Thẩm định giá đất khu công nghiệp
(TDVC Thẩm định giá đất khu công nghiệp) – Đất khu công nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ngành công nghiệp, các doanh nghiệp, kinh tế – xã hội, là nguyên liệu không thể thiếu cho các khu công nghiệp. Những năm gần đây nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đang được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Việt Nam hiện nay được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về chính trị ổn định, nhân công chất lượng (chi phí thấp), cơ sở hạ tầng đồng bộ phát triển… đó chính là bước tiến quan trọng để thu hút nhiều hơn nguồn vốn ngoại vào Việt Nam. Trong đó lĩnh vực bất động sản đứng thứ 2 về thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI (chỉ sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo). Đất khu công nghiệp có thể coi là điểm sáng của thị trường bất động sản khi Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực, kế hoạch rời Trung Quốc của nhiều Tập đoàn đa quốc gia và điểm đến là Việt Nam. Đây là tín hiệu tốt cho việc bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của lĩnh vực bất động sản nói riêng và đóng góp quan trọng đối với đầu tư phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam nói chung. Vì vậy thẩm định giá đất khu công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng phục vụ nhiều mục đích như: Mua bán, vay vốn ngân hàng, đầu tư, góp vốn, kinh doanh… Qua đó góp phần giúp các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước, cơ quan Nhà nước có những quyết định chính xác trong kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường.
Thẩm định giá là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị của tài sản; trên cơ sở đó các bên tham gia giao dịch có thể thỏa thuận với nhau về tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, đảm bảo lợi ích chính đáng các bên.
Thẩm định giá đất khu công nghiệp là xác định giá trị bằng tiền của đất công nghiệp phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
1. Các yếu tố thẩm định giá đất khu công nghiệp
a, Đặc điểm của đất khu công nghiệp
- Diện tích đất;
- Hình dáng, Kích thước thửa đất thuê;
- Thời hạn sử dụng: ngày tháng năm kết thúc đất thuê;
- Mục đích sử dụng đất;
- Nguồn gốc sử dụng đất: Đất thuê đầu tư cơ sở hạ tầng, Đất cho thuê trả tiền hàng năm, Đất cho thuê trả tiền một lần;
- Hình thức sử dụng đất…
b, Nhân tố riêng đối với đất khu công nghiệp
- Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp (đối chiếu tác động về môi trường, vệ sinh công nghiệp, giới hạn nồng độ khói bụi, tải trọng hàng hóa, vận chuyển, các dịch vụ cấp và thoát nước, cung cấp điện, khí hóa lỏng, điện thoại, viễn thông, xử lý nước thải và đối chiếu tác động của nó tới giá trị của bất động sản cần thẩm định giá);
- Đường khu công nghiệp;
- Hệ thống giao thông nối liền với cảng, ga tàu hỏa, ga hàng không, khu dân cư; Đầu nối hạ tầng;
- Phí dịch vụ công nghiệp; Bảo dưỡng cơ sở hạ tầng;
- Thị trường lao động; Nhân tố địa phương như: nguồn nhân công, mức lương…
2. Thông tin định giá đất khu công nghiệp
Trong quá trình thẩm định giá đất khu công nghiệp các thẩm định viên cần xem xét thu thập thông tin liên quan đến thửa đất để đưa vào trong báo cáo thẩm định giá như: Thông tin số liệu về vị trí đất thuê; Thông tin về khu vực lân cận; Thông tin về tài sản cần thẩm định giá; Thông tin về đất thuê tương tự để so sánh.
a, Vị trí đất thuê:
- Đặc điểm kinh tế;
- Sự phát triển trong lĩnh vực công nghiệp;
- Nguồn lực tự nhiên;
- Tiện ích phục vụ công nhân;
b, Khu vực lân cận:
- Vị trí đất;
- Xu hướng phát triển;
- Mức độ có sẵn các doanh nghiệp phụ trợ hoặc có khả năng kết nối với các doanh nghiệp phụ trợ;
- Sự sẵn có các nguồn lao động của địa phương và các vùng lân cận;
- Hệ thống nhà ăn, phúc lợi xã hội và bãi đỗ ô tô;
- Tình trạng trật tự, trị an khu vực;
- Chỗ ăn ở nghỉ của cán bộ công nhân viên và học hành, vui chơi giải trí của con cái người lao động;
- Các phương tiện chống cháy nổ, hệ thống vệ sinh và thông gió, thoát hiểm
c, Thông tin về đất KCN cần thẩm định giá
- Pháp lý đất thuê;
- Kích thước đất thuê;
- Hệ thống giao thông;
- Độ dốc đất;
- Chất đất;
- Đảm bảo ánh sáng tự nhiên;
- Địa hình đất Những quy định hạn chế: Về quy hoạch, về mở đường đi chung, khoảng không gian, kiểm soát ô nhiễm, hạn chế khác;
- Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với mục đích và loại hình sản xuất, kinh doanh …
d, Thông tin về đất KCN so sánh
- Giao dịch mua bán đất công nghiệp (vị trí, mức giá, diện tích đất…)
Để tham khảo thông tin đất công nghiệp thẩm định viên có thể tham khảo ban quản lý khu công nghiệp và các phương tiện truyền thông hoặc các sàn giao dịch bất động sản uy tín, các website bất động sản uy tín…
3. Phương pháp thẩm định giá
Tùy theo đặc điểm, thông tin số liệu, pháp lý của đất khu công nghiệp cần thẩm định giá mà thẩm định viên cần lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp. Hiện nay thẩm định viên thường áp dụng ba cách tiếp cận truyền thống là: Cách tiếp cận từ thị trường; Cách tiếp cận từ thu nhập; Cách tiếp cận từ chi phí để áp dụng thẩm định giá đất công nghiệp. Tương ứng với ba cách tiếp cận là các phương pháp thẩm định giá: Phương pháp so sánh; Phương pháp vốn hóa trực tiếp; Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF); Phương pháp chi phí. Với loại đất công nghiệp có công trình xây dựng thì áp dụng cả ba cách tiếp cận. Đối với đất khu công nghiệp cho thuê áp dụng phương pháp vốn hóa trực tiếp, dòng tiền chiết khấu trong cách tiếp cận từ thu nhập hoặc phương pháp so sánh từ cách tiếp cận thị trường là phù hợp. Ngoài ra thẩm định viên có thể áp dụng phương pháp thặng dư dựa trên cơ sở giá trị của đất bằng thu nhập từ đất đóng góp trong tổng thể đất thuê đầu tư, quy đổi về hiện tại theo tỷ suất vốn hóa phù hợp.
3.1. Phương pháp so sánh theo cách tiếp cận từ thị trường
Là phương pháp thẩm định giá, xác định giá trị của đất công nghiệp thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của đất khu công nghiệp so sánh để ước tính, xác định giá trị của đất thẩm định giá. Thẩm định giá đất khu công nghiệp bằng phương pháp so sánh khi có các tài sản so sánh giao dịch trên thị trường.Trường hợp áp dụng phương pháp này thì những yếu tố so sánh chủ yếu là: Thời gian giao dịch, mua bán; Diện tích; Vị trí đất. Thẩm định viên căn cứ vào sự khác biệt về các yếu tố so sánh của tài sản so sánh với tài sản thẩm định giá để điều chỉnh (tăng, giảm) mức giá của tài sản so sánh, từ đó xác định mức giá chỉ dẫn của tài sản so sánh.
3.2. Phương pháp vốn hóa trực tiếp theo cách tiếp cận từ thu nhập
Là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của đất thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi dòng thu nhập thuần ổn định hàng năm dự kiến có được từ đất về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất vốn hóa phù hợp. Phương pháp vốn hóa trực tiếp được áp dụng trong trường hợp thu nhập từ tài sản là tương đối ổn định (không đổi hoặc thay đổi theo một tỷ lệ nhất định) trong suốt thời gian sử dụng hữu ích còn lại (được tính bằng tuổi đời kinh tế còn lại) của tài sản hoặc vĩnh viễn. Khi áp dụng phương pháp này các thẩm định viên cần lưu ý một số vấn đề sau: Điều kiện thuê; Những thông tin, số liệu về giá thuê bất động sản tương tự trong khu vực.
3.3. Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) theo cách tiếp cận từ thu nhập
Là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của đất thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ đất về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu được áp dụng trong trường hợp thu nhập từ tài sản biến đổi qua các giai đoạn khác nhau (không ổn định).
3.4. Phương pháp chi phí theo cách tiếp cận từ chi phí
Là phương pháp thẩm định viên ước tính chi phí thay thế (mới 100%) công trình xây dựng theo giá hiện hành, sau đó trừ (-) khỏi kết quả mức độ hao mòn, giảm giá bao gồm: hao mòn, giảm giá về vật lý; hao mòn, giảm giá về công năng; hao mòn giảm giá ngoại biện. Đối với một số loại bất động sản công nghiệp, chuyên dùng đặc biệt thì phương pháp chi phí cho kết quả đáng tin cậy và là phương pháp duy nhất áp dụng.
Phương pháp chi phí áp dụng trong các trường hợp: Không có đủ thông tin trên thị trường để áp dụng cách tiếp cận thị trường và cách tiếp cận thu nhập; Có dự định tạo ra công trình mới được xây dựng.
Tùy vào mục đích thẩm định giá, đặc điểm của tài sản và mức độ sẵn có của số liệu, thẩm định viên lựa chọn phương pháp chi phí thay thế hoặc phương pháp chi phí tái tạo trong cách tiếp cận chi phí để tiến hành thẩm định giá.
3.5. Phương pháp thặng dư
Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của đất khu công ngiệp có tiềm năng phát triển dựa trên cơ sở lấy giá trị ước tính của phát triển giả định của đất thuê (tổng doanh thu phát triển) trừ đi tất cả các chi phí dự kiến phát sinh (bao gồm lợi nhuận nhà đầu tư) để tạo ra sự phát triển đó. Thẩm định giá đất thuê dựa trên phương pháp thặng dư dựa trên cơ sở giá trị của đất bằng thu nhập từ đất đóng góp trong tổng thể đất thuê đầu tư, quy đổi về hiện tại theo tỷ suất vốn hóa phù hợp.
Tùy vào mục đích thẩm định giá, đặc điểm của tài sản và mức độ sẵn có của số liệu, thẩm định viên lựa chọn phương pháp thẩm định giá đất công nghiệp trong các cách tiếp cận để tiến hành thẩm định giá.
4. Công ty thẩm định giá đất khu công nghiệp uy tín
Bất động sản công nghiệp đang được đánh giá là phân khúc thu hút đầu tư FDI vào Việt nam rất lớn hiện nay. Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 6/2020, cả nước có 336 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 97.800ha. Trong đó, 261 khu công nghiệp đang hoạt động và 75 khu còn lại đang trong quá trình giải phóng mặt bằng hoặc trong giai đoạn xây dựng. Tỷ lệ lấp đầy đạt 76% trên tổng các khu công nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc. Điều này cho thấy nhu cầu thẩm định giá bất động sản công nghiệp đặc biệt là đất khu công nghiệp vô cùng cấp thiết và đặc biệt quan trọng.
Thấu hiểu được tầm quan trọng đó Công ty thẩm địnhg giá Thành Đô đã và đang cung cấp dịch vụ thẩm địnhg giá đất khu công nghiệp uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá đất khu công nghiệp cho các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước, cơ quan Nhà nước và được đánh giá cao. Chúng tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, đầu tư và mua bán minh bạch trên thị trường.
Trải qua quá trình phát triển Thành Đô đã đạt được nhiều thành tựu và trở thành đối tác uy tín của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương Tín Việt Nam (Sacombank), Ngân hàng Quốc dân Việt Nam (NCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), ngân hàng TMCP Quân đội (MBBANK), Woori Bank, Shanghai Commercial Savings Bank… cùng với hệ thống các chi nhánh-văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Cần Thơ, và các tỉnh lân cận. Qua đó, Thành Đô kịp thời đáp ứng nhu cầu thẩm định giá của Quí khách hàng trên toàn quốc.
QUÍ VỊ CÓ NHU CẦU THẨM ĐỊNH GIÁ VUI LONG LIÊN HỆ:
CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THÀNH ĐÔ
- Hội sở: Tầng 5 toà nhà Viễn Đông, số 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
- Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: info@tdvc.com.vn
- Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
- Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY
Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá đất khu công nghiệp” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên