Thẩm định giá bất động sản là gì? Quản trị rủi ro trong thẩm định giá bất động sản như thế nào
(TDVC Quản trị rủi ro trong thẩm dịnh giá bất động sản) – Thẩm định giá bất động sản phục vụ nhiều mục đích như: thế chấp tại các ngân hàng, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, M&A… đang trở thành nhu cầu cấp thiết, là căn cứ để khách hàng có những quyết định chính xác để đầu tư, kinh doanh trên thị trường. Vì vậy việc phòng ngừa rủi ro trong các hoạt động thẩm định giá bất động sản đối với các dịch vụ tín dụng, kinh doanh có vài trò quan trọng đối với các bên liên quan.
1. Thẩm định giá bất động sản là gì?
1.1. Khái niệm bất động sản
Bất động sản là các tài sản không di dời được. Bất động sản bao gồm đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật dân sự quy định như sau:
Theo khoản 1 Điều 107 Bộ luật dân sự năm 2015
(1). Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
1.2. Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá bất động sản là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại bất động sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
2. Quản trị rủi ro trong thẩm định giá bất động sản
Để quản trị được rủi ro, phòng ngừa sai sót trong thẩm định giá bất động sản; thẩm định viên cần tuân thủ các hoạt động cơ bản sau đây:
(1). Thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá cần yêu cầu khách hàng, chủ sở hữu bất động sản xác nhận hồ sơ cung cấp, tài liệu thẩm định giá là trung thực, đầy đủ, không che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác; các thông tin này phải được ghi nhận trên Hợp đồng thẩm định giá; Giấy đề nghị, tiếp nhận thẩm định giá; Bên bàn giao hồ sơ; Biên bản khảo sát bất động sản…
(2). Kiểm tra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà về các nội dung: mục đích sử dụng đất, diện tích sử dụng, diện tích vi phạm lộ giới, quy hoạch, thời gian sử dụng đất, vị trí tọa lạc, sơ đồ thửa đất, chủ sở hữu, sử dụng, nguồn gốc và diễn biến mua bán, chuyển nhượng, thế chấp liên quan đến bất động sản.
(3). Kiểm tra và xác nhận tính phù hợp với giá trị pháp lý của chủ sở hữu bất động sản, bao gồm: giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, chứng minh nhân dân, căn cước công dân…
(4). Trực tiếp khảo sát thị trường bất động sản nơi có tài sản thẩm định giá; trực tiếp khảo sát hiện trạng bất động sản; lập biên bản khảo sát thực tế, hiện trạng bất động sản, phiếu thu thập thông tin bất động sản với đầy đủ các thông tin cơ bản để thực hiện phương án thẩm định giá.
(5). Trực tiếp kiểm chứng, xác minh các thông tin sử dụng trong việc lập báo cáo kết quả thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá.
(6). Đối soát một số chỉ tiêu quan trọng giữa biên bản khảo sát thực tế, biên bản hiện trạng bất động sản, phiếu thu thập thông tin giá bất động sản với hồ sơ, tài liệu, bản ánh, bản vẽ, quy hoạch và các nguồn thông tin khác…
(7). Trực tiếp thực hiện các phương pháp thẩm định giá, chỉ sử dụng các thông tin giá, đơn giá khi và chỉ khi đã phân tích, kiểm chứng đạt yêu cầu về chất lượng thông tin đáng tin cậy. Các thông tin mang tính định tính phải có cơ sở lập luận và nguồn gốc thông tin rõ ràng; các thông tin mang tính định lượng phải có số liệu chứng minh cụ thể mới đưa vào sử dụng để lập Báo cáo kết quả thẩm định giá. Tuân thủ đúng, đầy đủ các tiêu chuẩn thẩm định giá hướng dẫn về phương pháp thẩm định giá, thẩm định giá bất động sản.
(8). Tổ chức kiểm soát chất lượng các hồ sơ thẩm định giá do mình thực hiện hoạch do thẩm định viên khác thực hiện theo quy chế quản trị rủi ro của doanh nghiệp thẩm định giá bằng cách tuân thủ đúng Thông tư số 25/2019/TT-BTC ngày 22/4/2019 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 323/2016/TT-BTC ngày 16/12/2016 của Bộ Tài Chính quy định về kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá.
(9). Kiểm tra nguồn thông tin, bằng chứng thị trường và độ tin cậy các số liệu nhạy cảm bao gồm: giá thị trường của bất động sản, chỉ số đàm phán, tỷ lệ điều chỉnh, lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ khai thác khả dụng, tỷ lệ thất thu khai thác, khả năng bán,…
(10). Đánh giá mức độ rủi ro, sai số của kết quả thẩm định giá đối với các hồ sơ thẩm định giá có giá trị lớn hoặc có mức độ rủi ro cao. Kiểm chứng mức độ phù hợp kết quả thẩm định giá thông qua dữ liệu giá bất động sản trong quá khứ hoặc thong tin từ các nhà môi giới địa phương.
Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá bất động sản là gì? Quản trị rủi ro trong thẩm định giá bất động sản như thế nào” tại chuyên mục Tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên