Skip to main content

0985 103 666
0906 020 090

EMAIL

info@tdvc.com.vn

Góc kinh tế học: Người giàu ở nước nghèo và người nghèo ở nước giàu – ai giàu hơn?

Thứ sáu, 20/09/2019, 9:20 (GMT+7)

Người giàu ở nước nghèo, người nghèo ở nước giàu

Bạn muốn làm người giàu ở nước nghèo hay làm người nghèo ở nước giàu?

Bạn muốn làm người giàu ở nước nghèo hay làm người nghèo ở nước giàu? Câu hỏi thường gợi sự tranh luận sôi nổi và hầu như không có hồi kết. Nhưng chúng ta có thể thêm một vài giả định vào câu hỏi, khi đó, ta sẽ có câu trả lời.

Chúng ta hãy thu hẹp trọng tâm vào thu nhập, và giả định rằng, mọi người chỉ quan tâm đến lợi ích của chính họ (coi nhẹ sự bất bình đẳng và các điều kiện xã hội khác).

Những người giàu có và những người nghèo được tính là những người nằm trong 5% dân số thu nhập cao nhất và 5% dân số thu nhập thấp nhất.

Ở một nước giàu điển hình, 5% dân số nghèo nhất nhận được khoảng 1% thu nhập quốc dân. Dữ liệu đối với các nước nghèo rất ít, nhưng thường 5% người giàu nhất ở nước nghèo sở hữu 25% thu nhập quốc dân.

Người giàu ở nước nghèo, người nghèo ở nước giàu

Ở một quốc gia nghèo điển hình (như Liberia hoặc Nigeria), thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.000 USD, ở một quốc gia giàu có điển hình (như Thụy Sĩ hoặc Na Uy) là 65.000 USD. Các con số đã được điều chỉnh ngang giá sức mua.

Bây giờ, chúng ta có thể tính toán rằng một người giàu ở một quốc gia nghèo có thu nhập 5.000 USD (1.000 USD x 25% : 5%) trong khi một người nghèo ở một quốc gia giàu có kiếm được 13.000 đô la (65.000 USD x 1% : 5%). Vậy đo lường bằng mức sống vật chất, người nghèo ở nước giàu sẽ giàu hơn gấp đôi người giàu ở nước nghèo.

So sánh này nhấn mạnh sự chênh lệch thu nhập giữa các quốc gia, liên quan đến sự bất bình đẳng giữa các quốc gia.

Vào buổi bình minh của tăng trưởng kinh tế hiện đại, trước Cách mạng Công nghiệp xảy ra, bất bình đẳng dường như chỉ tồn tại trong mỗi quốc gia. Khoảng cách thu nhập giữa châu Âu và các khu vực nghèo hơn trên thế giới là rất nhỏ. Nhưng khi phương Tây phát triển vào thế kỷ XIX, nền kinh tế thế giới đã trải qua một sự phân kỳ lớn, khiến khoảng cách thu nhập giữa các nước giàu và nghèo mở rộng nhanh chóng.

Từ cuối những năm 1980 trở đi, có hai xu hướng đóng vai trò thay đổi bức tranh này. Xu hướng thứ nhất, là nhiều quốc gia kém phát triển bắt đầu tăng trưởng kinh tế nhanh hơn nhiều so với các nước giàu trên thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, cư dân ở các nước đang phát triển điển hình ngày càng giàu hơn với tốc độ nhanh hơn.

Thứ hai, sự bất bình đẳng bắt đầu gia tăng ở nhiều nền kinh tế tiên tiến, đặc biệt là những nước có thị trường tự do, ít được điều tiết. Sự gia tăng bất bình đẳng ở Hoa Kỳ đã trở nên rõ rệt đến mức người nghèo ở Mỹ không giàu hơn người giàu ở các nước nghèo là bao (trái ngược với bài toán trên).

Người giàu ở nước nghèo, người nghèo ở nước giàu

Trong một bài báo chưa được công bố dựa trên dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu bất bình đẳng thế giới , Lucas Chelon của Trường Kinh tế Paris ước tính rằng, có đến 3/4 sự bất bình đẳng toàn cầu hiện nay là bất bình đẳng trong một đất nước.

Trong một thời gian dài, các nhà kinh tế đã cho rằng cách hiệu quả nhất để giảm chênh lệch thu nhập toàn cầu sẽ là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước thu nhập thấp. Và học cũng cho rằng cách tốt nhất để tăng thu nhập ở phần còn lại của thế giới là cho phép một lượng lớn lao động từ các nước nghèo gia nhập thị trường lao động của các nước giàu.

Nhưng có lẽ điều cần làm là giảm bất bình đẳng trong chính các quốc gia.

Tác giả: Dani Rodrik, Giáo sư Kinh tế Chính trị Quốc tế tại Trường Chính phủ John F. Kennedy của Đại học Harvard, là tác giả của cuốn sách “Cuộc nói chuyện thẳng thắn về thương mại: Ý tưởng cho nền kinh tế thế giới lành mạnh”.

Theo Trí thức trẻ/Project Syndicate

 

 

 

Gửi yêu cầu

Hồ sơ năng lực

Dịch vụ

Cùng chuyên mục


Đọc thêm

CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THÀNH ĐÔ

Số ĐKDN: 0107025328
Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày 13/10/2015

Follow us

TRỤ SỞ CHÍNH

Căn hộ số 30-N7A  Trung Hòa – Nhân Chính,  Nhân Chính, Hà Nội.

0985 103 666

0906 020 090

HỘI SỞ HÀ NỘI

Tầng 5 - tòa nhà Viễn Đông, 36 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

0985 103 666

0906 020 090

CN HỒ CHÍ MINH

Tầng 3, 353 - 355 An Dương Vương, phường 3, quận 5, TP. HCM.

0985 103 666

0978 169 591

CN HẢI PHÒNG

Tầng 4 - tòa nhà Việt Pháp, 19 Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng.

0985 103 666

0906 020 090


VP ĐÀ NẴNG

Số 06 Trần Phú, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

0985 103 666

0906 020 090

VP CẦN THƠ

Tầng 4 - tòa nhà PVcombank, 131 Trần Hưng Đạo, Cần Thơ.

0985 103 666

0906 020 090

VP QUẢNG NINH

05 - A5 Phan Đăng Lưu, KĐT Mon Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh.

0985 103 666

0906 020 090

VP THÁI NGUYÊN

Tầng 4 - tòa nhà 474 Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

0985 103 666

0906 020 090


VP NAM ĐỊNH

Tầng 3 - số 615 Giải Phóng, Văn Miếu, TP Nam Định, tỉnh Nam Định.

0985 103 666

0906 020 090

VP BẮC NINH

Số 70 Tạ Quang Bửu, phường Kinh Bắc, Tỉnh Bắc Ninh. 

0985 103 666

0906 020 090

VP THANH HÓA

Tầng 4 - tòa nhà Dầu Khí, 38A Đại Lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

0985 103 666

0906 020 090

VP NGHỆ AN

Tầng 14 - tòa nhà Dầu Khí, số 7 Quang Trung, TP Vinh, Tỉnh Nghệ An.

0985 103 666

0906 020 090


VP NHA TRANG

Tầng 9 - Nha Trang Building, 42 Lê Thành Phương, TP Nha Trang.

0985 103 666

0906 020 090

VP LÂM ĐỒNG

Số60C  Nguyễn Trung Trực , phường 3, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

0985 103 666

0906 020 090

VP AN GIANG

Số 53 - 54 đường Lê Thị Riêng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

0985 103 666

0906 020 090

VP CÀ MAU

Số 50/9 Hùng Vương, phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

0985 103 666

0978 169 591


Copyright © 2024 CTCP Thẩm Định Giá Thành Đô, LLC. All Rights Reserved.

    TƯ VẤN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN

    Cảm ơn bạn đã quan tâm dịch vụ thẩm định giá Thành Đô. Hãy chia sẻ yêu cầu thẩm định giá của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.
    Thành công
    Yêu cầu liên hệ của bạn đã được tiếp nhận. Chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất.
    Cám ơn quý khách đã tin tưởng