Thẩm định giá trị công ty
(TDVC Thẩm định giá trị công ty) – Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Theo Điều 4. Luật Giá khái niệm
Thẩm định giá trị công ty hay còn gọi là thẩm định giá trị doanh nghiệp là việc ước tính giá trị của công ty hay lợi ích của nó theo một mục đích nhất định bằng cách sử dụng các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá phù hợp. Quá trình này do thẩm định viên về giá tiến hành. Nói cách khác, thẩm định giá doanh nghiệp là quá trình đánh giá hay ước tính với độ tin cậy cao nhất về khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1. Khái niệm công ty
Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung. Công ty với các đặc điểm cơ bản sau đây:
- Là một pháp nhân.
- Tách biệt và là chủ thể pháp lý độc lập với chủ sở hữu.
- Chủ sở hữu với công ty chỉ có trách nhiệm hữu hạn
- Cổ phần hay phần vốn góp trong công ty là chuyển nhượng được.
- Mô hình quản lý tập trung và thống nhất.
2. Cơ sở giá trị của thẩm định giá công ty
Cơ sở giá trị công ty là giá trị thị trường hoặc giá trị phi thị trường. Cơ sở giá trị công ty được xác định trên cơ sở mục đích thẩm định giá, đặc điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế-kỹ thuật và đặc điểm thị trường của doanh nghiệp cần thẩm định giá, yêu cầu của khách hàng thẩm định giá tại hợp đồng thẩm định giá (nếu phù hợp với mục đích thẩm định giá) và quy định của pháp luật có liên quan.
Căn cứ vào triển vọng thực tế của công ty, thị trường kinh doanh của công ty, mục đích thẩm định giá và quy định của pháp luật, thẩm định viên đưa ra nhận định về tình trạng hoạt động, tình trạng giao dịch (thực tế hoặc giả thiết) của doanh nghiệp cần thẩm định giá sau thời điểm thẩm định giá. Thông thường giá trị của doanh nghiệp là giá trị doanh nghiệp hoạt động liên tục. Trong trường hợp thẩm định viên nhận định rằng doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động sau thời điểm thẩm định giá thì giá trị của doanh nghiệp sẽ là giá trị doanh nghiệp hoạt động có thời hạn hoặc giá trị thanh lý.
3. Quy trình thẩm định giá công ty
Quy trình Thẩm định giá trị công ty trong thẩm định giá là yếu tố cần thiết giúp các đơn vị thẩm định giá xác định được các bước cần thẩm định để đưa ra kết quả chính xác giá trị của công ty đó. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ Tài chính, quy trình thẩm định giá bao gồm 6 bước sau:
Bước 1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.
Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Bước 4. Phân tích thông tin.
Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
4. Mục đích thẩm định giá trị doanh nghiệp
Thẩm định giá trị công ty phục vụ nhiều mục đích như sau:
- Mua bán – sáp nhập công ty (M&A), hợp nhất;
- Liên doanh liên kết;
- Đầu tư, góp vốn;
- Cổ phần hóa, niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán;
- Vay vốn đầu tư kinh doanh
- Tính thuế;
- Thanh lý, giải thể, phá sản công ty;
- Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng
- Cải tổ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Giải quyết, xử lý tranh chấp
- Chứng minh năng lực tài chính
5. Phương pháp thẩm định giá công ty
Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá công ty bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập. Công ty thẩm định giá cần lựa chọn các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được cung cấp và thông tin tự thu thập để thẩm định giá công ty chính xác nhất.
– Trong cách tiếp cận từ thị trường, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị của doanh nghiệp so sánh với doanh nghiệp cần thẩm định giá về các yếu tố: quy mô; ngành nghề kinh doanh chính; rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính; các chỉ số tài chính hoặc giá giao dịch đã thành công của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thị trường để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch.
– Trong cách tiếp cận từ chi phí, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị các tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ chi phí để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản.
– Trong cách tiếp cận từ thu nhập, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua việc quy đổi dòng tiền thuần trong tương lai có thể dự báo được về thời điểm thẩm định giá. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức và phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu.
Việc áp dụng các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp cần phù hợp với cơ sở giá trị doanh nghiệp và nhận định của thẩm định viên về trạng thái hoạt động của doanh nghiệp tại và sau thời điểm thẩm định giá.
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 “Thẩm định giá doanh nghiệp” được Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp như sau: Phương pháp tỷ số bình quân; Phương pháp giá giao dịch; Phương pháp tài sản; Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp; Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức; Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu
5.1. Phương pháp tỷ số bình quân
Phương pháp tỷ số bình quân ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tỷ số thị trường trung bình của các doanh nghiệp so sánh.
Doanh nghiệp so sánh là doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện sau:
– Tương tự với doanh nghiệp cần thẩm định giá về các yếu tố: ngành nghề kinh doanh chính; rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính; các chỉ số tài chính.
– Có thông tin về giá cổ phần được giao dịch thành công trên thị trường tại thời điểm thẩm định giá hoặc gần thời điểm thẩm định giá nhưng không quá 01 năm tính đến thời điểm thẩm định giá.
Trường hợp áp dụng phương pháp tỷ số bình quân
Có ít nhất 03 doanh nghiệp so sánh. Ưu tiên các doanh nghiệp so sánh là các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên UPCoM.
5.2. Phương pháp giá giao dịch
Phương pháp giá giao dịch ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua giá giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Trường hợp áp dụng phương pháp giá giao dịch
Doanh nghiệp cần thẩm định giá có ít nhất 03 giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường; đồng thời, thời điểm diễn ra giao dịch không quá 01 năm tính đến thời điểm thẩm định giá.
5.3. Phương pháp tài sản
Phương pháp tài sản là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua tính tổng giá trị của các tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ để chuyển thành công ty cổ phần bằng phương pháp tài sản được áp dụng theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa.
5.4. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp
Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp xác định giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần thẩm định giá với giá trị hiện tại của các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định giá. Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá là công ty cổ phần, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp được sử dụng với giả định coi các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp cần thẩm định giá như cổ phần thường. Giả định này cần được nêu rõ trong phần hạn chế của Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá.
5.5. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng cổ tức của doanh nghiệp cần thẩm định giá. Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá là công ty cổ phần, phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ tức của doanh nghiệp được sử dụng với giả định coi các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp cần thẩm định giá như cổ phần thường. Giả định này cần được nêu rõ trong phần hạn chế của Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá.
5.6. Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu
Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá. Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá là công ty cổ phần, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu được sử dụng với giả định coi các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp cần thẩm định giá như cổ phần thường. Giả định này cần được nêu rõ trong phần hạn chế của Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá.
6. Hồ sơ thẩm định giá công ty
6.1. Pháp lý công ty
- Quyết định thành lập doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận cấp mã số thuế
- Quyết định thành lập đơn vị trực thuộc
- Biên bản góp vốn
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
- Các quyết định đổi tên khác, bổ sung chức năng….
6.2. Pháp lý tài sản thẩm định giá
a, Quyền sử dụng đất
- Giấy chứng nhận QSDĐ
- Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng
- Quyết định giao đất
- Bản đồ hiện trạng
- Tờ khai lệ phí trước bạ
- Hợp đồng thuê đất,…
b, Công trình xây dựng:
- Giấy phép xây dựng
- Biên bản kiểm tra công trình hoàn thành
- Hồ sơ quyết toán
- Bản vẽ hoàn công
- Hồ sơ dự toán
- Bản vẽ thiết kế
- Bản vẽ hiện trạng
- Các hợp đồng thi công
- Các biên bản nghiệm thu từng phần
c, Dây chuyền máy móc, thiết bị:
- Hợp đồng kinh tế mua bán
- Biên bản thanh lý hợp đồng
- Biên bản bàn giao, nghiệm thu
- Bản vẽ kỹ thuật
- Các hoá đơn mua bán kê khai chi tiết
- Catalogue….
d, Phương tiện vận chuyển:
Đối với xe:
- Giấy chứng nhận đăng ký xe
- Giấy chứng nhận bảo hiểm xe cơ giới
- Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ
Đối với tàu:
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa
- Biên bản kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
- Giấy chứng nhận cấp tàu
- Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế
- Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra
- Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển
Tài sản nhập khẩu:
- Hợp đồng thương mại
- INVOICE
- PACKINGLIST
- Tờ khai hải quan
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Giấy giám định chất lượng
- Hoá đơn mua bán kê khai chi tiết…
Đối với số liệu tài chính:
- Báo cáo tài chính của Công ty đã được kiểm toán:
- Bảng cân đối kế toán 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Bảng lưu chuyển tiền tệ 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Bảng cân đối tài khoản 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Các tài liệu liên quan:
- Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối thiểu 3 năm. Chi tiết về kế họach sản xuất như sản lượng của từng mặt hàng, chi tiết tất cả các chi phí liên quan để tính ra giá thành từng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất (nếu có)
- Chi tiết các kế hoạch đầu tư như: xây dựng nhà máy sản xuất mới (cung cấp toàn bộ dự án xây dựng, đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, tiến độ thực hiện dự án…), dự án mở rộng thị trường (nêu cụ thể thị trường dự tính mở rộng, kế hoạch mở rộng cụ thể như thế nào, tiến độ thực hiện ra sao…) và
Các kế hoạch đầu tư khác (nếu có).
- Chi phí marketing, chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí xây dựng và quảng bá thương hiệu trong thời gian qua (theo từng năm).
- Các thông tin về doanh nghiệp như: nhãn hiệu, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing (gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược khuyến mãi) trong thời tới…
- Các bằng khen, giấy khen, danh hiệu… liên quan đến sản phẩm đã đạt được trong thời gian qua.
- Giấy chứng nhận nhãn hiệu của từng loại sản phẩm (Vd: Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao…..).
Các bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ các tài khoản và các tài liệu chứng từ đối chiếu số dư các tài khoản tại thời điểm xác địnhgiá trị doanh nghiệp, cụ thể:
- Tiền mặt: Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt.
- Tiền gửi ngân hàng: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và thư xác nhận số dư của ngân hàng (hoặc sổ phụ).
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu số dư.
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu số dư.
- Các khoản phải thu: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu số dư.
- Các khoản phải trả: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu số dư.
- Hàng tồn kho: Biên bản kiểm kê hàng tồn kho. Trong đó phân loại rõ những tài không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý.
- Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và thư xác nhận số dư của ngân hàng.
- Chi phí XDCB dở dang: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ.
- Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu.
- Tài sản cố định: Biên bản kiểm kê TSCĐ, trong đó phân loại rõ những tài sản thuê mượn, nhận vốn góp liên doanh liên kết, tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý và tài sản đang dùng.
- Danh mục tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Đối với các khoản công nợ không có khả năng thu hồi (nếu có): Bảng kê chi tiết những khoản công nợ không có khả năng thu hồi có giải thích rõ nguyên nhân vì sao không có khả năng thu hồi và các tài liệu chứng minh.
- Đối với những khoản công nợ không có khả năng chi trả (nếu có): Bảng kê chi tiết những khoản công nợ không có khả năng chi trả có nêu rõ nguyên nhân và các tài liệu chứng minh
7. Doanh nghiệp thẩm định giá công ty uy tín tại Việt Nam
Thẩm định giá trị công ty là đánh giá hoặc đánh giá lại toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản hữu hình: nhà đất, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…và vô hình như: thương hiệu, nhãn hiệu, dữ liệu khách hàng, quyền thương mại, sáng chế, cổ phiếu…của doanh nghiệp, xét trên tổng giá trị của doanh nghiệp.
Để thẩm định giá trị công ty chính xác, yêu cầu đơn vị định giá phải có nhiều năm kinh nghiệp, chuyên môn sâu, uy tín, trong định giá tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô (TDVC), đơn vị thẩm định giá độc lập uy tín hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực thẩm định giá doanh nghiệp. Thành Đô được thành lập trên sự hợp tác của nhiều chuyên gia có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá, phân tích tài chính theo nghị định số 153/2007/NĐ-CP và Nghị định số 101/2005/NĐ-CP của Chính phủ về thẩm định giá.
Trải qua một quá trình phát triển, (TDVC) đã khẳng định được vị thế, tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng, lòng tin đối với khách hàng và được các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quản lý Nhà nước đánh giá cao. Năm 2019, (TDVC) vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019”, Năm 2020 Thành Đô được vinh danh “Thương hiệu đất việt uy tín 2020”, “Thương hiệu tin cậy 2020”. Bên cạnh đó TDVC áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá (bất động sản, giá trị doanh nghiệp, máy móc thiết bị, dự án đầu tư, công trình xây dựng) góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc đầu tư, kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường.
Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá trị công ty” tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090 Website: www.thamdinhgiathanhdo.com |
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên