Vì sao thẩm định giá lại quan trọng trong hoạt động đầu tư doanh nghiệp?
(TDVC Thẩm định giá trong hoạt động đầu tư) – Các nhà đầu tư khi muốn mua hoặc đầu tư vào một công ty khác luôn đặt câu hỏi mua với mức giá bao nhiêu thì có lợi nhất? Làm sao để biết được giá trị thật sự của doanh nghiệp đó? Do vậy việc thẩm định giá trị chính xác một công ty chính là chìa khóa để quyết định đầu tư, là yếu tố đặc biệt quan trọng và cần thiết trong quá trình mua bán sáp nhập, đầu tư doanh nghiệp.
- Thẩm định giá trị doanh nghiệp giúp đưa ra những thông tin quan trọng để các nhà đầu tư, quản trị phân tích, đánh giá trước khi ra các quyết định về kinh doanh và tài chính có liên quan đến doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp có những giải pháp cải tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Giúp các nhà đầu đầu tư đánh giá tổng quát về uy tín kinh doanh, khả năng tài chính và vị thế tín dụng. Từ đó, họ có cơ sở để đưa quyết định về đầu tư, tài trợ hoặc tiếp tục cấp tín dụng giúp doanh nghiệp có những định hướng phát triển doanh nghiệp.
- Định giá có ý nghĩa quan trọng bởi đó là cơ sở để các nhà đầu tư quyết định giá trị khoản đầu tư. Xác định giá trị của doanh nghiệp một cách cẩn trọng là nhiệm vụ tối quan trọng với các nhà đầu tư nước ngoài nếu muốn đảm bảo được lợi tức đầu tư. Nhà đầu tư tập trung vào các khía cạnh chính của doanh nghiệp, đặc biệt là những yếu tố tạo nên giá trị của doanh nghiệp.
Thông thường, cả hai bên trong thương vụ mua bán sáp nhập, đầu tư doanh nghiệp đều có cách định giá khác nhau về giá trị công ty bị mua: bên bán luôn mong muốn định giá doanh nghiệp của mình ở mức cao nhất có thể trong khi bên mua sẽ cố gắng trả giá thấp nhất trong khả năng. Để đưa ra một mức giá công bằng và được chấp nhận bởi cả hai bên, người ta đã đưa ra nhiều phương pháp thẩm định giá phù hợp để định giá các công ty. Phương thức phổ biến nhất là nhìn vào các công ty có thể so sánh được trong cùng một ngành, tuy nhiên hiện nay các công ty thẩm định giá thường sử dụng nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau khi định giá công ty. Dưới đây công ty Thẩm định giá Thành Đô giới thiệu một số phương pháp định giá:
Phương pháp tiếp cận thị trường: thường được cân nhắc khi một công ty hoạt động trong môi trường kinh doanh ổn định và vận hành cứng cáp. Cách này sẽ xác định giá trị thị trường của cổ đông thiểu số quan trọng hoặc nhóm cổ đông chính, dựa trên cơ sở doanh nghiệp đó vẫn tiếp tục hoạt động liên tục.
- Tỷ suất P/E: Bên mua có thể so sánh mức P/E trung bình của cổ phiếu trong ngành để xác định mức chào mua một cách hợp lý;
- Tỷ suất Giá trị doanh nghiệp trên Doanh thu (EV/Sales): Với chỉ số này, bên mua so sánh chỉ số này với các doanh nghiệp khác trong ngành và sẽ chào giá ở một mức gấp một cơ số lần doanh thu;
Phương pháp phân tích tài sản: Là phương pháp ước tính giá trị của doanh nghiệp dựa trên giá trị thị trường của tổng tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp tiếp cận tài sản được xem xét khi giá trị của một công ty chủ yếu đến từ tài sản, chứ không phải là các dòng tiền được kỳ vọng tạo ra trong tương lai. Phương pháp này cung cấp mức “giá sàn” để quyết định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này không phù hợp để thẩm định giá tài sản vô hình (sở hữu trí tuệ, thương hiệu, bản quyền tác giả,…).
Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF): Đây là một công cụ định giá quan trong trong mua bán và sáp nhập. Mục đích của DCF là xác định giá trị hiện tại của công ty dựa trên ước tính dòng tiền mặt trong tương lai. Dòng tiền mặt ước tính (được tính bằng công thức “Lợi nhuận + khấu hao – chi phí vốn – thay đổi vốn lưu thông”) được chiết khấu đến giá trị hiên tại có tính đến trọng số trung bình vốn của công ty (WACC). Tất nhiên DCF cũng có những hạn chế nhất định nhưng rất ít có công cụ nào có thể cạnh tranh được với phương thức định giá này về mặt phương pháp luận.
Việc thống nhất phương pháp về cách xác định giá trị doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng cho các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Điều đó sẽ cho phép các công ty xác định những lĩnh vực chủ chốt mà nhà đầu tư quan tâm, đồng thời tránh các thiếu sót có thể xảy ra trong quá trình thẩm định giá. Hỗ trợ các nhà đầu tư đánh giá năng lực của các doanh nghiệp dễ dàng hơn chính là điều kiện kiên quyết để tận dụng dòng vốn từ các nhà đầu tư.
Công ty Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá doanh nghiệp uy tín hàng đầu Việt Nam. Với hệ thống thẩm định rộng khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Cần Thơ, Lâm Đồng, cam kết đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu thẩm định giá của quý khách hàng một cách nhanh nhất. Thành Đô vinh dự đón nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín năm 2019” và áp dụng Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc thẩm định giá trị doanh nghiệp cho mục đích mua bán sáp nhập (M&A), kêu gọi đầu tư, cấp hạn mức tín dụng… tại Việt Nam.
Bạn đang đọc bài viết: “Vì sao thẩm định giá lại quan trọng trong hoạt động đầu tư doanh nghiệp?” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên