ngược lại, nếu chi phí duy trì không bao gồm trong tiền sử dụng tài sản vô hình, thì chi phí này cũng cần được loại bỏ khỏi dòng tiền trả để sử dụng tài sản vô hình.

5.3.2 Phương pháp lợi nhuận vượt trội

Phương pháp lợi nhuận vượt trội ước tính giá trị của tài sản vô hình trên cơ sở chênh lệch giữa các khoản lợi nhuận có được của một doanh nghiệp khi sử dụng và khi không sử dụng tài sản vô hình này.

Trong phương pháp lợi nhuận vượt trội, giá trị tài sản vô hình được ước tính trên cơ sở chênh lệch của giá trị hiện tại của hai dòng tiền chiết khấu trong trường hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá được sử dụng để tạo ra thu nhập vượt trội cho chủ thể và trong trường hợp chủ thể không sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá.

5.3.3 Phương pháp thu nhập tăng thêm

Phương pháp thu nhập tăng thêm xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các dòng tiền được cho là phát sinh từ đóng góp của tài sản vô hình cần thẩm định giá sau khi loại trừ tỷ lệ dòng tiền phát sinh từ đóng góp của các tài sản khác.

Phương pháp thu nhập tăng thêm được thực hiện như sau:

– Ước tính các dòng tiền kỳ vọng được tạo ra do sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá. Dòng tiền được tạo ra do sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá được ước tính bằng cách giảm trừ khỏi dòng tiền kỳ vọng nói trên khoản đóng góp được tạo ra do sử dụng các tài sản hữu hình, tài sản tài chính và các tài sản vô hình khác với tài sản vô hình cần thẩm định (gọi chung là tài sản đóng góp).

Khoản đóng góp của tài sản đóng góp là khoản thu nhập hợp lý được tạo ra bởi tài sản đóng góp, bao gồm phần lợi nhuận từ tài sản đóng góp và phần bù đắp cho khoản đầu tư ban đầu do sự giảm giá trị của tài sản theo thời gian. Khoản thu nhập hợp lý cho tài sản đóng góp được tính thông qua các bước:

Bước 1: xác định những tài sản có đóng góp vào dòng tiền thu nhập;

Bước 2: ước tính giá trị của những tài sản đóng góp này;

Bước 3: xác định thu nhập của tài sản đóng góp trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận hợp lý và giá trị của các tài sản đóng góp.

– Phần còn lại của dòng tiền kỳ vọng sau khi giảm trừ khoản đóng góp được tạo ra do sử dụng các tài sản đóng góp được chiết khấu về giá trị hiện tại. Tổng giá trị hiện tại của dòng tiền đã điều chỉnh này là giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Trong trường hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá được phép tính khấu hao theo quy định của pháp luật về kế toán, giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá được tính thêm phần lợi ích dự kiến có được do không bị tính thuế thu nhập đối với phần giá trị khấu hao của tài sản vô hình.

Thẩm định giá tài sản vô hình có thể coi là công việc khó khăn nhất trong thẩm định giá. Bởi vì khó dự báo được những dòng tiền đáng tin cậy của tài sản vô hình đang được thẩm định giá, rất khó chia tách các dòng tiền của một doanh nghiệp thành từng bộ phận cấu thành (trong đó có tài sản vô hình). \

Khi tiến hành thẩm định giá tài sản vô hình có thể nhận dạng được, các thẩm định viên khác nhau có thể cho kết quả thẩm định giá khác nhau, đó là do sự khác nhau giữa những dòng tiền được ước tính và khác nhau về những giả định liên quan đến các biến đổi số như tỷ lệ chiết khấu.

Bạn đang đọc bài viết: “Tài sản vô hình là gì? Phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình  tại chuyên mục Tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666  0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Định giá tài sản

Thẩm định giá tài sản
Thẩm định giá tài sản – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Thẩm định giá tài sản) – Khi nền kinh tế ngày càng phát triển và khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu thì nghành dịch vụ thẩm định giá tài sản giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Thẩm định giá tài sản là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị của tài sản; trên cơ sở đó các bên tham gia giao dịch có thể thỏa thuận với nhau về tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, đảm bảo lợi ích chính đáng các bên.

Thẩm định giá tài sản là xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

1. Tài sản là gì

Tài sản là khái niệm pháp lý bao gồm tất cả các quyền, quyền lợi và lợi nhuận có liên quan đến quyền sở hữu: bao gồm quyền sở hữu cá nhân, nghĩa là chủ sở hữu được hưởng một số quyền lợi, lợi ích nhất định khi làm chủ tài sản đó. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 2005.

Thẩm định giá bất kỳ một tài sản nào thì thẩm định viên cần biết rõ tài sản đó là gì, đặc điểm về mặt kinh tế – kỹ thuật cũng như về mặt pháp lý của tài sản.

“Tài sản là của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu”

Nhìn tổng quát, tài sản được hiểu là tất cả các nguồn lực hữu hình hoặc vô hình, bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của một chủ thể nhất định, có khả năng mang lại lợi ích cho các chủ thể đó.

Tài sản đóng một vai trò quan trọng trong Bộ luật dân sự, là vấn đề trung tâm của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Tài sản kể trên được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm:

  • Vật: gồm cả vật đang có và vật sẽ được hình thành trong tương lai (ví dụ công trình đang được xây dựng, tàu thuyền đang đóng hoặc sẽ đóng, hoa quả sẽ có,…);
  • Tiền, giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu, công trái, séc, giấy ủy nhiệm chi, tín phiếu, sổ tiết kiệm,…);
  • Các quyền tài sản (quyền sử dụng đất, quyền đòi nợ, quyền sở hữu trí tuệ,…)

2. Dịch vụ thẩm định giá tài sản

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, việc phát triển ngành thẩm định giá là một nhu cầu tất yếu, nhất là với những nền kinh tế đang phát triển. Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá được nghiên cứu và phát triển cùng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ và có độ tin cậy cao. Điều đó giúp cho các thẩm định viên có đầy đủ thông tin, công cụ cần thiết trong quá trình thẩm định giá và đưa ra kết luận về giá trị của tài sản chính xác hơn. Dịch vụ thẩm định giá tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và giữ vai trò quan trọng. Nhu cầu thẩm định giá tương lai sẽ càng gia tăng nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau.  Hiện nay tại Việt Nam có một số dịch vụ thẩm định giá được cung cấp bởi các công ty thẩm định giá chuyên nghiệp bao gồm:

  • Thẩm định giá bất động sản: Đất đai; lợi thế quyền sử dụng đất, trang trại, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;Tài sản khác gắn liền với đất đai, công trình xây dựng, nhà xưởng, kho bãi, các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, dự án liền kề, dự án resort, dự án khu nghỉ dưỡng, tài sản khác theo quy định của pháp luật.…
  • Thẩm định giá doanh nghiệp: Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng, chứng minh năng lực tài chính, phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), thu hút vốn đầu tư……
  • Thẩm định giá Động sản: Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất; Phương tiện vận tải: Tàu, ô tô, máy bay, hàng hóa dịch vụ…
  • Thẩm định dự án đầu tư: Dự án bất động sản, dự án khu công nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chứng minh năng lực tài chính của tổ chức và cá nhân;
  • Thẩm định giá tài nguyên: Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên năng lượng.
  • Thẩm định giá vô hình: Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, tên gọi xuất xứ, tên thương mại, bí mật kinh doanh, phát minh khoa học, sáng kiến, quyền tác giả, bản quyền) theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,…; Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định sau: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

3. Phương pháp thẩm định giá tài sản

Khi tiến hành thẩm định giá, thẩm định viên về giá cần phải xác định rõ đối tượng cần thẩm định giá là gì? Để từ đó lựa cọn cách tiếp cận đúng đắn, hiệu quả vì vậy kết quả thẩm định sẽ đạt được sự hợp lý và phù hợp với điều kiện thị trường.

Trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản thẩm định viên sử dụng ba cách tiếp cận phổ biến để đi đến kết luật giá trị của tài sản bao gồm: Cách tiếp cận từ thị trường; Cách tiếp cận từ chi phí; Cách tiếp cận từ thu nhập. Ngoài ra cách tiếp cận hỗn hợp được kết hợp từ cách tiếp cận thị trường và cách tiếp cận từ chi phí cũng được các thẩm định viên sử dụng trong từng trường thẩm định giá cụ thể. Tương ứng các cách tiếp cận là các phương pháp thẩm định giá:

  • Cách tiếp cận từ thị trường tương ứng là: Phương pháp so sánh
  • Cách tiếp cận từ chi phí là: Phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp chi phí thay thế
  • Cách tiếp cận từ thu nhập là: Phương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp dòng tiền chiết khấu
  • Cách tiếp cận hỗn hợp là: Phương pháp thặng dư; Phương pháp chiết trừ

Để lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp, thẩm định viên luôn phải căn cứ vào: Mục đích thẩm định giá; Đặc điểm của loại hình tài sản thẩm định giá; Mức độ sẵn có, độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu thập trên thị trường. Vì một tài sản có thể có nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau. Mỗi phương pháp thẩm định giá cho ra một mức giá chỉ dẫn, hoặc nhiều mức giá chỉ dẫn. Các mức giá chỉ dẫn sẽ được thẩm định viên xem xét, phân tích, thống nhất để tìm ra một mức giá ước tính cuối cùng của tài sản thẩm định.

4. Công ty thẩm định giá tài sản uy tín

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, vai trò thẩm định giá tài sản ngày càng quan trọng; thẩm định giá tài sản không chỉ là công cụ của chính phủ trong việc ổn định giá cả trên thị trường, góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển của thị trường trong nước cũng như trên thế giới mà nó còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Thấu hiểu được vai trò vô cùng quan trọng đó Công ty thẩm định giá Thành Đô luôn đồng hành và cung cấp các dịch vụ thẩm định giá tài sản uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Trải qua một quá trình phát triển, Thẩm định giá đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và được các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quản lý Nhà nước đánh giá cao. Năm 2021 Thành Đô được vinh danh là Top 10 thương hiệu thẩm định giá nổi tiếng Châu Á – Thái Bình Dương;  Năm 2020 Thành Đô được vinh danh “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”“Thương hiệu tin cậy 2020”, Năm 2019, (TDVC) vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019”;. Bên cạnh đó TDVC áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá khẳng định sự phát triển và hòa nhập cùng cộng đồng doanh nghiệp thẩm định giá trên toàn quốc, giúp công ty có cơ hội phát triển và quản trị doanh nghiệp tốt hơn, đồng thời nâng cao giá trị của doanh nghiệp góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ ngày nay.

Thẩm định giá Thành Đô hiện là đối tác uy tín cung cấp các dịch vụ Thẩm định giá cho các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank); Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK); Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB); Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng Woori Bank Việt Nam (Woori Bank); Ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc (IBK); Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB); Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBANK); Shanghai Commercial Savings Bank…Bên cạnh đó cùng hệ thống thẩm định giá rộng khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Khánh Hòa, An Giang, Lâm Đồng, Càu Mau và các tỉnh thành khác trên cả nước, chúng tôi chắc chắn sẽ đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu thẩm định giá của quý khách hàng trên toàn quốc.

Bạn đang đọc bài viết:“Thẩm định giá tài sản” tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666  0906 020 090

Website:www.thamdinhgiathanhdo.com

 

Hệ thống thẩm định giá

STT Hệ thống Địa chỉ
1 Trụ sở chính Số 30 – N7A Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
2 Hà Nội Tầng 6 toà nhà Seaprodex số 20 Phố Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
3 TP. Hồ Chí Minh Tầng 1 tòa nhà Win Home, Số 25 Đào Duy Anh, P.9, Q. Phú Nhuận, TP. HCM.
4 Đà Nẵng 06 Trần Phú, Phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
5 Cần Thơ Tầng 3, Tòa nhà Riverlife, 25-26 Võ Nguyên Giáp, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
6 Quảng Ninh 79-81 Giếng Đồn, Trần Hưng Đạo,  TP Hạ Long, Quảng Ninh
7 Hải Phòng Tầng 4 – Tòa nhà Việt Pháp, Số 19 Lô 7B, Phố Lê Hồng Phong, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
8 Nam Định Tầng 3, tòa nhà 615 Giải Phóng, Văn Miếu, TP. Nam Định.
9 Thái Nguyên Số 474 Phan Đình Phùng, Đồng Quang, Thái Nguyên.
10 Bắc Ninh Số 70, Tạ Quang Bửu, phường Kinh Bắc, Thành Phố Bắc Ninh.
11 Thanh Hóa Số 08/30 Nguyễn Đức Thuận, Phường Đông Thọ, Thành Phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
12 Nghệ An Tầng 14 toà nhà văn phòng Dầu Khí, Số 7 Quang Trung, Quang Trung, Thành phố Vinh, Nghệ An.
13 Nha Trang Toà nhà VCN Building Vĩnh Điềm Trung, đường A1, KĐT Vĩnh Điềm Trung, phường Vĩnh Hiệp, TP Nha Trang, Khánh Hoà
14 Lâm Đồng Số 21A Nguyễn Trung Trực, P3, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng
15 An Giang 53, 54 đường Lê Thị Riêng, phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
16 Cà Mau Văn phòng Cà Mau: 50/9 Hùng Vương, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Thông tin thu thập khi tiến hành thẩm định giá tài sản vô hình

Thông tin thu thập thẩm định giá tài sản vô hình

(TDVC Thông tin thẩm định giá tài sản vô hình) – Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế. Khi tiến hành thẩm định giá tài sản vô hình, cần thu thập các thông tin sau:

– Mục đích thẩm định giá;

– Đặc điểm của tài sản vô hình cần thẩm định giá;

– Tình trạng pháp lý của việc sở hữu tài sản vô hình (bao gồm cả việc sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp hay không hợp pháp);

– Thời điểm thẩm định giá;

– Triển vọng của ngành cụ thể liên quan và ảnh hưởng đến giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá;

– Triển vọng của nền kinh tế có tác động đến giá trị của tài sản vô hình, gồm các yếu tố của môi trường kinh tế (như lạm phát, tỷ giá hối đoái,.. ) và môi trường chính trị trong nước và ngoài nước;

– Tài sản vô hình không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.;

  • Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;
  • Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);
  • Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;
  • Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.

– Các thông tin liên quan khác về tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Bạn đang đọc bài viết: “Thông tin thu thập khi tiến hành thẩm định giá tài sản vô hình” tại chuyên mục tin Tuyển dụng của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ chi phí

Thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận chi phí
Thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ chi phí – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận chi phí) – Cách tiếp cận từ chi phí ước tính giá trị tài sản vô hình căn cứ vào chi phí tái tạo ra tài sản vô hình giống nguyên mẫu với tài sản cần thẩm định giá hoặc chi phí thay thế để tạo ra một tài sản vô hình tương tự có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành.

1. Khái niệm tài sản vô hình

Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế (Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ Tài chính). Tài sản vô hình được đề cập trong tiêu chuẩn này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;
  • Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);
  • Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;
  • Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.

Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVS 2013) định nghĩa: Tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ, tự biểu lộ thông qua các đặc điểm kinh tế của chúng. Tài sản vô hình không có hình thái vật chất nhưng mang lại quyền và lợi ích kinh tế cho người sở hữu nó. Tài sản vô hình bao gồm loại có thể nhận biết được và loại không thể nhận biết được

Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38) đưa ra khái niệm: TSVH là tài sản phi tiền tệ có thể nhận biết được và không có hình thái vật chất. Trong đó, Tài sản vô hình có thể nhận biết được nếu có thể tách biệt được với thực thể, hoặc là TSVH nảy sinh từ quyền hợp đồng hoặc các quyền khác theo pháp luật.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

2. Phân loại tài sản vô hình

Tài sản vô hình theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam gồm: Tài sản trí tuệ; Quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ (ví dụ: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp…); Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật (ví dụ: quyền khai thác khoáng sản, quyền kinh doanh, quyền phát thải có thể chuyển nhượng được); Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác (ví dụ: danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu); Các Tài sản vô hình khác.

3. Cách tiếp cận từ chi phí

Cách tiếp cận từ chi phí ước tính giá trị tài sản vô hình căn cứ vào chi phí tái tạo ra tài sản vô hình giống nguyên mẫu với tài sản cần thẩm định giá hoặc chi phí thay thế để tạo ra một tài sản vô hình tương tự có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành.

Giá trị ước tính của Tài sản vô hình = Chi phí tái tạo (Chi phí thay thế) – Hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất

Trong đó, lợi nhuận của nhà sản xuất được xác định thông qua biện pháp so sánh, điều tra, khảo sát.

Cách tiếp cận từ chi phí gồm hai phương pháp chính là: Phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế.

  • Chi phí thay thế hoặc chi phí tái tạo trong phương pháp chi phí bao gồm các chi phí sau: Chi phí về nhân công, nguyên vật liệu, chi phí cho các tài sản hữu hình phụ trợ cần thiết để phát huy được giá trị của tài sản vô hình, chi phí duy trì (ví dụ: Chi phí quảng cáo để duy trì vị thế của nhãn hiệu, chi phí quản lý chất lượng của sản phẩm, v.v.), chi phí đăng ký xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ, chi phí nghiên cứu phát triển và các chi phí hợp lý khác.

3.1. Giá trị giảm do hao mòn của tài sản vô hình

a) Hao mòn của tài sản vô hình:

Hao mòn của tài sản vô hình chủ yếu bao gồm phần giá trị giảm đi do những lỗi thời về chức năng, về công nghệ, về kinh tế. Hao mòn về mặt vật lý không áp dụng đối với hầu hết các tài sản vô hình.

Hao mòn do lỗi thời chức năng xuất hiện khi tài sản vô hình không còn đáp ứng tốt chức năng ban đầu mà nó được tạo ra để thực hiện. Lỗi thời chức năng có thể xảy ra do các nguyên nhân bên trong hoặc do sự thay đổi của môi trường bên ngoài.

Hao mòn do lỗi thời về công nghệ xuất hiện khi những chức năng mà tài sản vô hình được tạo ra ban đầu để thực hiện đã không còn cần thiết nữa, mặc dù tài sản vô hình vẫn đang thực hiện chức năng đó.

Hao mòn do lỗi thời về kinh tế tồn tại khi tài sản vô hình không tạo ra được tỷ lệ thu nhập hợp lý cho người sở hữu tài sản vô hình đó khi so sánh với tỷ lệ thu nhập trung bình trong ngành kinh tế mà loại tài sản vô hình này đóng vai trò quan trọng.

b) Ước tính phần giá trị giảm do hao mòn của tài sản vô hình:

Khi ước tính phần giá trị giảm do hao mòn của tài sản vô hình, cần xem xét một số yếu tố sau:

– Chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai (chủ yếu liên quan tới phương pháp chi phí tái tạo): là chênh lệch giữa chi phí để nghiên cứu và triển khai xây dựng tài sản vô hình tại thời điểm thẩm định giá so với tại thời điểm tạo ra tài sản vô hình cần thẩm định giá.

– Chênh lệch chi phí vận hành: là chênh lệch giữa chi phí duy trì và sử dụng tài sản vô hình vào thời điểm thẩm định giá so với thời điểm bắt đầu đưa tài sản vô hình vào sử dụng. Chi phí này cần được tính cho suốt tuổi đời kinh tế còn lại và tuổi đời hiệu quả của tài sản vô hình.

– Lỗi thời về mặt kinh tế của tài sản vô hình là mức chênh lệch về hiệu quả kinh tế (thu nhập) từ việc sử dụng tài sản vô hình tại thời điểm thẩm định giá so với thời điểm bắt đầu đưa tài sản vô hình vào sử dụng.

– Tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình. Ví dụ: Tài sản vô hình cần thẩm định giá có tuổi đời thực tế (trong trường hợp này đồng thời là tuổi đời hiệu quả) là 6 năm và tuổi đời kinh tế còn lại dự kiến là 12 năm. Như vậy, phần giá trị giảm đi do hao mòn và lỗi thời là 33,33% (=6/(12+6) x 100 %=6/18 x 100 %).

3.1.  Phương pháp chi phí tái tạo

a, Nội dung của phương pháp

Phương pháp chi phí tái tạo xác định giá trị của một tài sản vô hình thông qua việc tính toán chi phí tạo ra một tài sản khác tương đồng với tài sản vô hình cần thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành.

Giá trị của Tài sản vô hình = Chi phí tái tạo – Giá trị hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất

b, Thông tin cần có để áp dụng

– Thông tin về chi phí cần thiết để tái tạo lại tài sản vô hình tương đồng với tài sản vô hình cần thẩm định.

– Thông tin về hao mòn và lỗi thời của tài sản vô hình cần thẩm định, hoặc của các tài sản vô hình tương tự với tài sản vô hình cần thẩm định giá trên thị trường.

c, Trường hợp áp dụng

– Khi có thông tin, số liệu chi tiết về chi phí tạo ra tài sản vô hình, đặc biệt là khi phù hợp với mục đích xác định giá trị phi thị trường của tài sản vô hình cần thẩm định giá.

– Khi tính giá trị tài sản vô hình đối với người chủ sở hữu sử dụng (dựa trên giả định nếu người chủ sở hữu không còn tài sản vô hình này, họ buộc phải tạo ra tài sản vô hình tương tự thay thế để tiếp tục sử dụng).

– Khi xác định phần thiệt hại về các lợi ích từ tài sản vô hình do các hành vi sử dụng trái phép, phá vỡ hợp đồng,…

– Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác.

3.2. Phương pháp chi phí thay thế

a, Nội dung của phương pháp

Phương pháp chi phí thay thế xác định giá trị của một tài sản vô hình thông qua việc tính toán chi phí thay thế tài sản đó bằng một tài sản khác có chức năng, công dụng tương tự theo giá thị trường hiện hành.

Giá trị của Tài sản vô hình = Chi phí thay thế – Giá trị hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất

Khi xác định giá trị của tài sản vô hình theo phương pháp chi phí thay thế thẩm định viên cần xem xét các nội dung sau: Các đặc điểm khác nhau có thể đo lường được của tài sản thay thế và tài sản thẩm định; Thời điểm đánh giá các chi phí thay thế so với thời điểm thẩm định giá.

b, Thông tin cần có để áp dụng

– Thông tin về chi phí cần thiết để tạo ra tài sản vô hình có chức năng tương tự như tài sản vô hình cần thẩm định;

– Thông tin về hao mòn do lỗi thời của tài sản vô hình cần thẩm định, và/hoặc các tài sản vô hình tương tự trên thị trường.

c, Trường hợp áp dụng

– Khi có thông tin, số liệu chi tiết về chi phí tạo ra tài sản vô hình.

– Khi tài sản vô hình tiếp tục được sử dụng bởi người chủ sở hữu (Dựa trên giả định nếu người chủ sở hữu không còn tài sản vô hình này và họ phải tạo ra tài sản vô hình tương tự để thay thế và sử dụng).

– Khi không xác định được dòng thu nhập hoặc các lợi ích kinh tế khác từ việc sử dụng tài sản vô hình. Ví dụ: phần mềm tự chế, nội dung trang thông tin điện tử, lực lượng lao động.

– Khi xác định giá trị bảo hiểm cho tài sản vô hình.

– Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác.

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ chi phí tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Các bước thẩm định giá tài sản vô hình theo phương pháp so sánh trực tiếp

Các bước thẩm định giá tài sản vô hình theo phương pháp so sánh trực tiếp
Các bước thẩm định giá tài sản vô hình theo phương pháp so sánh trực tiếp – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Thẩm định giá tài sản vô hình theo phương pháp so sánh trực tiếp) – Tài sản vô hình của doanh nghiệp là yếu tố góp phần vào sự phát triển và thành đạt của doanh nghiệp, và là yếu tố đầu tiên và quan trọng trong chiến lược xâm nhập và mở rộng thị trường. Tài sản vô hình là nhân tố quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp vào những năm 1990. Cho đến nay, các vô hình đã trở thành công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và xa hơn nữa là tạo động lực phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Việc định giá tài sản vô hình ngày càng trở nên quan trọng đối với các hoạt động thương mại hóa như: chuyển giao ứng dụng, góp vốn, nhượng quyền thương mại, nhượng quyền thương hiệu, mua bán, sáp nhập, cổ phần hóa, thế chấp,…

Theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Tài sản vô hình được khái niệm: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế. Tài sản vô hình được đề cập trong tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;
  • Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);
  • Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;
  • Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.

Căn cứ vào loại tài sản vô hình cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được, thẩm định viên cần lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp. Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp được các thẩm định viên áp dụng trong thẩm định giá tài sản vô hình.

Phương pháp so sánh trực tiếp được xây dựng chủ yếu dựa trên việc tuân thủ theo nguyên tắc thay thế: một người mua thận trọng sẽ không bỏ ra một số tiền nào đó nếu anh ta tốn ít tiền hơn àm vẫn có được tài sản tương đương để thay thế.Theo nguyên tắc này, giá trị tài sản mục tiêu được coi là ngang bằng với giá trị của những tài sản tương đương có thể so sánh được. Giống như các tài sản khác, để thẩm định giá so sánh được. Giống như các tài sản khác, để thẩm định giá tài sản vô hình mục tiêu gười ta dựa trên bằng chứng thị trường của các tài sản vô hình tương tự đã giao dịch trong thời gian gần nhất để ước tính giá trị.

Các tài sản vô hình cần thẩm định giá giá được gọi là các tài sản vô hình mục tiêu, còn các tài sản vô hình tương tự, mang tính chất là những chứng cớ giao dịch gọi là các tài sản vô hình so sánh.

1. Các bước định giá tài sản vô hình theo phương pháp trực tiếp

Trên thực tế không có 2 tài sản vô hình giống nhau hoàn toàn, thẩm định viên phải thu thập các giao dịch trên thị trường hiện hành của các tài sản vô hình tương đối giống so với tài sản vô hình mục tiêu. Sau đó tiến hành phân tích các giao dịch và làm những điều chỉnh cần thiết để tìm giá trị hợp lý của tài sản vô hình mục tiêu theo các bước:

Bước 1: Tìm kiếm thông tin về những tài sản vô hình đã được giao dịch trong thời gian gần nhất có thể so sánh được với tài sản vô hình mục tiêu về các mặt, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá trị. Các bằng chứng giao dịch này phải đảm bảo:

– Cúng nhóm, loại với tài sản vô hình mục tiêu, như cùng nhóm về nhãn hiệu, phần mềm quản lý, mạch tích hợp, cùng công nghệ xử lý…

– Lĩnh vực ngành nghề mà tài sản vô hình đang sử dụng phải tương tự với tài sản vô hình cần thẩm định giá về các mặt như rủi ro, thu thập kỳ vòng…

– Tương đồng về: đặc điểm kỹ thuật, chức năng , công dụng, tình trạng sử dụng, như thời gian đã sử dụng bao lâu, có cải tiến trong thời gian qua không? Thị phần hiện tại của sản phẩm hoặc dịch vụ tạo ra bởi TSVH…

– Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình

– Các điều khoản về tài chính liên qian đến việc mua bán, hoặc chuyển giao quyền sử dụng ( trả trước, trả sau; điều kiện thanh toán cụ thể?)

– Tình trạng pháp lý: Để xác định tài sản vô hình có được coi là nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất hay không cần phải xét đến các quyền liên quan đến sở hữu tài sản vô hình: tình trạng bảo hộ của tài sản vô hình ( thuộc loại được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hay không, hình thức bảo hộ là cấp văn bằng bảo hộ hay được bảo hộ mà không phải đăng ký, phạm vi bảo hộ).

Bước 2: Tiến hành kiểm tra và phân tích các giao dịch thị trường nhằm đảm bảo tính chất có thể so sánh được với tài sản vô hình mục tiêu. Để thực hiện tốt bước này, khi kiểm tra và phân tích các giao dịch thị trường cần phải làm rõ nguồn gốc, đặc điểm và tính chất các giao dịch: giao dịch thành công hay giao dịch chưa thành công, tính chất thị trường, khách quan, độc lập, thông qua điều tra: mối quan hệ giữa người mua và người bán có phải là quan hệ gia đình hoặc là giữa các công ty mẹ và công ty con? tài sản vô hình được giao dịch riêng lẻ hay là một bộ phận của một nhóm tài sản được giao dịch?…

Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, thông tin thị trường được ưu tiên thu thập từ kết quả các giao dịch thành công trên thị trường. Trong trường hợp sử dụng các giao dịch chưa thành công thì thẩm định viên cần có điều chỉnh hợp lý để tìm ra mức giá phù hợp trước khi sử dụng đưa vào làm mức giá so sánh.

– Giao dịch của tài sản so sánh được lựa chọn phải diễn ra tại hoặc gần thời điểm thẩm định giá không quá 02 năm tính đến thời điểm thẩm định giá.

– Thẩm định viên về giá phải lưu giữ các bằng chứng: về giá tài sản đã giao dịch; về thời điểm diễn ra giao dịch, địa điểm giao dịch, một hoặc nhiều bên tham gia giao dịch, các chứ cứ so sánh… trong Hồ sơ thẩm định giá.

Bước 3: Lựa chọn một số tài sản vô hình có thể so sánh thích hợp nhất. Theo kinh nghiệm, thường lấy từ 3 đến 6 tài sản vô hình để so sánh. Trên cơ sở các yếu tố so sánh nêu trên, thẩm định viên chọn ra ít nhất 03 tài sản có nhiều điểm tương đồng với tài sản thẩm định giá để làm tài sản thẩm định giá để làm so sánh. Trường hợp chỉ thu thập được thông tin của 02 tài sản vô hình tương tự đã được giao dịch trên thị trường thì kết quả thẩm định giá từ cách tiếp cận thị trường chỉ được dùng để kiểm tra, đối chiếu với kết quả thẩm định giá có được từ cách tiếp cận khác.

Trong trường hợp đại diện chủ sở hữu nhà nước định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ khi giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thì có thể sử dụng 02 tài sản so sánh được giao dịch trên thị trường (theo quy định tại điều 11 của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC).

Bước 4: xác định những yếu tố khác nhau giữa tài sản vô hình thẩm định giá (tài sản vô hình mục tiêu và tài sản vô hình so sánh (tài sản vô hình chứng cớ). Đồng thời, dựa trên các yếu tố khác nhau, tiến hành lập bảng phân tích, điều chỉnh giá của các tài sản vô hình so sánh.

Mức giá chỉ dẫn của các tài sản so sánh được xác định trên cơ sở mức giá của các tài sản so sánh sau khi điều chỉnh chênh lệch do khác biệt về các yếu tố so sánh. Việc điều chỉnh được thực hiện trên cơ sở phân tích, so sánh, rút ra những ưu nhược điểm tương tự và những điểm khác biệt, những ưu điểm và bất lợ của tài sản thẩm định giá với tài sản so sánh

Đối tượng điều chỉnh là giá bán hoặc giá quy đổi về đơn vị so sánh chuẩn (giá giai dịch thành công hoặc giá chào mua, giá chào bán trên thị trường sau khi đã có sự điều chỉnh hợp lý về mức giá mua bán phổ biến trên thị trường).

Căn cứ điều chỉnh là chênh lệc giữa tài sản so sánh và tài sản thẩm định giá về các yếu tố so sánh ( đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, chức năng, công dụng, tình trạng sử dụng của TSVH, tình trạng bảo hộ, hình thức bảo hộ, khu vực địa lý áp dụng, các điều khoản về tài chính…).

Ước tính tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình

Tuổi đời kinh tế còn lại của TSVH được sử dụng trong tất cả các cách tiếp cận thẩm định giá TSVH. Tuổi đời kinh tế còn lại được sử dụng để tính khấu hao trong cách tiếp cận về chi phí, được sử dụng để làm yếu tố so sánh mức độ tương đồng trong cách tiếp cận thị trường và dùng để xác định thời gian phát sinh dòng thu nhập từ tài sản thẩm định giá trong cách tiếp cận thu nhập.

Tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình chịu tác động của yếu tố pháp luật, kinh tế, công nghệ như: quy mô và triển vọng của thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, mức độ độc đáo, khác biệt của TSVH, sự cạnh tranh của các tài sản vô hình tương tự… Khi ước tính tuổi đời kinh tế còn lại cần xem xét các yếu tố sau:

– Thời gian bảo hộ của pháp luật đối với tài sản vô hình là quyền sở hữu trị tuế

– Quy định tại các hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định

– Quyết định của toà án hoặc của cơ quan có thẩm quyền lien quan đến tài sản vô hình cần thẩm định;

– Các yếu tố kinh tế như quy mô và triển vọng của thị trường sản phẩm, dịch vụ gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định; các yếu tố khoa học kỹ thuật có liên quan khác;

– Các kết quả thống kê, phân tích (nếu có) về tuổi thọ hiệu quả của các nhóm tài sản vô hình;

– Các yếu tố khác có liên quan đến việc ước tính tuổi đời kinh tế còn lại cuẩ tài sản thẩm định giá.

Tuổi đời hữu ích của một TSVH phát sinh từ hợp đồng thường không thể kéo dài quá thời gian quy định trong hợp đồng, nhưng lại có thể kết thúc sớm hơn thời hạn quy định trong hợp đồng do các ảnh hưởng bên ngoài như sự phát triển của khoa học công nghệ, môi trường kinh tế- xã hội. Chẳng hạn: bằng sáng chế của một loại thuốc tân dược được bảo hộ trong vòng 15 năm tới. Nhưng các nghiên cứu hiện nay có thể sẽ có một loại thuốc có hiệu quả chữa bênh cao hơn có thể đưa vào sản xuất trong vòng 05 năm tới. Khi đó, tuổi đời kinh tế còn lại của sáng chế này là  05 năm.

Ngoài ra, có thể xác định tuổi đời hữu ích còn lại của nhóm tài sản vô hình thông qua tuổi đời trung bình của từng đơn vị TSVH trong nhóm.

Bước 5: ước tính giá trị tài sản vô hình mục tiêu trên cơ sở các tài sản vô hình đã điều chỉnh.

Việc quyết định mức giá sau cùng, trên cơ sở các mức giá chỉ dẫn cũng được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên các tiêu chí: trị tuyệt đối của tổng điều chỉnh, tần suất, biên độ và tổng điều chỉnh thuần, tương như với TSHH

  • Đối với các tài sản vô hình không thể lượng hoá độc lập

Với các TSVH lập thành nhóm, như thương hiệu hoặc lợi thế thương mại của doanh nghiệp, thẩm định viên có thể dựa vào giá cổ phiếu trên thị trường để ước tính theo công thức:

GW= PM – PB

Trong đó:

PM Giá thị trường của doanh nghiệp, được xác định bằng cách lấy giá trị thị trường của cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp.

PB- Giá trị sổ sách, dựa vào các số dư trên sổ kế toán.

GW- lợi thế thương mại

Có thể nói, đây là cách ước tính lợi thế thương mại của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và khách quan nhất. Với những công ty mà người ta tin tưởng rằng thương hiêu là yếu tố chính làm tăng giá cổ phiếu, thì GW tính theo cách này đưa ra một sự đánh giá tin cậy về giá thị trường của thương hiệu đó.

Trên thực tế, giá cổ phiếu trên thị trường luôn biến động còn do nhiều yếu tố khác nhau, giá trị sổ sách cũng không phản ánh đúng giá trị trường của tài sản. Do vậy, để định lượng GW một cách hợp lý, thẩm định viên phải dụa vào mức giá trung bình của cổ phiếu trong một thời gian dài, đồng thời thực hiện đánh giá lại tài sản theo giá trị trường. Tất nhiên, cổ phiếu đó phải được giao dịch trên một thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, minh bạch thông tin, yếu tố đầu cơ thấp và thẩm định viên còn phải có hiểu biết cơ bản về những đặc điểm giao dịch trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

2. Ưu điểm, hạn chế và điều kiện áp dụng

2.1. Ưu điểm

Là phương pháp định giá không có công thức hay mô hình cố định, mà chỉ dựa vào sự hiện diện cua các giao dịch thị trường để cung cấp các dấu hiệu về giá trị. Như vậy, xét về mặt kỹ thuật, theo phương pháp này người ta không cần thiết phải xây dựng các công thức hay mô hình tính toán, mà đơn giản chỉ cần đi tìm các bằng chứng đã được thừa nhận về giá trị của TSVH tương đương có thể so sánh được trên thị trường.

– Là phương pháp thể hiện sự đánh giá của thị trường- đó là các bằng chứng rõ ràng – đã được thừa nhận trên thực tế về giá trị của TSVH. Vì vậy, nó có cơ sở vững chắc để khách hàng và cơ quan pháp lý công nhận.

2.2. Hạn chế

– Phải có giao dịch về các TSVH tương tự thì mới có thể sử dụng để so sánh được. Nếu có ít TSVH so sánh được. Nếu có ít TSVH so sánh đáp ứng các yêu cầu trên, thì kết quả sẽ có độ chính xác kém. Các thông tin chứng cứ thường mang tính chất lịch sử. Đây là điều không thể tránh khỏi. Nếu thị trường biến động, các thông tin nhanh chón trở nên lạc hậu trong một thời gian ngắn. Khi đó tính chính xác sẽ thấp. Phương pháp này đòi hỏi TSVH phải có nhiều điều kinh nghiệm và kiến thức thị trường thì mới có thể tiến hành định giá một cách thích hợp.

– Không giống như định giá BĐS, nhiều khoản chi phí và thu nhập trong nghiên cứu triển khai khó tách biệt rõ ràng cho tài sản hữu hình hay vô hình. Các giao dịch về TSVH thường là những giao dịch cá biệt và phải tuân thủ các điều khoản không tiết lộ bí mật. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp so sánh thị trường đối với TSVH là rất hạn chế.

2.3. Điều kiện áp dụng

Chất lượng thông tin phải phù hợp, đầy đủ, đáng tin cậy và kiểm tra được.

– Thị trường của TSVH phải ổn định: nếu thị trường biến động sẽ có sai số lớn, ngay cả khi các đối tượng so sánh giống nhau về nhiều mặt.

Bạn đang đọc bài viết: “Các bước thẩm định giá tài sản vô hình theo phương pháp so sánh trực tiếp” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Hoạt động thẩm định giá đối với tài sản vô hình tại Việt Nam và vấn đề đặt ra

Thẩm định giá tài sản vô hình tại Việt Nam
Hoạt động thẩm định giá đối với tài sản vô hình tại Việt Nam và vấn đề đặt ra

Hoạt động thẩm định giá đối với tài sản vô hình tại Việt Nam và vấn đề đặt ra

Trong những năm gần đây, có một số thương hiệu Việt Nam bán cho nhà đầu tư nước ngoài với giá cao hơn nhiều so với tổng giá trị tài sản hữu hình như: ICP (60 triệu USD) hay Diana (184 triệu USD), P/S (5 triệu USD), Phở 24 (20 triệu USD)… Điều này cho thấy, giá trị vô hình đã dần được ghi nhận khi định giá doanh nghiệp. Dù giá trị tài sản vô hình cao nhưng ở Việt Nam, hầu như chưa được phản ánh trong sổ sách kế toán.

Thông tư số 06/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 đã xác định rõ cách thức định giá tài sản vô hình ở Việt Nam tương tự với các chuẩn mực thế giới, tuy nhiên trên thực tế, hoạt động thẩm định giá tài sản vô hình tại Việt Nam còn tương đối mới và gặp nhiều khó khăn.

Khái niệm tài sản vô hình

Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ Tài chính, tài sản vô hình (TSVH) là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVS 2013) định nghĩa: TSVH là tài sản phi tiền tệ, tự biểu lộ thông qua các đặc điểm kinh tế của chúng. TSVH không có hình thái vật chất nhưng mang lại quyền và lợi ích kinh tế cho người sở hữu nó. TSVH bao gồm loại có thể nhận biết được và loại không thể nhận biết được

Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38) đưa ra khái niệm: TSVH là tài sản phi tiền tệ có thể nhận biết được và không có hình thái vật chất. Trong đó, TSVH có thể nhận biết được nếu có thể tách biệt được với thực thể, hoặc là TSVH nảy sinh từ quyền hợp đồng hoặc các quyền khác theo pháp luật.

Phân loại tài sản vô hình theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam

TSVH theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam gồm: Tài sản trí tuệ; Quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ (ví dụ: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp…); Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật (ví dụ: quyền khai thác khoáng sản, quyền kinh doanh, quyền phát thải có thể chuyển nhượng được); Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác (ví dụ: danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu); Các TSVH khác.

Vai trò của tài sản vô hình đối với sự phát triển của doanh nghiệp

TSVH góp phần tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp (DN), thu hút sự tín nhiệm của khách hàng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ mở rộng thị trường của DN. Do vậy, TSVH nâng cao khả năng cạnh tranh của DN.

Việc đầu tư vào các nguồn lực vô hình tại các nước đang và các nước phát triển càng có xu hướng chiếm ưu thế so với các khoản đầu tư vào các nguồn lực hữu hình. Điều này cho thấy TSVH là nguồn lực quan trọng trong nền sản xuất kinh doanh hiện đại cũng như thu hút các khoản đầu tư từ nước ngoài.

Mục đích và vai trò của thẩm định giá tài sản vô hình

Mục đích thẩm định giá tài sản vô hình

– Cho phép DN xác định chính xác hơn giá trị của DN

– Phục vụ cho việc xác định đúng các chi phí gắn với khấu hao tài sản cố định vô hình qua đó tính toán giá thành tốt hơn.

– Giúp thuận tiện cho việc mua bán trao đổi các TSVH giữa các DN, giúp DN thuận tiện trong việc hình thành các dự án, phát triển các loại TSVH của mình.

TSVH được thẩm định giá trong trường hợp: mua bán, chuyển nhượng; góp vốn liên doanh; tái cấu trúc DN: (mua bán, sát nhập, chia tách, cổ phần hóa…) xử lý nợ; giải thể DN; đền bù, bảo hiểm, khiếu nại; hoạch toán kế toán, tính thuế.

Vai trò thẩm định giá tài sản vô hình

Trong hoạt động mua bán, chuyển nhượng TSVH, thẩm định giá TSVH có vai trò quan trọng trong việc xác định mức giá để các bên thương lượng. Giá trị thẩm định của TSVH có thể là mức giá tối đa mà người mua nên trả hoặc mức giá hợp lý mà người bán đưa ra để thương lượng. TSVH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị của DN, vì vậy khi mua bán, sáp nhập DN, việc thẩm định giá TSVH để làm cơ sở thương lượng, giao dịch rất quan trọng.

Cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản vô hình

Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 nêu rõ 3 cách tiếp cận trong thẩm định giá TSVH bao gồm: Tiếp cận từ thị trường; Tiếp cận từ chi phí; Tiếp cận từ thu nhập. Mỗi cách tiếp cận bao gồm nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau.

– Đối với cách tiếp cận từ thị trường: Giá trị của TSVH cần thẩm định giá được xác định căn cứ vào việc so sánh, phân tích thông tin của các tài sản vô hình tương tự có giá giao dịch trên thị trường. Lựa chọn và phân tích chi tiết đặc điểm, tính tương đồng của TSVH so sánh với TSVH cần thẩm định giá, cụ thể: Các quyền liên quan đến sở hữu TSVH; Các điều khoản về tài chính liên quan đến việc mua bán, hoặc chuyển giao quyền sử dụng; Lĩnh vực ngành nghề mà TSVH đang được sử dụng; Yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng TSVH; Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế còn lại của TSVH; Các đặc điểm khác của TSVH.

Thẩm định viên sử dụng ít nhất 03 TSVH tương tự để so sánh. Trường hợp chỉ thu thập được thông tin của 02 TSVH tương tự đã được giao dịch trên thị trường thì kết quả thẩm định giá từ cách tiếp cận thị trường chỉ được dùng để kiểm tra, đối chiếu với kết quả thẩm định giá có được từ cách tiếp cận khác.

– Đối với cách tiếp cận từ chi phí ước tính: Giá trị TSVH căn cứ vào chi phí tái tạo ra TSVH giống nguyên mẫu với tài sản cần thẩm định giá hoặc chi phí thay thế để tạo ra một TSVH tương tự có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành.

Giá trị ước tính của Tài sản vô hình = Chi phí tái tạo (Chi phí thay thế) – Hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất

Trong đó, lợi nhuận của nhà sản xuất được xác định thông qua biện pháp so sánh, điều tra, khảo sát.

Cách tiếp cận từ chi phí gồm hai phương pháp chính là: Phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế.

– Đối với cách tiếp cận cách tiếp cận từ thu nhập: Xác định giá trị của TSVH thông qua giá trị hiện tại của các khoản thu nhập, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm do TSVH mang lại. Cách tiếp cận từ thu nhập gồm 3 phương pháp chính là: Phương pháp tiền sử dụng TSVH, phương pháp lợi nhuận vượt trội, phương pháp thu nhập tăng thêm. Căn cứ vào loại TSVH cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được, thẩm định viên cần lựa chọn cách tiếp cận thẩm định giá phù hợp.

Một số khó khăn trong hoạt động thẩm định giá tài sản vô hình tại Việt Nam

Theo Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản của đơn vị, một đối tượng sau khi đã thỏa mãn định nghĩa tài sản chỉ được ghi nhận là tài sản của đơn vị khi thỏa mãn cả hai điều kiện được quy định ở Chuẩn mực chung (đoạn 40) như sau: Đơn vị có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai; Giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy.

Vậy để “giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy thì tất cả các đối tượng kế toán phải được phản ánh bằng thước đo tiền tệ. Do đó, khả năng đo lường giá trị của tài sản nói chung và TSVH nói riêng là một trong những điều kiện quan trọng để ghi nhận là tài sản của đơn vị.

Ở Việt Nam, rất nhiều các TSVH như trên chưa được phản ánh trong các sổ sách kế toán, do chưa xác định được giá trị một cách đáng tin cậy hoặc quá trình định giá tương đối khó khăn và tốn kém nên nhiều DN thường ghi khoản mục này ở mức nguyên giá hoặc dưới giá trị thực hoặc không ghi nhận.

Về việc định giá, hiện nay Thông tư số 06/2014/TT-BTC về tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 đã xác định cách thức định giá TSVH ở Việt Nam, tuy nhiên hoạt động định giá trong nước còn khá mới mẻ và gặp không ít khó khăn:

Thứ nhất, đối với 3 cách tiếp cận. Từ thị trường, từ chi phí hoặc từ thu nhập, mỗi cách tiếp cận bao gồm nhiều phương pháp định giá khác nhau. Các giá trị tính toán thực tế vẫn mang nhiều yếu tố cảm quan thiên về định tính mà chưa phản ánh một cách chính xác vấn đề bởi đặc thù của việc định giá dựa trên những ước tính có mức độ không chắc chắn.

Chẳng hạn trong cách tiếp cận từ thị trường: Trong thực tế, do việc người mua và người bán thường giữ bí mật về các giao dịch mua bán các TSVH nên khó tìm được các giao dịch mua bán các TSVH tương tự trên thị trường và dù có thì cũng không đảm bảo sự chính xác của các thông tin sử dụng; Thêm vào đó, các TSVH như tài sản trí tuệ thường có tính độc đáo duy nhất, không có sản phẩm tương tự và mức giá trao đổi cũng không phản ánh thực quan hệ cung cầu trên thị trường; Mức độ thiếu chắc chắn trong việc xác định một cách hợp lý giá trị của TSVH là rất cao; Với cách tiếp cận từ chi phí ước tính, nó không đo lường các tác động trong tương lai của tài sản và không phù hợp khi áp dụng với một số loại TSVH được hưởng một số quyền bảo hộ riêng của pháp luật như thương hiệu hay quyền tác giả; Với cách tiếp cận cách tiếp cận từ thu nhập do dựa trên dòng thu nhập trong tương lai và các chi phí tiết kiệm được để định giá nên độ chính xác của phương pháp này chịu sự tác động lớn của việc ước tính các dòng tiền trong tương lai và cách tính tỷ lệ chiết khấu. Bất kỳ một thay đổi nhỏ nào (dù trong khuôn khổ cho phép) của từng thông số quan trọng như tỷ suất chiết khấu, tỷ suất vốn hóa… đều dẫn đến kết quả định giá chênh lệch khá lớn.

Thứ hai, thiếu đội ngũ thẩm định viên có chuyên môn và kinh nghiệm. Các thẩm định viên hầu như không có kinh nghiệm thẩm định các TSVH, từ những tài sản đơn giản nhất như nhãn hiệu chứ chưa kể đến những tài sản lớn như công nghệ, sáng chế.

Thứ ba, cơ sở dữ liệu quốc gia về giá còn chưa đồng bộ và hoàn thiện. Đặc biệt còn thiếu dữ liệu kinh tế vĩ mô và vi mô, thiếu thông tin thị trường đối với các TSVH đặc thù dẫn đến thẩm định viên khó khăn trong việc tiếp cận thông tin đáng tin cậy, ảnh hưởng đến việc lựa chọn tiến hành các phương pháp thẩm định giá cũng như kết quả thẩm định giá TSVH. Do vậy, việc định giá phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh và không thể được đo lường dựa trên các phương pháp trong các lý thuyết phổ thông về tài chính kế toán hiện nay.

Thứ tư, khi áp dụng phương pháp thẩm định giá TSVH trong thực tế, chỉ một số công ty sử dụng phương pháp thẩm định giá thứ 2 để đối chiếu, so sánh kết quả; còn lại các công ty chỉ sử dụng 01 phương pháp thẩm định giá nhưng chưa có phân tích, biện luận đầy đủ những căn cứ thực tế để sử dụng một phương pháp duy nhất. Vì vậy, kết quả thẩm định giá của TSVH thiếu đi sự tin cậy chắc chắn.

Một số kiến nghị

Trong thời gian tới, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá TSVH tại Việt Nam cần chú trọng triển khai một số giải pháp sau:

Một là, cần có phương pháp và chỉ dẫn cụ thể hơn nữa, phù hợp với thực tế của Việt Nam để giúp các nhà đầu tư, DN có thể xác định giá trị của TSVH một cách phù hợp.

Hai là, thông tin liên quan đến các chỉ số kinh tế vĩ mô và vi mô cần rõ ràng minh bạch để thiết lập nguồn dữ liệu đáng tin cậy đầu vào cho các kỹ thuật định giá, từ đó các kết quả định giá mới có tính chắc chắn.

Ba là, đào tạo đội ngũ chuyên gia trong việc định giá TSVH nói riêng, định giá DN nói chung bằng cách biên soạn lại theo hướng chuẩn hóa và nâng cấp tài liệu bồi dưỡng.

Bốn là, tăng cường sự hợp tác với đối tác quốc tế thông qua việc tận dụng năng lực kinh nghiệm quốc tế và cơ sở dữ liệu toàn cầu, giúp cho các DN Việt Nam có thể nâng cao năng lực định giá TSVH.

Theo tapchitaichinh

Bạn đang đọc bài viết: “Hoạt động thẩm định giá đối với tài sản vô hình tại Việt Nam và vấn đề đặt ra tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666  0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ thị trường

Thẩm định giá giá tài sản vô hình theo thị trường
Thẩm định giá giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ thị trường – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Thẩm định giá tài sản vô hình theo thị trường) – Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế. Thẩm định viên căn cứ vào loại tài sản vô hình cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được, thẩm định viên cần lựa chọn cách tiếp cận thẩm định giá phù hợp với tài sản đó. Thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ thị trường là cách thức xác định giá trị của tài sản vô hình thẩm định giá thông qua việc so sánh tài sản vô hình thẩm định giá với các tài sản giống hệt hoặc tương tự đã có các thông tin về giá trên thị trường.

Thẩm định giá Thành Đô CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tài sản vô hình bao gồm các loại sau:

  • Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
  • Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,…;
  • Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu…;

Theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 tài sản vô hình phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;
  • Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);
  • Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;
  • Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.

1. Nội dung của thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ thị trường:

Giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá được xác định căn cứ vào việc so sánh, phân tích thông tin của các tài sản vô hình tương tự có giá giao dịch trên thị trường.

Lựa chọn và phân tích chi tiết đặc điểm, tính tương đồng của tài sản vô hình so sánh với tài sản vô hình cần thẩm định giá, cụ thể:

  • Các quyền liên quan đến sở hữu tài sản vô hình;
  • Các điều khoản về tài chính liên quan đến việc mua bán, hoặc chuyển giao quyền sử dụng;
  • Lĩnh vực ngành nghề mà tài sản vô hình đang được sử dụng;
  • Yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản vô hình;
  • Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình;
  • Các đặc điểm khác của tài sản vô hình.

Thẩm định viên sử dụng ít nhất 03 tài sản vô hình tương tự để so sánh. Trường hợp chỉ thu thập được thông tin của 02 tài sản vô hình tương tự đã được giao dịch trên thị trường thì kết quả thẩm định giá từ cách tiếp cận thị trường chỉ được dùng để kiểm tra, đối chiếu với kết quả thẩm định giá có được từ cách tiếp cận khác.

2. Thông tin áp dụng thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ thị trường:

a, Các thông tin cần có để áp dụng cách tiếp cận từ thị trường

  • Giá giao dịch thành công, giá chào bán, giá chào mua… của tài sản vô hình tương tự với tài sản vô hình cần thẩm định giá.
  • Địa điểm và điều kiện thị trường tại thời điểm xảy ra giao dịch, động cơ của người mua và người bán, các điều khoản thanh toán cũng như các yếu tố khác liên quan tới giao dịch.
  • Các mức điều chỉnh cần thiết đối với các mức giá và hệ số điều chỉnh để phản ánh sự khác biệt giữa tài sản vô hình cần thẩm định giá và các tài sản vô hình tương tự để so sánh.

b, Các thông tin về yếu tố so sánh của tài sản vô hình

Để lựa chọn tài sản vô hình so sánh và xác định yếu tố so sánh cũng như mức điều chỉnh cần thiết giữa tài sản vô hình so sánh và tài sản vô hình cần thẩm định giá, thẩm định viên cần lưu ý đánh giá sự phù hợp tương đồng giữa tài sản thu thập được thông tin và tài sản vô hình cần thẩm định giá ở các điểm sau:

  • Nhóm, loại của tài sản vô hình thu thập được thông tin với so với nhóm, loại của tài sản thẩm định giá.
  • Mục đích sử dụng tài sản vô hình của tài sản tương tự (Có tương tự với mục đích sử dụng của tài sản vô hình cần thẩm định giá không? Liệu mục đích sử dụng của tài sản tương tự có phải là mục đích sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất không?)
  • Lĩnh vực ngành nghề mà tài sản vô hình tương tự đang được sử dụng (có trùng với hoặc tương tự với lĩnh vực ngành nghề của tài sản vô hình cần thẩm định giá về các mặt như rủi ro, thu thập kỳ vọng?);
  • Thời điểm giao dịch của các tài sản tương tự; đặc điểm của điều kiện thị trường tại thời điểm thẩm định giá và những thay đổi về thị trường giữa thời điểm giao dịch của các tài sản tương tự và thời điểm thẩm định giá;
  • Đặc điểm các giao dịch của tài sản tương tự (Giao dịch thành công hay giao dịch chưa thành công? Đây có phải là giao dịch mang tính chất thị trường, khách quan, độc lập, có đủ thông tin không? Mối quan hệ giữa người mua và người bán trong các giao dịch của tài sản tương tự? Có phải là quan hệ gia đình hoặc giữa các công ty mẹ và công ty con?Người tham gia giao dịch có chịu sức ép về tài chính không? Tài sản vô hình được giao dịch riêng lẻ hay là một bộ phận của một nhóm tài sản được giao dịch?…)
  • Các đặc điểm kỹ thuật, chức năng, công dụng của tài sản tương tự với tài sản vô hình cần thẩm định giá; tình trạng sử dụng của tài sản tương tự;
  • Các quyền liên quan đến sở hữu tài sản vô hình; tình trạng bảo hộ của tài sản vô hình;
  • Yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản vô hình;
  • Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình;
  • Các điều khoảng về tài chính liên quan đến việc mua bán, hoặc chuyển giao quyền sử dụng (trả trước, trả sau; điều kiện thanh toán cụ thể?)

Trên cơ sở các yếu tố so sánh trên, thẩm định viên lựa chọn ra ít nhất 03 tài sản có nhiều điểm tương đồng với tài sản thẩm định giá để làm tài sản so sánh. Trường hợp chỉ thu thập được thông tin của 02 tài sản vô hình tương tự đã được giao dịch trên thị trường thì kết quả thẩm định giá từ cách tiếp cận thị trường chỉ được dùng để kiểm tra, đối chiếu với kết quả thẩm định giá có được từ cách tiếp cận khác.

c, Yêu cầu về thông tin thu thập được

Thông tin thu thập phải đảm bảo khách quan đúng theo thực tế các giao dịch tài sản và dựa trên bằng chứng cụ thể để chứng minh về mức giá của tài sản đã giao dịch thành công trên thị trường, ghi rõ nguồn gốc, thời gian thu thập thông tin trong báo cáo thẩm định giá. Tùy tình hình thực tế của tài sản mà thẩm định viên có thể thu thập các chứng cứ thị trường lựa chọn từ một trong các chỉ dẫn (hoặc trong tất cả các chỉ dẫn) sau: thông qua các hợp đồng, hóa đơn, chứng từ mua bán; các kết quả giao dịch thành công trên các sàn giao dịch; các phương tiện thông tin đại chúng; các phiếu điều tra thực tế thị trường của các thẩm định viên; các chứng cứ được ghi trong các văn bản của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh,…

Đối với các thông tin về giá tài sản đã giao dịch thành công trên thị trường thu thập thông qua phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn trực tiếp, qua phương tiện thông tin đại chúng, sàn giao dịch bất động sản, trên mạng Internet… thì thẩm định viên phải có sự thẩm định, xem xét, đánh giá và kiểm chứng thận trọng bảo đảm những thông tin đó có thể sử dụng được trước khi sử dụng vào phân tích, tính toán.

  • Thông tin được ưu tiên thu thập từ kết quả các giao dịch thành công trên thị trường. Trong trường hợp sử dụng các giao dịch chưa thành công thì thẩm định viên cần có điều chỉnh hợp lý để tìm ra mức giá phù hợp trước khi sử dụng đưa vào làm giá so sánh.
  • Giao dịch của tài sản so sánh được lựa chọn phải diễn ra tại hoặc gần thời điểm thẩm định giá nhưng không qua 02 năm tính đến thời điểm thẩm định giá.
  • Thẩm định viên về giá phải lưu giữ các bằng chứng: Về tài sản đã giao dịch; về thời điểm diễn ra giao dịch, địa điểm giao dịch, một hoặc nhiều bên tham gia giao dịch, các chứng cứ so sánh,…trong Hồ sơ thẩm định giá.

4. Xác định mức giá chỉ dẫn của các tài sản so sánh 

Mức giá chỉ dẫn của các tài sản so sánh được xác định trên cơ sở mức giá của các tài sản so sánh sau khi điều chỉnh chênh lệch do khác biệt về các yếu tố so sánh. Việc điều chỉnh được thực hiện trên cơ sở phân tích, so sánh, rút ra những điểm tương tự và những điểm khác biệt, những ưu điểm và bất lợi của tài sản thẩm định giá với tài sản so sánh.

Đối tượng điều chỉnh là giá bán hoặc giá quy đổi về đơn vị so sánh chuẩn (giá giao dịch thành công hoặc giá chào mua, giá chào bán trên thị trường sau khi đã có sự điều chỉnh hợp lý về mức giá mua bán phổ biết trên thị trường)

Căn cứ điều chỉnh là chênh lệch giữa tài sản so sánh và tài sản thẩm định giá về các yếu tố so sánh (đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, chwucs năng, công dụng, tình trạng sử dụng của tài sản vô hình, tình trạng bảo hộ, hình thức bảo hộ, khu vực địa lý áp dngj, các điều khoản về tài chính,…)

5. Trường hợp áp dụng thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ thị trường

Thẩm định giá tài sản vô hình được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Khi có thông tin về tài sản vô hình tương tự được giao dịch hoặc được chuyển giao quyền sử dụng hoặc có thị trường giao dịch;
  • Khi cần đối chiếu kết quả với các phương pháp thẩm định giá khác.

Trong thực tế cách tiếp cận từ thị trường ít khi được áp dụng với tài sản vô hình do ít khi có trường hợp tìm được đầy đủ thông về các giao dịch của tài sản tương tự với tài sản thẩm định giá. Đối với một số tài sản vô hình (như bí mật kinh doanh, bằng sáng chế…) đặc điểm chi tiết của tài sản cũng như giá giao dịch được giữ bí mật, trong một số tường hợp khác nhiều tài sản vô hình như phát minh, sáng chế, tác phẩm nghệ thuật… được coi là độc nhất, không tồn tại tài sản tương tự. Ngay cả trong trường hợp thẩm định viên có được thông tin về giao dịch của tài sản vô hình tương tự bao gồm cả thông tin về giá chuyển nhượng, việc tiến hành điều chỉnh về mức giá chỉ dẫn của tài sản so sánh để phản ánh được hết các đặc điểm khác nhau ảnh hưởng đến giá chuyển nhượng cũng là điều rất khó khăn.

6. Công ty thẩm định giá tài sản vô hình uy tín tại Việt Nam

Công ty thẩm định giá Thành Đô là đơn vị thẩm định giá tài sản vô hình uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Thành Đô với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ thẩm định viên có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản vô hình đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá có quy mô lớn và tính chất phức tạp trong lĩnh vực thẩm định giá và được các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp đánh giá cao.

Trải qua quá trình phát triển Thành Đô đã đạt được nhiều thành tựu và trở thành đối tác uy tín của  các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương Tín Việt Nam (Sacombank), Ngân hàng Quốc dân Việt Nam (NCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), ngân hàng TMCP Quân đội (MBBANK), Woori Bank, Shanghai Commercial Savings Bank…Thành Đô tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo tiêu chuẩn  Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, đầu tư và mua bán minh bạch trên thị trường.

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ thị trường tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666  0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ thu nhập

Thẩm định giá tài sản theo cách tiếp cận từ thu nhập
Thẩm định giá tài sản theo cách tiếp cận từ thu nhập – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ thu nhập) – Cách tiếp cận từ thu nhập là xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các khoản thu nhập, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm do tài sản vô hình mang lại. Cách tiếp cận từ thu nhập gồm ba phương pháp chính là: (1) phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, (2) phương pháp lợi nhuận vượt trội, (3) phương pháp thu nhập tăng thêm.

Khi tiến hành thẩm định giá tài sản vô hình, tùy vào mục đích thẩm định giá, có thể phân tích: dòng thu nhập từ việc sử dụng tài sản vô hình đối với người sử dụng tài sản vô hình, dòng thu nhập từ việc thu tiền sử dụng tài sản vô hình đối với người sở hữu tài sản vô hình, hoặc cả hai dòng thu nhập trên. Tài sản vô hình có thể tạo ra các dòng thu nhập thông qua việc sử dụng tài sản vô hình, sở hữu tài sản vô hình (ví dụ: thông qua việc thu tiền sử dụng tài sản vô hình), hoặc hạn chế sử dụng tài sản vô hình.

Thẩm định giá Thành Đô CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ thu nhập

1. Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình

(1.1). Nội dung phương pháp :

Giá trị của tài sản vô hình được tính toán trên cơ sở giá trị hiện tại của dòng tiền sử dụng tài sản vô hình mà tổ chức, cá nhân nhận được khi cho phép sử dụng tài sản vô hình.

Phương pháp này đặt ra giả định rằng tổ chức hoặc cá nhân không sở hữu tài sản vô hình phải trả tiền để sử dụng nó. Vì vậy, phương pháp này tính giá trị tài sản vô hình thông qua việc tính các khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được nếu tổ chức hoặc cá nhân đó sở hữu tài sản vô hình.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiết khấu dòng tiền trong tương lai là khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được đã trừ thuế (nếu có).

Việc tính toán dòng tiền sử dụng tài sản vô hình, thuế, chi phí duy trì và các khoản chi phí hỗ trợ khác phải nhất quán. Cụ thể, nếu tổ chức cá nhân sở hữu tài sản vô hình chịu trách nhiệm trả chi phí duy trì (ví dụ chi phí quảng cáo, hoặc chi phí nghiên cứu duy trì và phát triển), thì tiền sử dụng tài sản vô hình cũng như dòng tiền trả để được sử dụng tài sản vô hình cũng cần tính đến các chi phí này. Ngược lại, nếu chi phí duy trì không bao gồm trong tiền sử dụng tài sản vô hình, thì chi phí này cũng cần được loại bỏ khỏi dòng tiền trả để sử dụng tài sản vô hình.

(1.2). Thông tin để áp dụng:

– Mức tiền sử dụng tài sản vô hình, có thể là:

  • Mức tiền sử dụng tài sản vô hình thực tế mà người chủ tài sản vô hình có được nhờ chuyển giao quyền sử dụng tài sản vô hình;
  • Mức tiền sử dụng tài sản vô hình giả định tức là khoản tiền người sử dụng giả thiết phải trả cho người chủ sở hữu tài sản vô hình. Mức tiền này được tính trên cơ sở mức tiền sử dụng tài sản vô hình của các tài sản vô hình tương tự được giao dịch trên thị trường, hoặc được tính trên phần lợi nhuận của việc sử dụng tài sản vô hình mà người sử dụng tài sản vô hình sẵn sàng trả cho người sở hữu tài sản vô hình trong một giao dịch khách quan và độc lập.

– Có các thông tin giao dịch của các tài sản tương tự về các quyền được luật pháp bảo hộ, các thông tin trên hợp đồng nhượng quyền sử dụng tài sản vô hình như tiền sử dụng tài sản vô hình, các chi phí yêu cầu phải bỏ ra để duy trì (ví dụ như quảng cáo, nâng cấp sản phẩm, kiểm soát chất lượng), ngày sử dụng, ngày kết thúc hợp đồng nhượng quyền.

– Báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan.

(1.3). Trường hợp áp dụng:

– Khi có thông tin, số liệu cần thiết về tiền sử dụng tài sản vô hình của các tài sản vô hình tương tự trên thị trường.

– Khi cần tính mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp có tranh chấp.

– Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác.

2. Phương pháp lợi nhuận vượt trội

(2.1). Nội dung phương pháp:

Phương pháp lợi nhuận vượt trội ước tính giá trị của tài sản vô hình trên cơ sở chênh lệch giữa các khoản lợi nhuận có được của một doanh nghiệp khi sử dụng và khi không sử dụng tài sản vô hình này.

Trong phương pháp lợi nhuận vượt trội, giá trị tài sản vô hình được ước tính trên cơ sở chênh lệch của giá trị hiện tại của hai dòng tiền chiết khấu trong trường hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá được sử dụng để tạo ra thu nhập vượt trội cho chủ thể và trong trường hợp chủ thể không sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá.

(2.2). Thông tin để áp dụng:

Một số hoặc tất cả các thông tin sau cần được cân nhắc trước khi áp dụng phương pháp lợi nhuận vượt trội:

– Lợi nhuận kỳ vọng, chi phí tiết kiệm được và các dòng thu nhập trong tương lai tạo ra cho một doanh nghiệp khi sử dụng tài sản vô hình và không sử dụng tài sản vô hình.

– Tỷ suất chiết khấu phù hợp để dự báo thu nhập trong tương lai.

(2.3). Trường hợp áp dụng:

– Phương pháp này có thể áp dụng với cả tài sản vô hình tạo ra các khoản thu nhập tăng thêm và tài sản vô hình giúp tiết kiệm chi phí.

– Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cùng với các phương pháp thẩm định giá khác.

3. Phương pháp thu nhập tăng thêm

(3.1). Nội dung phương pháp:

Phương pháp thu nhập tăng thêm xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các dòng tiền được cho là phát sinh từ đóng góp của tài sản vô hình cần thẩm định giá sau khi loại trừ tỷ lệ dòng tiền phát sinh từ đóng góp của các tài sản khác.

Phương pháp thu nhập tăng thêm được thực hiện như sau:

– Ước tính các dòng tiền kỳ vọng được tạo ra do sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá. Dòng tiền được tạo ra do sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá được ước tính bằng cách giảm trừ khỏi dòng tiền kỳ vọng nói trên khoản đóng góp được tạo ra do sử dụng các tài sản hữu hình, tài sản tài chính và các tài sản vô hình khác với tài sản vô hình cần thẩm định (gọi chung là tài sản đóng góp).

Khoản đóng góp của tài sản đóng góp là khoản thu nhập hợp lý được tạo ra bởi tài sản đóng góp, bao gồm phần lợi nhuận từ tài sản đóng góp và phần bù đắp cho khoản đầu tư ban đầu do sự giảm giá trị của tài sản theo thời gian. Khoản thu nhập hợp lý cho tài sản đóng góp được tính thông qua các bước:

  • Bước 1: xác định những tài sản có đóng góp vào dòng tiền thu nhập;
  • Bước 2: ước tính giá trị của những tài sản đóng góp này;
  • Bước 3: xác định thu nhập của tài sản đóng góp trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận hợp lý và giá trị của các tài sản đóng góp.

– Phần còn lại của dòng tiền kỳ vọng sau khi giảm trừ khoản đóng góp được tạo ra do sử dụng các tài sản đóng góp được chiết khấu về giá trị hiện tại. Tổng giá trị hiện tại của dòng tiền đã điều chỉnh này là giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Trong trường hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá được phép tính khấu hao theo quy định của pháp luật về kế toán, giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá được tính thêm phần lợi ích dự kiến có được do không bị tính thuế thu nhập đối với phần giá trị khấu hao của tài sản vô hình.

(3.2). Thông tin để áp dụng:

Các thông tin sau cần được cân nhắc khi áp dụng phương pháp thu nhập tăng thêm:

– Dòng tiền của doanh nghiệp tạo ra bởi tài sản vô hình cần thẩm định, bao gồm cả dòng thu nhập và các chi phí gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định;

– Chi phí sử dụng các tài sản phụ trợ cần thiết và gắn liền với việc sử dụng hiệu quả tài sản vô hình cần thẩm định;

– Tỷ suất chiết khấu phù hợp để chuyển đổi về giá trị hiện tại của tài sản vô hình cần thẩm định;

– Các chi phí hoặc lợi ích liên quan, ví dụ mức thuế áp dụng với việc sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định.

(3.3). Trường hợp áp dụng:

– Khi thẩm định giá các tài sản vô hình có sự kết hợp với các tài sản khác trong một nhóm tài sản để tạo ra dòng tiền. Trong đó, tài sản vô hình cần thẩm định giá có tác động chính yếu tới dòng thu nhập, phần đóng góp từ các tài sản khác là không chính yếu.

– Có thể dùng làm phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác.

4. Thông tin thu thập khi tiến hành thẩm định giá tài sản vô hình

  • Mục đích thẩm định giá;
  • Đặc điểm của tài sản vô hình cần thẩm định giá;
  • Tình trạng pháp lý của việc sở hữu tài sản vô hình (bao gồm cả việc sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp hay không hợp pháp);
  • Thời điểm thẩm định giá;
  • Triển vọng của ngành cụ thể liên quan và ảnh hưởng đến giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá;
  • Triển vọng của nền kinh tế có tác động đến giá trị của tài sản vô hình, gồm các yếu tố của môi trường kinh tế (như lạm phát, tỷ giá hối đoái,.. ) và môi trường chính trị trong nước và ngoài nước;
  • Tài sản vô hình phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
  • Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;
  • Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);
  • Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;
  • Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.

– Các thông tin liên quan khác về tài sản vô hình cần thẩm định giá.

Căn cứ vào loại tài sản vô hình cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được, thẩm định viên cần lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp. Trong quá trình áp dụng các phương pháp thẩm định giá, để kiểm tra mức độ tin cậy của kết quả thẩm định giá, thẩm định viên áp dụng kỹ thuật phân tích độ nhậy. Cụ thể là xem xét, phân tích sự thay đổi của kết quả thẩm định giá khi thay đổi giá trị của một số thông số quan trọng đối với từng trường hợp thẩm định giá, ví dụ như tỷ suất chiết khấu, tỷ suất vốn hóa,…

5. Công ty thẩm định giá tài sản vô hình uy tín tại Việt Nam

Công ty thẩm định giá Thành Đô là đơn vị thẩm định giá tài sản vô hình uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Thành Đô với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ thẩm định viên có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản vô hình đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá có quy mô lớn và tính chất phức tạp trong lĩnh vực thẩm định giá và được các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp đánh giá cao.

Trải qua quá trình phát triển Thành Đô đã đạt được nhiều thành tựu và trở thành đối tác uy tín của  các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương Tín Việt Nam (Sacombank), Ngân hàng Quốc dân Việt Nam (NCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), ngân hàng TMCP Quân đội (MBBANK), Woori Bank, Shanghai Commercial Savings Bank…Thành Đô tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo tiêu chuẩn  Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, đầu tư và mua bán minh bạch trên thị trường.

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá tài sản vô hình theo cách tiếp cận từ thu nhập tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666  0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá tài sản vô hình

Yếu tố ảnh hưởng đến giá tài sản vô hình
Yếu tố ảnh hưởng đến giá tài sản vô hình – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Yếu tố ảnh hưởng đến giá tài sản vô hình) – Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế. Tài sản vô hình có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và góp phần quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, thu hút được sự quan tâm của khách hàng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như mở rộng thị phần của doanh nghiệp. Vì vậy xác định giá trị giá tài sản vô hình chính xác, khoa học là yếu tố vô hình quan trọng phục vụ nhiều mục đích như: Mua bán chuyển nhượng, vay vốn ngân hàng, nhượng quyền… Hiện nay có bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến giá tài sản vô hình bao gồm: (1) Các thuộc tính, đặc điểm của tài sản vô hình; (2) Phạm vi chuyển nhượng, cấp phép sử dụng tài sản vô hình; (3) Thị trường của tài sản vô hình (cung – cầu); (4) Chính sách, pháp luật.

>>> Cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình

1. Các thuộc tính, đặc điểm của tài sản vô hình

– Các đặc điểm chức năng, công dụng của tài sản vô hình cần thẩm định giá góp phần trực tiếp vào việc tạo nên giá trị của tài sản vô hình. Các tài sản vô hình có nhiều chức năng, công dụng hữu ích, có thể góp phần đáng kể tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp sẽ có giá bán cao hơn. Tình trạng pháp lý của tài sản vô hình cũng tác động đến giá của tài sản vô hình. Các vấn đề liên quan đến tình trạng pháp lý của tài sản bao gồm: Tài sản vô hình cần thẩm định giá hiện nay có đang bị tranh chấp hay không? Tài sản vô hình thuộc loại được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hay không? Tài sản vô hình thuộc loại được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hay không? Hình thức và phạm vi bảo hộ của tài sản vô hình?…Các tài sản vô hình có các đặc tính dẫn tới tăng nguy cơ bị xâm phạm, sao chép cũng làm giảm giá tài sản vô hình đó.

– Tình trạng sử dụng của tài sản vô hình cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá của tài sản vô hình. Ví dụ như tài sản đã được sử dụng bao lâu, có cải tiến trong thời gian qua hay không? Thị phần hiện tại của sản phẩm hoặc dịch vụ tạo ra bởi tài sản vô hình?…Tài sản vô hình được trả giá cao hơn khi đã được sử rộng rãi trong một thời gian nhất định, ví dụ như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại.

– Các tài sản, nguồn lực cần thiết (nếu có) để đưa tài sản vô hình cần thẩm định giá vào sử dụng trong các hoạt động kinh tế, ví dụ như máy móc, thiết bị, nhân lực cần có để sử dụng tài sản vô hình trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp giá cả hoặc các nguồn lực cần thiết để phát huy hiệu quả cảu tài sản vô hình không sẵn có cũng làm giảm cầu đối với tài sản vô hình này, dẫn tới giảm giá trị của tài sản vô hình.

– Chi phí ban đầu tạo ra tài sản vô hình cũng là một yếu tố luôn cần phải cân nhắc đến khi tiến hành chuyển nhượng, cấp phép sử dụng tài sản vô hình. Đối với nhiều tài sản vô hình, chi phí ban đầu để tạo ra tài sản vô hình là khá lớn, tuy nhiên không phải lúc nào chi phí cũng tỷ lệ thuận với giá của tài sản vô hình do còn tùy thuộc nhiều vào khả năng thương mại hóa của tài sản vô hình đó.

Thẩm định giá Thành Đô CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

2. Phạm vi chuyển nhượng, cấp phép sử dụng tài sản vô hình

Giá của tài sản vô hình phụ thuộc vào hình thức giao dịch là chuyển nhượng hay cấp phép sử dụng. Phạm vi của việc chuyển nhượng, cấp phép cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá.

Ví dụ: Người được cấp phép được độc quyền hoặc không độc quyền tài sản vô hình; được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng tài sản vô hình cho bên thứ ba; thời hạn sử dụng tài sản vô hình khi cấp phép; quyền được cải tiến, nhận thong tin cải tiến (nếu có) của tài sản vô hình; phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do tài sản vô hình được chuyển nhượng, cấp phép tạo ra; dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo bảo hành và các điều kiện, tài sản kèm theo; đóng góp của mỗi bên đối với các hoạt động tạo lập, duy trì và khai thác tài sản vô hình, tài sản trí tuệ (như chi phí quảng cáo, phát triển nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, chi phí liên quan đến việc kiện tụng khi tài sản trí tuệ bị xâm phạm…) Ngoài ra, việc tài sản vô hình được giao dịch riêng lẻ hay là một bộ phận của một nhóm tài sản được giao dịch cũng ảnh hưởng tới giá cảu tài sản vô hình.

3. Thị trường của tài sản vô hình (cung – cầu)

Cũng như các loại hàng hóa khác, tài sản vô hình chịu tác động mạnh mẽ của thị trường, trạng thái cung – cầu đối với tài sản này. Các yếu tố về lực lượng tham gia thị trường, số lượng và động thái người mua – người bán tiềm năng, tình trạng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, nhu cầu và thị hiếu của người mua, tình hình lạm phát, các chỉ số biến động giá đối với nhóm tài sản liên quan (nếu có), sự sẵn có của các tài sản vô hình tương tự đều ảnh hưởng đến giá của tài sản vô hình.

Đặc điểm và điều kiện thị trường của tài sản vô hình có thể thay đổi theo thời gian cũng như khác nhau theo từng khu vực địa lý, vì vậy thời điểm và địa điểm giao dịch cũng ảnh hưởng tới giá của tài sản vô hình.

4. Chính sách, pháp luật

Các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chính sách khuyến khích thương mại hóa tài sản trí tuệ, các ưu đãi về thuế, điều kiện kinh doanh, các chính sách phát triển nền kinh tế tri thức cũng như việc tham gia các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ cũng có tác động khuyến khích việc thương mại hóa tài sản vô hình và đưa tài sản vô hình vào sản xuất, kinh doanh, góp phần làm tăng giá của tài sản vô hình.

Ngoài các yếu tố chính đã được phân tích như trên, giá của tài sản vô hình còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như:

  • Triển vọng của lĩnh vực, ngành cụ thể liên quan (trong đó có ngành, lĩnh vực sản phẩm mà tài sản vô hình có đóng góp để tạo ra), triển vọng của nền kinh tế gồm các yếu tố của môi trường kinh tế (như lạm phát, tỷ giá hối đoái,…)
  • Môi trường chính trị trong nước và ngoài nước
  • Quan hệ giữa bên bán và bên mua (quan hệ thị trường hay phi thị trường)
  • Phương án thanh toán giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng (trả trước hay trả sau? Điều kiện thanh toán cụ thể.

Thẩm định giá tài sản vô hình là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản vô hình theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Công ty thẩm định giá Thành Đô là đơn vị thẩm định giá tài sản vô hình uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Thành Đô với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ thẩm định viên có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản vô hình đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá có quy mô lớn và tính chất phức tạp trong lĩnh vực thẩm định giá và được các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp đánh giá cao. Thành Đô tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo tiêu chuẩn  Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, đầu tư và mua bán minh bạch trên thị trường.

Bạn đang đọc bài viết: “Các yếu tố ảnh hưởng đến giá tài sản vô hình tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666  0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Tổng quan thẩm định giá tài sản vô hình

Tổng quan thẩm định giá tài sản vô hình
Tổng quan thẩm định giá tài sản vô hình – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Tổng quan thẩm định giá tài sản vô hình) – Tài sản vô hình hiện nay có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế thị trường. Tài sản vô hình mạnh sẽ nâng cao khả năng canh tranh và làm tăng giá trị đáng kể của doanh nghiệp. Ngoài ra tài sản vô hình là một nguồn lực ngày càng quan trọng trong sản xuất, kinh doanh cũng như phát triển kinh tế trong thời kì hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng mạnh mẽ.

1. Khái niệm tài sản vô hình

Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tài sản vô hình được khái niệm như sau: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVS 2013) tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ, tự biểu lộ thông qua các đặc điểm kinh tế của chúng. Tài sản vô hình không có hình thái vật chất nhưng mang lại quyền và lợi ích kinh tế cho người sở hữu nó. Tài sản vô hình bao gồm loại có thể nhận biết được và loại không thể nhận biết được (hay còn gọi là “Goodwill”)

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38) đưa ra khái niệm tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ có thể nhận biết được và không có hình thái vật chất. Trong đó, tài sản vô hình có thể nhận biết được nếu có thể tách biệt được với thực thể, hoặc là tài sản vô hình nảy sinh từ quyền hợp đồng hoặc các quyền khác theo pháp luật.

Thẩm định giá tài sản vô hình là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của tài sản vô hình phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

2. Phân loại tài sản vô hình

2.1. Phân loại theo Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế

Theo Hội đồng thẩm định giá quốc tế tài sản vô hình có thể xác định được hoặc không xác định được. Tài sản vô hình không xác định được, gắn liền với doanh nghiệp hoặc một nhóm tài sản thì được gọi là :Goodwill”. Các tìa sản vô hình có thể xác định được phân loại thành 04 nhóm chính theo các lĩnh vực, bao gồm: marketing, khách hàng và nhà cung cấp, công nghệ, văn hóa – nghệ thuật.

  • Tài sản vô hình liên quan đến marketing chủ yếu được sử dụng trong marketing và xúc tiến các sản phẩm hoặc dịch vụ: Nhãn hiệu, tên miền, tên thương mại, hợp đồng không cạnh tranh…
  • Tài sản vô hình liên quan đến khách hàng hoặc nhà cung cấp phát sinh từ các mối quan hệ với khách hàng hoặc nhà cung cấp: Các hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động, quan hệ khách hàng hay danh sách khách hàng
  • Tài sản vô hình liên quan đến công nghệ phát sinh từ quyền được xác lập bởi hợp đồng hoặc không được xác lập bởi hợp đồng để sử dụng công nghệ, phát minh, sáng chế, cơ sở dữ liệu, các công thức, thiết kế, phần mềm, quy trình hoặc công thức.
  • Tài sản vô hình liên quan đến nghệ thuật phát sinh từ các quyền về lợi ích như tiền bản quyền từ các công trình nghệ thuật (kịch, sách, phim ảnh, âm nhạc,…) và từ việc bảo hộ quyền tác giả ngoài hợp đồng.

2.2. Phân loại theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam

Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt nam số 13 về thẩm định giá tài sản vô hình, tài sản vô hình được phân loại như sau:

  • Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về trí tuệ
  • Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với cá bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật như: quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,…
  • Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể: danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu,..
  • Các tài sản vô hình khác

3. Mục đích và vai trò của thẩm định giá tài sản vô hình

3.1. Mục đích thẩm định giá tài sản vô hình

Thẩm định giá tài sản vô hình phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:

  • Mua bán, chuyển nhượng, cấp phép sử dụng tài sản vô hình
  • Mua lại, sáp nhập, bán một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
  • Góp vốn đầu tư, liên kết
  • Xác định giá trị tài sản vô hình bồi thường, thiệt hại giữa các bên
  • Báo cáo thuê, báo cáo tài chính
  • Các mục đích khác

3.2. Vai trò thẩm định giá tài sản vô hình

Trong hoạt động mua bán, chuyển nhượng tài sản vô hình, thẩm định giá tài sản vô hình có vai trò quan trọng trong việc xác định mức giá để các bên thương lượng. Giá trị thẩm định của tài sản vô hình có thể là mức giá tối đa mà người mua nên trả hoặc mức giá hợp lý mà người bán đưa ra để thương lượng.

Tài sản vô hình chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị của doanh nghiệp vì vậy khi mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, việc thẩm định giá tài sản vô hình để làm cơ sở thương lượng, giao dịch rất quan trọng.

Nhìn chung tài sản vô hình có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về giá trị tài sản vô hình để làm cơ sở cho các giao dịch kinh tế, các hoạt động có liên quan.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

4. Cơ sở giá trị thẩm định giá tài sản vô hình

Cơ sở thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm giá trị thị trường và giá trị phi thị trường. Cơ sở giá trị được lựa chọn cần phải phù hợp với mục đích thẩm định giá.

4.1. Giá thị trường là cơ sở thẩm định giá

Cơ sở giá trị thẩm định giá có thể là cơ sở giá trị thị trường hoặc cơ sở giá phi thị trường. Giá trị thị trường là mức giá ước tính của tài sản tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch khách quan, độc lập, có đủ thông tin, các bên tham gia hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02 (TĐGVN02)

4.2. Giá phi thị trường là cơ sở thẩm định giá

Giá trị phi thị trường là mức giá ước tính của một tài sản tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, không phản ánh giá trị thị trường mà căn cứ vào đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, chức năng, công dụng của tài sản, những lợi ích mà tài sản mang lại trong quá trình sử dụng, giá trị đối với một số người mua đặc biệt, giá trị khi giao dịch trong điều kiện hạn chế, giá trị đối với một số mục đích thẩm định giá đặc biệt và các giá trị không phản ánh giá trị thị trường khác. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 03 (TĐGVN03).

5. Quy trình thẩm định giá tài sản vô hình

Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC  ngày 06/3/2015 của Bộ Tài chính, quy trình thẩm định giá bao gồm các bước sau:

Bước 1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.

Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

Bước 4. Phân tích thông tin.

Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.

Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

6. Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình

Các cách tiếp cận cơ bản trong thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập. Mỗi cách tiếp cận có nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau. Cách tiếp cận từ chi phí thường dùng để lập báo cáo tài chinh. Cách tiếp cận từ thu nhập thường được sử dụng cho mục đích huy động vốn. Cách tiếp cận từ thu nhập và thị trường đều được sử dụng phổ biến trong việc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với tài sản trí tuệ, quản lý nội bộ, thẩm định giá doanh nghiệp, khai thác, mua bán tài sản trí tuệ hoặc cấp phép sử dụng tài sản trí tuệ.

Theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 về thẩm định giá tài sản vô hình gồm có 03 cách tiếp cận cơ bản là: Cách tiếp cận thị trường (phương pháp so sánh); Cách tiếp cận từ chi phí (phương pháp chi phí thay thế và phương pháp chi phí tái tạo); Cách tiếp cận từ thu nhập (phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, phương pháp lợi nhuận vượt trội và phương pháp thu nhập tăng thêm).

7. Công ty thẩm định giá tài sản vô hình uy tín tại Việt Nam

Công ty cổ phần thẩm định giá Thành Đô trải qua chặng đường không ngừng phát triển, đã tạo dựng được thương hiệu và uy tín của mình trên lĩnh vực thẩm định giá tại Việt Nam, đồng thời đón nhận được sự ủng hộ và hợp tác quý báu của các cơ quan nhà nước, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, đối tác trong nước và Quốc tế. Để tri ân sự tin tưởng đó, Thẩm định giá Thành Đô luôn nỗ lực hết mình vì các mục tiêu và lợi ích chung, luôn làm việc bằng cả sự tận tâm và phát huy hết năng lực của mình.

Thẩm định giá Thành Đô là đơn vị thẩm định giá tài sản vô hình uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với trình độ chuyên môn cao và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản vô hình. Công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá tài sản vô hình như: Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ, quyền khai thác khoáng sản, quyền thương mại, danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu, nhãn hiệu, phát minh, các sáng chế có thể cấp bằng phát minh, mã hiệu sản phẩm, bí mật thương mại, kiến thức thực tế, thông tin bí mật, bản quyền của các dữ liệu kỹ thuật mềm máy tính, dự trữ số liệu trong máy tính và sách giáo khoa huấn luyện…có quy mô lớn và tính chất phức tạp với trình độ chuyên sâu cao trong hoạt động thẩm định giá.

Với hệ thống thẩm định giá rộng khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Cần Thơ, Lâm Đồng và các tỉnh lân cận, chúng tôi chắc chắn sẽ đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu thẩm định giá của quý khách hàng trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Công ty thẩm định giá Thành Đô hiện là đối tác uy tín cung cấp các dịch vụ Thẩm định giá cho các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương Tín Việt Nam (Sacombank), Ngân hàng Quốc dân Việt Nam (NCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), ngân hàng TMCP Quân đội (MBBANK), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK)… Năm 2019, Công ty vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019” và đạt chứng nhận tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá đánh dấu sự tin tưởng, uy tín của công ty, khẳng định sự phát triển và hòa nhập cùng cộng đồng doanh nghiệp thẩm định giá trên toàn lãnh thổ Việt Nam, khu vực và quốc tế.

Quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THÀNH ĐÔ

  • Hội sở: Tầng 6 toà nhà Seaprodex số 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
  • Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: info@tdvc.com.vn
  • Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
  • Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết: “Tổng quan thẩm định giá tài sản vô hình tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666  0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ kỹ thuật

Thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ kỹ thuật
Thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ kỹ thuật – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ kỹ thuật) – Tài sản vô hình kỹ thuật bao gồm các quyền sở hữu trí tuệ sau: Phát minh, các sáng chế có thể cấp bằng phát minh, mã hiệu sản phẩm, bí mật thương mại, kiến thức thực tế, thông tin bí mật, bản quyền của các dữ liệu kỹ thuật mềm máy tính, dự trữ số liệu trong máy tính và sách giáo khoa huấn luyện. Tài sản vô hình kỹ thuật là tài sản tiêu biểu thuộc về quyền sở hữu trí tuệ và được hình thành qua phương thức tự phát triển hoặc mua tài sản bởi một công ty là những tài sản được công nhận có cung cấp thực sự, hoặc có tiềm năng cung cấp, thuận lợi cạnh tranh quan trọng hoặc tạo ra sản phẩm khác biệt. Thông thường, chỉ các bên tham gia trong công nghiệp kỹ thuật cao mới được công nhận kiểm soát vô hình kỹ thuật.

Mục đích thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ kỹ thuật

  • Cấp giấy phép và ước tính tỷ lệ tiền trả bản quyền
  • Giải quyết tranh chấp tính thuế
  • Thế chấp vay vốn ngân hàng
  • Xác định giá trị để liên kết đầu tư
  • Các mục đích khác

Có rất nhiều biểu hiện kinh tế tác động đến giá trị của tài sản vô hình kỹ thuật. Sau đây là một số đặc tính ảnh hưởng đến giá trị của tài sản vô hình kỹ thuật: Tuổi tuyệt đối, tuổi tương đối; Sử dụng thích hợp; Sử dụng đặc tính; Sử dụng – ngành nghiệp; Tiềm năng mở rộng; Tiềm năng khai thác; Sử dụng được với thử thách; Sự khai thác đã được thử thách; Khả năng sinh lãi tuyệt đối, khả năng sinh lãi tương đối; Chi phí tiếp tục phát triển; Chi phí thương mại hóa; Các phương pháp thương mại hóa; Thị phần tuyệt đối, thị phần tương đối; Tiềm năng thị trường tuyệt đối, tiềm năng thị trường tương đối; Sự cạnh tranh; Nhận biết nhu cầu;

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Các phương pháp thẩm định giá

Đối với tài sản vô hình kỹ thuật, có ba cách tiếp cận thẩm định giá thông dụng: Cách tiếp cận từ thị trường: phương pháp so sánh; Cách tiếp cận từ chi phí: phương pháp chi phí thay thế, phương pháp chi phí tái tạo; Cách tiếp cận từ thu nhập. Tuy nhiên các chỉ số kết quả về giá trị của mỗi phương pháp thường là khác nhau trong việc đi đến một kết quả giá trị, do mỗi một phương pháp dựa trên việc sử dụng số lượng và chất lượng của tài liệu trợ giúp không giống nhau.

a,Cách tiếp cận thị trường

Khi thẩm định giá các tài sản vô hình kỹ thuật thông thường nên áp dụng phương pháp so sánh thị trường. Vì lập luận thị trường là chỉ số đặc trưng tốt nhất chi giá trị của kỹ thuật. Các phân tích nghiên cứu thị trường của các giao dịch bán và giao dịch cấp giấy phép sử dụng (giá cho thuê) là có ích trong việc phân tích kỹ thuật mục tiêu.

Cách tiếp cận từ thị trường thông thường bao gồm các bước sau:

  • Nghiên cứu thị trường thích hợp để thu nhận thông tin về các giao dịch bán, bảng giá, và các giá mua giấy phép sử dụng hoặc kỹ thuật có thể so sánh tương tự với kỹ thuật mục tiêu (giống cơ bản) trong các điều khoản về đặc tính như là loại hình kỹ thuật, kỹ thuật sử dụng công nghiệp trong đó vận hành kỹ thuật, tài liệu bán…
  • Xác nhận thông tin qua việc khẳng định tài liệu là chắc chắn có thật và các giao dịch trao đổi giấy phép hoặc bán chỉ dẫn kỹ thuật đã phản dánh điều kiện thị trường (nếu không đáp ứng điều kiện này thì có thể cần thiết phải có các điều chỉnh đối với tài liệu giao dich).
  • Lựa chọn các đơn vị so sánh thích hợp và phát triền các phân tích so sánh cho mỗi đơn vị so sánh
  • So sánh các giao dịch cấp giấy phép sử dụng hoặc bán chỉ dẫn kỹ thuật với các bộ phận so sánh của mục tiêu và điều chỉnh giá của giấy phép hoặc giá bán của mỗi một giao dịch phù hợp với tài sản mục tiêu.
  • Dàn xếp các chỉ số giá trị khác nhau tạo ra từ phân tích các giao dịch kỹ thuật thành ra một chỉ số giá trị riêng lẻ hoặc một dãy giá trị. Trong một thị trường không hoàn chỉnh, bị lệ thuộc đối với các nền kinh tế khác nhau, một dãy giá trị đôi khi trở thành kết luận tốt hơn cho kỹ thuật mục tiêu so với ước tính giá trị riêng lẻ.

Có ít nhất 10 bộ phận cơ bản của so sánh đã được nhận dạng cần xem xét cẩn thận khi lựa chọn và phân tích các giao dịch cấp giấy phép sử dụng hoặc bán chỉ dẫn kỹ thuật:

  • Quyền pháp lý về sở hữu của kỹ thuật chuyển nhượng giao dịch.
  • Sự tồn tại của bất kỳ các điều khoản tài chính hoặc kế hoạch nào (giữa người mua và người bán).
  • Sự tồn tại hoặc vắng mặt của các điều kiện bán thị trường.
  • Các điều kiện kinh tế đang tồn tại trong thị trường thứ cấp thích hợp ở thời điểm giao dịch cấp giấy phép sử dụng hoặc bán chỉ dẫn kỹ thuật.
  • Công nghiệp trong đó kỹ thuật sẽ được sử dụng.
  • Các đặc tính địa lý hoặc lãnh thổ của giao dịch cấp phép sử dụng hoặc bán chỉ dẫn so với kỹ thuật mục tiêu.
  • Các đặc tính bền vững hoặc có kỳ hạn của các giao dịch cấp giấy phép sử dụng hoặc bán chỉ dẫn so với kỹ thuật mục tiêu.
  • Các đặc tính khai thác hoặc sử dụng của các giao dịch cấp giấy phép sử dụng hoặc bán chỉ dẫn so với kỹ thuật mục tiêu.
  • Các đặc tính kinh tế của các giao dịch cấp giấy phép sử dụng hoặc bán chỉ dẫn so với kỹ thuật mục tiêu (ai chịu trách nhiệm đối với việc tiếp tục phát triển, thương mại hóa, hoăc bảo vệ pháp lỹ của kỹ thuật).
  • Sự bao gồm các tài sản khác (không kỹ thuật) tring các giao dịch cấp giấy phép sử dụng hoặc bán chỉ dẫn kỹ thuật (việc bán một gói hoặc danh sách đầu tư các tài sản có thể bao gồm : sự trợ giúp marketing, nhãn hiệu, phát triển sản phẩm, hoặc các quyền hợp đồng khác).

Bước làm cho khớp nhau là giai đoạn cuối cùng của bất kỳ phương pháp thẩm định giá thị trường nào trong đó có hai hoặc nhiều hơn chỉ số giá trị đã được nhận từ tài liệu hướng dẫn thị trường. Trong bước làm cho khớp nhau, cần xem xét lại tài liệu và phân tích kết quả trong mỗi một chỉ số giá trị, sức nặng của mỗi một chỉ số dựa trên số lượng và sự tin tưởng của tài liệu cơ bàn và sự thích đáng của phân tích, tùy theo thực tế đặt ra riêng biệt đối với tài sản vô hình kỹ thuật mục tiêu.

b, Cách tiếp cận từ chi phí

Cách tiếp cận từ chi phí gồm có hai phương pháp chính được sử dụng phổ biến nhất cho mục địch thẩm định giá kỹ thuậ là: phương pháp chi phí tái tạo; phương pháp chi phí thay thế.

Chi phí tái sản xuất là tổng số chi phí, ở mức giá hiện hành, để tạo ra một bản sao kỹ thuật chính xác. Bản sao được tạo ra bằng việc sử dụng nghiên cứu khoa học, thiết kế, và các biện pháp phát triển giống như đã được sử dụng để tạo ra kỹ thuật gốc.

Chi phí thay thế là tổng số chi phí của việc tạo ra, ở mức giá hiện hành, một kỹ thuật có tính hữu ích ngang bằng với kỹ thuật mục tiêu được đánh giá. Tuy nhiên, kỹ thuật thay thế sẽ được tạo ra bới việc nghiên cứu khoa học, thiết kế, và các phương pháp phát triển cùng thời. Tùy theo, kỹ thuật thay thế có thể có tính hữu ích lớn hơn (ví dụ trong điều khoản tiềm năng thương mại và khả năng kỹ thuật) so với tài sản mục tiêu. Chi phí thay thế thiết lập số lượng tiền tối đa mà một nhà đầu tư thận trọng sẽ trả cho một kỹ thuật có giá trị tương đương, hoặc kỹ thuật có thể thay thế. Lưu ý rằng một số kỹ thuật độc quyền là duy nhất không có khả năng thay thế. Trong trường hợp đó, chi phí thay thế mới có thể không thiết lập số tiền tối đa mà một người mua sẽ trả cho tài sản vô hình mục tiêu, bởi vì người mua đơn giản không thể tại tạo kỹ thuật mục tiêu duy nhất ngay cả nếu người mua tiêu phí nhiều tiền cho chi phí thay thế mới.

Khi đánh giá một kỹ thuật được coi là thấp hơn so với thay thế lỹ tưởng của bản thân nó, hía trị của kỹ thuật mục tiêu nên được điều chỉnh phù hợp. Chi phí thay thế mới cho kỹ thuật mục tiêu nên được điều chỉnh cho sự mất mát giá trị kinh tế do: Lỗi thời chức năng; Lỗi thời kỹ thuật; Lỗi thời kinh tế (thường gọi là lỗi thời bên ngoài).

c, Cách tiếp cận từ thu nhập

Một nhà đầu tư (chỉ sở hữu) dự tính lợi nhuận kinh tế hoặc thu nhập, từ tài sản vô hình kỹ thuật với tuổi thọ kinh tế của chúng. Có nhiều số đo thu nhập kinh tế có thế kien quan tới các phương pháp thu nhập khác nhau bao gồm: Tổng số hoặc lợi nhuận thực; Tổng số thu nhập (hoặc tổng số lãi); Thu nhập hoạt động thực; Thu nhập thực trước thuế; Thu nhập thực sau thuế; Dòng tiền hoạt động; Dòng tiền mặt thực; Một số chỉ tiêu khác (bao gồm thu nhập gia tăng)

Một số phương pháp đi tới thu nhập được liệt kê dưới đây:

  • Các phương pháp làm gia tăng số lượng mức thu nhập kinh tế (người chủ sở hữu kỹ thuật sẽ hưởng mức thu nhập kinh tế lớn hơn bởi việc sở hữu kỹ thuật khi so với không sở hữu)
  • Các phương pháp làm giảm số lượng các mức chi phí kinh tế (người chủ sở hữu kỹ thuật chịu mức chi phí kinh tế thấp hơn, như các đầu tư yêu cầu khác với dự đoán hoặc chi phí hoạt động bởi việc sở hữu kỹ thuật (khi so với không sở hữu).
  • Các phương pháp ước tính làm giảm nhẹ từ tiền trả bản quyền giả thuyết hoặc thanh toán thiền thuê (số lượng tiền trả bản quyền hoặc thanh toán tiền thuê mà người chủ sở hữu kỹ thuật sẽ vui lòng trả cho bên thứ ba để đạt được quyền sử dụng và các quyền đối với kỹ thuật mục tiêu).
  • Các phương pháp xác định sự khác nhau trong giá trị của toàn bộ tổ chức kinh doanh, hoặc đơn vị kinh tế tương tự, như là kết quả của việc sở hữu kỹ thuật mục tiêu (và việc sử dụng nó trong tổ chức kinh doanh), khi so sánh với việc không sở hữu kỹ thuật mục tiêu (và không sử dụng nó trong tổ chức kinh doanh).
  • Các phương pháp ước tính giá trị của kỹ thuạt mục tiêu như là một thặng dư từ giá trị của toàn bộ tổ chức kinh doanh (hoặc của đơn bị kinh tế tương tự). hoặc như là một thặng dư từ giá trị của ước tính toàn bộ tổng số giá trị tài sản vô hình của một tổ chức kinh doanh (hoặc của một đơn vị kinh tế tương tự).

Bất kỳ quyền sở hữu kỹ thuật nào mang đến cho người chủ sở hữu nó tính cạnh tranh hoặc sản phẩm khác biệt tạo thuận lợi tương đối so với đối thủ cạnh tranh đều được công nhận là tài sản vô hình kỹ thuật có giá tri. Điều đó được áp dụng với tất cả các công ty trong các ngành công nghiệp. Lịch sử cho thấy thị trường phản ứng rất thuận lợi đối với các công ty công bố kế hoạch tăng chi phí nghiên cứu và phát triển. Các công ty duy trì mức đầu tư cao trong nghiên cứu và phát triển thường thu được mức lãi cổ phần tích cực và tỷ lệ lãi đầu tư trên trung bình.

Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá  tài sản vô hình uy tín hàng đầu tại Việt Nam.  Với trình độ chuyên môn cao và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản vô hình nói chung và thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ nói riêng. Công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá tài sản vô hình như: Phát minh, các sáng chế có thể cấp bằng phát minh, mã hiệu sản phẩm, bí mật thương mại, kiến thức thực tế, thông tin bí mật, bản quyền của các dữ liệu kỹ thuật mềm máy tính, dự trữ số liệu trong máy tính và sách giáo khoa huấn luyện…có quy mô lớn và tính chất phức tạp với trình độ chuyên sâu cao trong hoạt động thẩm định giá.

Với hệ thống thẩm định giá rộng khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Cần Thơ, Lâm Đồng và các tỉnh lân cận, chúng tôi chắc chắn sẽ đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu thẩm định giá của quý khách hàng trên toàn quốc. Năm 2019, Công ty vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019” và tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường.

Quý khách hàng có nhu cầu thẩm định giá xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thành Đô

  • Địa chỉ: Tầng 6 toà nhà Seaprodex số 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
  • Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: info@tdvc.com.vn
  • Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: Click để xem chi tiết
  • Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ kỹ thuật tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản vô hình uy tín hàng đầu Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THÀNH ĐÔ

Số ĐKDN: 0107025328
Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 13/10/2015

Follow us

TRỤ SỞ CHÍNH

Căn hộ số 30-N7A  Trung Hòa – Nhân Chính,  Nhân Chính, Hà Nội.

0985 103 666

0906 020 090

HỘI SỞ HÀ NỘI

Tầng 5 - tòa nhà Viễn Đông, 36 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

0985 103 666

0906 020 090

CN HỒ CHÍ MINH

Tầng 3, 353 - 355 An Dương Vương, phường 3, quận 5, TP. HCM.

0985 103 666

0978 169 591

CN HẢI PHÒNG

Tầng 4 - tòa nhà Việt Pháp, 19 Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng.

0985 103 666

0906 020 090


VP ĐÀ NẴNG

Số 06 Trần Phú, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

0985 103 666

0906 020 090

VP CẦN THƠ

Tầng 4 - tòa nhà PVcombank, 131 Trần Hưng Đạo, Cần Thơ.

0985 103 666

0906 020 090

VP QUẢNG NINH

05 - A5 Phan Đăng Lưu, KĐT Mon Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh.

0985 103 666

0906 020 090

VP THÁI NGUYÊN

Tầng 4 - tòa nhà 474 Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

0985 103 666

0906 020 090


VP NAM ĐỊNH

Tầng 3 - số 615 Giải Phóng, Văn Miếu, TP Nam Định, tỉnh Nam Định.

0985 103 666

0906 020 090

VP BẮC NINH

Số 70 Tạ Quang Bửu, phường Kinh Bắc, Tỉnh Bắc Ninh. 

0985 103 666

0906 020 090

VP THANH HÓA

Tầng 4 - tòa nhà Dầu Khí, 38A Đại Lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

0985 103 666

0906 020 090

VP NGHỆ AN

Tầng 14 - tòa nhà Dầu Khí, số 7 Quang Trung, TP Vinh, Tỉnh Nghệ An.

0985 103 666

0906 020 090


VP NHA TRANG

Tầng 9 - Nha Trang Building, 42 Lê Thành Phương, TP Nha Trang.

0985 103 666

0906 020 090

VP LÂM ĐỒNG

Số60C  Nguyễn Trung Trực , phường 3, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

0985 103 666

0906 020 090

VP AN GIANG

Số 53 - 54 đường Lê Thị Riêng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

0985 103 666

0906 020 090

VP CÀ MAU

Số 50/9 Hùng Vương, phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

0985 103 666

0978 169 591


Copyright © 2024 CTCP Thẩm Định Giá Thành Đô, LLC. All Rights Reserved.

    TƯ VẤN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN

    Cảm ơn bạn đã quan tâm dịch vụ thẩm định giá Thành Đô. Hãy chia sẻ yêu cầu thẩm định giá của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.
    Thành công
    Yêu cầu liên hệ của bạn đã được tiếp nhận. Chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất.
    Cám ơn quý khách đã tin tưởng