Thẩm định giá doanh nghiệp vốn đầu tư FDI
(TDVC Thẩm định giá doanh nghiệp vốn đầu tư FDI) – Việt Nam đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay các nguồn lực kinh tế thì nhỏ lẻ chưa phát triển. Vì vậy, việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) xuất hiện với nhiều loại hình, cách thức tổ chức và hoạt động khác nhau. Thông thường, FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động, bằng việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận. Theo quy định của Luật đầu tư 2014, các doanh nghiệp FDI sẽ được thành lập theo các loại hình doanh nghiệp như: Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước. Doanh nghiệp FDI có những đặc điểm cơ bản sau:
- Thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư
- Thiết lập quyền sở hữu với quyền quản lý đối các nguồn vốn đã được đầu tư
- FDI cũng có thể xem là sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia
- Thể hiện quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà đầu tư với nước bản địa
- Luôn luôn có sự gắn liền của nhiều thị trường tài chính và thương mại quốc tế.
Mặc dù xuất hiện muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nhưng FDI đã nhanh chóng phát triển thiết lập vị trí trong quan hệ quốc tế. Theo thời gian FDI đã trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM |
|
1. Khái niệm FDI và vốn FDI
a, Khái niệm FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty” (theo tổ chức thương mại thế giới định nghĩa FDI).
b, Vốn FDI?
Vốn FDI là dòng vốn của các cá nhân, tổ chức của nền kinh tế kinh tế này đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm mục đích sản sinh lợi nhuận hoặc các lợi ích khác cho nhà đầu tư.
2. Doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI theo Luật Đầu tư 2014 định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 17 Điều 3 như sau: ” Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.” Như vậy ta có thể hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu và sử dụng nguồn vốn này hầu hết trong các hoạt động kinh doanh của mình.
Bất kể doanh nghiệp FDI nào cũng đều có mục tiêu dài hạn, họ mong muốn kinh doanh lâu dài trên nền kinh tế khác chính vì vậy họ cần phải có mối quan hệ lâu dài giữa các nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư phải có sự ảnh hưởng đáng kể trong việc quản lý doanh nghiệp.
Hiện nay các công ty đa quốc gia trên thế giới sẽ điều chỉnh chuỗi cung ứng, chuyển dịch dòng vốn khỏi Trung Quốc để bớt phụ thuộc vào một nguồn cung nguyên liệu. Việt Nam là điểm đến được ưu tiên hàng đầu đón nhận làn sóng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) này. Đây là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam để có thể hợp tác đón nhận các dòng đầu tư này từ các quốc gia phát triển có nguồn vốn dồi dào và trình độ công nghệ cao. Việt Nam thời gian qua có nhiều chính sách thay đổi thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp có ý định dịch chuyển dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó đất nước đang từng bước nâng cấp vị trí trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu. Nghị quyết 50 về thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn mới đã được thông qua, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp đang được cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung những chính sách mới để thu hút vốn FDI “sạch”, công nghệ cao trong bối cảnh mới.
Trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài phải tìm hiểu về các quy định luật pháp tại nước sở tại và phải trả lời được những câu hỏi khó như: Làm sao để biết được giá trị thật sự của doanh nghiệp trong nước; doanh nghiệp đang muốn đầu tư vào? Tại sao điều đó lại quan trọng? Các trở ngại mà nhà đầu tư nước ngoài gặp phải khi thực hiện đầu tư và cách thức để họ vượt qua được điều đó là gì? Để trả lời những câu hỏi đó thì vai trò thẩm định giá doanh nghiệp một cách chính xác là vô cùng quan trọng đó là bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm.
2 Vai trò thẩm định giá đối với doanh nghiệp FDI
Thẩm định giá sẽ cung cấp đầy đủ bức tranh tổng quát về giá trị của một doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng phục vụ cho các nhà đầu tư đưa ra quyết định hợp lý trong các vấn đề chủ yếu sau:
- Thẩm định giá có ý nghĩa quan trọng bởi đó là cơ sở để các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá đầy đủ về thương hiệu, uy tín kinh doanh cũng như khả năng tài chính, vị thế tín dụng của doanh nghiệp trên thị trường quyết định giá trị khoản đầu tư.
- Xác định giá trị của doanh nghiệp một cách cẩn trọng, chính xác là nhiệm vụ tối quan trọng với các nhà đầu tư nước ngoài nếu muốn đảm bảo được lợi tức đầu tư.
- Nhà đầu tư sẽ tập trung vào các khía cạnh chính của doanh nghiệp, phân tích đánh giá đặc biệt những yếu tố tạo nên giá trị của doanh nghiệp.
3. Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp FDI
Nếu các nhà đầu tư chưa hiểu rõ tiềm năng của doanh nghiệp hoặc không có đủ dữ liệu để ra quyết định đầu tư, họ thường sẽ hủy bỏ kế hoạch. Nhà đầu tư không chỉ cần tìm hiểu giá trị doanh nghiệp mà cần biết sự có mặt của họ sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của đối tác ra sao. Vì vậy, các công ty trong nước thực tế sẽ có lợi khi cung cấp các chỉ số dự báo chi tiết cho nhà đầu tư. Thẩm định giá trị doanh nghiệp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) luôn đòi hỏi thẩm định viên phải có bề dày kinh nghiệm, chuyên môn sâu trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản và hiểu biết về thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, thị trường kinh tế…Ngoài ra các yếu tố như thời điểm thẩm định giá, các thông tin, số liệu và tài liệu về doanh nghiệp cần thẩm định giá có thể thu thập được, thẩm định viên cần lựa chọn cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá phù hợp. Vì vậy với từng loại tài sản, doanh nghiệp cụ thể thẩm định viên áp dụng các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá phù hợp đúng theo tiêu chuẩn thẩm định giá và pháp luật Việt Nam quy định. Đối với thẩm định giá doanh nghiệp có những phương pháp định giá thông dụng sau: Cách tiếp cận từ chi phí: nhóm phương pháp phân tích tài sản; Cách tiếp cận từ thu nhập: nhóm phương pháp chiết khấu dòng tiền; Cách tiếp cận từ thị trường: nhóm phương pháp so sánh tỷ số;
- Nhóm phương pháp phân tích tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị của tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Nhóm phương pháp này bao gồm hai phương pháp là: Phương pháp giá trị tài sản thuần; Phương pháp định lượng lợi thế thương mại – Goodwill.
- Nhóm phương pháp dòng tiền chiết khấu được tiếp cận trực tiếp trên quan điểm lợi ích để ước tính giá trị doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có tài sản không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh (không tham gia vào việc tạo ra dòng tiền trong tương lai) thì trước khi thẩm định giá cần xử lý riêng các tài sản đó. Nhóm phương pháp này bao gồm bốn phương pháp: Phương pháp chiết khấu dòng lợi nhuận thuần; Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức; Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ (FCFE – Free cash to Equity); Phương pháp chiết khấu dòng tiền chung (FCFE – Free cash to Firm). Các phương pháp này đều xuất phát trực tiếp từ quan niệm cho rằng giá trị doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại trong tương lai. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, cũng như tùy theo mục đích và nguồn cơ sở dữ liệu mà thẩm định viên có thể lựa chọn việc áp dụng các phương pháp thích hợp nhất.
- Nhóm phương pháp so sánh là cách ước tính giá trị của một doanh nghiệp, hoặc các lợi ích về quyền sở hữu, hay chứng khoán bằng cách sử dụng một hay nhiều phương pháp, trong đó so sánh giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định với doanh nghiệp tương tự được mua bán trên thị trường. Phương pháp so sánh dựa trên tỷ số tài chính đặc trưng của các doanh nghiệp “tương tự”, hoặc “có thể so sánh” để tìm ra giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá. Theo phương pháp so sánh giá trị của doanh nghiệp được ước tính dựa trên giá trị của tài sản so sánh. Các tài sản so sánh được chuẩn hóa theo một biến số chung như: Thu nhập, giá trị sổ sách, doanh thu. Để phương pháp này vận hành hiệu quả thì cần có một thị trường chứng khoán phát triển, minh bạch, có nhiều doanh nghiệp “tương tự” đang được niêm yết và giao dịch trên thị trường.
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước điều quan trọng nhất là thống nhất quan điểm với nhà đầu tư nước ngoài về cách xác định giá trị của doanh nghiệp. Việc xác định chính xác năng lực, giá trị doanh nghiệp của các công ty trong nước một cách minh bạch sẽ hỗ trợ được các nhà đầu tư nước ngoài có những quyết định đầu tư, từ đó sẽ tận dụng được dòng vốn FDI vào Việt Nam. Vì vậy vai trò của doanh nghiệp thẩm định giá, các thẩm định viên đặc biệt quan trọng là trung gian, chắp nối giữa nhà đầu tư với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh thu hút vốn đầu tư FDI, đồng thời tránh được những thiếu xót cho các bên liên quan. Ngoài ra để thu hút đầu tư FDI, thúc đẩy kinh tế phát triển, các nước được đầu tư nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng.
Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Trải qua một quá trình dài phát triển, công ty đã khẳng định được vị thế dẫn đầu trong hoạt động thẩm định giá, tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng đối với khách hàng và được các cơ quản lý Nhà nước, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức, cá nhân đánh giá cao trong lĩnh vực thẩm định giá tại Việt Nam. Thẩm định giá Thành Đô với đội ngũ thẩm định viên có trình độ chuyên môn cao về thẩm định giá; kinh tế, tài chính, xây dựng cùng bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá doanh nghiệp FDI. Chúng tôi đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá doanh nghiệp trong nước phục vụ cho mục đích thu hút đầu tư nước ngoài FDI có quy mô lớn và tính chất phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên sâu cao trong hoạt động thẩm định giá góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Với hệ thống thẩm định giá rộng khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Cần Thơ, Lâm Đồng và các tỉnh lân cận, chúng tôi chắc chắn sẽ đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu thẩm định giá của quý khách hàng trên toàn quốc. Năm 2019, Công ty vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019” và tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thành Đô
- Địa chỉ: Tầng 6 toà nhà Seaprodex số 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
- Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: info@tdvc.com.vn
- Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
- Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY
Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá doanh nghiệp vốn đầu tư FDI ” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090 Website: www.thamdinhgiathanhdo.com |
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên