Tiêu chuẩn thẩm định giá là gì? 13 Tiêu chuẩn thẩm định giá được Bộ tài chính ban hành
(TDVC Tiêu chuẩn thẩm định giá) – Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Tiêu chuẩn thẩm định giá nhằm thống nhất sự hiểu biết về chuyên ngành thẩm định giá, giảm thiểu những cách hiểu khác nhau do cách biệt về ngôn ngữ giữa các quốc gia.
Nắm vừng những khái niệm và những nguyên tắc ngày có ý nghĩa rất quan trọng để hiểu được công tác thẩm định giá và việc áp dụng những tiêu chuẩn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
1. Tiêu chuẩn thẩm định giá là gì?
Tiêu chuẩn thẩm định giá là gì? Là bộ quy tắc, chuẩn mực, định hướng xử sự chung đối với các thẩm định viên về giá và các công ty thẩm định giá, khách hàng sử dụng kết quả thẩm định giá. Hiện nay tại Việt Nam có 13 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (TĐGVN) được Bộ tài chính ban hành.
2. Các tiêu chuẩn trong hoạt động thẩm định giá
Ở các nước trên thế giới, các thẩm định viên độc lập, các công ty nhà nước và tư nhân với nhiều hình thức sở hữu khác nhau muốn được hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá đều phải đạt một số tiêu chuẩn nhất định do Chính phủ quy định.
2.1. Đối với thẩm định viên
Do đặc điểm của hoạt động thẩm định giá liên quan đến lợi ích kinh tế của các thành phần kinh tế chủ thể kinh doanh, chủ thể sử dụng trong xã hội nên nếu muốn được xã hội thừa nhận tất yếu đòi hỏi thẩm định viên phải đạt một số tiêu chuẩn và phẩm chất nhất định khi hoạt động dịch vụ. Theo Điều 34 Luật giá 2012 để được cấp thẻ thẩm định viên về giá hành nghề trong lĩnh vực giá thì tiêu chuẩn thẩm định viên về giá phải có các điều kiện sau:
(1). Có năng lực hành vi dân sự.
(2) Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
(3) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: Kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
(4) Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 (ba mươi sáu) tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại Khoản 3 Điều này.
(5) Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau:
a) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá;
b) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ngành kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.
(6) Có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp.
2.2. Đối với công ty thẩm định giá
Doanh nghiệp thẩm định giá là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật. Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 89/2013/NĐ-CP.
2.2.1. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá
Theo Điều 38 Luật Giá. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá
(1). Doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.
(2). Doanh nghiệp thẩm định giá được hoạt động khi Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
Điều 39. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
(1) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó phải có thành viên là chủ sở hữu;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
(2) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên góp vốn;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
d) Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
(3) Công ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên hợp danh;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
(4). Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó có 01 thẩm định viên là chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Giám đốc doanh nghiệp tư nhân phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
(5) Công ty cổ phần khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 cổ đông sáng lập;
c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty cổ phần phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
d) Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
3. 13 Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
Tiêu chuẩn thẩm định giá là gì? Là bộ quy tắc, chuẩn mực, định hướng xử sự chung đối với các thẩm định viên về giá và các công ty thẩm định giá, khách hàng sử dụng kết quả thẩm định giá. Hiện nay tại Việt Nam có 13 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (TĐGVN) được Bộ tài chính ban hành.
3.1. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01, 02, 03 và 04 theo thông tư số 158/2014/TT-BTC
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01: Những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02: Giá thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 03: Giá phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 04: Những nguyên tắc chi phối hoạt động thẩm định giá
Tải tiêu chuẩn thẩm định giá số 01, 02, 03, 04: TẠI ĐÂY
3.2. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, 06 và 07 theo thông tư số 28/2015/TT-BTC
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05: Quy trình thẩm định giá
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06: Báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và hồ sơ thẩm định giá
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 07: Phân loại tài sản trong thẩm định giá
Tải tiêu chuẩn thẩm định giá số 05, 06, 07: TẠI ĐÂY
3.3. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08, 09 và 10 theo thông tư số 126/2015/TT-BTC
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08: Cách tiếp cận từ thị trường
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 09: Cách tiếp cận từ chi phí
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 10: Cách tiếp cận từ thu nhập
Tải tiêu chuẩn thẩm định giá số 08, 09, 10: TẠI ĐÂY
3.4. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 11 theo thông tư số 145/2016/TT-BTC
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 11 theo thông tư số 145/2016/TT-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 06 tháng 10 năm 2016: Thẩm định giá bất động sản
Tải tiêu chuẩn thẩm định giá số 11: TẠI ĐÂY
3.4. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 theo thông tư số 122/2017/TT-BTC
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 theo thông tư số 122/2017/TT-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 15 tháng 11 năm 2017: Tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp
Tải tiêu chuẩn thẩm định giá số 12: TẠI ĐÂY
3.5. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13 theo thông tư số 06/2014/TT-BTC
- Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 13 theo thông tư số 06/2014/TT-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 07 tháng 01 năm 2014: Tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản vô hình.
Tải tiêu chuẩn thẩm định giá số 13: TẠI ĐÂY
Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định viên về giá? Điều kiện hành nghề thẩm định viên về giá” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên