Doanh nghiệp là gì? Vì sao cần thẩm định giá doanh nghiệp
(TDVC Vì sao cần thẩm định giá doanh nghiệp) – Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy các hoạt động như mua bán – sáp nhập (M&A), liên kết, góp vốn đầu tư, hợp nhất và chia nhỏ doanh nghiệp đang diễn ra ngày càng sôi động. Do đó Thẩm định giá doanh nghiệp vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp bức tranh tổng thể và chi tiết về tình hình của doanh nghiệp cũng như tiềm năng kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp đó. Ngoài ra thẩm định giá doanh nghiệp giúp xác định được quy mô vốn điều lệ, cơ cấu vốn, số lượng cổ phần bán ra công chúng, phần vốn Nhà nước nắm giữ để giữ được vai trò chỉ đạo đối với các ngành quan trọng.
1. Khái niệm doanh nghiệp
Thuật ngữ doanh nghiệp được sử dụng đầu tiên ở nước ta từ năm 1948, theo tinh thần của Sắc lệnh số 104/SL ngày 01.01.1948 về doanh nghiệp quốc gia. Trong suốt thời kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thuật ngữ này bị lãng quên, các thuật ngữ thay thế thường được sử dụng là xí nghiệp, đơn vị kinh tế, cơ quan kinh tế…
Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Doanh nghiệp có đặc điểm sau:
- Được thành lập và đăng kí kinh doanh theo thủ tục pháp ít nhất định. Hiện tại, tuỳ thuộc tính chất của mỗi loại chủ thể kinh doanh mà pháp luật quy định thủ tục thành lập và đăng kí kinh doanh riêng;
- Được thửa nhận là thực thể pháp lí; có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật. Doanh nghiệp được tham gia vào tất cả các quan hệ trong giao lưu dân sự cũng như các quan hệ tố tụng;
- Chức năng, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là kinh doanh. Doanh nghiệp được thực hiện các hoạt động kinh doanh như sản xuất, mua bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhằm mục tiêu thu lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế – xã hội.
Nơi có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp là Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
2. Vì sao cần thẩm định giá doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá khi họ quyết định mua bán – sáp nhập (M&A) doanh nghiệp, liên kết góp vốn, đầu tư kinh doanh…
- Thẩm định giá trị doanh nghiệp giúp đưa ra những thông tin quan trọng để các nhà quản trị phân tích, đánh giá trước khi ra các quyết định về kinh doanh và tài chính có liên quan đến doanh nghiệp của mình. Giúp doanh nghiệp có những giải pháp cải tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát lợi nhuận của doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp có thể giúp chủ doanh nghiệp quyết định bán hoặc giải thể nhanh hơn khi có bất cứ vụ việc bất ngờ xảy ra. Cũng giúp chủ doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch để bán doanh nghiệp
- Giúp các cơ quan quản lý ban ngành của nhà nước nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp để có chính sách quản lý cụ thể đối với từng doanh nghiệp như thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, các loại thuế khác.
- Là cơ sở để giải quyết, xử lý tranh chấp nảy sinh giữa các cổ đông của doanh nghiệp khi phân chia cổ tức, góp vốn, vi phạm hợp đồng,…
- Là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân và công chúng đầu tư đưa ra quyết định mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính; cũng như là cơ sở để sáp nhập, chia tách, giải thể, thanh lý, liên doanh,… doanh nghiệp.
- Tạo uy tín cho doanh nghiệp, giúp ngân hàng quyết định cho doanh nghiệp vay tiền hay không.
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp, đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của các nhà đầu tư trong xã hội trong thời kỳ hội nhập Quốc tế.
Vì vậy, cần thiết lựa chọn phương pháp định giá phù hợp để có kết quả khách quan, chính xác bảo đảm lợi ích giữa các bên tham gia trong các giao dịch với ngân hàng như: xử lý cấn trừ nợ bằng tài sản thế chấp, công ty khai thác tài sản mua lại, định giá để phát mãi tài sản, hoặc định giá tài sản để thực hiện việc mua bán, sáp nhập, hợp nhất (M&A) ngân hàng.
3. Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp
Thẩm định giá doanh nghiệp theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 được ban ban hành kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BTC ngày 07/4/2021 của Bộ Tài chính quy định cụ thể các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2021.
Theo đó, các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập. Trong từng mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, thông tin thu thập được và dựa trên hồ sơ, tài liệu được cung cấp, doanh nghiệp thẩm định giá cần lựa chọn các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp.
- Đối với phương pháp trong cách tiếp cận từ thị trường: khi sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần thẩm định giá, doanh nghiệp so sánh để tính toán các chỉ tiêu: thu nhập trên một cổ phiếu (EPS), lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) trong tính toán các tỷ số thị trường nhằm mục đích thẩm định giá, thẩm định viên cần điều chỉnh để loại trừ thu nhập và chi phí của các tài sản phi hoạt động, các khoản chi phí, thu nhập bất thường, không mang tính thường xuyên.
- Đối với phương pháp trong cách tiếp cận từ thu nhập: khi sử dụng số liệu về lợi nhuận từ báo cáo tài chính trong các năm gần nhất của doanh nghiệp cần thẩm định giá nhằm mục đích dự báo dòng thu nhập hàng năm trong tương lai của doanh nghiệp cần thẩm định giá, thẩm định viên cần loại trừ các khoản chi phí, thu nhập bất thường, không mang tính thường xuyên; loại trừ thu nhập và chi phí của các tài sản phi hoạt động.
- Các khoản chi phí, lợi nhuận không mang tính thường xuyên bao gồm: các khoản chi phí liên quan đến việc tái cấu trúc doanh nghiệp; các khoản tăng, giảm ghi nhận khi bán tài sản; thay đổi các nguyên tắc hạch toán kế toán; ghi nhận giảm giá hàng tồn kho; suy giảm lợi thế thương mại; xóa sổ nợ; tổn thất hoặc lợi ích từ các quyết định của tòa án và các khoản lợi nhuận, chi phí không thường xuyên khác. Các khoản mục này khi điều chỉnh phải xem xét đến tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có).
Bạn đang đọc bài viết: “Doanh nghiệp là gì? Vì sao cần thẩm định giá doanh nghiệp” tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên