Cơ hội với nghề thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường Việt Nam
(TDVC Cơ hội nghề thẩm định giá) – Có khi nào bạn tự hỏi chính mình và người xung quanh về vấn đề như: Những bất động sản ( đất đai, nhà ở riêng lẻ, chung cư…); máy móc dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải (ô tô, tàu biển, máy bay, tàu hỏa…); các doanh nghiệp; dự án đầu tư; tài nguyên khoáng sản, hay đơn giản như khu mỏ than … có giá trị bao nhiêu? Ai và đơn vị nào định giá, xác định chính xác giá trị các loại tài sản đó? Và họ định giá nó bằng phương pháp thẩm định giá nào? Phương pháp tính của họ ra sao?…vv…
Đó chính là công việc của những chuyên viên, của các thẩm định viên về giá, một nghề còn mới và đang phát triển mạnh mẽ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế ở nước ta.
Vai trò nghề thẩm định giá trong kinh tế thị trường.
Trên thế giới, nghề thẩm định giá chính thức xuất hiện vào những năm 1940 của thế kỷ trước và từng bước được thừa nhận là một nghề dịch vụ tài chính không thể thiếu trong tổng quan của ngành tài chính.
Ở Việt Nam, nghề thẩm định giá còn khá non trẻ trên thế giới. Ngày 8/4/1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Nghị quyết cho phép thành lập Ủy ban Vật giá Nhà nước. Ban đầu, Nghề thẩm định giá được thừa nhận năm 1998 từ một trung tâm sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính để thực hiện thí điểm sau đó được thừa nhận và phát triển mạnh trên toàn quốc vào khoảng giữa năm 2005 theo quy định của nghị định 101/2005/NĐ-CP và dần chuyển sang mô hình doanh nghiệp vào đầu năm 2006 theo quy định tại Thông tư 67/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính. Càng về sau, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nói chung và các hoạt động thương mại, tài chính nói riêng, nhu cầu về định giá của các loại tài sản trong giao dịch ngày càng lớn, thẩm định giá mới trở thành một nghề dịch vụ tư vấn mang tính chuyên nghiệp, độc lập, khách quan và thu hút được nhiều bạn trẻ tham gia thử sức.
Nhận thấy thẩm định giá là một chức năng quan trọng của quản lý Nhà nước về giá, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp quy bắt buộc phải thẩm định giá trong một số hoạt động kinh tế như: Đầu tư, liên doanh, liên kết, cổ phần hóa doanh nghiệp nước ngoài, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản công… Cụ thể trong giai đoạn 2013-2020, Bộ tài chính đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực hoạt động thẩm định giá của Việt Nam giai đoạn 2013-2020” và đây được xem là dấu mốc cho thấy vị trí của ngành thẩm định giá đối với nền kinh tế nước ta.
Các thẩm định viên về giá sẽ giúp các bên xác định giá trị tài sản, các loại tài sản phổ biến như: bất động sản gồm nhà ở riêng lẻ, chung cư, trang trại, nhà xưởng, khách sạn, dự án bất động sản…; động sản gồm máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải; giá trị doanh nghiệp; giá trị dự án đầu tư; giá trị tài nguyên khoáng sản… trên cơ sở nghiên cứu, thu thập tổng hợp và đánh giá thông tin thị trường một cách chính xác và khoa học nhất. Thẩm định giá chính xác sẽ tạo ra sự minh bạch thị trường, khách quan công bằng trong các giao dịch nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước cũng như trên thế giới. Thông qua kết quả thẩm định giá sẽ giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản có những quyết định đúng đắn trong quản lý kinh doanh, tránh được rủi ro tín dụng hạn chế nợ xấu ro và các giao dịch dân sự khác.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Thẩm định giá là gì, mục đích thẩm định giá?
- Công ty thẩm định giá tài sản uy tín hàng đầu Việt Nam
Thẩm định giá Thành Đô được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Thẩm định giá Thành Đô đón nhận chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019”
- Thẩm định giá và định giá khác nhau như thế nào?
Nhu cầu nghề thẩm định giá tăng nhanh tại Việt Nam
Nghề thẩm định giá có vai trò rất quan trọng trong giao dịch các loại tài sản lớn. Do đó, người hoạt động trong lĩnh vực này phải chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, cũng như các hiệp hội thẩm định giá trong và ngoài nước, phải đủ các điều kiện khắt khe theo quy định thì mới được hành nghề. Việt Nam hiện là thành viên Hiệp hội thẩm định giá ASEAN (AVA) và Ủy ban Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVSC), đây là những nơi hỗ trợ các thẩm định viên Việt Nam trong các hoạt động chuyên môn, các phương pháp, kỹ thuật và kinh nghiệm thẩm định giá tiên tiến. Theo thông báo số 1083/TB-BTC do Bộ tài chính cấp ngày 28 tháng 12 năm 2018 về việc công bố thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá tài sản năm 2019 tại các doanh nghiệp thẩm định giá được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá thì cả nước có khoảng 274 doanh nghiệp đủ điều kiện hành nghề theo quy định.
Nghề thẩm định giá đang từng bước phát triển mạnh mẽ lượng hợp đồng thẩm định tăng cao với đối tượng tài sản thẩm định giá; thẩm định giá động sản; thẩm định giá trị doanh nghiệp; thẩm định giá dự án đầu tư; thẩm định giá tài nguyên…Vì vậy nhu cầu nhân lực của ngành thẩm định giá bắt đầu tăng nhanh cả về mặt số lượng cũng như chất lượng và đây sẽ là một lựa chọn nghề nghiệp rất hấp dẫn trong tương lai 10 năm tới khi nước ta tiếp tục là điểm đến của những tổ chức đầu tư trên thế giới.
Để thành công với nghề thẩm định giá
Thẩm định giá là hoạt động ước tính hay ước lượng giá trị của tài sản, biểu hiện bằng tiền. Để kết quả mang lại độ tin cậy cao, thẩm định viên cần nghiên cứu chuyên sâu, tập trung, trọng tâm vào loại hình tài sản và thị trường tài sản cần thẩm định.
Thẩm định viên cần thu thập số liệu, dữ liệu và phân loại, phân tích, diễn giải, kết nối số liệu; mô tả đặc điểm cần nghiên cứu, đo lường số liệu về mặt lượng, phân tích tương quan giữa các biến số…để đi đến kết luận về mức giá trị cần ước tính của tài sản thẩm định giá.
Thẩm định viên cung cấp cho khách hàng ý kiến về giá trị tài sản, dựa trên cơ sở những căn cứ pháp lý, những bằng chứng xác đáng trên thị trường. Mỗi hồ sơ đều được gắn với loại hình khác nhau, đòi hỏi nhân viên định giá cần phải vận dụng các phương pháp định giá nghiệp vụ một cách chính xác và đúng quy định.
Như vậy thẩm định giá là sự kết hợp của quá trình điều tra, tìm kiếm, thu thập thông tin thị trường, văn bản quy phạm pháp luật liên quan, với sự phân tích, đánh giá một cách thận trọng, khoa học, chặt chẽ những thông tin đó cùng những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của thẩm định viên.
Bên cạnh đó yếu tố đạo đức với nghề thẩm định giá cũng rất quan trọng: Thẩm định viên luôn phải giữ được nguyên tắc làm việc minh bạch, độc lập, trung thực, tránh những cám dỗ khi làm nghề luôn tuân thủ đầy đủ theo tiêu chuẩn thẩm định giá và pháp luật quy định. Thẩm định viên phải từ chối thẩm định giá khi xét thấy không có đủ điều kiện hoặc khi bị chi phối bởi những ràng buộc có thể làm sai lệch kết quả thẩm định giá. Các hành vi như cố tình làm sai hồ sơ, tính sai phương pháp thẩm định giá tài sản để nâng cao, hoặc hạ thấp giá trị tài sản không đúng với giá trị thực một cách bất bình thường sẽ khiến bạn gặp nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến sự nghiệp lâu dài của nghề thẩm định giá.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thành Đô
- Địa chỉ: Tầng 5 – Tòa nhà Viễn Đông, số 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
- Hotline: 0985103666 – 0906020090 | | Email: info@tdvc.com.vn
- Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
- Hồ sơ năng lực: TẠI ĐÂY
Bạn đang đọc bài viết: “Cơ hội với nghề thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường Việt Nam” tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên