Skip to main content

0985 103 666
0906 020 090

EMAIL

info@tdvc.com.vn

Xác lập quyền sở hữu và quản trị nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam

Thứ năm, 09/07/2020, 9:43 (GMT+7)

quyền sở hữu và quản trị nhãn hiệu
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là quyền sở hữu công nghiệp ngày càng có ý nghĩa quan trọng và mang tính sống còn đối với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Một trong các đối tượng quan trọng của quyền sở hữu công nghiệp mà doanh nghiệp quan tâm ngay từ khi khởi nghiệp đó là nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp đưa ra thị trường. Khái quát về giá trị lợi ích cũng như tầm quan trọng cần thiết của việc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, quản trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, bài viết đề xuất một vài khuyến nghị nhằm giúp doanh nghiệp nhận thức rõ và quản trị hiệu quả nhãn hiệu của mình trong thời gian tới.

Nhãn hiệu và giá trị nhãn hiệu mang lại cho doanh nghiệp

Hiện nay, thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách chính xác 2 thuật ngữ này, vẫn còn có sự nhầm lẫn về khái niệm, coi 2 thuật ngữ này là 1. Tuy nhiên, trên phương diện pháp lý, khái niệm “nhãn hiệu” được luật hóa quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam bảo hộ, còn “thương hiệu” thì không phải là khái niệm được luật hóa. Theo đó, nhãn hiệu là đối tượng được cơ quan quản lý nhà nước bảo hộ thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (có tính hữu hình).

Trong thực tế, thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” được sử dụng trong các bối cảnh khác nhau, dưới góc độ pháp lý thuật ngữ “nhãn hiệu” thường được sử dụng, còn ở góc độ quản trị doanh nghiệp (DN) thì maketing, tiếp thị và quảng cáo thường sử dụng thuật ngữ “thương hiệu” nhiều hơn. Với chức năng là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, nhãn hiệu là công cụ thực hiện chức năng này để rồi từ đó xây dựng nên uy tín sản phẩm/dịch vụ của DN trong mắt người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm/dịch vụ mà mình muốn lựa chọn nhà cung cấp.

Khi DN có nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghệ… áp dụng cho sản phẩm và được bảo hộ, các đối tượng sở hữu trí tuệ này sẽ trở thành tài sản của DN và mang lại khá nhiều lợi thế cho DN, cụ thể như:

– Lợi thế phát triển sản phẩm: Sở hữu trí tuệ nâng cao niềm tin, sự tự tin và lòng trung thành với người tiêu dùng; cung cấp hình ảnh, danh tiếng và sự nhận diện khác biệt cho DN, nhờ đó khách hàng có thể nhận diện, phân biệt được.

– Lợi thế cạnh tranh: Quyền sở hữu trí tuệ là độc quyền, do đó khi nắm giữ độc quyền về nhãn hiệu, kiểu dáng và sáng chế cho một sản phẩm thì đương nhiên các đối thủ cạnh tranh sẽ không được phép khai thác, sử dụng các nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế đó để sản xuất sản phẩm, vì thế DN duy trì được vị thế cạnh tranh đối với sản phẩm đó trên thị trường. Sở hữu trí tuệ là biện pháp phòng thủ của DN trước các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Khi DN đưa ra thị trường một sản phẩm mới, các đối thủ đều nghiên cứu tìm kiếm những yếu tố để loại bỏ sản phẩm đó, một trong những chiến lược cạnh tranh của đối thủ là tìm xem sản phẩm mới của DN có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không, do đó, việc sản phẩm mới của DN được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ là một lợi thế cạnh tranh.

Xác lập quyền sở hữu và quản trị nhãn hiệu

– Nâng cao giá trị DN: Quyền sở hữu trí tuệ khi được bảo hộ sẽ trở thành tài sản và vì thế sở hữu trí tuệ cũng có thể chuyển giao, chuyển nhượng. Các DN đang sở hữu những nhãn hiệu có danh tiếng, bên cạnh việc tự khai thác độc quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để sản xuất, kinh doanh sản phẩm, DN có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua việc nhượng quyền kinh doanh. Quyền sở hữu trí tuệ còn làm tăng giá trị DN một cách đáng kể khi mua bán sáp nhập DN; nâng cao giá trị của DN trong mắt hoặc các nhà đầu tư và các tổ chức tài trợ…

Thực trạng đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu của doanh nghiệp

Bảo vệ các tài sản sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng không chỉ giúp DN chống lại những hành vi gian lận của các chủ thể khác, mà còn giúp DN tạo lập giá trị lớn khi hầu hết nguồn lợi nhuận DN có được là nhờ vào giá trị của danh tiếng, chất lượng, uy tín của sản phẩm, dịch vụ cung cấp nhiều hơn so với giá trị nguồn vốn hữu hình. Theo đánh giá của PwC Việt Nam, tỷ trọng trung bình của giá trị tài sản vô hình trong tổng giá trị DN tại các DN trên thế giới năm 2016 là 53%, nhưng tỷ trọng này tại các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đạt 26%…  Chính vì vậy, điều quan trọng nhất đối với DN Việt Nam hiện nay là xác lập quyền đối với tài sản sở hữu trí tuệ. Tùy theo đặc tính của tài sản sở hữu trí tuệ và mục đích DN hướng đến mà hình thức sở hữu và cơ sở xác lập quyền sẽ có sự khác biệt.

Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới, phạm vị bảo hộ nhãn hiệu sẽ theo nguyên tắc lãnh thổ, có nghĩa là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia nào thì được bảo hộ tại quốc gia đó. DN sở hữu nhãn hiệu ngoài việc được độc quyền sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng, định đoạt, còn là cơ sở để các DN chủ động chống lại hàng giả, hàng nhái, bảo vệ thị phần cung cấp hàng hóa, dịch vụ của DN và chủ nhãn hiệu có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm thông qua các biện pháp hành chính, dân sự, hình sự.

Thống kê cho thấy, số đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) đang ngày càng tăng, DN vừa và nhỏ cũng đang dần có sự quan tâm nhất định tới vấn đề này. Trước năm 1990, mỗi năm chỉ có khoảng 300 đến 2.000 đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chủ yếu là từ các DN kinh doanh có nhu cầu phát triển, mở rộng thi trường. Giai đoạn từ 1990 – 2005, trung bình mỗi năm có khoảng 4.500 đơn đăng ký bảo hộ. Từ năm 2010 đến nay, trung bình mỗi năm có khoảng 32.000 đến 50.000 đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Thực tế trên cho thấy, sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức cũng như hành động về quản trị tài sản trí tuệ nói chung và quản trị nhãn hiệu nói riêng của DN.

Nhìn chung, vấn đề sở hữu trí tuệ đã được các DN quan tâm, tuy nhiên, số lượng đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu so với cộng đồng DN Việt Nam thì vẫn còn khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết các DN mới chỉ quan tâm đến phát triển sản phẩm, gọi vốn đầu tư, lập kế hoạch marketing, bán hàng mà quên mất vấn đề sở hữu trí tuệ, bảo vệ ý tưởng, bảo hộ thương hiệu vốn là quyền pháp lý rất quan trọng của người khởi nghiệp. Trong khi đó, nhận thức và nguồn cung cấp thông tin về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam còn hạn chế. Ngay cả giá trị và tiềm năng của quyền sở hữu trí tuệ cũng chưa được các DN đánh giá và nhận thức đúng mức.

Đơn cử như vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài. Đây là việc làm tiên quyết mà các DN sản xuất kinh doanh mặt hàng xuất khẩu phải quan tâm hàng đầu trong quản trị nhãn hiệu. Thế nhưng, số lượng DN Việt Nam thực hiện lại rất ít, ngay cả khi các sản phẩm của DN Việt Nam đã có mặt ở nhiều thị trường trọng điểm trên thế giới. Ví dụ, Trung Quốc hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên số lượng nhãn hiệu của DN Việt Nam đăng ký bảo hộ tại Trung Quốc chưa đến vài trăm nhãn hiệu, trong khi đó số nhãn hiệu đăng ký tại Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc và Hoa Kỳ lên tới hàng chục ngàn nhãn hiệu.

Trên thực tế, đã có không ít các thương hiệu Việt đã bị một số cá nhân, tổ chức đăng ký trước để chiếm đoạt tại thị trường nước ngoài, khiến các DN Việt phải mua lại với giá cao, hoặc bị lợi dụng uy tín để ngăn cản hàng hóa thâm nhập thị trường sở tại… Những đặc sản gắn liền với chỉ dẫn địa lý của các địa phương thường là những đối tượng dễ bị xâm hại nhiều nhất như: nước mắm Phan Thiết, Phú Quốc, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi… Trong các siêu thị, cửa hàng ở các nước, không khó để thấy nhiều sản phẩm của Thái Lan, Trung Quốc in lên bao bì sản phẩm là bún bò Huế, hủ tíu Sa Đéc… Một số nhãn hiệu lớn của Việt Nam hiện nay cũng đang phải đối mặt với nguy cơ vi phạm tại nhiều thị trường như cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vinataba, PetroVietNam của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam…

Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Cùng với quá trình sáng tạo và phát triển các tài sản trí tuệ mới, hoạt động quản trị tài sản trí tuệ trong từng DN, trường, viện là rất quan trọng để tạo một môi trường rộng rãi cho việc vận dụng pháp luật sở hữu trí tuệ vào thực tiễn nghiên cứu phát triển, sản xuất kinh doanh, chuyển giao áp dụng và nhân rộng các thành quả sáng tạo vào cuộc sống.

Theo đó, việc đầu tiên của quản trị tài sản trí tuệ mà DN cần làm, là thống kê, đánh giá và phân loại, định giá các tài sản trí tuệ hiện có trong DN. Nếu tài sản trí tuệ là các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp thì có thể thuộc 1 trong 2 loại sau: Loại thứ nhất gồm các đối tượng mà quyền sở hữu công nghiệp được xác lập không cần đăng ký như tên thương mại, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu nổi tiếng; Loại thứ hai gồm các đối tượng mà quyền sở hữu công nghiệp chỉ được xác lập thông qua đăng ký sáng chế, đăng ký kiểu dáng công nghiệp và đăng ký nhãn hiệu.

Với tên thương mại và bí mật kinh doanh thì DN phải xem xét hiện trạng pháp lý của các đối tượng liệu đã thỏa mãn các tiêu chuẩn bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể là xem tên thương mại hiện có đáp ứng được tính phân biệt giữa DN với các DN khác trong cùng lĩnh vực, địa bàn kinh doanh và đã được sử dụng trên thực tế? Khi thỏa mãn các điều kiện trên thì tên thương mại của DN sẽ được nhà nước bảo hộ.

Với các đối tượng sở hữu công nghiệp mà quyền được xác lập thông qua đăng ký như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu… thì cần xác định thực trạng các đối tượng đó ra sao, DN có bao nhiêu nhãn hiệu, nhãn hiệu nào đã đăng ký và được cấp bằng độc quyền, nhãn hiệu DN nào chưa đăng ký, chiến lược sử dụng các nhãn hiệu… Tương tự, cần xác định DN có bao nhiêu sáng chế, bao nhiêu kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu nào đã đăng ký và nhãn hiệu nào chưa đăng ký…

Tiếp theo công đoạn thống kê là đánh giá các đối tượng, DN cần thực hiện việc đăng ký hoặc đăng ký gia hạn các đối tượng mà DN chưa đăng ký. Về nguyên tắc, Nhà nước chỉ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp nào thỏa mãn tiêu chuẩn bảo hộ nhưng nộp đơn sớm nhất (kể cả đơn của người nước ngoài). Vì vậy, khi thực hiện đăng ký, DN cần phải đánh giá khả năng bảo hộ từng đối tượng. Nếu đăng ký sáng chế, thì phải xem các sáng chế đó còn tính mới không, có trình độ sáng tạo không và sáng chế có khả năng áp dụng không (tính khả thi). Với kiểu dáng công nghiệp cũng tương tự như sáng chế. Còn đối với nhãn hiệu, thì có phải là những dấu hiệu (chữ, hình, hay kết hợp cả 2) do DN tự đặt, tự thiết kế ra chứ không phải đi sao chép, đánh cắp của người khác và các dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của DN khác. Khi có cơ sở khẳng định các đối tượng trên có khả năng bảo hộ cao thì DN tiến hành đăng ký và đăng ký càng nhanh càng tốt để dành ngày sớm nhất (ngày ưu tiên); còn nếu các thông tin cho thấy khả năng đăng ký là bất lợi vì khó lòng được bảo hộ thì không nên đăng ký vì chỉ thêm tốn tiền và mất thời gian.

Khi các đối tượng sở hữu công nghiệp của DN đã được Nhà nước bảo hộ thì DN phải tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các đối tượng đó nhằm bù đắp những chi phí nghiên cứu, đăng ký và quan trọng là tạo ra lợi nhuận, do cơ chế độc quyền mang lại. Nếu chỉ đăng ký mà không sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả thì việc đăng ký sở hữu công nghiệp trở nên vô nghĩa, thậm chí còn lãng phí, tốn kém. Tiếp đến, DN cần chủ động và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chống lại những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình, nhằm bảo vệ quyền đối với các tài sản trí tuệ được Nhà nước bảo hộ.

Để thực hiện các nội dung nhằm quản trị tốt các tài sản trí tuệ, DN có thể chủ động quản trị, hoặc thuê các văn phòng luật sư (hoặc luật sư) thực hiện việc quản trị thông qua hợp đồng thuê quản trị tài sản trí tuệ (như một số DN trong nước và nhiều DN trên thế giới đã triển khai có hiệu quả). Một số DN của Việt Nam thường giao nhiệm vụ quản trị tài sản trí tuệ, đặc biệt chú trọng quản trị nhãn hiệu cho phòng kinh doanh, marketing đảm nhận.

Gửi yêu cầu

Hồ sơ năng lực

Dịch vụ

CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THÀNH ĐÔ

Số ĐKDN: 0107025328
Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 13/10/2015

Follow us

TRỤ SỞ CHÍNH

Căn hộ số 30-N7A  Trung Hòa – Nhân Chính,  Nhân Chính, Hà Nội.

0985 103 666

0906 020 090

HỘI SỞ HÀ NỘI

Tầng 5 - tòa nhà Viễn Đông, 36 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

0985 103 666

0906 020 090

CN HỒ CHÍ MINH

Tầng 3, 353 - 355 An Dương Vương, phường 3, quận 5, TP. HCM.

0985 103 666

0978 169 591

CN HẢI PHÒNG

Tầng 4 - tòa nhà Việt Pháp, 19 Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng.

0985 103 666

0906 020 090


VP ĐÀ NẴNG

Số 06 Trần Phú, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

0985 103 666

0906 020 090

VP CẦN THƠ

Tầng 4 - tòa nhà PVcombank, 131 Trần Hưng Đạo, Cần Thơ.

0985 103 666

0906 020 090

VP QUẢNG NINH

05 - A5 Phan Đăng Lưu, KĐT Mon Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh.

0985 103 666

0906 020 090

VP THÁI NGUYÊN

Tầng 4 - tòa nhà 474 Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

0985 103 666

0906 020 090


VP NAM ĐỊNH

Tầng 3 - số 615 Giải Phóng, Văn Miếu, TP Nam Định, tỉnh Nam Định.

0985 103 666

0906 020 090

VP BẮC NINH

Số 70 Tạ Quang Bửu, phường Kinh Bắc, Tỉnh Bắc Ninh. 

0985 103 666

0906 020 090

VP THANH HÓA

Tầng 4 - tòa nhà Dầu Khí, 38A Đại Lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

0985 103 666

0906 020 090

VP NGHỆ AN

Tầng 14 - tòa nhà Dầu Khí, số 7 Quang Trung, TP Vinh, Tỉnh Nghệ An.

0985 103 666

0906 020 090


VP NHA TRANG

Tầng 9 - Nha Trang Building, 42 Lê Thành Phương, TP Nha Trang.

0985 103 666

0906 020 090

VP LÂM ĐỒNG

Số60C  Nguyễn Trung Trực , phường 3, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

0985 103 666

0906 020 090

VP AN GIANG

Số 53 - 54 đường Lê Thị Riêng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

0985 103 666

0906 020 090

VP CÀ MAU

Số 50/9 Hùng Vương, phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

0985 103 666

0978 169 591


Copyright © 2024 CTCP Thẩm Định Giá Thành Đô, LLC. All Rights Reserved.

    TƯ VẤN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN

    Cảm ơn bạn đã quan tâm dịch vụ thẩm định giá Thành Đô. Hãy chia sẻ yêu cầu thẩm định giá của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.
    Thành công
    Yêu cầu liên hệ của bạn đã được tiếp nhận. Chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất.
    Cám ơn quý khách đã tin tưởng