Tầm quan trọng của tài sản vô hình đối với doanh nghiệp
(TDVC Tầm quan trọng của tài sản vô hình) – Giá trị của một doanh nghiệp hiện nay không còn nằm ở các tài sản hữu hình như: Bất động sản, máy móc thiết bị, công trình xây dựng, nhà xưởng…mà nằm ở các tài sản vô hình như: Giá trị thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, quyền thương mại, cơ sở dữ liệu, thông tin, nguồn nhân lực, bí kíp kinh doanh, khách hàng,…Đó là yếu tố tạo nên sự khác biệt của Doanh nghiệp.
Giá trị doanh nghiệp được định giá như thế nào vẫn là câu hỏi khó khăn cho các nhà đầu tư trong hoạt động góp vốn và các thương vụ M&A. Trên thế giới có nhiều công ty được định giá rất cao lên đến hàng trăm tỷ đô như Apple, Google, Facebook, Amazon, Alibaba…Vậy điều gì đã làm nên sự khác biệt đó?
Sự khác biệt tài sản vô hình đối với Doanh nghiệp
Một nghiên cứu từ McKinsey cho thấy 31% lợi nhuận các công ty phương Tây đến từ những “lĩnh vực chú trọng ý tưởng và tăng trưởng thần tốc”, so với 17% vào năm 1999. Một nghiên cứu khác của công ty tư vấn Ocean Tomo, nếu vào năm 1975, hơn 80% giá trị thị trường của doanh nghiệp trong rổ chỉ số S&P 500 đến từ đóng góp của tài sản hữu hình thì đến năm 2015, tỉ trọng này đã thay đổi hoàn toàn khi phần “hữu hình” chỉ còn giải thích được gần 20% giá trị của một doanh nghiệp, còn 80% còn lại đến từ đóng góp của phần không thể chạm đến, tức tài sản vô hình!
Xác định được các yếu tố cấu thành nên tài sản vô hình là không đơn giản. Tuy nhiên Yếu tố thường được quan tâm nhiều nhất là thương hiệu, thường chiếm khoảng 27% tổng giá trị tài sản vô hình (theo dữ liệu trung bình của S&P 500), thậm chí còn cao hơn tùy theo lĩnh vực hoạt động.
Kết quả nghiên cứu của Dbhalling dẫn nguồn từ Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ đăng ngày 24/5/2011 cho biết doanh nghiệp Coca Cola có tổng số vốn trên thị trường là 110,4 tỉ USD, trong đó tài sản hữu hình (nhà xưởng, công sở, máy móc, thiết bị,…) chỉ chiếm 25,3 tỉ USD, như vậy giá trị tài sản vô hình của Coca Cola đạt đến 85,1 tỉ USD (chiếm 77,08% tổng số vốn). Các nghiên cứu khác cũng cho thấy tỉ lệ tài sản vô hình của McDonald’s chiếm 71% tổng khối tài sản, Disney chiếm 68% tổng khối tài sản.
Giá trị công ty Uber tới 68 tỷ USD? Bởi vì công ty này sở hữu một lượng lớn số liệu của cả người lái xe lần những người muốn đi xe và điều này mới làm nên giá trị của công ty. Còn Tesla, không phải là một công ty sản xuất xe điện đơn thuần. Tesla đã thu thập tới 1,3 tỷ dặm số liệu lái xe và sử dụng chúng cho công nghệ lái tự động. Năm 2015, hãng cá độ Caesars Entertainment nộp đơn phá sản và chính dữ liệu của hơn 45 triệu khách hàng là khối tài sản lớn nhất của hãng được bán đi với giá 1 tỷ USD.
Tại Việt Nam là Công ty Vinamilk: Vốn hóa thị trường của Công ty tính đến cuối quý II/2017 khoảng 9,9 tỉ USD. Cộng thêm vay nợ khoảng 19 triệu USD thì Vinamilk đang được thị trường định giá khoảng 9,919 tỉ USD. Tổng tài sản trên sổ sách vào cuối quý II của Công ty khoảng 1,37 tỉ USD. Như vậy phần chênh lệnh giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách (8,53 tỉ USD) chính là phần tài sản vô hình không được công bố trên sổ sách kế toán nhưng đang thể hiện trên thị trường. Giả sử thương hiệu chiếm khoảng 27% phần tài sản vô hình này thì thương hiệu Vinamilk đang được định giá ở mức 2,3 tỉ USD, tức còn lớn hơn cả tổng tài sản hiện có trên sổ sách.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Tầm quan trọng của giá trị vô hình là vô cùng lớn, không thể đo lường được đã đến lúc các Doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến vai trò của tài sản vô hình và tìm cách khuếch đại nó, bởi đây mới là yếu tố mang lại giá trị kinh tế lớn và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. “Việc không hiểu các tác động và mối liên hệ giữa tài sản vô hình với năng lực nó tạo ra có thể dẫn đến những quyết định sai lầm cho các nhà đầu tư, chuyên gia phân tích và lãnh đạo công ty”, Tạp chí Strategic Finance nhận định. Tầm quan trọng của giá trị vô hình đối với Doanh nghiệp có thể hiểu như sau:
Giá trị vô hình đối với doanh nghiệp
Giá trị thương hiệu mạnh, có lịch sử lâu đời luôn tạo được cảm giác an toàn, tin tưởng cho khách hàng và thúc đẩy mức độ tin dùng của sản phẩm dịch vụ:
- Với một thương hiệu mạnh được nhiều người biết đến thì khi doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm hay mở rộng thương hiệu sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh rất lớn với các doanh nghiệp khác vì công tác quảng bá tạo dựng nhận biết cho thương hiệu đã được thực hiện.
- Khi khách hàng phân vân việc lựa chọn giữa hai sản phẩm tất cả mọi yếu tố đều như nhau như giá cả, chất lượng dịch vụ sản phẩm, thì thương hiệu nào uy tín khách hàng sẽ nghiêng về Doanh nghiệp đó vì họ đặt kì vọng vào uy tín thương hiệu đó.
Giá trị thương hiệu mạnh sẽ thu hút nhân tài, thu hút đầu tư dễ dàng hơn và che chở cho doanh nghiệp tốt hơn khi bị khủng hoảng.
- Các doanh nghiệp có thương hiệu lớn dễ dàng hơn trong việc thu hút nhân sự họ sẽ mong được làm việc và tạo uy tín cho bản thân khi kết nối với một thương hiệu đầu ngành.
- Việc thu hút đầu tư sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi thương hiệu doanh nghiệp được nhiều người biết đến.
- Khi một doanh nghiệp bị khủng hoảng nhưng với giá trị thương hiệu mạnh sẽ dễ dàng phục hồi, bùng nổ nhanh chóng trở lại hơn so với những doanh nghiệp nhỏ.
Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động lâu đời, tuy nhiên, một thực tế là hiện không nhiều công ty Việt Nam quan tâm đến giá trị tài sản vô hình ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Vingroup, Viettel… Các tài sản vô hình có thể tạo ra lợi thế thương mại trong định giá doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa, mua bán, sáp nhập, kêu gọi đầu tư. Các nhà đầu tư sẵn sàng chi trả nhiều hơn giá trị trên sổ sách với những doanh nghiệp lâu đời, có thương hiệu tốt và thị trường lớn. Việc đăng ký, bảo vệ sở hữu trí tuệ chưa được xem trọng ở Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét một cách hệ thống các biện pháp bảo vệ tài sản trí tuệ để tránh xảy ra tranh chấp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Một số bài học đáng buồn khi xem nhẹ giá trị thương hiệu không đăng kí bản quyền rồi bị mất thương hiệu vào các doanh nghiệp khác như: Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột, hay võng xếp Duy Lợi.
Công ty Thẩm định giá Thành Đô thấu hiểu được tầm quan trọng của tài sản vô hình đối với các doanh nghiệp, với nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong hoạt động thẩm định giá, Thành Đô tự hào là đơn vị thẩm định giá vô hình hàng đầu Việt Nam mang lại giá trị thực cho khách hàng. Thẩm định giá Thành Đô áp dụng Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, gọi vốn đầu tư, vay vốn ngân hàng và mua bán minh bạch trên thị trường.
Mọi khách hàng có nhu cầu Thẩm định giá xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THÀNH ĐÔ
- Hội sở: Tầng 5 – Tòa nhà Viễn Đông, số 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: info@tdvc.com.vn
- Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
- Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY
Bạn đang đọc bài viết: “Tầm quan trọng của tài sản vô hình đối với doanh nghiệp” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên