Thẩm định giá tài sản vô hình
(TDVC Thẩm định giá tài sản vô hình) – Một nền kinh tế mạnh, có năng lực cạnh tranh cao phải có nhiều doanh nghiệp lớn, có thương hiệu, uy tín trên thị trường thế giới. Trong những năm gần đây, có một số thương hiệu Việt Nam bán cho nhà đầu tư nước ngoài với giá cao hơn nhiều so với tổng giá trị tài sản hữu hình như: ICP (60 triệu USD) hay Diana (184 triệu USD), P/S (5 triệu USD), Phở 24 (20 triệu USD)… Điều này cho thấy, giá trị vô hình đã dần được ghi nhận khi định giá doanh nghiệp. Giá trị của một doanh nghiệp hiện nay không còn nằm ở các tài sản hữu hình như: Bất động sản, máy móc thiết bị, công trình xây dựng, nhà xưởng…mà nằm ở các tài sản vô hình như: Giá trị thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, quyền thương mại, cơ sở dữ liệu, thông tin, nguồn nhân lực, bí kíp kinh doanh, khách hàng,…Đó là yếu tố tạo nên sự khác biệt của Doanh nghiệp. Tài sản vô hình là yếu tố làm nên tên tuổi, phủ rộng thị trường, giúp doanh nghiệp thành công.
Vì vậy thẩm định giá tài sản vô hình có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Thẩm định giá tài sản vô hình trong các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ngày nay vô cùng quan trọng, tài sản vô hình tạo được những giá trị riêng trên thị trường đảm bảo doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có những nguồn thu nhập ổn định và cơ hội phát triển mạnh mẽ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
1. Khái niệm tài sản vô hình
– Tài sản vô hình (intangible assets) là tài sản không có hình dạng cụ thể như uy tín, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, nhưng có giá trị bằng tiền (theo Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
– (Theo Wikipedia) Tài sản vô hình là một tài sản không có hình thái vật chất (không giống như tài sản vật chất như máy móc và tòa nhà) và thường rất khó đánh giá. Nó bao gồm bằng sáng chế, bản quyền, nhượng quyền thương mại, lợi thế thương mại, nhãn hiệu và tên thương mại, và giải thích chung cũng bao gồm phần mềm và các tài sản dựa trên máy tính vô hình khác. Trái ngược với các tài sản khác, tài sản vô hình nói chung là mặc dù không nhất thiết phải chịu đựng những thất bại điển hình của thị trường là không cạnh tranh và không thể loại trừ.
– Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVS 2013) Tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ, tự biểu lộ thông qua các đặc điểm kinh tế của chúng. Tài sản vô hình không có hình thái vật chất nhưng mang lại quyền và lợi ích kinh tế cho người sở hữu nó. Tài sản vô hình bao gồm loại có thể nhận biết được và loại không thể nhận biết được (hay còn gọi là “Goodwill”)
– Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38) tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ có thể nhận biết được và không có hình thái vật chất. Trong đó tài sản vô hình có thể nhận biết được nếu có thể tách biệt được với thực thể, hoặc là tài sản vô hình nảy sinh từ quyền hợp đồng hoặc các quyền khác theo pháp luật
– Theo tiêu chuẩn thống nhất về hành nghề thẩm định giá chuyên nghiệp (USPAP) của Appraisal Foundation đưa ra khái niệm tài sản vô hình: Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, bao gồm nhưng không giới hạn trong số các tài sản trong số các tài sản sau: Quyền thương mại, nhãn hiệu, sáng chế, goodwill, cổ phần, cổ phiếu và hợp đồng được tách biệt khỏi tài sản có hình thái vật chất như phương tiện, trang thiết bị.
– Ngày 7/01/2014 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 06/2014/TT-BTC về Ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình, tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế. Tài sản vô hình phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;
- Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);
- Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;
- Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.
Tiêu chuẩn này quy định và hướng dẫn thực hiện thẩm định giá tài sản vô hình để phục vụ cho các mục đích mua, bán, chuyển nhượng, thế chấp, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp, góp vốn, phân chia lợi nhuận, tranh chấp và tố tụng phá sản và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
2. Các loại tài sản vô hình
Tài sản vô hình được phân loại như sau:
- Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,…;
- Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu…;
- Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định sau: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.
3. Mục đích thẩm định giá tài sản vô hình
Giá trị tài sản cố định không có hình thái vật chất, nó thể hiện một giá trị đầu tư chi trả dần, được tính vào giá thành sản phẩm, như các giá trị mua bản quyền sản phẩm, bằng phát minh, sáng chế …
- Cho phép doanh nghiệp xác định chính xác hơn giá trị của doanh nghiệp
- Phục vụ cho việc xác định đúng các chi phí gắn với khấu hao tài sản cố định vô hình qua đó tính toán giá thành tốt hơn.
- Giúp thuận tiện cho việc mua bán trao đổi các tài sản vô hình giữa các doanh nghiệp, Giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc hình thành các dự án phát triển các loại tài sản vô hình của mình.
- Tài sản vô hình được thẩm định giá trong trường hợp: mua bán, chuyển nhượng; góp vốn liên doanh; tài cấu trúc doanh nghiệp: mua bán, sát nhập, chia tách, cổ phần hóa…; xử lý nợ; giải thể doanh nghiệp; đền bù, bảo hiểm, khiếu nại; hoạch toán kế toán, tính thuế.
4. Quy trình thẩm định giá tài sản vô hình
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ Tài chính, quy trình thẩm định giá bao gồm 06 cơ bản.
- Bước 1. Xác định tổng quát về tài sản vô hình cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
- Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.
- Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Bước 4. Phân tích thông tin tài sản vô hình.
- Bước 5. Xác định giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá.
- Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
Đối với quy trình thẩm định giá tài sản vô hình thẩm định viên cần lưu ý một số điểm sau:
4.1. Xác định tổng quát về tài sản vô hình cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc giá trị phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
a, Xác định các đặc điểm cơ bản của tài sản vô hình
Các đặc điểm của tài sản vô hình cần phải được nêu chi tiết để nhận biết, phân biệt tài sản vô hình cụ thể cần thẩm định giá. Các đặc điểm của tài sản vô hình bao gồm các đặc điểm về vật chất, kỹ thuật, chức năng, các thông số kinh tế của tài sản, đặc điểm pháp lý và các quyền gắn với tài sản vô hình cần thẩm định giá, yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản vô hình,…
Trường hợp tài sản vô hình chưa phải là đối tượng bảo hộ, thẩm định viên có thể cân nhắc đánh giá sự cần thiết và khả năng được đăng ký bảo hộ đối với tài sản thẩm định giá. Trường hợp quyền sở hữu trí tuệ của tài sản thẩm định giá đã được phất sinh, xác lập thì cần đánh giá tình trạng, phạm vi, thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra thẩm định viên cũng cần xem xét tình trạng tranh chấp, xung đột (nếu có) liên quan tới tài sản vô hình như tranh chấp về quyền sở hữu, đang bị xem xét lại về điều kiện bảo hộ,…
b, Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá
Đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá là khách hàng thẩm định giá và bên thư ba sử dụng kết quả thẩm định giá (nếu có) theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết.
c, Xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá
Để xác định mục đích thẩm định giá, cần đưa ra các thông tin về lý do tiến hành thẩm định giá, mục đích sử dụng kết quả thẩm định giá và đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá.
Các nhóm mục đích thẩm định giá phổ biến đối với tài sản vô hình là chuyển nhượng, góp vốn, chuyển giao quyền sử dụng, thế chấp, cung cấp thông tin quản lý, phục vụ kiện tụng. Mục đích thẩm định giá và cả thời điểm thẩm định giá được xác định căn cứ vào văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản đề nghị thẩm định giá của khách hàng thẩm định giá hoặc hợp đồng thẩm định giá.
Thời điểm thẩm định giá cần được xác định cụ thể do giá trị của tài sản vô hình có thể thay đổi theo thời gian. Thời điểm thẩm định giá có thể là trong quá khứ (trước khi thực hiện hoạt động thẩm định giá), hiện tại (cùng giai đoạn tiến hành hoạt động thẩm định giá) hoặc tương lại (sau khi kết thúc hoạt động thẩm định giá). Trong trường hợp thời điểm thẩm định giá là tương lai, thẩm định viên cần đưa ra các giả thiết phù hợp để tiến hành thẩm định giá.
Thẩm định viên cần trao đổi với khách hàng để xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá phù hợp với mục đích sử dụng của chứng thư thẩm định giá.
d, Xác định cơ sở giá trị của máy móc thiết bị thẩm định giá là giá trị thị trường hay phi thị trường
Thẩm định viên căn cứ vào mục đích thẩm định giá tài sản để xác định cơ sở giá trị của tài sản cho thẩm định giá. Đồng thời, thẩm định viên xem xét thêm đặc điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá và đặc điểm thị trường của tài sản thẩm định giá.
Trường hợp ước tính giá trị phi thị trường của tài sản vô hình là giá trị đối với người sở hữu tài sản vô hình đó, cần tính đến các yếu tố đặc trưng liên quan chỉ tác động đến người chủ sở hữu tài sản vô hình.
e, Xác định giả thiết và giả thiết đặc biệt
Thẩm định viên có thể đưa ra giả thiết đối với những thông tin còn chưa chắc chắn ảnh hưởng đến giá trị tài sản thẩm định giá trong trường hợp không khắc phục được những hạn chế về thông tin này. Các hạn chế về thông tin bao gồm các hạn chế về hồ sơ pháp lý của tài sản thẩm định giá, hạn chế về đặc điểm của tài sản thẩm định giá, hoặc hạn chế về các thông tin khác ảnh hưởng đến việc ước tính giá trị của tài sản thẩm định giá.
Giả thiết đặc biết là giả thiết hoàn toàn khác với thực tế tại thời điểm thẩm định giá, tiy nhiên giả thiết này cần được áp dụng để phù hợp với mục đích thẩm định giá theo yêu cầu của khách hàng.
4.2. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Các thông tin cần xác định, thu thập khi thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm:
- Mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá
- Đặc điểm của tài sản vô hình cần thẩm định giá; nhóm, loại của tài sản vô hình cần thẩm định giá;
- Thông tin về việc nhận biết tài sản vô hình cần thẩm định giá, bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng kí, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính…
- Tình trạng pháp lý của tài sản vô hình và việc sở hữu tài sản vô hình;
- Thông tin về khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu tài sản vô hình; các thông tin tài chính trong quá khứ gắn với tài sản vô hình cần thẩm định giá; các giao dịch trong quá khứ của tài sản;
- Các tài sản nguồn lực cần thiết để đưa tài sản vô hình cần thẩm định giá vào sử dụng trong các hoạt động kinh tế; chi tiết về các hoạt động kinh tế để khai thác tài sản vô hình cần thẩm định giá;
- Triển vọng của linh vực, ngành cụ thể liên quan và ảnh hưởng đến giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá
- Triển vọng của kinh tế có tác động đến giá trị của tài sản vô hình, gồm các yếu tố của môi trường kinh tế và môi trường chính trị trong nước và nước ngoài
- Các thông tin liên quan đến chi phí, giá bán, lãi suất, chính sách thuế, thu nhập, các điều kiện giao dịch của tài sản thẩm định giá và tài sản so sánh; các thông tin về yếu tố cung – cầu, lực lượng tham gia thị trường, số lượng và hoạt động thái người mua – người bán tiềm năng, tình trạng đối thủ cạnh tranh trên thị trường, tình hình lạm phát, các chỉ số biến động đối với nhóm tài sản cụ thể.
Trong trường hợp thẩm định giá phục vụ mục đích chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng, góp vốn…thẩm định viên cần cân nhắc thêm một số yếu tố liên quan đến tính chất và phạm vi của việc chuyển giao như:
- Độc quyền sử dụng? Được phép chuyển giao lại quyền sử dụng tài sản vô hình cho bên thứ ba? Thời hạn sử dụng? Quyền được cải tiến, nhận thông tin cải tiến của tài sản vô hình? Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do tài sản vô hình được chuyển giao tạo ra;
- Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, bảo hành và các điều kiện, tài sản kèm theo; đóng góp của mỗi bên đối với các hoạt động trong tạo lập, duy trì và khai thác tài sản vô hình, tài sản trí tuệ (ví dụ: hoạt động đăng kí, duy trì, trách nhiệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản sở hữu trí tuệ, nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện, sản xuất thử nghiệm, sản xuất quy mô công nghiệp; tiếp thị, phân phối, thương mại hóa hàng hóa, dịch vụ tạo ra từ tài sản vô hình được chuyển nhượng, chuyển giao);
- Phương án thanh toán giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao.
Khi thẩm định giá một số đối tượng quyền sở hữu trí tuệ như sáng chế, bí mật kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại mà không thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC, thẩm định viên có thể thao khảo một số yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản này theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này, bao gồm các yếu tố sau:
(4.2.1). Đối với sáng chế:
a) Tình trạng bảo hộ; phạm vi bảo hộ; thời gian còn lại trong thời hạn bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ;
b) Khả năng rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng sáng chế, ví dụ: khả năng bị hủy bỏ hiệu lực, bị xâm phạm; khó khăn, cản trở về kinh tế, kỹ thuật trong việc ứng dụng, khai thác, thương mại hóa.
(4.2.2). Đối với bí mật kinh doanh:
a) Nội dung, hình thức các biện pháp bảo mật; hiệu quả áp dụng các biện pháp bảo mật đối với bí mật kinh doanh cho đến thời điểm định giá;
b) Nguy cơ bí mật kinh doanh bị bộc lộ và khai thác một cách hợp pháp khi được tổ chức, cá nhân khác nghiên cứu, phân tích ngược, giải mã công nghệ hoặc nghiên cứu tạo ra bí mật kinh doanh tương tự một cách độc lập.
(4.2.3). Các yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến giá trị của sáng chế, bí mật kinh doanh cũng được xem xét, vận dụng khi định giá sáng kiến, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, chương trình máy tính, giống cây trồng mới, giải pháp, quy trình kỹ thuật mới, các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ dưới dạng vô hình khác.
(4.2.4). Đối với kiểu dáng công nghiệp:
Các yếu tố đặc thù cần xem xét tương tự như đối với sáng chế. Đồng thời, cần xem xét đặc điểm mỹ thuật ứng dụng, sự khác biệt của kiểu dáng công nghiệp và sức hấp dẫn người tiêu dùng đối với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp đó.
(4.2.5). Đối với nhãn hiệu, tên thương mại:
a) Thời gian và phạm vi sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại trong thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Nguy cơ nhãn hiệu, tên thương mại bị mất khả năng phân biệt trên thị trường do trở thành tên gọi chung của sản phẩm, dịch vụ;
c) Khả năng mở rộng đối tượng, phạm vi sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, nhượng quyền thương mại cho các đối tác;
d) Nguy cơ, khả năng quyền của nhãn hiệu, tên thương mại bị xâm phạm.
Đối với từng tài sản vô hình cụ thể thẩm định viên cần xác định các thông tin yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của tài sản thẩm định giá và tiến hành thu thập các thông tin phù hợp với các yếu tố đó, phù hợp với cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá lựa chọn. Các thông tin thu thập được cần phải được phân loại, xác minh, phân tích, lựa chọn và điều chỉnh trước khi áp dụng để xác định giá tài sản vô hình cần thẩm định giá.
4.3. Xác định giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá
Đối với thẩm định giá tài sản vô hình gồm ba cách tiếp cận cơ bản: Cách tiếp cận từ thị trương; Cách tiếp cận từ chi phí; Cách tiếp cận từ thu nhập. Tương ứng mỗi cách tiếp cận là phương pháp thẩm định giá như sau:
- Cách tiếp cận từ thị trường thì phương pháp thẩm định là phương pháp so sánh.
- Cách tiếp cận từ chi phí bao gồm hai phương pháp thẩm định giá là: phương pháp chi phí thay thế và phương pháp chi phí tái tạo.
- Cách tiếp cận từ thu nhập có 03 phương pháp là: phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, phương pháp lợi nhuận vượt trội và phương pháp thu nhập tăng thêm
Thẩm định giá tài sản vô hình, thẩm định viên cần phân tích và lựa chọn các phương pháp thẩm định giá phù hợp với mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị của tài sản, mức độ sẵn có của các dữ liệu, thông tin để áp dụng các phương pháp thẩm định giá phù hpwj với các quy định của pháp luật liên quan.
Trong trường hợp cung cấp dịch vụ thẩm định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC thì cần áp dụng các quy định của thông tư liên tịch này.
5. Hồ sơ yêu cầu thẩm định tài sản vô hình
- Bằng cấp, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác nhận quyền sở hữu tài sản vô hình;
- Các hợp đồng, thỏa thuận kinh tế có liên quan đến tài sản vô hình;
- Tập hợp chi phí có liên quan đến tài sản vô hình.
- Bằng chứng chứng minh tính hiệu quả kinh tế khi áp dụng hoặc sử dụng tài sản vô hình.
- Các tài liệu khác có liên quan.
6. Phương pháp thẩm định tài sản vô hình
Các cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập. Mỗi cách tiếp cận bao gồm nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau. Căn cứ vào loại tài sản vô hình cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được, thẩm định viên cần lựa chọn cách tiếp cận thẩm định giá phù hợp.
Trong quá trình áp dụng các phương pháp thẩm định giá, để kiểm tra mức độ tin cậy của kết quả thẩm định giá, thẩm định viên áp dụng kỹ thuật phân tích độ nhậy. Cụ thể là xem xét, phân tích sự thay đổi của kết quả thẩm định giá khi thay đổi giá trị của một số thông số quan trọng đối với từng trường hợp thẩm định giá, ví dụ như tỷ suất chiết khấu, tỷ suất vốn hóa,…
6.1. Phương pháp thu nhập
Phương pháp thẩm định giá này căn cứ vào thu nhập dựa trên nguyên tắc cơ bản là giá trị của một tài sản vô hình sẽ được tính ra từ các lợi ích kinh tế (tức là thu nhâp/dòng tiền) mà tài sản đó mang lại trong tương lai. Hai cách tiếp cận thông thường nhất là vốn hóa thu nhập và phân tích dòng tiền chiết khấu (Cách tiếp cận từ thu nhập xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các khoản thu nhập, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm do tài sản vô hình mang lại). Cách tiếp cận từ thu nhập gồm ba phương pháp chính là: phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, phương pháp lợi nhuận vượt trội, phương pháp thu nhập tăng thêm.
6.2. Phương pháp thẩm định giá dựa trên thị trường
Phương pháp thẩm định giá dựa trên thị trường được thựa hiện bằng cách so sánh, phân tích thông tin đối tượng thẩm định giá với các tài sản vô hình tương tự có giá giao dịch trên thị trường, hay các lợi ích sở hữu tài sản vô hình và các chứng khoán đã được bán trên thị trường mở. Hai nguồn dữ liệu thường được sử dụng nhất là các thị trường trong đó những lợi ích sở hữu các tài sản vô hình tương tự được kinh doanh, và các giao dịch trước đó về sở hữu tài sản vô hình đã được tiến hành. Thẩm định viên sử dụng ít nhất 03 tài sản vô hình tương tự để so sánh. Trường hợp chỉ thu thập được thông tin của 02 tài sản vô hình tương tự đã được giao dịch trên thị trường thì kết quả thẩm định giá từ cách tiếp cận thị trường chỉ được dùng để kiểm tra, đối chiếu với kết quả thẩm định giá có được từ cách tiếp cận khác.
6.3. Phương pháp thẩm định giá dựa trên chi phí
Phương pháp chi phí được tìm ra dựa trên nguyên tắc thay thế. Có nghĩa là giá trị của một tài sản sẽ không lớn hơn chi phí khi thay thế các bộ phận hợp thành của nó. Cách tiếp cận từ chi phí ước tính giá trị tài sản vô hình căn cứ vào chi phí tái tạo ra tài sản vô hình giống nguyên mẫu với tài sản cần thẩm định giá hoặc chi phí thay thế để tạo ra một tài sản vô hình tương tự có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành. Cách tiếp cận từ chi phí gồm hai phương pháp chính là: Phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế.
Chi phí thay thế hoặc chi phí tái tạo trong phương pháp chi phí bao gồm các chi phí sau: Chi phí về nhân công, nguyên vật liệu, chi phí cho các tài sản hữu hình phụ trợ cần thiết để phát huy được giá trị của tài sản vô hình, chi phí duy trì (ví dụ: Chi phí quảng cáo để duy trì vị thế của nhãn hiệu, chi phí quản lý chất lượng của sản phẩm, v.v.), chi phí đăng ký xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ, chi phí nghiên cứu phát triển và các chi phí hợp lý khác.
Công ty Thẩm định giá Thành Đô, doanh nghiệp thẩm định giá tài sản vô hình chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu Việt Nam. Thành Đô với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản vô hình chúng tôi tự hào là đơn vị thẩm định giá vô hình hàng đầu Việt Nam mang lại những giá trị thực cho khách hàng. Trải qua qua quá trình hoạt động công ty thẩm định giá Thành Đô đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá và uy tín gồm: Thương hiệu Thẩm định giá uy tín 2019”, “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”, “Thương hiệu Thẩm định giá tin cậy 2020”, Top 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á – Thái Bình Dương, Năm 2022 Thành Đô vinh dự được vinh danh là “Thương hiệu Vàng Asean tổ chức tại Singapore”, Năm 2023 Thẩm định giá Thành Đô được Hiệp hội Thẩm định giá Việt Nam đánh giá là đơn vị xuất sắc và tiêu biểu năm 2022. Ngoài ra Thành Đô cũng áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá, góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, đầu tư và mua bán minh bạch trên thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ ngày nay..
Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá tài sản vô hình” tại chuyên mục Dịch vụ thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên