Doanh nghiệp thẩm định giá là gì? Điều kiện cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
(TDVC Điều kiện cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ thẩm định giá) – Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển và khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và nền kinh tế toàn cầu thì ngành thẩm định giá nói chung và doanh nghiệp thẩm định giá nói riêng càng giữ vai trò quan trọng. Nhu cầu thẩm định giá sẽ ngày càng gia tăng nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau như: mua bán, thế chấp vay vốn ngân hàng, cho thuê, bảo hiểm, tính thuế, đầu tư, thanh lý… Tương ứng với từng mục đích, từng một tài sản, cùng một thời điểm thẩm định giá sẽ cho kết quả giá trị tài sản thẩm định giá khác nhau. Các doanh nghiệp thẩm định giá để được cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ thẩm định giá thì phải tuân thủ theo pháp luật và cơ quan Nhà nước ban hành.
Doanh nghiệp thẩm định giá là gì?
Doanh nghiệp thẩm định giá là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký ngành, nghề kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của Luật Giá.
So với các hoạt động dịch vụ khác trong xã hội, dịch vụ thẩm định giá phát triển ở mỗi nước trên thế giới có trình độ không đồng đều và có sự chênh lệch nhau khá lớn. Ở Anh có hơn 200 năm, ở Úc khoảng 100 năm, Mỹ khoảng 70 năm; khối các nước ASEAN trừ Singapore có gần 80 năm phát triển. Tiếp đến là Malaysia, các nước khác như Indonesia, Philippines, Thailand, Brunei chỉ phát triển trong vài mươi năm trở lại đây và những những nước còn lại như Myanma, Lào, Campuchia thì mới xuất hiện hoạt động này. Chính phủ các nước đều quan tâm xây dựng hành lang pháp lý, quản lý và điều hành bằng pháp luật.
Ở Việt Nam, hoạt động thẩm định giá ra đời từ khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng trên nhiều lĩnh vực: xác định giá trị tài sản mua sắm của các thành phần kinh tế từ nhiều nguồn tài chính khác nhau, xác định giá trị tài sản để góp vốn, mua bán, chuyển nhượng, thế chấp ngân hàng, thi hành án, xác định giá trị tài sản cổ phần hóa. Ngày 8/4/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Nghị quyết cho phép thành lập Ủy ban Vật giá Nhà nước. Tháng 2/1998 Trưởng Ban Vật giá Chính phủ đã ký quyết định thành lập Trung tâm tư vấn dịch vụ kiểm định giá, tháng 9/1999 ký Quyết định thành lập Trung tâm thông tin và kiểm định giá Việt Nam. Ngày 8/6/1997 Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Ban Vật giá Chính phủ Việt Nam gia nhập và là thành viên chính thức của Hiệp Hội thẩm định giá ASEAN, ngày 1/6/1998 tham gia Ủy ban Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế với tư cách là hội viên thông tấn và đến tháng 11/2009 đã trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế. Năm 2002 Chính phủ ban hành Pháp lệnh Giá số 40 và được Quốc Hội luật hoá năm 2013 theo Luật số 11/2012/QH13 ngày 20/06/2012 đồng thời với nó là hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ năm 2005 và liên tục được bổ sung, sửa đổi để điều chỉnh cho phù hợp với lý thuyết thẩm định giá thế giới nói chung và đặc điểm thực tế của nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Nghề thẩm định giá chính thức phát triển mạnh vào khoảng giữa năm 2005, các tỉnh, thành phố liên tiếp cho thành lập các trung tâm thẩm định giá trực thuộc các Sở Tài chính và dần chuyển sang mô hình doanh nghiệp vào đầu năm 2008.
Hiện nay có 278 công ty đủ điều kiện hành nghề kinh doanh dịch vụ thẩm định giá được Bộ Tài Chính cấp năm 2024 thông báo số 1315/TB-BTC cấp ngày 29/12/2023. Trong hoạt động thẩm định giá hiện nay có các dạng chủ yếu sau:
- Thẩm định giá trị bất động sản
- Thẩm định giá trị động sản
- Thẩm định giá trị doanh nghiệp
- Thẩm định giá trị tài sản vô hình
- Thẩm định giá trị dự án đầu tư
- Thẩm định giá trị tài nguyên
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
Luật Giá năm 2023 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Theo điều 49 Luật Giá 2023 quy định điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
(1). Khi đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp phải có ít nhất 05 người có thẻ thẩm định viên về giá đủ các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp và đáp ứng điều kiện sau đây:
a) Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh thì chủ doanh nghiệp, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp tư nhân; người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 51 của Luật này. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân, các thành viên hợp danh công ty hợp danh phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp;
b) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần thì người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 51 của Luật này; đồng thời doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên góp vốn hoặc 02 cổ đông phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp.
Trường hợp thành viên góp vốn hoặc cổ đông là tổ chức thì người đại diện theo ủy quyền của của tổ chức góp vốn phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp; tổng phần vốn góp của các thành viên là tổ chức không quá 35% vốn điều lệ. Tổng số vốn góp của các thành viên hoặc cổ đông là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
(2). Trường hợp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá bị mất, rách hoặc thông tin thay đổi so với thông tin trên giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá phải làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
(3). Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Bạn đang đọc bài viết: “Doanh nghiệp thẩm định giá là gì? Điều kiện cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ thẩm định giá” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên