Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước thế nào?
Để xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước, theo Thông tư số 122/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 và các tiêu chuẩn có liên quan khác, mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện.
Gần đây, có khá nhiều thay đổi trong các quy định liên quan bán vốn Nhà nước. Căn cứ vào một số văn bản pháp luật mới được ban hành gần đây như: Nghị định số 147/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 151/2013/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC và Nghị định số 148/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC ban hành ngày 25/12/2017.
Bên cạnh đó, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, yêu cầu thực tế về việc tính giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu trí tuệ khi bán cổ phần của SCIC tại doanh nghiệp cũng như việc xem xét, đánh giá các thông lệ quốc tế tiên tiến trong các hoạt động tương tự đã đặt ra yêu cầu về việc sửa đổi Quy chế bán cổ phần tại doanh nghiệp của SCIC.
Một trong những sửa đổi quan trọng của Nghị định 32/2018/NĐ-CP là về nguyên tắc chuyển nhượng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
Trong đó, một loạt nguyên tắc được nêu ra như: chuyển nhượng vốn phải đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp Nhà nước sắp xếp theo giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành; không thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được Nhà nước đầu tư bổ sung vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước.
Để xác định giá khởi điểm khi chuyển nhượng, doanh nghiệp Nhà nước lựa chọn ký hợp đồng thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về thẩm định giá…
Theo quy định tại Nghị định 32/2018/NĐ-CP, khi xác định giá khởi điểm bán cổ phần thì phải thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về thẩm định giá.
Các đơn vị thẩm định giá sẽ thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên các quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 về Thẩm định giá doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư số 122/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 và các tiêu chuẩn có liên quan khác.
Mới đây, để xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước nói riêng; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật chuyên ngành về xác định định giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Nghị định số126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong quá trình thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, ngoài việc phải áp dụng phương pháp tài sản quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 nêu trên, các đơn vị tư vấn cần phải áp dụng các phương pháp khác quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 về thẩm định giá trị doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 122/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 để đảm bảo xác định được chính xác giá trị thị trường của giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa.
Xác định giá trị doanh nghiệp để thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước
Thực hiện đúng theo các văn bản quy phạm pháp luật quy định về xác định giá trị phần vốn nhà nước phục vụ mục đích chuyển nhượng vốn nhà nước (Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Nghị định số 32/2018/NĐ-CPngày 08/3/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; và các văn bản hướng dẫn thi hành v.v…
Đồng thời, trong quá trình thực hiện, các đơn vị tư vấn cần xác định lại giá trị doanh nghiệp, vận dụng Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 về thẩm định giá trị doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 122/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 để đảm bảo xác định được chính xác giá trị thị trường của giá trị doanh nghiệp. Trên cơ sở đó xác định được giá trị thị trường của phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp.
Xác định giá trị doanh nghiệp không có vốn nhà nước
Các đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 về thẩm định giá trị doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 122/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 để đảm bảo xác định được chính xác giá trị thị trường của giá trị doanh nghiệp.
Đồng thời cần áp dụng các phương pháp và cách tiếp cận tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam: Thông tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27/10/2014 của Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01, 02, 03 và 04; Thông tư số 28/2015/TT-BTCngày 06/3/2015 của Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, 06 và 07; Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20/8/2015 của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08, 09 và 10; Thông tư số 145/2016/TT-BTCngày 06/10/2016 ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 11: Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13./.
(Theo kinh tế và dự báo)
Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô , Đơn vị thẩm định giá trị doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, cung cấp cho khách hàng những thông tin, đánh giá và phân tích về giá trị của doanh nghiệp với độ chính xác, tin cậy cao theo từng mục đích thẩm định.
Hotline: 0985.103.666 |
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên