Đất nông nghiệp là gì? Cách chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư

(TDVC Cách chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư) – Đất nông nghiệp còn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt và chăn nuôi là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt. Bên cạnh đó đất nông nghiệp còn là nghiên thí nghiệm về trồng trọt vẽ chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái, cung ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp và dịch vụ.
1. Đất nông nghiệp là gì?
Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,.. Là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành nông – lâm nghiệp.
2. Đất nông nghiệp bao gồm các loại đất nào?
Tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định, đất đai gồm 3 nhóm: Nhóm đất phi nông nghiệp; nhóm đất nông nghiệp; nhóm đất chưa sử dụng.
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
- Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm.
- Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
- Đất nuôi trồng thủy sản.
- Đất chăn nuôi tập trung.
- Đất làm muối.
- Đất nông nghiệp khác.
3. Chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư
Chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư là thủ tục pháp lý quan trọng, ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của cá nhân và hộ gia đình.
Theo khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2024, hộ gia đình, cá nhân có thể chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, hoặc đất nông nghiệp nằm trong cùng thửa đất với đất ở sang đất ở, miễn là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
Cách chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư Theo Luatvietnam
Bước 1: Tách người đứng tên trên sổ đỏ, sổ hồng khi chuyển mục đích sử dụng đất
Để thuận tiện hơn trong việc xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở, người đứng tên trên sổ đỏ, sổ hồng cần phải khác nhau.
Nguyên nhân là do việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất để ở trên thực tế. Nếu tách thành nhiều thửa nhưng vẫn chỉ đứng tên một người, việc thẩm định sẽ gặp khó khăn vì trường hợp một người có nhu cầu xây nhiều nhà trên nhiều thửa đất ở là không hợp lý.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều yêu cầu phải tách người đứng tên. Nếu đất đã có sổ đỏ (hoặc sổ hồng) chung, chỉ cần thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất mà không cần phải thay đổi tên trên sổ.
Bước 2: Làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng sang đất ở
Người sử dụng đất chuẩn bị hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở.
Lưu ý, người sử dụng đất nên thực hiện khi địa phương có chủ trương cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở. Bởi hiện tại nhiều địa phương đang hạn chế cho phép tách thửa đất nông nghiệp; không phải thửa đất nông nghiệp nào cũng đủ rộng để tách thửa.
Chuyển mục đích sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự đồng thuận từ cơ quan có thẩm quyền, và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về quy hoạch đất đai của địa phương.
Thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
Bước 1: Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất
Hồ sơ bao gồm: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu quy định; sổ đỏ hoặc sổ hồng; các giấy tờ liên quan khác theo yêu cầu của cơ quan chức năng (ví dụ: bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng đất hợp lý).
Ngoài ra, cần chuẩn bị các tài liệu bổ sung theo yêu cầu của UBND cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký đất đai khi cần thiết.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Một cửa của UBND cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký đất đai
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người sử dụng đất cần nộp tại Bộ phận Một cửa của UBND cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký đất đai để tiến hành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
Bước 3: Cơ quan chức năng kiểm tra, thẩm định hồ sơ và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Cơ quan chức năng sẽ thẩm định hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất. Trong trường hợp cần thiết, sẽ yêu cầu bổ sung tài liệu hoặc thông tin liên quan. Nếu hồ sơ hợp lệ, người sử dụng đất sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, bao gồm thuế, phí chuyển mục đích sử dụng đất hoặc các khoản thuế liên quan đến giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Các khoản phí này sẽ được thông báo cụ thể trong thông báo từ cơ quan chức năng.
Bước 4: Nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và cập nhật thông tin vào sổ địa chính.
Sau khi hoàn tất các thủ tục và nghĩa vụ tài chính, người sử dụng đất sẽ nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Thông tin sẽ được cập nhật vào sổ địa chính và cấp sổ đỏ, sổ hồng mới (nếu có).
Bạn đang đọc bài viết: “Đất nông nghiệp là gì? Cách chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư ” tại chuyên mục Tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên