Tàu biển là gì? Phương pháp thẩm định giá tàu biển chính xác nhất
(TDVC Định giá tàu biển) – Thẩm định giá tàu biển là công ty thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tàu theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Xác định giá trị tàu biển chính xác mang lại lợi ích cho các khách hàng, giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong kinh doanh, đầu tư, mua bán, thanh lý tàu biển…
1. Khái niệm tàu biển
Tàu biển là phương tiện vận tải thuộc động sản là những phương tiện chuyên dùng trong vận chuyển hàng hóa, vận chuyển các bưu kiện, hay các loại hàng hóa nhỏ cho tới lớn trong vận tải đường thủy.
Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển.
Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam. Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
2. Điều kiện đăng ký tàu biển
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
- Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
- Tên gọi riêng của tàu biển;
- Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
- Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
- Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
- Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ yêu cầu thẩm định giá tàu biển
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa
- Biên bản kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Giấy chứng nhận cấp tàu
- Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế
- Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra
- Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển
4. Quy trình thẩm định giá tàu biển
Bước 1. Xác định tổng quát về tàu biển cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá tàu biển.
Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin tàu biển.
Bước 4. Phân tích thông tin.
Bước 5. Xác định giá trị tàu biển cần thẩm định giá.
Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá tàu biển và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
4.1. Xác định tổng quát về tàu biển cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá bao gồm
a, Xác định các đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tàu cần thẩm định giá có ảnh hưởng đến giá trị của tàu thẩm định giá tại thời điểm thẩm định giá. Trường hợp có những hạn chế trong việc xác định các đặc điểm của tàu, cần nêu rõ trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.
b, Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết.
c, Xác định mục đích thẩm định giá bao gồm mục đích gì như: vay vốn ngân hàng, mua bán, đầu tư, liên kết… và thời điểm thẩm định giá.
- Mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá được xác định căn cứ vào văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,văn bản đề nghị thẩm định giá của khách hàng thẩm định giá hoặc hợp đồng thẩm định giá. Mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá phải được ghi rõ trong hợp đồng thẩm định giá, báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.
d) Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá.
- Căn cứ vào mục đích thẩm định giá, đặc điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế – kỹ thuật và đặc điểm thị trường của tàu cần thẩm định giá thẩm định viên xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá là giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường của tài sản.
- Trong báo cáo kết quả thẩm định giá, thẩm định viên phải phân tích những thông tin, dữ liệu gắn với các căn cứ nêu trên và căn cứ vào Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02 về giá trị thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá và Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 03 về giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá để có lập luận rõ cơ sở giá trị của thẩm định giá là giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường của tài sản thẩm định giá.
e) Xác định giả thiết và giả thiết đặc biệt
- Thẩm định viên có thể đưa ra giả thiết đối với những thông tin còn hạn chế, chưa chắc chắn ảnh hưởng đến giá trị tàu biển thẩm định giá trong trường hợp không khắc phục được những hạn chế này. Các hạn chế về thông tin bao gồm các hạn chế về hồ sơ pháp lý của tài sản thẩm định giá, hạn chế về đặc điểm của tài sản thẩm định giá, hoặc hạn chế về các thông tin khác ảnh hưởng đến việc ước tính giá trị của tàu thẩm định giá.
4.2. Lập kế hoạch thẩm định giá, bao gồm:
a) Việc lập kế hoạch thẩm định giá tàu nhằm xác định rõ phạm vi, nội dung công việc, tiến độ thực hiện từng nội dung công việc và tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc thẩm định giá.
b) Nội dung kế hoạch bao gồm:
- Xác định mục tiêu, yêu cầu, phạm vi và nội dung công việc.
- Xác định phương thức, cách thức tiến hành thẩm định giá.
- Xác định dữ liệu cần thiết cho cuộc thẩm định giá, các tài liệu cần thu thập về thị trường, tàu thẩm định giá, tài sản so sánh.
- Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng.
- Xác định việc tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực
- Xác định nội dung công việc cần thuê chuyên gia tư vấn (nếu có).
4.3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Các nguồn thông tin thu thập, phục vụ cho quá trình thẩm định giá bao gồm: thông tin do khách hàng cung cấp; thông tin từ kết quả khảo sát thực tế; thông tin từ các giao dịch mua bán tàu trên thị trường; thông tin trên các phương tiện truyền thông của địa phương, trung ương và của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; thông tin trên các văn bản thể hiện tính pháp lý về quyền của chủ sở hữu, về các đặc tính kinh tế – kỹ thuật của tàu, về quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng, miền có liên quan đến tài sản.
Thẩm định viên phải trực tiếp tham gia vào quá trình khảo sát, ký biên bản khảo sát hiện trạng tài sản và thu thập số liệu về thông số của tàu biển thẩm định giá và các tài sản so sánh (nếu sử dụng các tài sản so sánh). Chụp ảnh các tài sản theo dạng toàn cảnh và chi tiết.
Để việc thẩm định giá tàu biển được chính xác Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thành Đô hướng dẫn các bạn cần tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra pháp lý, tình trạng đăng ký đăng kiểm của tàu biển để đối chiếu với chiếc tàu biển cần thẩm định giá, kiểm tra biển số đăng ký, tên tàu, hô hiệu đăng ký (số IMO).
Bước 2: Kiểm tra về các thông số chính của tàu như: Tên tàu, biển đăng ký, hô hiệu số (IMO), kích thước của tàu, dung tích, công suất máy chính, chiều cao mạn tàu, mớn nước, vật liệu thân vỏ, ….
Bước 3: Khảo sát và đánh giá chất lượng về các hạng mục của tầu, về thân vỏ, thành lan can can, khoang lái, phòng ngủ, khoang máy, hệ thống cứu hỏa, máy phát điện, hệ thống bơm hút, hầm hàng, cầu thang lên xuống và các cọc bích. Lưu ý xem tàu đã được qua tân trang, sửa chữa hay chưa, có được bảo dưỡng thường xuyên không.
- Kiểm tra ngoại quan và tính đầy đủ của máy móc thiết bị
- Kiểm tra trạng thái và khả năng làm việc của các hệ thống trên tài
- Kiểm tra hệ thống điều khiển
Bước 4: Chụp hình tàu biển, chụp tổng thể, chụp tất cả các hạng mục thiết bị có trên tàu
Bước 5: Đánh giá chi tiết về tỷ lệ chất lượng còn lại của từng hạng mục thiết bị của tàu. Áp dụng theo Quyết định số 57/1999/QĐ–TĐC ngày 11/03/1999 của Tổng cục đo lường chất lượng và thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài Chính để đánh giá chất lượng còn lại của từng bộ phận và chất lượng của máy móc thiết bị.
Bước 6: Tổng kết về tàu biển để đánh giá phương án, nên phương pháp thẩm định giá tàu biển đó đó một cách khách quan và chính xác nhất.
4.4. Phân tích thông tin
Là quá trình phân tích toàn bộ các thông tin thu thập được liên quan đến tàu thẩm định giá và các tài sản so sánh để đánh giá tác động của các yếu tố đến kết quả thẩm định giá cuối cùng. Cụ thể:
a) Phân tích những thông tin về đặc điểm của tàu biển (pháp lý, kinh tế – kỹ thuật).
b) Phân tích những thông tin về thị trường của tàu biển thẩm định giá: cung- cầu; sự thay đổi của chính sách, pháp luật; sự phát triển của khoa học, công nghệ và các yếu tố khác.
c) Phân tích về việc sử dụng tàu biển tốt nhất và có hiệu quả nhất.
4.5. Xác định giá trị tài sản thẩm định giá
– Căn cứ các cách tiếp cận thẩm định giá quy định tại các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành, thẩm định viên phân tích và lựa chọn các phương pháp thẩm định giá phù hợp với mục đích thẩm định giá của tàu, cơ sở giá trị của tàu, mức độ sẵn có của các dữ liệu, thông tin để áp dụng các phương pháp thẩm định giá tàu và phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan.
– Áp dụng từ 02 phương pháp thẩm định giá trở lên đối với một tàu thẩm định giá để đối chiếu kết quả và kết luận chính xác về kết quả thẩm định giá trừ trường hợp thực hiện theo quy định khác của pháp luật chuyên ngành. Khi áp dụng nhiều phương pháp thẩm định giá tàu, thẩm định viên cần đánh giá và chỉ rõ phương pháp thẩm định giá nào là phương pháp thẩm định giá chính, phương pháp thẩm định giá nào được sử dụng để kiểm tra, đối chiếu, từ đó phân tích, tính toán để đi đến kết luận cuối cùng về kết quả thẩm định giá.
– Trong trường hợp sử dụng phương pháp so sánh nhưng chỉ có 02 (hai) tài sản so sánh thì kết quả thẩm định giá của phương pháp so sánh chỉ được dùng để kiểm tra, đối chiếu với kết quả thẩm định giá có được từ các phương pháp thẩm định giá khác.
Thẩm định viên được sử dụng 01 (một) phương pháp thẩm định giá trong các trường hợp:
- Áp dụng phương pháp so sánh khi có nhiều số liệu từ các giao dịch (tối thiểu 03 giao dịch của tàu ) của các tài sản so sánh trên thị trường gần thời điểm thẩm định giá.
- Không có đủ thông tin để áp dụng 02 (hai) phương pháp thẩm định giá trở lên và đưa ra căn cứ thực tế chứng minh cho việc không thể khắc phục được những hạn chế về thông tin này.
4.6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan
- Báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá được lập theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06- Báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và hồ sơ thẩm định giá.
- Xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá: Thời điểm có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá là ngày, tháng, năm ban hành chứng thư thẩm định giá.
- Xác định thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá:Thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá được xác định trên cơ sở đặc điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá; biến động về pháp lý, thị trường liên quan đến tài sản thẩm định giá và mục đích thẩm định giá nhưng tối đa không quá 6 (sáu) tháng kể từ thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lực.
- Báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá sau khi ký phát hành theo đúng quy định của pháp luật được chuyển cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá (nếu có) theo hợp đồng thẩm định giá đã được ký kết./.
5. Phương pháp thẩm định giá tàu biển
Mục đích của việc định giá tàu biển là xác định giá trị thực của tàu biển trong một thời điểm nhất định, nhằm xác định tiềm năng và đưa ra những quyết định đầu tư liên quan. Có rất nhiều cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá tàu biển bao gồm: phương pháp so sánh trong cách tiếp cận từ thị trường; phương pháp chi phí trong cách tiếp cận từ chi phí; phương pháp chiết khấu dòng tiền và phương pháp vốn hóa thu nhập trong cách tiếp cận từ thu nhập. Tuy nhiên phương pháp được các thẩm định viên tại Việt Nam cũng như trên thế giới sử dụng phổ biến nhất là phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường là phương pháp là thẩm định giá, xác định giá trị của tàu biển thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tàu biển so sánh để ước tính, xác định giá trị của tàu biển thẩm định giá.
Thẩm định viên căn cứ vào sự khác biệt về các yếu tố so sánh của tàu so sánh với tàu thẩm định giá để điều chỉnh (tăng, giảm) mức giá của tàu biển so sánh, từ đó xác định mức giá chỉ dẫn của tàu biển so sánh.
Các yếu tố so sánh cơ bản đối với tàu biển
- Các thông số kinh tế kỹ thuật chủ yếu của tàu biển: cấu tạo máy, thiết bị, công suất, năng suất, kích thước (chiều dài, chiều rộng, độ cao mớnnước,…), model, mức tiêu hao nhiên liệu, nước sản xuất, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng, bảo hành, mức độ sẵn có của các linh kiện thay thế, trọng tải, trang thiết bị kèm theo, tiện nghi nội thất,…
- Điều kiện thanh toán và dịch vụ kèm theo như chế độ bảo trì, bảo hành, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, lắp ráp, thiết bị thay thế kèm theo,…/.
Quy trình thẩm định giá tàu biển cần được thực hiện theo 06 bước của Quy trình thẩm định giá quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 (như trên mục 4)
5. Công ty thẩm định giá tàu biển chính xác nhất
Vận chuyển hàng hóa qua đường thủy bằng tàu biển là một phần không thể tách rời mà bất kì doanh nghiệp cần xuất nhập khẩu hàng hóa nào cũng đều quan tâm. Thẩm định giá Thành Đô thấu hiểu được tầm quan trọng của tàu biển đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Thành Đô hiện là công ty thẩm định giá cung cấp dịch vụ thẩm định giá tàu biển uy tín hàng đầu tại Việt Nam phục vụ nhiều mục đích chính đáng của các bên tham gia.
Với sự am hiểu về tàu biển, chúng tôi đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá tài sản có quy mô lớn, tính chất phức tạp và đòi hỏi yêu cầu khắt khe nhất đối với ngành thẩm định giá tại Việt Nam. Trải qua một quá trình phát triển, (TDVC) đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín, thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và được các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quản lý Nhà nước đánh giá cao. Năm 2021 Thành Đô được vinh danh là Top 10 thương hiệu thẩm định giá nổi tiếng Châu Á – Thái Bình Dương; Năm 2019, (TDVC) vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019”; Năm 2020 Thành Đô được vinh danh “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”, “Thương hiệu tin cậy 2020”. Bên cạnh đó TDVC áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá (bất động sản, giá trị doanh nghiệp, máy móc thiết bị, dự án đầu tư, công trình xây dựng) góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường. Cùng đó, hệ thống thẩm định giá rộng khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng và không ngừng mở rộng thêm, chúng tôi đảm bảo sẽ đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu thẩm định giá tài sản của quý khách hàng trên toàn quốc.
Bạn đang đọc bài viết: “Tàu biển là gì? Phương pháp thẩm định giá tàu biển chính xác nhất” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên