Tranh chấp tài sản là gì? Thẩm định giá tài sản giải quyết tranh chấp
(TDVC Thẩm định giá tài sản giải quyết tranh chấp) – Thẩm định giá trị tài sản trong tranh chấp là thủ tục quan trọng, ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan trong vụ án dân sự. Vì vậy, các bên đương sự cần đặc biệt chú ý tới các thủ tục trong thẩm định giá tài sản, yêu cầu lựa chọn các công ty thẩm định giá tài sản uy tín khi cần thiết.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
1. Tranh chấp tài sản là gì?
1.1. Tài sản là gì
Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 tài sản được xác định như sau: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Tài sản kể trên được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm:
- Vật: gồm cả vật đang có và vật sẽ được hình thành trong tương lai (ví dụ công trình đang được xây dựng, tàu thuyền đang đóng hoặc sẽ đóng, hoa quả sẽ có,…);
- Tiền, giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu, công trái, séc, giấy ủy nhiệm chi, tín phiếu, sổ tiết kiệm,…);
- Các quyền tài sản (quyền sử dụng đất, quyền đòi nợ, quyền sở hữu trí tuệ,…)
1.2. Tranh chấp tài sản là gì?
Tranh chấp tài sản là tranh chấp đang có hai hay nhiều người cùng xác nhận quyền của mình đối với tài sản đó và phủ định quyền của người kia đối với tài sản mà tài sản đó hiện không rõ thuộc về người nào.
Các tranh chấp tài sản thường rất đa dạng, bao gồm: tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền khai thác, quyền thuê, thừa kế tài sản, thuê mua tài sản hoặc các tranh chấp liên quan đến sở hữu riêng, sở hữu chung, sở hữu chung của vợ chồng…
2. Các dạng tranh chấp tài sản
2.1. Tranh chấp tài sản thừa kế
Tranh chấp tài sản thừa kế là việc tranh chấp những tài sản do người chết để lại cho các đồng thừa kế.
Thực tiễn quá trình giải quyết các tài sản này bao gồm: tài sản do bố, mẹ hay ông, bà, vợ, chồng,… khi mất để lại. Tài sản thừa kế khi tranh chấp sẽ xác định trên cơ sở là thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật để thực hiện việc phân chia tài sản. Dựa vào các hàng thừa kế, diện thừa kế, người quản lý di sản thừa kế để xác định phân chia di sản thừa kế. Ngoài ra tài sản thừa kế cũng được chia cho một số người không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
2.2. Tranh chấp tài sản thuê
Tranh chấp tài sản thuê là quá trình giải quyết tranh chấp tài sản phát sinh từ quan hệ đi thuê và cho thuê
Thực tiễn ở nước ta việc tranh chấp các tài sản này rất nhiều, các quan hệ thuê và cho thuê cũng rất phổ biến như: Thuê mua tài sản nhà nước, Thuê mua tài chính, Thuê nhà sau bán khoán hóa giá nhà; các hợp đồng thuê nhà phổ biến làm nơi kinh doanh,…
Ngoài ra, hợp đồng thuê thường rất phức tạp, có nhiều yếu tố liên quan đến việc thuê và cho thuê, mục đích sử dụng tài sản thuê, thời gian thuê, thanh toán tiền thuê,… nên cũng hay xảy ra các tranh chấp trong lĩnh vực này.
2.3. Tranh chấp việc mua bán tài sản, các hợp đồng mua bán tài sản
Tranh chấp việc mua bán tài sản, các hợp đồng mua bán tài sản thường sẽ xảy ra trong trường hợp tài sản mua không đúng với những gì người mua tưởng tượng hay người bán mời chào.
Không những thế, việc thanh toán tiền mua tài sản cũng thường xảy ra tranh chấp do bên mua tài sản có thể chậm thanh toán, thanh toán không đúng, không đầy đủ hoặc không thanh toán.
Trên thực tế, các hợp đồng mua bán thường làm theo mẫu nhất định nên khi tranh chấp xảy ra thường khó khăn trong việc xử lý, phần lớn do các điều khoản hợp đồng chưa quy định rõ việc phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cầm cố, thế chấp, đặt cọc…
2.4. Tranh chấp tài sản vợ chồng
Tranh chấp tài sản vợ chồng là tranh chấp giữa vợ với chồng về quyền tài sản. Thông thường các tranh chấp này phát sinh trong việc ly hôn và chia tài sản.
Các tranh chấp này xoay quanh việc xác định tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ chồng, tài sản có trước hôn nhân, tài sản trong thời kỳ hôn nhân, nguồn hình thành tài sản hoặc tài sản có công sức đóng góp của con dâu khi về nhà chồng, tài sản có công sức đóng góp của con rể về nhà bố mẹ vợ, nguồn hình thành tài sản và công sức đóng góp vào khối tài sản chung của vợ chồng.
2.5. Tranh chấp tài sản chung
Tranh chấp tài sản chung bao gồm tranh chấp tài sản chung hợp nhất và tài sản chung theo phần.
Tài sản chung hợp nhất phổ biến là tài sản của vợ chồng trong quá trình giải quyết ly hôn. Tài sản chung theo phần là tài sản được sử dụng và sở hữu chung, các đồng sở hữu tài sản, tài sản góp vốn kinh doanh, tài sản mua chung…
Tài sản chung sẽ được xác định trên cơ sở đóng góp của từng người. Nếu tài sản chung đem vào quá trình kinh doanh thì tùy theo công sức đóng góp, lỗi làm cho tài sản chung bị giảm sút khi tranh chấp sẽ là cơ sở để xác định và phân chia tài sản chung sao cho hợp với thực tiễn và đúng với quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ tài sản cung cấp thẩm định giá
Hồ sơ thẩm định giá tài sản bao gồm toàn bộ những thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ cho quá trình thẩm định giá tài sản để hình thành kết quả thẩm định giá cuối cùng. Tài liệu trong hồ sơ thẩm định giá phải được phân loại, sắp xếp theo thứ tự, và được thể hiện trên giấy, phim ảnh hay những vật mang tin khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Hiện nay tài sản tranh chấp phổ biến gồm: Bất động sản; Động sản; Các tài sản vô hình
3.1. Hồ sơ cung cấp bất động sản
Đối với thẩm định giá nhà ở riêng lẻ
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở
- Giấy phép xây dựng
- Bản đồ hiện trạng
- Tờ khai lệ phí trước bạ
Đối với thẩm định giá công trình xây dựng
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
- Giấy phép xây dựng
- Các hợp đồng thi công
- Bản vẽ thiết kế
- Bản vẽ hoàn công
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình
3.2. Hồ sơ cung cấp động sản
Máy thiết bị, dây chuyền sản xuất trong nước:
- Hợp đồng kinh tế mua bán
- Biên bản thanh lý hợp đồng
- Biên bản bàn giao, nghiệm thu
- Bản vẽ kỹ thuật
- Các hoá đơn mua bán kê khai chi tiết
- Catalogue….
Máy thiết bị, dây chuyền sản xuất nhập khẩu
- Hợp đồng thương mại
- INVOICE
- PACKINGLIST
- Tờ khai hải quan
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Giấy giám định chất lượng
- Hoá đơn mua bán kê khai chi tiết…
Phương tiện vận chuyển:
- Đối với xe: Giấy chứng nhận đăng ký xe; Giấy chứng nhận bảo hiểm xe cơ giới; Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ
- Đối với tàu: Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa; Biên bản kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa; Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa; Giấy chứng nhận cấp tàu; Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế; Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra; Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển.
3.3. Hồ sơ cung cấp tài sản vô hình
- Bằng cấp, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác nhận quyền sở hữu tài sản vô hình;
- Các hợp đồng, thỏa thuận kinh tế có liên quan đến tài sản vô hình;
- Tập hợp chi phí có liên quan đến tài sản vô hình.
- Bằng chứng chứng minh tính hiệu quả kinh tế khi áp dụng hoặc sử dụng tài sản vô hình.
- Các tài liệu khác có liên quan.
4. Phương pháp thẩm định giá tài sản tranh chấp
Khi tiến hành thẩm định giá, thẩm định viên về giá cần phải xác định rõ đối tượng cần thẩm định giá là gì? Để từ đó lựa cọn cách tiếp cận đúng đắn, hiệu quả vì vậy kết quả thẩm định sẽ đạt được sự hợp lý và phù hợp với điều kiện thị trường.
Trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản thẩm định viên sử dụng ba cách tiếp cận phổ biến để đi đến kết luật giá trị của tài sản bao gồm: Cách tiếp cận từ thị trường; Cách tiếp cận từ chi phí; Cách tiếp cận từ thu nhập. Ngoài ra cách tiếp cận hỗn hợp được kết hợp từ cách tiếp cận thị trường và cách tiếp cận từ chi phí cũng được các thẩm định viên sử dụng trong từng trường thẩm định giá cụ thể. Tương ứng các cách tiếp cận là các phương pháp thẩm định giá:
- Cách tiếp cận từ thị trường tương ứng là: Phương pháp so sánh
- Cách tiếp cận từ chi phí là: Phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp chi phí thay thế
- Cách tiếp cận từ thu nhập là: Phương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp dòng tiền chiết khấu
- Cách tiếp cận hỗn hợp là: Phương pháp thặng dư; Phương pháp chiết trừ
Để lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp, thẩm định viên luôn phải căn cứ vào: Mục đích thẩm định giá; Đặc điểm của loại hình tài sản thẩm định giá; Mức độ sẵn có, độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu thập trên thị trường. Vì một tài sản có thể có nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau. Mỗi phương pháp thẩm định giá cho ra một mức giá chỉ dẫn, hoặc nhiều mức giá chỉ dẫn. Các mức giá chỉ dẫn sẽ được thẩm định viên xem xét, phân tích, thống nhất để tìm ra một mức giá ước tính cuối cùng của tài sản thẩm định.
5. Công ty thẩm định giá tài sản tranh chấp uy tín
Tranh chấp tài sản là sự xung đột, mâu thuẫn quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình sử dụng, sở hữu và định đoạt tài sản. Thấu hiểu được vai trò vô cùng quan trọng đó Công ty thẩm định giá Thành Đô đã và đang cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản tranh chấp uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Trải qua một quá trình phát triển, Thẩm định giá đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và được các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quản lý Nhà nước đánh giá cao. Năm 2021 Thành Đô được vinh danh là Top 10 thương hiệu thẩm định giá nổi tiếng Châu Á – Thái Bình Dương; Năm 2020 Thành Đô được vinh danh “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”, “Thương hiệu tin cậy 2020”, Năm 2019, (TDVC) vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019”;. Bên cạnh đó TDVC áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá khẳng định sự phát triển và hòa nhập cùng cộng đồng doanh nghiệp thẩm định giá trên toàn quốc, giúp công ty có cơ hội phát triển và quản trị doanh nghiệp tốt hơn, đồng thời nâng cao giá trị của doanh nghiệp góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ ngày nay.
Thẩm định giá Thành Đô hiện là đối tác uy tín cung cấp các dịch vụ Thẩm định giá cho các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank); Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK); Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB); Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng Woori Bank Việt Nam (Woori Bank); Ngân hàng công nghiệp Hàn Quốc (IBK); Ngân Hàng Kookmin Bank (KB); Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB); Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBANK); Shanghai Commercial Savings Bank…Bên cạnh đó cùng hệ thống thẩm định giá rộng khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Khánh Hòa, An Giang, Lâm Đồng, Càu Mau và các tỉnh thành khác trên cả nước, chúng tôi chắc chắn sẽ đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu thẩm định giá của quý khách hàng trên toàn quốc.
Bạn đang đọc bài viết: “Tranh chấp tài sản là gì? Thẩm định giá tài sản giải quyết tranh chấp” tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên