Thẩm định giá bất động sản
(TDVC Thẩm định giá bất động sản) – Thẩm định giá bất động sản là số tiền ước tính về giá trị của quyền sở hữu bất động sản: quyền sử dụng đất, quyền sở sở hữu nhà, công trình vật kiến trúc gắn liền với đất đang được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá và cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp được quy định trong các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế.
1. Bất động sản là gì?
Bất động sản là tài sản hữu hình không và thể di chuyển được. Bất động sản là nói đến tính chất vật lý của đất và các vật gắn cố định trên đất như các công trình khác. Bất động sản hay còn gọi là địa ốc hay nhà đất là một thuật ngữ pháp luật có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì gắn liền đất đai. Những thứ được xem là gắn liền với đất đai như là các công trình xây dựng, nhà cửa, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó. Theo khoản 1 Điều 107 Bộ luật dân sự năm 2015 khái niệm bất động sản được hiểu như sau:
Bất động sản bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
- Tài sản khác theo quy định pháp luật.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
2. Thị trường bất động sản là gì?
Thị trường bất động sản được phân chia làm nhiều loại dựa trên loại tài sản với nhiều mức độ hấp dẫn đối với những người tham gia thị trường. Thị trường cho các loại hình bất động sản khác nhau phân chia thành những thị trường phụ phù hợp với sự ưa thích của người mua và người bán.
Thị trường bất động sản là sự tương tác giữa các cá nhân muốn chuyển đổi quyền sở hữu bất động sản để nhận được một số tiền; một nhóm các cá nhân hay công ty có liên hệ với các nhóm khác vì mục đích hướng dẫn các giao dịch bất động sản. Thị trường bất động sản có thể được xem xét theo tính chất về địa lý, cạnh tranh, cung cầu, những điều này có liên hệ các điều kiện chung của thị trường bất động sản.
Thị trường bất động sản là không gian, thời gian, địa điểm cụ thể diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và các dịch vụ có liên quan như trung gian, môi giới, tư vấn… liên quan đến bất động sản giữa các chủ thể trên thị trường mà ở đó vai trò quản lý nhà nước có tác động quyết định đến sự thúc đẩy phát triển hay kìm hãm hoạt động kinh doanh trên thị trường bất động sản.
3. Vai trò thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá tài sản nói chung, thẩm định giá bất động sản nói riêng là một hoạt động rất cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường, có thể coi là trung tâm của tất cả các hoạt động kinh tế. Bởi vì mọi việc có liên quan đến các hoạt động kinh tế đều chịu tác động bởi khái niệm giá trị mà việc thẩm định giá là để xác định giá trị của tài sản ở trên thị trường.
- Thẩm định giá bất động sản có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua, bán, đầu tư, phát triển, quản lý, sở hữu, cho thuê, đánh thuế, bảo hiểm, cầm cố và kinh doanh tài sản.
- Thẩm định đúng giá trị các nguồn vốn tài sản vào các hoạt động kinh tế, qua đó thúc đẩy tài sản vào các hoạt động kinh tế, qua đó thúc đẩy tài sản, bất động sản tham gia vào các giao dịch kinh tế, tháo gỡ những mâu thuẫn về giá giữa các bên tham gia giao dịch dân sự trên thị trường, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và giảm thiểu các rủi ro cho các nhà đầu tư.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào các giao dịch về tài sản, bất động sản.
4. Ý nghĩa thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá bất động sản là yêu cầu của nhiều loại hình nghiệp vụ tài sản (mục đích sử dụng tài sản) mà sinh ra. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường của nước ta, thẩm định giá bất động sản trong quản lý ngày càng có vị trí trọng yếu và nó mang một số ý nghĩa sau đây:
- Thẩm định giá là công tác cơ bản để thực hiện bố trí sản xuất và kinh doanh bất động sản một cách hiệu quả.
- Thẩm định giá góp phần bảo vệ tài sản quốc gia được bù đắp đầy đủ và hình thành giá cả hợp lý, góp phần điều tiết các điều kiện chủ yếu trong quan hệ tái sản xuất xã hội.
- Thẩm định giá bất động sản là thước đo cơ bản hiệu quả công việc duy trì và điều hòa quyền lợi của người có quyền sở hữu và người kinh doanh
- Thẩm định giá bất động sản là điều kiện cần để khai phá yếu tố thị trường và thị trường sản quyền.
- Thẩm định giá bất động sản theo thông lệ quốc tế có lợi cho việc mở cửa, kêu gọi đầu tư nước ngoài, duy trì lợi ích quốc gia.
5. Phân loại bất động sản
Bất động sản có thể phân thành ba loại:
- Bất động sản có đầu tư xây dựng: bất động sản nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai), bất động sản nhà xưởng và công trình thương mại – dịch vụ, bất động sản hạ tầng, bất động sản trụ sở làm việc, … Nhóm bất động sản nhà đất là nhóm cơ bản, tỷ trọng rất lớn, tính chất phức tạp cao, chiếm tuyệt đại đa số các giao dịch trên thị trường bất động sản của một nước.
- Bất động sản không đầu tư xây dựng: Đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng,…
- Bất động sản đặc biệt: các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hóa vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang, v.v…
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Thẩm định giá trị bất động sản
- Phương pháp thẩm định giá bất động sản
- Công ty thẩm định giá bất động sản tại Hồ Chí Minh
- Công ty Thẩm định giá bất động sản uy tín tại Cần Thơ
- Công ty thẩm định giá bất động sản tại Hà Nội
- Công ty thẩm định giá bất động sản công nghiệp tại Đồng Nai
- Công ty thẩm định giá bất động sản tại Bình Dương
- Công ty thẩm định giá bất động sản công nghiệp uy tín hàng đầu Việt Nam
6. Mục đích thẩm định giá bất động sản
Mục đích thẩm định giá bất động sản phản ánh nhu cầu sử dụng tài sản cho một công việc nhất định. Mục đích của thẩm định giá quyết định đến mục đích sử dụng tài sản vào việc gì. Nó phản ánh những đòi hỏi vè mặt lợi ích mà tài sản cần tạo ra cho chủ thế trong mỗi công việc hay giao dịch được xác định. Trong nền kinh tế thị trường, mục đích của thẩm định giá bất động sản bao gồm:
- Thế chấp tài sản, bảo lãnh tín dụng;
- Mua bán, chuyển nhượng, góp vốn liên doanh;
- Thành lập doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp;
- Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp;
- Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại;
- Hoạch toán kế toán, tính thuế ;
- Tư vấn và lập dự án đầu tư;
- Chứng minh tài sản, du học, du lịch, định cư….;
- Các mục đích khác theo quy định pháp luật.
7. Phương pháp định giá Bất động sản
Đối với từng loại bất động sản thẩm định giá, thẩm đinh viên sẽ căn cứ vào: Mục đích thẩm định giá; Đặc điểm của loại hình tài sản thẩm định giá; Mức độ sẵn có, độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu thập trên thị trường từ đó đưa ra phương pháp thẩm định giá phù hợp.
Phương pháp thẩm định giá bất động sản hiện nay được căn cứ thông tư số 145/2016/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 11 về Thẩm định giá bất động sản theo đó có 5 phương pháp thẩm định giá bất động sản như sau:
- Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường;
- Phương pháp chi phí tái tạo; Phương pháp chi phí thay thế thuộc cách tiếp cận từ chi phí;
- Phương pháp dòng tiền chiết khấu; phương pháp vốn hóa trực tiếp thuộc cách tiếp cận từ thu nhập;
- Phương pháp thặng dư; Phương pháp chiết trừ thuộc cách tiếp cận hỗn hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập.
8. Hồ sơ thẩm định giá bất động sản
Hồ sơ thẩm định giá bất động sản bao gồm toàn bộ những thông tin, tài liệu cần thiết, phục vụ cho quá trình thẩm định giá tài sản để hình thành kết quả thẩm định giá cuối cùng. Tài liệu thẩm định giá phải được phân loại, sắp xếp theo thứ tự và được thể hiện trên giấy, phim ảnh hay những vật mang tin khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Hồ sơ thẩm định giá bất động sản có thể khác biệt căn cứ vào mục đích thẩm định giá và loại bất động sản cần thẩm định giá.
8.1 Đối với thẩm định giá nhà ở riêng lẻ
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở
- Giấy phép xây dựng
- Bản đồ hiện trạng
- Tờ khai lệ phí trước bạ
8.2 Đối với thẩm định giá công trình xây dựng
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
- Giấy phép xây dựng
- Các hợp đồng thi công
- Bản vẽ thiết kế
- Bản vẽ hoàn công
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình
9. Quy trình thẩm định giá bất động sản
Quy trình Thẩm định giá có vai trò đặc biệt quan trọng giúp thẩm định viên xác định được các bước thẩm định để đưa ra những kết quả chính xác nhất trong thẩm định giá tài sản. Đối với từng loại tài sản sẽ có những quy trình và phương pháp tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên thẩm định viên, tổ chức thẩm định giá, doanh nghiệp đều phải thủ theo quy trình chung gồm 6 bước “theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 5” như sau:
- Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
- Lên kế hoạch thẩm định giá.
- Khảo sát thực tế, thu thập thông tin (thẩm định giá hiện trạng).
- Phân tích thông tin
- Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
- Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
Ngoài áp dụng quy trình theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 5, Thẩm định giá Thành Đô cũng ban hành quy trình thẩm định giá riêng cho công ty như sau:
Bước 1: Bộ phận kinh doanh tiếp nhận yêu cầu thẩm định giá của đối tác, khách hàng.
Bước 2: Sau khi bộ phận kinh doanh tiếp nhận được hồ sơ yêu cầu thẩm định giá của khách hàng sẽ cung cấp toàn bộ hồ sơ pháp lý cho bộ phận thẩm định, tiếp theo thẩm định viên sẽ phân tích nghiên cứu thông tin pháp lý của hồ sơ yêu cầu.
Bước 3: Các thẩm định viên của công ty khảo sát điều tra thông tin thị trường như: Thông tin khu vực dựa vào kinh nghiệm đã làm tại đó (nếu đã thực hiện thẩm định tại đó), thông tin trên internet, dữ liệu của công ty. Báo giá trị sơ bộ ước tính của tài sản (nếu khách hàng yêu cầu) lại cho đối tác, khách hàng.
Bước 4: Thực hiện thẩm định giá
- Khảo sát thực tế tài sản: Kích thước thửa đất, công trình xây dựng trên đất, xác định vị trí tài sản tọa lạc, chiều dài đường ngõ, môi trường kinh doanh, môi trường sống…Tham khảo các giao dịch thực tế của khu vực xung quanh và phân tích thêm ngân hàng dữ liệu của công ty.
- Tham khảo các thông tin trên internet: Các website về bất động sản, các trang mua bán bất động sản, các trang mạng xã hội, diễn đàn bất động sản, các sàn giao dịch bất động sản…
- Hội ý chuyên gia: Các chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định giá bất động sản của công ty sẽ hội ý phân tích chuyên sâu thị trường và tài sản đưa để đưa ra phương pháp thẩm định để xác định giá trị tài sản.
- Cuối cùng là lập báo cáo thẩm định giá theo pháp luật Việt Nam và cơ sở thẩm định giá theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Bước 5: Ban kiểm soát
Kiểm tra lại toàn bộ thông tin pháp lý, thông tin khách hàng, mục đích thẩm định, phương pháp thẩm định, thông tin tài sản thẩm định và giá trị thẩm định cuối cùng để phát hành báo cáo thẩm định.
Sau khi đã thống nhất mức giá để phát hành chứng thư thẩm định, bộ phận kiểm soát sẽ báo lại cho bộ phận thẩm định về tình trạng hồ sơ đã đạt yêu cầu hay cần bổ sung.
Bước 6: Trình ban lãnh đạo
Sau khi đã có giá trị cuối cùng được kiểm soát hồ sơ được trình lên ban Giám đốc phê duyệt.
Bộ phận kinh doanh sẽ báo lại giá trị thẩm định cho khách hàng.
Bước 7: Phát hành hồ sơ thẩm định:
Bộ phận in ấn công ty làm các thủ tục in chứng thư và báo cáo thẩm định, scan file chứng thư báo cáo thẩm định gửi cho khách hàng và chuyển khách hàng bản gốc theo đường chuyển phát nhanh hoặc giao tận nơi cho khách hàng. Thực hiện lưu trữ tài liệu.
Bước 8: Hoàn thành thẩm định
Dịch vụ thẩm định giá bất động sản tại Công ty Thẩm định giá Thành Đô là thế mạnh của công ty với lực lượng thẩm định viên, chuyên viên có trình độ, kinh nghiệm chuyên môn cao với kho dữ liệu bất động sản khắp cả nước đủ khả năng đáp ứng tốt nhất cho mục đích thẩm định giá đa dạng của khách hàng. Thẩm định giá Thành Đô luôn cung cấp cho khách hàng những thông tin, giá trị thực, tài sản thực, chính xác và có độ tin cậy cao nhất theo nhu cầu của khách hàng.
Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, doanh nghiệp Thẩm định giá uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Thành Đô áp dụng Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, gọi vốn đầu tư, vay vốn từ các tổ chức tín dụng và mua bán minh bạch trên thị trường.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
Thẩm định giá nhà ở riêng lẻ (villa, biệt thự, nhà liền kề), thẩm định giá căn hộ chung cư, thẩm định giá cao ốc, thẩm định giá văn phòng…
Nhà ở riêng lẻ: (gồm: biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) là nhà ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được xây dựng trên đất được ghi nhận có mục đích sử dụng là đất ở (đất thổ cư).
Nhà chung cư: là nhà ở có cả phần sở hữu riêng và chung, có nhiều hơn một tầng, nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang và hệ thống hạ tầng sử dụng chung cho các hộ dân cư. Chung cư được chia làm hai loại dựa vào mục đích sử dụng là để ở và sử dụng hỗn hợp cả để ở với kinh doanh.
Cao ốc: cũng giống như những khu nhà chung cư, đều là nhà cao tầng với rất nhiều tầng. Tuy nhiên, cao ốc chủ yếu là để làm văn phòng, cho các doanh nghiệp thuê làm đại diện văn phòng hoặc làm trụ sở công ty.
Nếu như chung cư là những nơi để cho cư dân sinh sống, thì cao ốc là nơi làm việc của các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước. Không giống như thiết kế của các căn hộ cao cấp, cao ốc chủ yếu thiết kế mô hình văn phòng để cho doanh nghiệp thuê và hoạt động có hiệu quả hơn.
Văn phòng (hay công sở): là tên gọi chỉ chung về một phòng hoặc khu vực làm việc khác trong đó mọi người làm việc hay là những tòa nhà được thiết kế, bố trí để sử dụng hoặc cho thuê đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động văn phòng (liên quan đến giấy tờ, sổ sách, máy vi tính….), Văn phòng cũng có thể biểu thị một vị trí hay một bộ phận trong một tổ chức với các nhiệm vụ cụ thể gắn liền với các hoạt động liên quan đến những công việc chung, đối nội, đối ngoại, quản lý công sở của tổ chức đó (Văn phòng Sở, hay văn phòng được đặt trong các cơ quan, tổ chức, công ty và thường có các chức danh Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng…). Thời Trung Cổ (1000-1300) văn phòng đã được manh nha hình thành và là nơi mà hầu hết các lá thư của triều đình, các văn bản luật pháp đã được sao chép và lưu giữ.
Mục đích thẩm định giá
Thẩm định giá trị nhà ở riêng lẻ, chung cư, văn phòng, cao ốc, văn phòng phục vụ các mục đích:
- Mua bán, chuyển nhượng.
- Vay vốn ngân hàng.
- Góp vốn liên doanh.
- Cổ phần hóa và thành lập doanh nghiệp.
- Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp.
- Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại.
- Hoạch toán kế toán, tính thuế.
- Tư vấn và lập dự án đầu tư.
Hồ sơ thẩm định giá
Hồ sơ thẩm định nhà ở riêng lẻ, chung cư, văn phòng, cao ốc, văn phòng cần chuẩn bị
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở
- Giấy phép xây dựng
- Bản đồ hiện trạng
- Tờ khai lệ phí trước bạ
Thẩm định giá nhà xưởng: Nhà xưởng thép, nhà xưởng gỗ…Thẩm định giá công trình xây dựng: Khách sạn, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất kinh doanh
Nhà xưởng là gì?
Nhà xưởng là tài sản vật chất có sức chứa và quy mô quản lý lớn (so với cửa hàng), có thể là địa điểm tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển hàng hóa.
Phân loại nhà xưởng
Các loại nhà xưởng: Nhà xưởng có thể xây dựng từ thép, gỗ nhưng hiện nay chủ yếu làm theo kiểu nhà thép mang do có các tính năng ưu việt hơn cả với những đặc điểm sau:
a, Tính bền vững
- Nhà thép giúp quá trình sản xuất liên tục, không bị ngưng trệ hay ảnh hưởng bởi các yếu tố khí hậu như mưa, bão, tuyết, hay động đất…
- Cấu tạo bằng Kết cấu thép giúp chống lại các rủi ro hỏa hạn có thể xảy ra, nhà xưởng gỗ không có ưu điểm này.
- Chống sự thấm nước và côn trùng tấn công: Khác với các cấu trúc nhà gỗ, thép là chất liệu bền, chống lại sự thấm nước hay côn trùng và những yếu tố gây ra hư hại cho nhà xưởng. Mặt khác, thép là chất liệu cực bền, không dễ bị oằn, uốn cong bởi yếu tố nhiệt độ, giữ cho cấu trúc nhà xưởng luôn bền vững theo thời gian.
b, Thân thiện với môi trường
Để xây lắp một nhà xưởng gỗ cần rất nhiều thân cây với bản chất gỗ tốt. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của các loài động vật cũng như con người. Do vậy, sắt thép là sự lựa chọn tốt nhất để bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Thời gian xây lắp nhanh, chi phí lắp đặt tiết kiệm, bảo hành lâu dài.
- Tùy theo quy mô, nhà xưởng có thể được hoàn thành trong vòng vài tháng, quá trình tháo gỡ, di dời chỉ trong vài tuần.
- Nhà thép được xây dựng bảo trì trong thời gian dài, các kết cấu được sơn lại bảo đảm độ bền cho hoạt động tối ưu của nhà thép.
- Chi phí xây lắp đặt nhà thép có thể cao hơn nhà gỗ, nhưng độ bền, thời gian sử dụng và các đặc tính ưu việt trên là nền tảng để nhà thép là lựa chọn tối ưu cho các công ty.
Công trình xây dựng là gì?
Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Xây dựng 2014: Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.
Phân loại công trình xây dựng:
a, Công trình dân dụng
- Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ
- Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa, công trình giáo dục, công trình y tế, công trình thương nghiệp, dịch vụ, nhà làm việc, khách sạn, nhà khách, nhà phục vụ giao thông, nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyền hình, nhà ga, bến xe, công trình thể thao các loại
b, Công trình công nghiệp gồm: công trình khai thác than, khai thác quặng; công trình khai thác dầu, khí; công trình hoá chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo; công trình công nghiệp điện tử – tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
c, Công trình giao thông gồm:
- Công trình đường bộ, công trình đường sắt, công trình đường thủy, cầu, cầu, sân bay.
d, Công trình thủy lợi gồm:
- Hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại.
e, Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm:
- Công trình cấp nước, thoát nước;
- Nhà máy xử lý nước thải,
- Công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác thải;
- Công trình chiếu sáng đô thị.
Mục đích thẩm định giá
Mục đích thẩm định giá nhà Xưởng và công trình xây dựng
- Mua bán, chuyển nhượng.
- Vay vốn ngân hàng.
- Góp vốn liên doanh.
- Cổ phần hóa và thành lập doanh nghiệp.
- Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp.
- Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại.
- Hoạch toán kế toán, tính thuế.
- Tư vấn và lập dự án đầu tư.
Hồ sơ thẩm định giá
Hồ sơ thẩm định giá nhà xưởng và công trình xây dựng
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
- Giấy phép xây dựng
- Các hợp đồng thi công
- Bản vẽ thiết kế
- Bản vẽ hoàn công
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình
Đất đai cung cấp nền tảng cho các hoạt động xã hội và hoạt động kinh tế của con người. Đất đai được xem như một loại hàng hóa hữu hình và là nguồn gốc của giá trị tài sản. Vì vậy thẩm định giá đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với các bên liên quan phục vụ mục đích chính đáng của các bên, từ đó thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
Khái niệm đất đai
Khái niệm đất đai đối với luật gia: Đất đai là một vùng đất có ranh giới với khoảng không gian ở trên và bên dưới đất. Những thứ ở trên phần đất đai đó đều thuộc quyền sở hữu của người có đất đó. Nó thể hiện quyền lợi khác nhau quyết định những gì có thể thực hiện được với đất.
Khái niệm đất đai theo luật đất đai 2013: Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.
Hiện nay có rất nhiều loại đất khác nhau: Đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất cho thuê trả tiền một lần, đất cho thuê trả tiền hàng năm, đất dự án, đất sản xuất kinh doanh… Đất nắm vai trò quan trọng cho đời sống của từng cá nhân, tổ chức, xã hội và từng quốc gia sẽ có ranh giới sở hữu đất đai riêng.
Đối với luật pháp Việt Nam là mỗi cá nhân tổ chức có quyền sở hữu, chuyển nhượng, sang tên cho tặng, cho thuê đất đai của mình và được luật pháp bảo hộ và công nhận. Bất cứ hành động nào làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu đất đai đều bị truy cứu
Nhà nước có quyền cao nhất trong việc sử dụng đất:
- Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất
- Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất
- Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất
- Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đấtư
- Nhà nước quyết định giá đất
- Nhà nước quyết định chính sách tài chính về đất đai
- Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
- Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai
Mục đích thẩm định giá đất
- Mua bán, chuyển nhượng.
- Vay vốn ngân hàng.
- Góp vốn liên doanh.
- Cổ phần hóa và thành lập doanh nghiệp.
- Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp.
- Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại.
- Hoạch toán kế toán, tính thuế.
- Tư vấn và lập dự án đầu tư.
Hồ sơ thẩm định giá đất đai
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở
- Giấy phép xây dựng
- Bản đồ hiện trạng
- Tờ khai lệ phí trước bạ
Phương pháp thẩm định giá đất
Theo thông tư số 145/2016/TT-BTC Bộ tài chính ban hành ngày 6 tháng 10 năm 2016 Tiêu chuẩn thẩm định giá số 11 Thẩm định giá bất động sản là đất gồm có 5 phương pháp cơ bản như sau:
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp chiết trừ;
- Phương pháp vốn hóa trực tiếp;
- Phương pháp dòng tiền chiết khấu;
- Phương pháp thặng dư.
Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá, xác định giá trị của bất động sản là đất thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các bất động sản là đất so sánh để ước tính, xác định giá trị của tài sản thẩm định giá.
Phương pháp chiết trừ là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị quyền sử dụng đất của thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).
Phương pháp vốn hóa trực tiếp là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của đất thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi dòng thu nhập thuần ổn định hàng năm dự kiến có được từ đất về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng vốn hóa phù hợp.
Là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của đất thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ đất về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp. Phương pháp này được sử dụng để xác định giá trị của đất dựa trên thu nhập hoặc khả năng mang lại thu nhập trong trường hợp mảnh đất đó không được sử dụng hoặc cho người sở hữu trực tiếp sử dụng.
Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của bất động sản có tiềm năng phát triển dựa trên cơ sở lấy giá trị ước tính của phát triển giả định của tài sản (tổng doanh thu phát triển) trừ đi tất cả các chi phí dự kiến phát sinh (bao gồm lợi nhuận nhà đầu tư) để tạo ra sự phát triển đó.
Khi tiến hành thẩm định giá đất đai, thẩm định viên có thể áp dụng các phương pháp thẩm định giá phù hợp theo từng thời điểm, loại đất, trường hợp áp dụng cụ thể.
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên