Skip to main content

0985 103 666
0906 020 090

EMAIL

info@tdvc.com.vn

Tổng quan về máy, thiết bị

Thứ sáu, 05/02/2021, 14:14 (GMT+7)

Tổng quan máy thiết bị
Tổng quan máy, thiết bị – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Tổng quan máy, thiết bị)Thẩm định giá máy, thiết bị là một lĩnh vực dịch vụ quan trọng, cần thiết đối với sự vận hành của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các thẩm định viên có chuyên môn cao, có kiến thức, kinh nghiệm và tính trung thực cao trong nghề nghiệp.  Máy, thiết bị phải được mô tả một cách trung thực về thực trạng và thẩm định viên thực hiện thẩm định giá máy, thiết bị phải am hiểu chuyên sau về mặt kỹ thuật đối với máy, thiết bị được giao thẩm định định. Máy, thiết bị là đề cập tới hai đối tượng, đó là “máy” và “thiết bị”:

  • “Máy” được hiểu là những vật được chế tạo bởi nhiều bộ phận, thường là phức tạp, dùng để thực hiện chính xác hoặc hàng loạt công việc chuyên môn nào đó.
  • “Thiết bị” được hiểu là những bộ phận phụ trợ, được sử dụng để trợ giúp cho hoạt động của “máy”, hiện nay theo xu thế phát triển thiết bị ngày càng nhỏ gọn, đa năng và có thể liên kết với các thiết bị khác.

Máy, thiết bị dùng trong định giá là những tài sản không cố định, là những máy riêng biệt hoặc cả một cụm, dây chuyền máy, thiết bị đồng bộ. Đề cập tới máy, thiết bị là hàm nghĩa đề cập các yếu tố về cơ, điện, điện tử…được kết hợp với nhau nhằm biến đổi năng lượng, nguyên vật liệu…thành các sản phẩm cụ thể phục vụ cho đời sống xã hội hoặc thực hiện một hay nhiều công năng khác nhau nào đó.

>>> Tổng quan về thị trường bất động sản

1. Những vấn đề chung về máy, thiết bị

1.1. Đặc điểm của máy, thiết bị

Hiện nay chưa có khái niệm chính thức về máy, thiết bị. Tuy nhiên theo cách hiểu thông dụng thuật ngữ “máy, thiết bị” dùng trong thẩm định giá là những tài sản không cố định (động sản), có thể những máy riêng biệt hoặc một cụm, dây chuyền máy, thiết bị đồng bộ. Đề cập tới máy thiết bị là đề cập tới các yếu tố về cơ, điện, điện tử,…được kết hợp lại với nhau nhằm biến đổi năng lượng, nguyên vật liệu,…thay thế sức lao động của con người tạo ra các sản phẩm phục vụ cho đời sống xã hội hoặc thực hiện một hay nhiều công năng khác nhau nào đó.

So với bất động sản máy, thiết bị có một số khác biệt cơ bản sau: Máy thiết bị là tài sản có thể di dời được; Máy, thiết bị có tính đa dạng và phong phú; Máy thiết bị có tuổi thọ ngắn hơn so với bất động sản; Máy thiết bị có thể chuyển nhượng, thay đổi chủ sở hữu dễ dàng

a, Máy, thiết bị là tài sản có thể di dời được

Máy thiết bị là động sản có khả năng dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác nên mặt bằng giá máy, thiết bị nhất là giá máy, thiết bị mới thường không có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực địa lý khác nhau. Và cũng là hệ quả của đặc điểm có thể di dời được, nên trong định giá máy thiết bị phải tính đến chi phí vận chuyển, lắp đặt…

b, Máy, thiết bị có tính đa dạng và phong phú

Sự xuất hiện của khoa học công nghệ làm xuất hiện ngày càng nhiều loại máy, thiết bị mới với những công năng và đặc tính kỹ thuật vượt trội, đòi hỏi người thẩm định giá máy, thiết bị không ngừng cập nhật và nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, sự hiểu biết về thị trường máy, thiết bị và nhất là phải có kiến thức sâu rộng về các khía cạnh kỹ thuật của máy, thiết bị nhằm đảm bảo cho công tác thẩm định giá.

c, Máy thiết bị có tuổi thọ ngắn hơn so với bất động sản

Khác với bất động sản (đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, công trình xây dựng…) có tuổi thọ vật lý, cũng như tuổi thọ kinh tế dài. Máy móc thiết bị thường có tuổi thọ ngắn hơn và phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: môi trường tự nhiên, trình độ sử dụng của con người, cường độ thời gian làm việc của máy, thiết bị. Đặc điểm này có ý nghĩa rất lớn trong thẩm định giá máy móc thiết bị đã qua sử dụng. Thẩm định viên nắm chắc đặc điểm này để có cơ sở hợp lý đánh giá chất lượng còn lại của máy, thiết bị, qua đó đưa ra kết quả hợp lý nhất về mức giá của máy, thiết bị cần thẩm định giá.

d, Máy, thiết bị có thể chuyển nhượng, thay đổi chủ sở hữu dễ dàng

Một số máy, thiết bị đặc biệt, còn lại hầu hết các loại máy, thiết bị đều được cho là có “tính lỏng” về sở hữu cao hơn bất động sản, điều này thúc đẩy giao dịch máy, thiết bị nhiều hơn và qua đó cũng xuất hiện nhiều chứng cớ thị trường về các giao dịch tương tự nhiều hơn, đây là điều kiện thuận lợi cho việc ước tính giá trị thị trường của máy, thiết bị.

Thẩm định giá Thành Đô CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

1.2. Phân loại máy, thiết bị

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy, thiết bị khác nhau, việc phân loại này tùy thuộc vào những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ công tác định giá: Phân loại theo tính chất tài sản; Phân loại theo công năng sử dụng; Phân loại theo mức độ mới cũ của máy, thiết bị.

a, Phân loại theo tính chất tài sản
Máy, thiết bị chuyên dùng: đây thường là những loại máy, thiết bị được sử dụng cho những nhiệm vụ đặc thù, có tính chất chuyên biệt, do vậy chúng thường ít hoặc không được giao dịch mua bán phổ biến trên thị trường, nên việc thu nhập thông tin về giá cả thị trường của những loại máy, thiết bị chuyên dùng thường rất khó khăn, nhiều khi không có thông tin giao dịch thị trường.

-Máy, thiết bị thông thường, phổ biến: đây là những máy, thiết bị được sử dụng khá phổ thông trên thị trường, do vậy chúng cũng thường xuyên được trao đổi, mua bán trên thị trường, nên việc thu thập các thông tin về giao dịch, về giá cả tương đối thuận lợi.

Cách phân loại này giúp cho việc lựa chọn đúng phương pháp định giá. Ta có thể thấy rằng với máy, thiết bị chuyên dùng trong nhiều trường hợp phải sử dụng cơ sở định giá là giá trị thị trường với phương pháp chi phí; còn trong trường hợp là máy, thiết bị thông thường, phổ biến sử dụng giá thị trường và phương pháp định giá phổ biến là phương pháp so sánh trực tiếp.

b, Phân loại theo công năng sử dụng

Cách phân loại này tương đối phổ biến, nhất là trong công tác hạch toán kế toán. Theo tiêu thức này máy, thiết bị được phân ra:

  • Máy, thiết bị động lực: Máy phát động lực; máy phát điện; máy biến áp và thiết bị nguồn điện; máy móc, thiết bị động lực khác
  • Máy, thiết bị công tác: Máy công cụ; máy móc thiết bị dùng trong ngành khai thác khoáng; máy kéo; máy dùng cho nông, lâm nghiệp; máy bơm nước và xăng dầu; thiết bị luyện kim, dùng sản xuất các loại hóa chất; máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thủy tinh; thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác; máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hóa phẩm; máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt; máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc; máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy; máy móc thiết bị điện ảnh, y tế; máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm; máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế; máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình; máy móc, thiết bị  sản xuất dược phẩm; máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hóa dầu; máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khó; máy móc, thiết bị xây dựng; cần cẩu; máy móc, thiết bị công tác khác
  • Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm: Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âmm học và nhiệt học; thiết bị quang học và quang phổ; thiết bị điện và điện tử; thiết bị đo và phân tích lý hóa; thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ; thiết bị chuyên ngành đặc biệt; khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc; các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác.
  • Thiết bị và phương tiện vận tải: Phương tiện vận tải đường bộ; phương tiện vận tải đường sắt; phương ttiện vận tải đường thủy; phương tiện vận tải đường không; thiết bị vận chuyển đường ống; phương tiện bốc dỡ, nâng hàng; thiết bị và phương tiện vận tải khác.
  • Dụng cụ quản lý: thiết bị tính toán, đo lường, máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý; phương tiện và dụng cụ quản lý khác.

Phân loại theo cách này giúp cho việc chọn nhóm chuyên gia định giá có khả năng am hiểu chuyên sâu về máy, thiết bị và tạo điều kiện để cập nhật, theo dõi đánh giá động thái vận hành, cũng như nắm các số liệu lịch sử; từ đố chuyên nghiệp hóa công tác định giá máy, thiết bị.

c, Phân loại theo mức độ mới cũ của máy, thiết bị

Theo tiêu thức này có:

  • Máy, thiết bị mới: là các máy, thiết bị được mua sắm mới hoặc chế tạo mới, chưa từng được đưa vào sử dụng.
  • Máy, thiết bị đã qua sử dụng: là các máy, thiết bị đã từng được sử dụng.

Việc phân loại này cũng có ý nghĩa trong việc lựa chọn phương pháp định giá. Định giá máy, thiết bị đã qua sử dụng thường công đoạn khảo sát hiện trạng máy, thiết bị cần phải tiến hành tỉ mỉ hơn nhằm đánh giá sát thực chất lượng còn lại trước khi tiến hành định giá.

1.3. Nhận dạng máy, thiết bị

Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của máy, thiết bị. Do đó, để ước tính giá trị của máy, thiết bị được chính xác thì thẩm định viên phải mô tả (nhận dạng) chính xác đặc điểm kỹ thuật của máy, thiết bị. Việc nhận dạng máy, thiết bị có thẻ được phân thành hai loại sau: Nhận dạng vi mô; Nhận dạng vĩ mô

a, Nhận dạng vi mô

Nhận dạng vi mô là quá trình liệt kê chi tiết các bộ phận cấu thành máy, thiết bị như là một máy, thiết bị đơn lẻ. Để thực hiện được điều này thẩm định viên cần phải tiến hành nhận dạng các yếu tố theo trình tự sau:

  • Mã số tài sản (khách hàng lập)
  • Mô tả: Mô tả chung; mô tả chi tiết
  • Type, model
  • Kích thước hoặc công suất đo được hoặc căn cứ vào pháp lý
  • Số seri
  • Tên nhà sản xuất; Năm sản xuất; Nhà cung cấp
  • Các chi tiết về thiết bị phụ tùng, phụ tùng và linh kiện kèm theo
  • Hệ thông truyền động và các chi tiết của hệ thống truyền động như: truyền động bằng xích, dây đai, khớp nối. Nguồn động lực là nguồn cơ hay mô tơ điện
  • Quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa đổi hoặc phục hồi trong quá trình sử dụng

b, Nhận dạng vĩ mô

Việc nhận dạng vĩ mô được thực hiện thông qua việc xem xét đặc điểm các chi tiết chính của máy, thiết bị, các chi tiết quyết định đến tính năng kỹ thuật của máy thiết bị đó. Trong quá trình thẩm định giá máy móc, thẩm định viên cần phải nhận dạng và mô tả để chi ra các đặc điểm sau:

  • Loại máy móc, dây chuyền
  • Quá trình sử dụng của máy, thiết bị
  • Công suất lắp đặt và sản xuất thực tế

Các thông tin cần thiết phải thu thập trong quá trình nhận dạng vĩ mô như sau:

  • Tên địa chỉ công ty sản xuất hoặc sở hữu máy móc thiết bị
  • Quá trình sử dụng và biểu đồ về quá trình sử dụng của máy, thiết bị
  • Công suất lắp đặt, công suất thực tế của máy thiết bị trong các năm liền kế trước đó
  • Tình trạng nguyên vật liệu đầu vào
  • Chế độ thành phẩm
  • Chế độ vận hành: trường hợp máy móc, thiết bị vận hành liên tục và được cấu tạo từ nhiều chi tiết khác nhau thì tuổi thọ tổng thể của máy, thiết bị phụ thuộc vào tuổi thọ của 1 hoặc hai chi tiết chính. Trong trường hợp này, thẩm định viên cần phải nhận dạng các chi tiết đó.
  • Tiêu chuẩn và chương trình bảo trì, bảo dưỡng như thế nào
  • Ước lượng chi phí sửa chữa trong một số năm kế tiếp
  • Sự thích hợp về mặt công nghệ (mới hay cũ) của máy, thiết bi trong sản xuất hoặc khi không được sử dụng công nghệ mới nhất; từ đó đánh giá lỗi thời về mặt công nghệ
  • Tuổi đời và các yếu tố tác động đến việc ước tính tuổi đời của máy, thiết bị.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị máy móc thiết bị

a, Yếu tố cung – cầu

Mặt cung của máy móc thiết bị chịu tác động của tính hữu ích; khả năng cung ứng của một loại máy, thiết bị chụ thể bị hạn chế bởi sự khan hiếm của máy,thiết bị đó và sức mua của người tiêu dùng. Nhu cầu của một loại máy thiết bị cụ thể được tạo ra bởi tính hữu ích và chịu ảnh hưởng bở sự khan hiếm, tính hấp dẫn và bị giới hạn về sức mua của người tiêu dùng.

Trên thị trường cung cầu thể hiện số lượng các lợi ích mà máy móc thiết bị có thể đáp ứng để bán hoặc thuê với các mức giá khác nhau trong một thị trường nhất định tại một thời điểm nhất định với giả thiết chi phí lao động và chi phí sản xuất không thay đổi. Nhu cầu được hình thành bởi một số người mua hoặc thuê tiềm năng ở lợi ích cụ thể, ở mức giá khác nhau, ở một thị trường nhất định, thời gian nhất định.

b, Sự phát triển của khoa học kỹ thuật

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật làm cho hao mòn vô hình của máy, thiết bị ngày càng cao và dẫn đến hai xu thế:

  • Giá máy móc thiết bị thế hệ cao ở lần bán đầu tiên
  • Giá máy móc thiết bị đã qua sử dụng ngày càng giảm

Khi khoa học kỹ thuật phát triển sẽ làm tăng sự cung máy, thiết bị. Đặc biệt là máy móc thiết bị có độ chính xác, năng suất cao, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu.

c, Đường lối chính sách

Đối với nền kinh tế: Khi nền kinh tế có sự tăng trưởng làm thu nhập tăng kéo theo nhu cầu tăng dẫn đến tăng quy mô sản xuất, điều này sẽ kích thích đầu tư. Do đó, tăng nhu cầu máy móc thiết bị. Cầu máy móc thiết bị biến động tỷ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Khi nền kinh tế giảm khả năng tăng trưởng dẫn đến thu nhập của người dân giảm sẽ tác động đến sức mua và hạn chế nhu cầu tiêu dùng của họ.

Đối với chính sách thuế: Ở Việt Nam phần lớn các thiết bị chuyên dùng hay dây chuyền sản xuất đề phải nhập khẩu ở nước ngoài, nếu thuế suát thuế nhập khẩu thay đổi sẽ tác động đến giá hàng hóa máy, thiết bị làm cho giá cả hàng hóa đó khi nhập về Việt Nam sẽ thay đổi.

Ngoài những yếu tố cung – cầu, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đường lối chính sách thì giá trị máy móc thiết bị còn có thể chịu tác động của một số yếu tố như: Chính sách đầu tư công, chính sách tín dụng…

1.5. Cơ sở giá trị thẩm định giá máy móc thiết bị

Cơ sở thẩm định giá máy, thiết bị có thể là cơ sở giá trị thị trường hoặc cơ sở giá trị phi thị trường. Giá trị của nó được ước tính trên cơ sở giá trị thường là giá trị thị trường, ước tính trên cơ sở phi thị trường là giá trị phi thị trường và được xác định bằng các cách tiếp cận theo quy định của hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Giá trị thị trường: Là mức giá ước tính của máy móc thiết bị tại thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch khách quan độc lập, có đủ thông tin, các bên tham gia hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc. Khi sử dụng giá thị trường thẩm định viên cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Giá trị thị trường thể hiện mức giá hình thành trên thị trường công khai và cạnh tranh. Thị trường này có thể là thị trường trong nước hoặc thị trường quốc tế, có thể bao gồm nhiều người mua, người bán hoặc bao gồm một số lượng hạn chế người mua, người bán
  • Trường hợp có sự hạn chế đối với việc xác định giá trị thị trường của máy, thiết bị (thông tin, dữ liệu trên thị trường, điều kiện thẩm định giá hoặc các hạn chế khác), thẩm định định viên nêu rõ nguyên nhân, biện pháp khắc phục và thể hiện mức độ ảnh hưởng đến kết quả thẩm định giá do sự hạn chế này trong báo cáo kết quả thẩm định giá.

Giá phi thị trường: Là mức giá ước tính của một máy, thiết bị tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, không phản ánh giá trị thị trường mà căn cứ vào đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, chức năng, công dụng, những lợi ích mà máy, thiết bị mang lại trong quá trình sử dụng, giá trị đối với một số người mua đặc biệt, giá trị khi giao dịch trong điều kiện hạn chế, giá trị đối với một số mục đích thẩm định giá và các giá trị không phản ánh giá trị thị trường khác. Khi sử dụng giá phi thị trường thẩm định viên cần nêu tên của loại giá trị phi thị trường cụ thể được áp dụng và đưa ra các căn cứ, lập luận cụ thể, bao gồm:

  • Đặc điểm đặc biệt của máy, thiết bị thẩm định giá
  • Người mua, nhà đầu tư đặc biệt
  • Giao dịch trong thị trường hạn chế, bắc buộc phải bán
  • Giá trị theo những mục đích đặc biệt như mục đích tính thuế

2. Thị trường máy, thiết bị

2.1. Khái niệm

Thị trường máy, thiết bị là tổng hòa các giao dịch dân sự về máy, thiết bị trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên với nhau về giá và tất cả các vấn đề có liên quan đến việc chuyển dịch máy, thiết bị.

2.2. Phân loại thị trường máy, thiết bị

a, Theo không gian

  • Thị trường trong nước: Thị trường địa phương; Thị trường quốc gia
  • Thị trường ngoài nước: Thị trường khu vực; Thị trường thế giới

b, Theo tình trạng sử dụng của máy thiết bị

Thị trường máy, thiết bị mới: Là thị trường giao dịch các loại máy, thiết bị còn mới chưa qua sử dụng. Đây là thị trường cung ứng những loại sản phẩm công nghệ mới với tính năng ngày càng ưu việt: ít tốn năng lượng, ít tiêu hao nguyên vật liệu, nhỏ gọn, chủ động cao.

Thị trường máy, thiết bị đã qua sử dụng: Là thị trường giao dịch các loại máy, thiết bị đã qua sử dụng. Đây là thị trường cung ứng máy, thiết bị cho các nước đang phát triển và chậm phát triển trong quá trình chuyển giao công nghệ. Sự dịch chuyển máy, thiết bị diễn ra theo hướng từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển hoặc kém phát triển; hoặc từ các nước đang phát triển sang các nước kém phát triển. Giá máy móc thiết bị trên thị trường này thường rất rẻ do yếu tố hao mòn vô hình và bản thân các máy thiết bị này đã khấu hao hết về giá trị kinh tế nên rất phù hợp với điều kiện kinh tế của các nước đang phát triển và kém phát triển.

2.3 Các chủ thể tham gia thị trường máy, thiết bị

  • Người sản xuất: Là doanh nghiệp sản xuất máy thiết bị. Họ là những nhà cung ứng máy thiết bị mới hoặc tân trang, phục hồi máy, thiết bị đã qua sử dụng; là người bán máy thiết bị.
  • Người tiêu dùng hoặc người có nhu cầu sử dụng máy, thiết bị: Là các doanh nghiệp sử dụng máy thiết bị để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ.
  • Các nhà môi giới: Là những người đưa máy thiết bị đến với người tiêu dùng và giúp người tiêu dùng mọi thủ tục có được tài sản nhanh nhất hay giúp nhà phân phối, nhà sản xuất bán được tài sản nhanh nhất.
  • Các đại lý (thương nhân): Là người đảm trách vai trò phân phối hoặc môi giới giữa người mua và người bán máy, thiết bị để giúp cho việc mua bán được nhanh chóng, làm giảm bớt thời gian cho người mua hoặc người bán.
  • Nhà cung cấp tài chính: Giữ vai trò quan trọng trên thị trường máy, thiết bị; Đặc biệt là máy móc thiết bị nhập khẩu, họ là người bảo lãnh cho việc mua bán máy, thiết bị và việc mua bán được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện qua thư tín dụng (L/C).

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến máy, thiết bị

a, Chính sách thuế quan

Khi một quốc gia muốn hạn chế nhập khẩu mặt hàng nào thì Chính phủ sẽ tăng thuế suất xuất nhập khẩu mặt hàng đó. Điều này dẫn đến giá mặt hàng đó trên thị trường nhập khẩu sẽ tăng vì thuế nhập khẩu là một bộ phận trong giá bán. Đồng thời trên thị trường nhập khẩu có thể xuất hiện khan hiếm mặt hàng đó, do vậy giá bán có thể cũng tăng lên.

b, Chính sách phi thuế quan

Chính sách phi thuế quan gồm: Lệnh cấm nhập khẩu; Chính sách hạn ngạch; Hạn chế nhập khẩu bằng các quyết định hành chính.

c, Chính sách tài chính tiền tệ

Chính sách tài chính tiền tệ: Khuyến khích, tăng đầu tư, phát triển sản xuất; Chính sách kích cầu, khuyến khích cho vay để mua sắm

d, Chính sách kinh tế đối ngoại

Chính sách kinh tế đối ngoại: Xu hướng mở cửa tăng cường hợp tác quốc tế; Xu hướng đóng cửa hướng nội.

e, Chính sách khác

Chính sách khác như: Chính sách chống lạm phát; Chính sách chống lại khủng bố trên toàn thế giới.

Nền kinh tế Việt Nam và trên thế giới đang phát triển, hội nhập vô cùng mạnh mẽ, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xây dựng mới ngày càng nhiều. Điều đó thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp đầu tư máy, thiết bị sản xuất hàng hóa. Máy móc thiết bị đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hoạt động nhà máy, xí nghiệp. Việc áp dụng máy móc thiết vị hiện đại sẽ tối ưu được năng suất do có thể sản xuất số lượng lớn sản phẩm trong thời gian ngắn. Từ đó có thể giảm giá thành cho sản phẩm. Vì vậy máy móc thiết bị có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp phát trển nhanh, mạnh mẽ hơn góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Bạn đang đọc bài viết: “Tổng quan về máy, thiết bị tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô.  Đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam cung cấp dịch vụ thẩm định giá bất động sản; thẩm định giá động sản; thẩm định giá doanh nghiệp; thẩm định giá dự án đầu tư; thẩm định giá tài nguyên  mỏ khoáng sản; thẩm định giá tài sản vô hình…

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666   0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Gửi yêu cầu

Hồ sơ năng lực

Dịch vụ

Cùng chuyên mục


Đọc thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THÀNH ĐÔ

Số ĐKDN: 0107025328
Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 13/10/2015

Follow us

TRỤ SỞ CHÍNH

Căn hộ số 30-N7A  Trung Hòa – Nhân Chính,  Nhân Chính, Hà Nội.

0985 103 666

0906 020 090

HỘI SỞ HÀ NỘI

Tầng 5 - tòa nhà Viễn Đông, 36 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

0985 103 666

0906 020 090

CN HỒ CHÍ MINH

Tầng 3, 353 - 355 An Dương Vương, phường 3, quận 5, TP. HCM.

0985 103 666

0978 169 591

CN HẢI PHÒNG

Tầng 4 - tòa nhà Việt Pháp, 19 Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng.

0985 103 666

0906 020 090


VP ĐÀ NẴNG

Số 06 Trần Phú, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

0985 103 666

0906 020 090

VP CẦN THƠ

Tầng 4 - tòa nhà PVcombank, 131 Trần Hưng Đạo, Cần Thơ.

0985 103 666

0906 020 090

VP QUẢNG NINH

05 - A5 Phan Đăng Lưu, KĐT Mon Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh.

0985 103 666

0906 020 090

VP THÁI NGUYÊN

Tầng 4 - tòa nhà 474 Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

0985 103 666

0906 020 090


VP NAM ĐỊNH

Tầng 3 - số 615 Giải Phóng, Văn Miếu, TP Nam Định, tỉnh Nam Định.

0985 103 666

0906 020 090

VP BẮC NINH

Số 70 Tạ Quang Bửu, phường Kinh Bắc, Tỉnh Bắc Ninh. 

0985 103 666

0906 020 090

VP THANH HÓA

Tầng 4 - tòa nhà Dầu Khí, 38A Đại Lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

0985 103 666

0906 020 090

VP NGHỆ AN

Tầng 14 - tòa nhà Dầu Khí, số 7 Quang Trung, TP Vinh, Tỉnh Nghệ An.

0985 103 666

0906 020 090


VP NHA TRANG

Tầng 9 - Nha Trang Building, 42 Lê Thành Phương, TP Nha Trang.

0985 103 666

0906 020 090

VP LÂM ĐỒNG

Số60C  Nguyễn Trung Trực , phường 3, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

0985 103 666

0906 020 090

VP AN GIANG

Số 53 - 54 đường Lê Thị Riêng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

0985 103 666

0906 020 090

VP CÀ MAU

Số 50/9 Hùng Vương, phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

0985 103 666

0978 169 591


Copyright © 2024 CTCP Thẩm Định Giá Thành Đô, LLC. All Rights Reserved.

    TƯ VẤN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN

    Cảm ơn bạn đã quan tâm dịch vụ thẩm định giá Thành Đô. Hãy chia sẻ yêu cầu thẩm định giá của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.
    Thành công
    Yêu cầu liên hệ của bạn đã được tiếp nhận. Chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất.
    Cám ơn quý khách đã tin tưởng