Vì sao các tập đoàn lớn hay mua các startup
Trong những năm gần đây, các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Facebook hay Apple thường xuyên sắn đón, mua lại các startup.
Trong những năm gần đây, các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Facebook hay Apple thường xuyên sắn đón, mua lại các startup, điển hình là Facebook – mạng xã hội sở hữu lượng người dùng lớn nhất thế giới – đã bỏ ra 1 tỷ đô la mua lại Instagram vào năm 2012, sau đó tiếp tục mua lại thành công các startup khác như Oculus và Whatsapp.
Thương vụ mua lại Instagram của Facebook đã được đánh giá rất cao bởi lợi nhuận của startup này mang lại cho tập đoàn đã vượt quá sức mong đợi của nhiều người.
Trước đó đã có rất nhiều nhà đầu tư nghi ngờ về tính khả thi của thương vụ này, vì tại thời điểm Facebook mua lại startup có chưa tới 13 nhân viên này, lợi nhuận của Instagram vẫn đang ở con số 0. Vậy, tại sao các tập đoàn lại mạo hiểm mua lại các startup như vậy, kể cả với một số startup chưa thật sự có lợi nhuận rõ rệt?
Bài viết này sẽ chỉ ra 3 lí do các tập đoàn, doanh nghiệp lớn hiện nay đang đầu tư mua lại startup.
1. Các tập đoàn đang tìm cách đổi mới
Đây là lí do ngày càng có nhiều các quỹ đầu tư, chương trình tăng tốc khởi nghiệp và các trung tâm ươm tạo. Các chương trình này cung cấp cho các công ty khởi nghiệp nhiều thứ có giá trị như cố vấn, kết nối với lượng khách hàng lớn, vốn tiềm năng,… Qua đây, các tập đoàn cũng có thể tìm kiếm các ý tưởng và giải pháp đột phá.
Việc Facebook mua lại Instagram là một bước đổi mới, bởi lúc bấy giờ Facebook chỉ có tính năng phát tán chứ chưa thật sự cung cấp cho người dùng một công cụ nào để tạo ra nội dung. Xu hướng sáng tạo nội dung của Instagram đã giúp ông trùm mạng xã hội này thu hút đến hơn 400 triệu người dùng, đặc biệt là các khách hàng trẻ tuổi.
Các tập đoàn thường ‘chậm chạp’ trong việc đổi mới công nghệ. Nếu họ thấy công nghệ hiện tại không có vấn đề gì, họ thường sẽ không tập trung vào việc thay đổi nó. Hầu hết các công ty khởi nghiệp đều đi theo hướng ngược lại – phá vỡ những thứ hiện tại để tìm ra ý tưởng mới.
Chính vì thế, thay vì phát triển những đổi mới sáng tạo cho sản phẩm từ bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), các doanh nghiệp có thể mua lại startup để trực tiếp biến những công ty khởi nghiệp này trở thành 1 bộ phận của R&D, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.
2. Tốc độ vận hành nhanh và tài nguyên dồi dào của startup
Ngoài việc thiếu nhanh nhẹn trong áp dụng công nghệ mới, các tập đoàn lớn còn có những quy định thiếu hợp lí và khiến mọi thứ diễn ra chậm chạp hơn. Hầu hết mọi quyết định phải thông qua rất nhiều bên liên quan trước khi có thể được thực thi. Mọi quy trình từ triển khai sản phẩm đến chiến dịch tiếp thị của một tập đoàn lớn lâu hơn nhiều so với tốc độ vận hành của một công ty khởi nghiệp.
Bên cạnh đó, việc mua lại các startup còn giúp doanh nghiệp tiếp cận các tài sản sở hữu trí tuệ, tiếp cận nguồn nhân lực, quan hệ khách hàng,… mà công ty khởi nghiệp đã xây dựng được.
Doanh nghiệp có thể đưa các nhân lực startup đặc biệt về kỹ thuật tham gia vào các hoạt động vận hành doanh nghiệp với vai trò chuyên viên hoặc cố vấn. Bên cạnh đó, việc mua lại startup cũng giúp cho tập đoàn tiếp cận được các khách hàng mới.
3. Dự án thí điểm giúp giảm thiểu rủi ro
Như đã đề cập ở trên, các tập đoàn lớn thường ngại thay đổi và mạo hiểm. Tuy nhiên, việc tiếp cận và sử dụng các công nghệ và quy trình mới là điều kiện sống còn của doanh nghiệp và tập đoàn lớn. Thông qua các startup, các doanh nghiệp có thể thiết kế sản phẩm hay dịch vụ mới, điều chỉnh và đánh giá hiệu quả kinh doanh nhanh hơn.
Các chương trình thí điểm thường được áp dụng với 1 nhóm khách hàng, với các KPI (chỉ số hiệu quả) được đo lường chặt chẽ. Các thử nghiệm thí điểm được thiết kế để mang lại kết quả rõ ràng về giá trị kinh doanh của một sản phẩm. Việc sử dụng startup như 1 dự án thí điểm giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro có thể gặp phải và đẩy nhanh tiến độ của dự án hơn.
Nhờ việc đầu tư vào startup, các tập đoàn và doanh nghiệp có thể tìm kiếm ý tưởng đổi mới sáng tạo, thay đổi mô hình kinh doanh hoặc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới hiệu quả hơn.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên