Thương hiệu là “vũ khí” cạnh tranh của doanh nghiệp
Muốn xây dựng được thương hiệu, doanh nghiệp phải khẳng định được chiến lược phát triển của doanh nghiệp trước tiên.
Thương hiệu và kết nối thương hiệu rất quan trọng đối với doanh nghiệp
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Hữu Hiệp – Phó Tổng giám đốc Công ty CP gốm Chu Đậu khi nhận định phát triển thương thiệu và kết nối thương hiệu rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Ông Hiệp lấy ví dụ về chính Công ty CP Gốm Chu Đậu: “Chúng tôi có chiến lược xuyên suốt là phát triển gốm tự động, giúp làng nghề gốm trở thành nhà sản xuất lớn trên thế giới”, ông Hiệp nói.
Ông Hiệp cho rằng, có nhiều vấn đề để phát triển thương hiệu, một là chất lượng sản phẩm, hai là văn hóa doanh nghiệp cũng như truyền thống doanh nghiệp đó, ba là cam kết với khách hàng về tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, hơn chục năm qua, gốm Chu Đậu đã đạt được nhiều kết quả phấn khởi. Chẳng hạn, sản phẩm gốm tự động làm quà tặng cho các đơn vị và đoàn ngoại giao trong nước và quốc tế.
Đồng thời, gốm Chu Đậu luôn sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, cụ thể thời gian qua đã có một số khách hàng nước ngoài đến công ty gốm Chu Đậu đặt hàng.
Tiến sỹ Lê Thành Trung – Phó tổng Giám đốc HDBank nhận định: Kinh tế thương hiệu trên thế giới không phải là một khái niệm xa lạ nhưng ở Việt Nam nói chung những năm qua, ít nhiều vẫn còn chưa được quan tâm đúng mực. Mặc dù kinh tế thương hiệu là một thế lực mạnh mẽ, đã và đang được chứng minh như sức mạnh của năng lực cạnh tranh ở mọi quy mô từ doanh nghiệp, tổ chức, thành phần kinh tế hay cả quốc gia.
Gần đây, khi khối kinh tế tư nhân ngày càng có tầm ảnh hưởng và đóng góp lớn cho nền kinh tế thì xây dựng và phát triển thương hiệu, xây dựng kinh tế thương hiệu cũng đã được chú trọng hơn.
Đối với một định chế tài chính ngân hàng, thương hiệu không chỉ là một cái tên, một slogan, một hình ảnh, một nhận diện hay một phần hoạt động, lát cắt của tổ chức… Nó là tổng hoà của tất cả các yếu tố gắn kết thương hiệu với uy tín, với niềm tin. Đằng sau thương hiệu của một tổ chức tín dụng là một định chế tài chính có tiềm lực, sức mạnh, có uy tín đủ để người gửi tiền trao niềm tin, người vay tiền đặt hy vọng, khách hàng sử dụng dịch vụ yên tâm tin cậy, tin dùng…
Có thể nói, thương hiệu của một ngân hàng có giá trị, ý nghĩa tác động, quyết định hành vi lựa chọn gắn bó, sử dụng dịch vụ của khách hàng một cách trực tiếp, hay nói cách khác là gắn với túi tiền của khách hàng. “Thương hiệu là vũ khí cạnh tranh, kết nối, tiếp cận, đến gần, cùng chung nhịp đập với khách hàng trên thị trường của các ngân hàng”, ông Lê Thành Trung khẳng định.
Cần lưu ý tới những mảng sáng của thương hiệu Việt
GS.TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhấn mạnh: Cần lưu ý tới những mảng sáng của thương hiệu Việt. “Tầm quan trọng của thương hiệu, không chỉ là biểu trưng cho quốc gia, mà còn là giá trị vô hình trong doanh nghiệp”, GS. Nguyễn Mại nói.
Theo đánh giá thế giới, các thương hiệu chiếm khoảng 35% giá trị của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Chúng ta khi đánh giá thương hiệu Việt Nam nhìn vào mảng tối rất quan trọng nhưng cũng phải nhìn vào những mảng sáng.
Trong mấy năm gần đây tổ chức quốc tế của Anh xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thì thương hiệu Việt Nam tăng 12 tỷ so với 2018 và xếp thứ 42. Chúng ta ít khi quan tâm tới mô hình thành công của thương hiệu mà Việt Nam đã tạo ra.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lấy ví dụ: Vingroup là một thành công. Khi chúng ta biết Thái Lan mua Big C, Metro là nguy hiểm, với chiết khấu tăng mạnh, không doanh nghiệp nào của Việt Nam đưa hàng vào được. Nhưng khi Vinmart ra đời, đưa ra chiết khấu 0% thì đã đánh bại được Metro và Big C. Người ta thấy nông dân Việt Nam không cần Big C, Metro nữa.
Ông Mại đánh giá, cạnh tranh thương hiệu chính là người Việt Nam với sự hợp tác của mình có thể thành công hơn nhiều khi chưa có cạnh tranh bên ngoài.
Về làm thương hiệu tốt của Việt Nam, ông Mại dẫn chứng, một là Vinfast ra đời khi ngành ô tô trong nước đáng ở trong thế bế tắc. 30 năm nay chúng ta thất bại trong chiến lược ô tô do chúng ta bảo hộ cho ngành ô tô trong nước bằng thuế rất cao, người tiêu dùng mua ô tô rất đắt. Vì thế các doanh nghiệp lắp ráp tại Việt Nam là chủ yếu.
Nhưng đến khi VinGroup và Thaco nhảy vào thì có định hướng rõ của 2 ông chủ làm sao xây dựng thương hiệu không chỉ trong nước mà còn trong khu vực Đông Nam Á. Có thương hiệu là do khát vọng của những người đứng đầu tập đoàn, làm ô tô không phải chỉ cho thị trường trong nước mà còn ra nước ngoài.
Vinfast đã có cách đi khác hẳn, đưa ra sản lượng dự kiến 500.000 đến 2025 với cách đi thẳng vào công nghệ hiện đại AI. Họ có nhà máy lớn, liên kết thẳng với những nhà cung cấp hàng đầu thế giới.
Gần đây VinGroup tuyên bố, lỗ 300 tiệu đồng/1 ô tô, như vậy sản xuất 100.000 ô tô, 1 năm VinGroup sẽ mất 300 tỷ đồng để biến từ công nghệ bên ngoài thành công nghệ của Việt Nam. Chúng ta có thể tạo bước ngoặt trong đầu tư đổi mới công nghiệp Việt Nam.
Trường hợp thứ hai ông Mại nhắc tới đó là TH True Milk khi áp dụng thành công mô hình bò sữa Mộc Châu. Nhược điểm lớn nhất của chúng ta là cứ nghĩ phải đi học nước ngoài nhưng thực tế trong nước đã có rất nhiều mô hình thành công. Vì thế, cần có sự vận dụng mô hình thành công ở vùng này vào những vùng khác và nhân rộng mô hình đó.
Như vậy chúng ta cần có những tổng kết để tìm ra những mô hình thành công để nhân rộng. Điều này chúng ta chưa làm được. Đáng quan tâm nhất hiện nay là nguồn nhân lực chất lượng cao, làm sao để có nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thương hiệu Việt Nam sẽ gia tăng nhanh chóng, nếu chúng ta biết nhân rộng những mô hình đã thành công. Cùng với đó, hiện chúng ta có 4-5 triệu kiều bào nước ngoài, nhiều người cho rằng muốn quảng bá thương hiệu Việt Nam cần lôi kéo được cả người Việt ở nước ngoài để quảng bá thương hiệu.
“Cần cho thế giới thấy, Việt Nam không chỉ là một quốc gia đang phát triển mà còn là nơi đáng sống, đáng đi du lịch”, GS. Nguyễn Mại nhấn mạnh.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Thẩm định giá Thành Đô Đơn, Đơn vị thẩm định giá trị thương hiệu hàng đầu Việt Nam. Thẩm định giá Thành Đô vinh dự đạt chứng nhận Doanh nghiệp “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019” và áp dụng Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, gọi vốn đầu tư, vay vốn ngân hàng và mua bán minh bạch trên thị trường. Thẩm định giá Thành Đô.
Bạn đang đọc bài viết: “Thương hiệu là “vũ khí” cạnh tranh của doanh nghiệp” tại chuyên mục Tin Doanh nghiệp & Kinh doanh của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô. Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090 |
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên