Tàu thuyền là gì? Quy trình thẩm định giá tàu thuyền chính xác
(TDVC Thẩm định giá tàu thuyền) – Tàu thuyền là phương tiện vận tải được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên toàn thế giới. Tại Việt Nam Tàu Thuyền đang hoạt động trên vùng sông nước, biển tại nước ta là cực kỳ lớn. Tàu thuyền cũng là tài sản được các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân được sử dụng phục vụ nhiều mục đích khác nhau bao gồm: vay vốn ngân hàng, mua bán, cho thuê, đầu tư kinh doanh…Vì thế việc thẩm định giá tàu thuyền có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định giá trị tài sản phục vụ nhiều mục đích cho các bên liên quan.
1. Tàu thuyền là gì?
Theo giải thích tại Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Hàng hải: “Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.” Như vậy, khái niệm tàu thuyền là rất rộng và phù hợp với tính đa dạng của các loại tàu thuyền trên thực tế.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
2. Quy trình thẩm định giá tàu thuyền
Thẩm định giá tàu thuyền là dịch vụ chuyên nghiệp cần thiết đối phục vụ nhiều mục đích cho các bên liên quan. Quy trình thẩm định giá tàu thuyền là công cụ để thẩm định viên và khách hàng kiểm tra kết quả thẩm định. Vì vậy việc nắm rõ quy trình thẩm định giá và áp dụng là hết sức quan trọng. Từ đó giúp các thẩm định viên có cái nhìn tổng quan và xác định giá trị tàu thuyền chính xác trong thẩm định giá tàu thuyền.
Bước 1: Xác định tổng quát về tàu thuyền cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
- Xác định các đặc điểm về pháp lý, về kinh tế của tàu thuyền cần thẩm định giá: Năm sản xuất, nước sản xuất; Năm đưa vào sử dụng; tỷ lệ hao mòn; Hóa đơn mua bán; Đăng kí, đăng kiểm tàu, công suất máy…
- Xác định mục đích thẩm định giá tàu thuyền: Mục đích mua bán; Mục đích thanh lý xe; Mục đích vay vốn ngân hàng; Mục đích cho thuê…
- Xác định khách hàng, yêu cầu của khách hàng, những người sử dụng kết quả thẩm định giá.
- Những điều kiện ràng buộc trong xác định đối tượng thẩm định giá: Thẩm định viên phải đưa ra những giả thiết và những điều kiện bị hạn chế đối với: những yêu cầu và mục đích thẩm định giá của khách hàng; những yếu tố ràng buộc ảnh hưởng đến giá trị tài sản; những giới hạn về pháp lý, công dụng của tàu thuyền…
Bước 2: Lên kế hoạch thẩm định giá tàu thuyền
- Mục tiêu của việc lập kế hoạch thẩm định giá: Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ những bước công việc phải làm và thời gian thực hiện từng bước công việc cũng như toàn bộ thời gian cho việc thẩm định giá.
- Nội dung kế hoạch phải thể hiện những công việc cơ bản gồm: Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng; Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu; Thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện. Lập đề cương báo cáo kết quả thẩm định giá.
- Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin: Thẩm định viên phải khảo sát và thu thập số liệu về tính năng kỹ thuật đặc điểm, kích thước của tàu cần thẩm định giá và các tài sản so sánh.
- Thu thập thông tin
Bước 3: Khảo sát thực tế, thu thập thông tin (thẩm định giá hiện trạng).
Việc khảo sát thực tế xe ô tô thẩm định giá có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định chính xác giá trị thị trường của ô tô.
- Kiểm tra pháp lý tàu thuyền, pháp lý thể hiện sự hợp pháp của tàu thuyền có các thông tin chi tiết thẩm định viên cần chú ý bao gồm: kiểm tra biển số đăng ký, tên tàu, hô hiệu đăng ký (số IMO)…
- Kiểm tra về các thông số chính của tàu như: Tên tàu, biển đăng ký, hô hiệu số (IMO), kích thước của tàu, dung tích, công suất máy chính, chiều cao mạn tàu, mớn nước, vật liệu thân vỏ, ….
- Khảo sát và đánh giá chất lượng về các hạng mục của tầu, về thân vỏ, thành lan can can, khoang lái, phòng ngủ, khoang máy, hệ thống cứu hỏa, máy phát điện, hệ thống bơm hút, hầm hàng, cầu thang lên xuống và các cọc bích. Lưu ý xem tàu đã được qua tân trang, sửa chữa hay chưa, có được bảo dưỡng thường xuyên không. Kiểm tra ngoại quan và tính đầy đủ của máy móc thiết bị; Kiểm tra trạng thái và khả năng làm việc của các hệ thống trên tàu; Kiểm tra hệ thống điều khiển
- Chụp hình tàu biển, chụp tổng thể, chụp tất cả các hạng mục thiết bị có trên tàu. Chụp tổng thể tàu từ mặt trước, tổng thể tàu từ phái sau, hai bên ngang tàu, chụp nội thất tàu, máy tàu…
- Đánh giá chi tiết về tỷ lệ chất lượng còn lại của từng hạng mục thiết bị của tàu. Áp dụng theo Quyết định số 57/1999/QĐ–TĐC ngày 11/03/1999 của Tổng cục đo lường chất lượng và thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài Chính để đánh giá chất lượng còn lại của từng bộ phận và chất lượng của máy móc thiết bị.
- Tổng kết về tàu biển để đánh giá phương án, nên phương pháp thẩm định giá tàu biển đó đó một cách khách quan và chính xác nhất.
Bước 4: Phân tích thông tin
Phân tích thông tin là quá trình đánh giá tác động cảu các yếu tố đến mức giá của tài sản thẩm định.
- Phân tích những thông tin từ khảo sát hiện trường tàu thuyền: Phân tích thông tin về các đặc điểm kỹ thuật của tàu thuyền; Tình trạng và chất lượng còn lại của tàu thuyền; Thu nhập và chi phí do loại tàu thuyền mang lại.
- Phân tích những đặc trưng của thị trường tàu thuyền cần thẩm định giá
- Phân tích về khách hàng: Đặc điểm của khách hàng tiềm năng; Nhu cầu, sức mua về tài sản; Sở thích của khách hàng
- Phân tích về việc sử dụng tốt nhất và tối ưu nhất của tàu thuyền.
Bước 5: Xác định giá trị tàu thuyền cần thẩm định giá.
Thẩm định viên phải nêu rõ các phương pháp được áp dụng để xác định mức giá của tàu thuyền. Thẩm định viên phân tích rõ mức độ phù hợp của một hoặc nhiều phương pháp trong thẩm định giá được sử dụng với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tàu thuyền với mục đích thẩm định giá. Thẩm định viên cần nêu rõ trong báo cáo thẩm định phương pháp thẩm định giá nào được sử dụng làm căn cứ chủ yếu, phương pháp thẩm định giá nào được sử dụng để kiểm tra chéo, từ đó đi đến kết luận cuối cùng về giá trị thẩm định tàu thuyền .
Bước 6: Lập báo cáo kết quả thẩm định giá tàu, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
3. Phương pháp thẩm định giá tàu thuyền
Mục đích của việc định giá tàu thuyền là xác định giá trị thực của tàu trong một thời điểm nhất định, nhằm xác định tiềm năng và đưa ra những quyết định đầu tư, kinh doanh liên quan. Hiện nay tại Việt Nam thẩm định giá tàu thuyề gồm ba cách tiếp cận cơ bản bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường; cách tiếp cận từ chi phí; cách tiếp cận từ thu nhập. Đối với 3 cách tiếp cận này tương ứng với các phương pháp thẩm định giá khác nhau:
- Phương pháp so sánh trong cách tiếp cận từ thị trường
- Phương pháp chi phí trong cách tiếp cận từ chi phí;
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền và phương pháp vốn hóa thu nhập trong cách tiếp cận từ thu nhập.
Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường là phương pháp là thẩm định giá, xác định giá trị của tàu biển thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tàu biển so sánh để ước tính, xác định giá trị của tàu biển thẩm định giá.
Thẩm định viên căn cứ vào sự khác biệt về các yếu tố so sánh của tàu so sánh với tàu thẩm định giá để điều chỉnh (tăng, giảm) mức giá của tàu biển so sánh, từ đó xác định mức giá chỉ dẫn của tàu biển so sánh.
Các yếu tố so sánh cơ bản đối với tàu biển
- Các thông số kinh tế kỹ thuật chủ yếu của tàu biển: cấu tạo máy, thiết bị, công suất, năng suất, kích thước (chiều dài, chiều rộng, độ cao mớnnước,…), model, mức tiêu hao nhiên liệu, nước sản xuất, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng, bảo hành, mức độ sẵn có của các linh kiện thay thế, trọng tải, trang thiết bị kèm theo, tiện nghi nội thất,…
- Điều kiện thanh toán và dịch vụ kèm theo như chế độ bảo trì, bảo hành, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, lắp ráp, thiết bị thay thế kèm theo,…/.
Quy trình thẩm định giá tàu biển cần được thực hiện theo 06 bước của Quy trình thẩm định giá quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05
Đối với phương pháp so sánh thẩm định viên căn cứ vào kết quả phân tích, so sánh giữa mức giá và các đặc điểm kinh tế, kĩ thuật ảnh hưởng lớn đến mức giá của tàu thuyền cần định giá với tàu thuyền tương tự được giao dịch trên thị trường trong nước; có tham khảo giá cả trên thị trường khu vực và thế giới (nếu có) vào thời điểm thẩm định giá hoặc gần thời điểm thẩm định giá. Điều kiện để thực hiện phương pháp so sánh tàu thuyền là phải có ít nhất 3 tàu thuyền so sánh có giao dịch mua bán công khai trên thị trường.
4. Công ty thẩm định giá tàu thuyền uy tín
Kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng phương tiện vận tải là điều không thể thiếu, và rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cũng như vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu. Vì vậy nhu cầu thẩm định giá tàu thuyền để vay vốn ngân hàng, đầu tư kinh doanh, thanh lý… có vai trò vô cùng quan trọng. Thấu hiểu được tầm quan trọng đó, Công ty Thẩm định giá Thành Đô đã và đang cung cấp dịch vụ thẩm định giá tàu thuyền uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Thành Đô được thành lập trên sự hợp tác của nhiều chuyên gia có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá, phân tích tài chính, kiểm toán, ngân hàng tại Việt Nam.
Chúng tôi đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá tàu thuyền phục vụ nhiều mục liên quan đến các hoạt động góp vốn liên kết đầu tư, mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư, chuyển nhượng tài sản, vay vốn ngân hàng, thanh lý tài sản…được các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân đánh giá cao.
Trải qua một quá trình phát triển, Thẩm định giá Thành Đô đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín, thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và được các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quản lý Nhà nước đánh giá cao. Năm 2022 Thành Đô được vinh danh Top 10 nổi tiếng Thương hiệu Châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2020 Thành Đô được vinh danh “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”, “Thương hiệu tin cậy 2020”. Năm 2019, Thành Đô vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019”. Bên cạnh đó Thành Đô áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá từ đó góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua án minh bạch trên thị trường.
Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thành Đô
- Địa chỉ: Tầng 5 – Tòa nhà Viễn Đông, 36 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
- Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: info@tdvc.com.vn
- Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
- Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY
Bạn đang đọc bài viết: “Tàu thuyền là gì? Quy trình thẩm định giá tàu thuyền chính xác” tại chuyên mục tin Tuyển dụng của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên