Thẩm định giá động sản
Gần 200 năm trước đây, những thẩm định viên đầu tiên thực hành nghề thẩm định giá động sản (máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất) của mình trong khu công nghiệp hóa chất của nước Anh. Do cuộc cách mạng công nghiệp và hoạt động thương mại toàn cầu ngày càng tăng vào nửa đầu thế kỷ XIX nên việc cần thiết phải có hoạt động thẩm định giá máy, thiết bị. Từ đó mở ra một nghề mới và đồng thời cũng đặt ra yêu cầu các thẩm định viên phải có chuyên môn cao và hiểu biết chuyên sâu về giá máy móc, thiết bị.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc vô cùng mạnh mẽ, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xây dựng mới ngày càng nhiều. Vì vậy thẩm định giá động sản có vai trò vô cùng quan trọng trọng sự phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thẩm định giá động sản là xác định giá trị bằng tiền của động sản theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá trị thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
1. Khái niệm Động sản
Động sản được định nghĩa là những tài sản không phải bất động sản. Động sản có đặc điểm là không gắn cố định với một không gian, vị trí nhất định vầ có thể di dời được như: Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, dây chuyền công nghệ…
Bộ luật dân sự năm 2015 không liệt kê như trường hợp bất động sản mà quy định: “Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”.
Động sản là tiêu chí để phân loại tài sản trong quyền sở hữu.
2. Vai trò thẩm định giá động sản
Thẩm định giá động sản là một nhánh của thẩm định giá tài sản, là sản phẩm của nền kinh tế thị trường mang tính chuyên môn hóa trong nghề thẩm định giá. Cùng đó, thẩm định viên về giá đóng vai trò cung cấp cho khách hàng những giá trị của tài sản một cách độc lập, phân tích chuyên sâu, phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục đích cho mục đích nhất định theo thiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và Quốc tế. Để hoạt động thẩm định giá đáp ứng được yêu cầu của thị trường, chúng ta cần phải thiết lập một khuôn khổi pháp lý tạo điều kiện cho các tổ chức thẩm định giá một cách khoa học, đề cao đạo đức cũng như chuyên môn trong nghề thẩm định giá. Khi khung pháp lý thẩm định giá được hoàn thiện, hoạt động thẩm định giá máy, thiết bị sẽ có những vai trò sau:
- Xác định đúng giá trị máy móc thiết bị, tháo gỡ mâu thuẫn về giá giữa các bên tham gia giao dịch dân sự trên thị trường, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và giảm thiểu các rủi ro cho các nhà đầu tư
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào các giao dịch về máy, thiết bị.
3. Mục đích Thẩm định giá động sản
Thẩm định giá động sản là nền tảng cần thiết để thực hiện quản lý tài sản có hiệu quả hơn, là cơ sở để đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua sắm mới, chuyển nhượng, cho thuê, bảo hiểm, đầu tư và báo cáo tài chính…
Mục đích thẩm định giá động sản có ảnh hưởng đến lựa chọn cơ sở thẩm định giá. Xác định chính xác mục đích thẩm định giá giúp thẩm định viên tránh được việc lựa chọn cơ sở thẩm định giá không đúng, qua đó áp dụng phương pháp thẩm định giá không phù hợp, dẫn đến việc thẩm định giá không đúng mục đích yêu cầu. Hiện nay, thẩm định giá động sản thường phục vụ mục đích như sau:
- Thế chấp tài sản, bảo lãnh tín dụng;
- Mua bán, chuyển nhượng, góp vốn liên doanh;
- Thành lập doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp;
- Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp;
- Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại;
- Hoạch toán kế toán, tính thuế ;
- Tư vấn và lập dự án đầu tư;
- Các mục đích khác;
4. Hồ sơ thẩm định giá Động sản
4.1 Hồ sơ thẩm định đối với máy móc thiết bị
a, Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất nhập khẩu
- Danh mục tài sản yêu cầu thẩm định
- Tờ khai hải quan
- Invoice
- Packing list
- Hợp đồng thương mại
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Giấy giám định chất lượng
- Catalog thể hiện tính năng kỹ thuật, công suất, thiết kế …
b, Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất trong nước
- Danh mục tài sản yêu cầu thẩm định
- Hợp đồng kinh tế
- Hóa đơn mua bán
- Biên bản thanh lý hợp đồng
- Biên bản bàn giao, nghiệm thu
- Bản vẽ kỹ thuật
- Catalog thể hiện tính năng kỹ thuật, công suất, thiết kế …
4.2 Hồ sơ thẩm định đối với phương tiện vận tải
a, Hồ sơ thẩm định giá xe:
- Giấy chứng nhận đăng ký xe
- Giấy chứng nhận bảo hiểm xe cơ giới
- Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ
b, Hồ sơ thẩm định giá tàu
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa
- Biên bản kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Giấy chứng nhận cấp tàu
- Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế
- Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra
- Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển
5. Cách tiếp cận và phương pháp định giá động sản
Giá cả động sản phụ thuộc phần lớn vào quan hệ cung – cầu trên thị trường. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 01 ban hành theo quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005 của Bộ Tài Chính: Giá thị trường của Động sản là mức giá ước tính đang được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá giữa một bên là người sẵn sàng mua và một bên là người sẵn sàng bán trong một giao dịch khách quan và độc lập trong điều kiện thương mại bình thường. Ngoài ra giá cả của Động sản còn bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như những yếu tố mất cân bằng của thị trường do nhiều nguyên nhân không tính trước được như tính độc quyền, tính đầu cơ, các nhân tố cạnh tranh không lành mạnh … có những yếu tố xuất phát từ sự can thiệp của chính sách Nhà nước như điều chỉnh về chính sách thuế, hạn mức nhập khẩu…
Thẩm định giá động sản thẩm định viên căn cứ vào từng loại động sản, mục đích thẩm định giá, hồ sơ pháp lý thu thập được, thời điểm thẩm định giá để thẩm định viên đưa ra các phương pháp thẩm định giá phù hợp. Hiện nay có 3 cách tiếp cận được thẩm định viên thường xuyên sử dụng thẩm định giá động sản gồm: Cách tiếp cận thị trường: phương pháp so sánh; Cách tiếp cận chi phí: phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp chi phí thay thế; Cách tiếp cận từ thu nhập: phương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp dòng tiền chiết khấu.
- Cách tiếp cận từ thị trường: Phương pháp so sánh
- Cách tiếp cận từ chi phí: Phương pháp chi phí thay thế, phương pháp chi phí tái tạo
- Cách tiếp cận từ thu nhập: Phương pháp dòng tiền chiết khấu, phương pháp vốn hóa trực tiếp
5.1.Cách tiếp cận từ thị trường
Cách tiếp cận từ thị trường là cách thức xác định giá trị của động sản thẩm định giá thông qua việc so sánh động sản thẩm định giá với các động sản giống hệt hoặc tương tự đã có các thông tin về giá trên thị trường.
- Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường là phương pháp thẩm định giá, xác định giá trị của động sản (máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải…) thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của máy, thiết bị so sánh để ước tính, xác định giá trị của máy, thiết bị thẩm định giá.
5.2. Cách tiếp cận từ chi phí
Cách tiếp cận từ chi phí là cách thức xác định giá trị của động sản thẩm định giá thông qua chi phí tạo ra một động sản có chức năng, công dụng giống hệt hoặc tương tự với động sản thẩm định giá và hao mòn của động sản thẩm định giá. Cách tiếp cận từ chi phí có thể sử dụng để xác định giá trị động sản thẩm định giá theo cơ sở giá trị thị trường hoặc phi thị trường.
- Phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế thuộc cách tiếp cận từ chi phí: là cách thức xác định giá trị động sản (máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải…) thẩm định giá thông qua chi phí tạo ra một máy, thiết bị có chức năng, công dụng giống hệt hoặc tương tự với máy, thiết bị thẩm định giá và hao mòn của máy, thiết bị thẩm định giá. Các tiếp cận từ chi phí có thể được sử dụng để xác định giá trị máy móc, thiết bị theo cơ sở giá trị thị trường hoặc phi thị trường.
5.3. Cách tiếp cận từ thu nhập
Cách tiếp cận từ thu nhập là cách thức xác định giá trị của động sản thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ động sản về giá trị hiện tại (giá trị thời điểm thẩm định giá). Cách tiếp cận từ thu nhập có thể sử dụng để xác định giá trị động sản thẩm định giá theo cơ sở giá trị thị trường hoặc phi thị trường.
- Phương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp dòng tiền chiết khấu thuộc cách tiếp cận từ thu nhập là cách xác định giá trị của động sản (máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải…) bị thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất về giá trị hiện tại (giá trị tại thời điểm thẩm định giá). Cách tiếp cận từ thu nhập dựa trên nguyên tắc máy, thiết bị có giá trị vì nó tạo ra thu nhập cho người sở hữu. Cách tiếp cận từ thu nhập có thể được sử dụng để xác định giá trị máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá theo cơ sở giá trị thị trường hoặc phi thị trường.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Thị trường động sản và thẩm định giá động sản cũng như thị trường động sản thị trường máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nhà xưởng, thiết bị, vật tư, hàng hoá gọi chung là thị trường động sản là “nơi” diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và các dịch vụ có liên quan như trung gian, môi giới, tư vấn… liên quan đến động sản giữa các chủ thể tham gia vào thị trường.
Công ty Thẩm định giá Thành Đô với nguồn dữ liệu giá dồi dào, nguồn nhân lực với trình độ kinh nghiệm chuyên môn cao, chúng tôi sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin về giá trị của các động sản với độ tin cậy cao theo từng mục đích thẩm định.
Thẩm định giá Thành Đô Đơn, đơn vị thẩm định giá hàng đầu Việt Nam. Thẩm định giá Thành Đô vinh dự đạt chứng nhận Doanh nghiệp “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019” và áp dụng Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, gọi vốn đầu tư, vay vốn ngân hàng và mua bán minh bạch trên thị trường. Thẩm định giá Thành Đô.
Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá động sản” tại chuyên mục Dịch vụ thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên