Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tại Việt Nam và các nước trên thế giới
(TDVC Giá trị thị trường làm cơ sở thẩm định giá) – Để ước tính giá trị của sản, thẩm định viên cần phải chú trọng trong việc lựa chọn cơ sở giá trị để tiến hành thẩm định giá. Bên cạnh đó, việc xác định các nguyên tắc thẩm định giá trong quá trình thẩm định cũng không kém phần quan trọng, nó góp phần tạo ra cơ sở cho thẩm định viên có thể xem xét nhiều khía cạnh để từ đó ước tính giá trị của tài sản một cách hợp lý. Để thẩm định giá tài sản thẩm định viên thường áp dụng giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá. Vậy giá trị thị trường là gì và được hiểu như thế nào tại Việt Nam và các nước trên thế giới?
1. Khái niệm theo Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế
Theo tiêu chuẩn 1 – Cơ sở giá trị thị trường của thẩm định giá thuộc tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế năm 2005 của Ủy ban Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế có định nghĩa về giá trị thị trường như sau: “Giá trị thị trường là số tiền ước tính của tài sản có thể được trao đổi vào ngày thẩm định giá, giữa một bên sẵn sàng bán và một bên sẵn sàng mua trong một giao dịch khách quan, sau quá trình tiếp thị thích hợp, tại đó các bên tham gia đều hành động một cách hiểu biết, thận trọng và không chịu bất cứ áp lực nào”
2. Khái niệm theo Hiệp hội các nhà thẩm định giá Hoa Kỳ
Theo Hiệp hội các nhà thẩm định giá Hoa Kỳ thì giá trị thị trường là mức giá có khả năng xảy ra nhất của tài sản sẽ được mua bán trên thị trường cạnh tranh và mở dưới những điều kiện giao dịch công bằng vào thời điểm thẩm định giá giữa người mua sẵn sàng mua và người bán sẵn sàng bán, các bên hành động một cách thận trọng, am tường và thừa nhận giá cả không bị ảnh hưởng của những yếu tố tác động thái quá cũng như không bị ép buộc.
3. Khái niệm theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02, Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá (Ban hành kèm theo Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Giá trị thị trường là mức giá ước tính của tài sản tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch khách quan, độc lập, có đủ thông tin, các bên tham gia hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc. Trong đó:
a) Thời điểm, địa điểm thẩm định giá là thời gian, không gian cụ thể tương ứng với thời gian, không gian mà giá trị của tài sản thẩm định giá được thẩm định viên xác định gắn với những yếu tố về cung, cầu, thị hiếu và sức mua trên thị trường.
b) Người mua sẵn sàng mua là người có khả năng thanh toán và có nhu cầu mua tài sản với mức giá tốt nhất có thể được trên thị trường.
c) Người bán sẵn sàng bán là người có tài sản hợp pháp và có nhu cầu muốn bán tài sản với mức giá tốt nhất có thể được trên thị trường.
d) Giao dịch khách quan, độc lập, có đủ thông tin là giao dịch giữa các bên không có mối quan hệ đặc biệt gây ảnh hưởng đến giá giao dịch của tài sản và các bên tham gia có đủ thời gian cần thiết để khảo sát, tiếp cận đầy đủ thông tin về tài sản và thị trường tài sản sau quá trình tiếp thị thích hợp.
Các mối quan hệ đặc biệt ảnh hưởng đến giá giao dịch của tài sản bao gồm:
– Quan hệ gia đình ruột thịt: Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột;
– Quan hệ gia đình trực tiếp: Vợ, chồng và những người trong mối quan hệ bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột và những người khác chịu sự phụ thuộc về kinh tế;
– Quan hệ mạng lưới công ty: Các tổ chức chịu sự kiểm soát, quyền sở hữu hoặc quản lý chung của một công ty hoặc bất cứ tổ chức nào mà bên thứ ba dễ dàng kết luận được đó là một phần của công ty trong phạm vi quốc gia hoặc quốc tế, như công ty mẹ, công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện;
– Các mối quan hệ đặc biệt khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
đ) Hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc là khi tham gia giao dịch các bên đều có năng lực hành vi dân sự, cân nhắc đầy đủ các cơ hội và lựa chọn tốt nhất cho mình từ các thông tin trên thị trường trước khi đưa ra quyết định mua hoặc quyết định bán một cách hoàn toàn tự nguyện, không nhiệt tình mua hoặc nhiệt tình bán quá mức, không bị bất cứ sức ép nào buộc phải bán hoặc mua để có được mức giá phù hợp nhất cho cả hai bên.
Giá trị thị trường thể hiện mức giá hình thành trên thị trường công khai và cạnh tranh. Thị trường này có thể là thị trường trong nước hoặc thị trường quốc tế, có thể bao gồm nhiều người mua, người bán hoặc bao gồm một số lượng hạn chế người mua, người bán.
Bạn đang đọc bài viết: “Giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tại Việt Nam và các nước trên thế giới” tại chuyên mục Tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên