Thẩm định giá doanh nghiệp là gì? Vì sao phải thẩm định giá trị doanh nghiệp
(TDVC Vì sao phải xác định giá trị doanh nghiệp) – Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường năng động và nỗ lực không ngừng để hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy nhu cầu thẩm định giá doanh nghiệp hay xác định giá trị doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp ngày càng thiết yếu với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
1. Thẩm định giá trị doanh nghiệp là gì?
Trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và hội nhập, sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI luôn đòi hỏi ổn định, bền vững, minh bạch, đồng thời tạo điều kiện cho dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn và ngày càng phát triển hơn kết nối với thị trường trong khu vực và thế trên thế giới. Các doanh nghiệp tại Việt Nam kết nối với doanh nghiệp nước ngoài sẽ thu hút được vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Từ đó thẩm định giá doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng giúp tạo nên sức bật mạnh mẽ cho thị trường.
Thẩm định giá doanh nghiệp là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của doanh nghiệp gồm: tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản tài chính theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá
2. Vì sao phải thẩm định giá trị doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu thẩm định giá doanh nghiệp hay gọi cách khác là xác định giá trị doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên và phổ biến nhằm phục vụ nhiều mục đích cho các bên liên quan. Trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong hoạt động quản trị kinh doanh luôn cần thiết thông tin về giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp là mối quan tâm của các pháp nhân và thể nhân có lợi ích liên quan, gắn bó trực tiếp đến các doanh nghiệp được đánh giá. Nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp được xuất phát từ các yêu cầu quản lý và các giao dịch cụ thể như sau:
(2.1). Xác định giá trị doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu hoạt động mua bán sáp nhập (M&A), hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp.
Đây là loại giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường, phản ánh nhu cầu về đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, nhu cầu tài trợ cho sự tăng trưởng và phát triển bằng các yếu tố bên ngoài, nhằm tăng cường khả năng tồn tại trong môi trường tự do cạnh tranh. Để thực hiện các giao dịch, đòi hỏi có sự đánh giá trên một phạm vi rộng lớn các yếu tố tác động tới doanh nghiệp, trong đó, giá trị doanh nghiệp là yếu tố có tính chấy quyết định, là căn cứ trực tiếp để các bên thương thuyết với nhau trong quá trình mua bán sáp nhập (M&A), hợp nhất, chia nhỏ doanh nghiệp.
(2.2). Giá trị doanh nghiệp là loại thông tin quan trọng để các nhà quản trị phân tích, đánh giá trước khi ra các quyết định về kinh doanh và tài chính có liên quan đến doanh nghiệp được đánh giá.
Giá trị doanh nghiệp là sự phản ánh năng lực tổng hợp, phản ánh khả năng tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, căn cứ vào đây các nhà quản trị kinh doanh có thể thấy được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khác. Theo dó, giá trị doanh nghiệp là căn cứ thích hợp, là cơ sở để đưa ra các quyết định về kinh doanh, về tài chính…một cách đúng đắn.
(2.3). Xác định giá trị doanh nghiệp cho đối tác, khách hàng nhìn nhận đánh giá tổng quát về uy tín kinh doanh, về khả năng tài chính và vị thế tín dụng để từ đó có cơ sở đưa ra các quyết định về đầu tư, tài trợ hoặc có tiếp tục cấp tín dụng cho doanh nghiệp nữa hay không.
(2.4). Giá trị doanh nghiệp là loại thông tin quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô
Giá cả của chứng khoán được quyết định bởi giá trị thực của doanh nghiệp có chứng khoán được trao đổi, mua bán trên thị trường. Vì vậy trên phương diện quản lý kinh tế vĩ mô, thông tin về giá trị doanh nghiệp là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức, các hiệp hội kinh doanh chứng khoán đánh giá tính ổn định của thị trường, nhận dạng hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường, thâu tóm quyền kiểm soát doanh nghiệp… để từ đó có thể đưa ra các chính sách điều tiết thịt rường một cách phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, xác định giá trị doanh nghiệp còn là một bước đi quan trọng để các quốc gia tiến hành cải cách doanh nghiệp nhà nước như: cổ phần hóa, sáp nhập, hợp nhất, mua bán, cho thuê.
Xác định giá trị doanh nghiệp là hoạt động cần thiết trong các hoạt động quản lý và giao dịch kinh tế thông thường trong cơ chế thị trường. Đó là yêu cầu có tính chất tình huống, có thể là đòi hỏi có tính chất thường nhật trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng là mối quan tâm của 3 loại chủ thể đó là: Nhà nước, nhà đầu tư và nhà quản trị doanh nghiệp. Xác định giá trị doanh nghiệp, vì vậy, là một đòi hỏi tất yếu đối với các quốc gia muốn xây dựng và phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường.
Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá doanh nghiệp là gì? Vì sao phải thẩm định giá trị doanh nghiệp” tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên