Người giàu có sướng?
Một vài người bạn của tôi được coi là doanh nhân khá thành đạt thi thoảng cũng buông tiếng thở dài khi bị trêu là người hạnh phúc.
Một nghiên cứu của trường Đại học Princeton chỉ ra rằng: Tiền có thể mua được hạnh phúc nhưng chỉ ở giới hạn nhất định. Sau khi bạn đã kiếm được 75.000 USD mỗi năm, thu nhập có tăng thêm thì bạn cũng sẽ chẳng cảm thấy “hạnh phúc” hơn nữa.
Tiền có mua được hạnh phúc?
Nhiều doanh nhân trầm ngâm, nếu định nghĩa hạnh phúc là có tiền – có tiếng nói – có nhà có xe thì họ đúng là quá hạnh phúc. Nhưng nếu định nghĩa hạnh phúc đơn giản là có nụ cười rất thật thì hạnh phúc của họ rất hiếm hoi.
Một vài chị bạn có chồng là doanh nhân đôi khi lại buông lời thở than: nào là cô đơn một mình – nào là cơm nguội canh lạnh – nào là trống trải đơn chiếc. Ừ thì biết làm sao. Công việc của những ông chồng doanh nhân biết bao là bộn bề, nào tiếp khách, nào đối tác, nào tiệc tùng – tất cả chỉ để phục vụ mục đích kiếm tiền. Có phải ai cũng nhìn thấy hình ảnh những người đàn ông cười nói, uống rượu bia như nước lã ấy phải vật vã móc họng trong toalet đến trào cả nước mắt – rồi lại lau sạch để bắt đầu một đợt nhậu mới?
Theo Harvard Business Review, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự giàu có và hạnh phúc không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.
Một nghiên cứu của Notre Dame cũng chỉ ra những chỉ số hào phóng như hay quyên tiền, tình nguyện và sẵn sàng vì bạn bè – có liên quan mật thiết tới hạnh phúc.
Theo Time, người giàu có thường cô độc hơn và chính vì thế, họ cũng thường cảm thấy không hạnh phúc. Người giàu cô độc bởi việc có nhiều tiền hơn khiến người ta muốn giữ khoảng cách với những người khác. Hơn nữa, khi người ta leo lên được mức thu nhập cao hơn, họ coi trọng sự độc lập và ít kết nối xã hội hơn.
Ai cũng bảo người giàu rất sướng!
Điều đó đúng. Ấy là khi bạn còn đang hì hục làm những công việc đơn giản để góp nhặt những đồng tiền giúp bạn duy trì cuộc sống thì họ ở nơi có nắng vàng, biển xanh cùng những ngọn gió rì rào đưa họ vào giấc ngủ trên những bãi biển riêng, những khu resort được gắn những ngôi sao lấp lánh.
Hay khi bạn còn đang mếu máo chạy vạy khắp nơi để vay từng đồng bạc lẻ để chữa cho mình hay người thân những căn bệnh chưa đến mức hiểm nghèo thì họ nằm trên những chiếc giường trải ga trắng muốt với tiếng máy lạnh rầm rì cùng tiếng nhạc giao hưởng du dương khiến họ quên đi mình đang đau đớn trong những bệnh viện hạng sang.
Nhưng, chẳng có gì tự nhiên mà có được – cũng chẳng phải việc gì mình cố gắng cũng có thể có được. Như là nhiều khi, với sự thông minh hạn hẹp, bạn không thể ký được những hợp đồng bạc tỷ dù bạn đã rất cố gắng trong khi họ chỉ cần vài câu nói, vài lời tranh luận, hợp đồng cả chục tỷ tự động được người ta mang đến cho họ.
Người làm kinh doanh luôn hám lợi và danh. Lợi thì khỏi bàn đến vì dường như nó ăn vào máu – nó thành thói quen của các bạn ấy rồi; còn danh, càng được tôn vinh càng phải cố hết sức để giữ vững vị trí, để không bị đào thải, để không phải rơi vào tình trạng tụt hạng mỗi khi đến kỳ đánh giá.
Nói gì thì nói, những người làm kinh doanh, phải nói là họ GIỎI. Giàu – nghèo hơn nhau ở cái đầu và khả năng nắm bắt cơ hội. Cứ bảo người ta gặp may. Cơ hội chia đều cho tất cả – nhưng có phải ai cũng đủ thông minh, tỉnh táo, có đủ tầm nhìn để thấy được đâu. Người thành công là người nhìn thấy đâu là cơ hội dành cho mình.
Nói về doanh nhân thành đạt đôi khi lại là những bình phẩm đầy ác ý. Nào là: vì gia đình có điều kiện – nào là nhờ ô dù – nào là gặp may… Nhưng sự thật là nếu không giỏi giang thì dù có đầy đủ các yếu tố ấy, họ cũng đâu có thể thành công? Liệu có quá bất công khi chỉ nhìn vào những thứ họ có chứ không nhìn vào quá trình để tạo nên những cái có thể đong – đo – đếm – nhìn thấy ấy. Không có thành quả nào không phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu. Đôi khi, còn phải đánh đổi cái tôi – lòng tự trọng để giữ gìn danh và lợi.
“Trang Quora đã đặt ra câu hỏi “Bạn cảm thấy thế nào khi giàu có về mặt tài chính?” và nhận được khá nhiều câu trả lời thú vị có, đáng suy nghĩ có và thực tế đến phũ phàng cũng có.
Thứ khiến bạn hạnh phúc hơn không phải tiền, mà là mối quan hệ “Tôi không mấy tin tưởng vào lập luận: Càng giàu, bạn càng cần nhiều tiền để duy trì cảm giác hạnh phúc ở một mức độ nào đó. Bởi mối quan hệ mới là thứ ảnh hưởng lên hạnh phúc chứ không phải tiền”. – J.C. Hewitt, nhà báo tự do. Càng có nhiều tiền, càng muốn có thêm “Tôi nghĩ thế này, nếu tôi đã có khả năng kiếm được 10 triệu đô, hẳn đó phải là việc dễ dàng. Nếu dễ, người khác sẽ kiếm được 11 triệu đô. Tôi lại thấy mình nghèo hơn họ và phải kiếm được 100 triệu đô thì mới thấy hạnh phúc.” – James Altucher, doanh nhân sáng lập mạng StockPickr, giám đốc một loạt quỹ đầu tư, tác giả của nhiều bài báo trên The Financial Times,TheStreet.com… Người giàu cũng có nỗi buồn như người thường, nhưng không cảm thấy đau đớn lắm vì dù sao họ cũng vẫn giàu. “Người giàu cũng có hỉ nộ ái ố như người thường mà thôi. Nhiều lúc tiền cũng là nguyên nhân gây ra căng thẳng và mệt mỏi cho họ. Tuy nhiên “buồn, nhưng mà giàu” sẽ khác với “đã buồn lại còn nghèo”. Tiền có thể mua cho chúng ta sự thoải mái mà.” – Steven Kane, doanh nhân, nhà đầu tư, nhà thơ haiku. Giàu rồi, vẫn chẳng thấy gì khác “Trở nên giàu có rồi, sau vài tháng bạn sẽ dần thấy quen và cảm thấy mọi thứ rất bình thường” – Balraj Chana, nhà thiết kế website tại Brain Fights. Giàu có khiến cuộc sống bớt rủi ro “Cuộc đời tôi ít rủi ro hơn bao giờ hết. Ốm, có bác sĩ giỏi nhất; lỗ khi đầu tư nhà đất, vẫn chẳng ảnh hưởng tới cuộc sống đời thường. Tôi có thể nuôi năm đứa con và vẫn đảm bảo được đứa nào cũng được học đại học. – Josh Kerr, giám đốc sản phẩm của Macheen Inc, Hightail (Yousendit.com cũ), doanh nhân, nhà đầu tư. |
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên