“Chung sức” với cộng đồng khởi nghiệp
Các doanh nghiệp dù lớn hay chỉ vừa và nhỏ, nhưng khi đã đạt được thành tựu nhất định quay trở lại hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đang là xu hướng rất đáng hoan nghênh trong hệ sinh thái khởi nghiệp hiện nay. Các doanh nghiệp cho rằng, việc làm này chỉ có “được” mà không “mất”.
Người cấp “cần câu”
Một chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm từ Phần Lan, theo đó, các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã có sự tham gia, tài trợ tích cực của các doanh nghiệp và khu vực công, nhất là trong công tác đào tạo và áp dụng các công nghệ kỹ thuật số mới. Tiêu biểu nhất là Nokia đã giúp đào tạo cả một thế hệ kỹ sư, doanh nhân đẳng cấp thế giới và các chuyên gia khác – đây chính là những người sáng lập các công ty khởi nghiệp thành công tại Phần Lan hiện nay.
Vì thế, quay trở lại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã dành một phần nguồn lực, lợi nhuận để quay trở lại hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp. Như Vingroup đưa ra Quỹ tài trợ nghiên cứu ứng dụng VinTech (VinTech Fund) với dự kiến tài trợ 15 đề tài nghiên cứu ứng dụng, với số tiền lên đến 10 tỷ đồng/đề tài. Nhiều doanh nghiệp vừa cũng tham gia vào việc hỗ trợ, thúc đẩy cộng đồng khởi nghiệp. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp này không chỉ dừng ở việc rót vốn mà còn cung cấp các giải pháp, sản phẩm miễn phí hoặc giá thành rẻ hơn so với doanh nghiệp bình thường.
Tại Ngân hàng MSB, các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ được sử dụng một loại tài khoản thanh toán dành riêng là M-Startup. Tài khoản này sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thuận tiện giao dịch khi được MSB miễn phí quản lý tài khoản, miễn phí thường niên, giảm phí chuyển khoản hay giao dịch tiền mặt… VNPT Hà Nội ưu đãi giảm giá cho các dịch vụ cơ bản cần thiết cho các doanh nghiệp khởi nghiệp như: internet tốc độ cao, chữ ký số, hóa đơn điện tử. Công ty Cổ phần MISA tặng gói hỗ trợ lên tới gần 3 triệu đồng cho các doanh nghiệp mới thành lập khi mua phần mềm kế toán…
Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Công Đoàn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Thao, Chủ tịch Câu lạc bộ Khởi nghiệp Việt Nam cho rằng, Chính phủ, các bộ, ban, ngành cùng các doanh nghiệp đã làm tốt phong trào xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và bây giờ nên đi vào chất lượng và thực chất. Vì thế, các doanh nghiệp đều cho rằng, sự hỗ trợ nên đưa “cần câu” thay vì “con cá”, để các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể lựa chọn hướng đi, quyết tâm xây dựng các mô hình kinh doanh thành công, từ đó sẽ quay trở lại sử dụng các dịch vụ, sản phẩm hoặc trở thành khách hàng của các doanh nghiệp đã từng hỗ trợ.
Dẫn đường bằng chính sách
Điều đáng quan tâm của các doanh nghiệp khi hỗ trợ khởi nghiệp là các chính sách chưa được rõ ràng. Theo ông Hoàng Công Đoàn, nhà đầu tư gặp nhiều trở ngại khi muốn đầu tư vào các DN khởi nghiệp. Bởi đa phần doanh nghiệp khởi nghiệp mới chỉ hình thành trên ý tưởng, nên để có nguồn vốn thật sự từ ban đầu để hỗ trợ phát triển thêm trong những giai đoạn sau đó còn rất nan giải.
Đồng quan điểm, ông Lê Thái Dương, Giám đốc phát triển kinh doanh Rehoboth Việt Nam cho rằng, khó khăn lớn nhất khi khởi nghiệp không phải là nguồn lực mà là khung để tạo khởi nghiệp. Chúng ta có phong trào khởi nghiệp rất lớn và mạnh nhưng trên thực tế sự phát triển của hạ tầng khởi nghiệp lại chưa tương xứng. Chính từ những ý kiến này mà theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chưa đến 10% doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, các chính sách hỗ trợ DN khởi nghiệp mới ở vòng ngoài là nhiều. Do đó, điều này rất cần sự vào cuộc của chính các doanh nghiệp, bởi không ai hiểu doanh nghiệp bằng các doanh nghiệp, để từ đó có những hỗ trợ thiết thực và sát với thực tế hơn.
Hiểu được thực trạng này, cuối tháng 11/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra lấy ý kiến dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị giai đoạn 2021-2025. Dự thảo nêu, các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cần có những chiến lược, hướng đi và cách làm mới, đột phá để có thể tạo ra những thay đổi cơ bản của cả hệ thống, trong đó đề xuất hoàn thiện và đưa vào vận hành Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC); hỗ trợ phát triển 15-20 trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ khoảng 3.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp từ các ý tưởng, mô hình kinh doanh sáng tạo; hỗ trợ khoảng 500 doanh nghiệp tham gia chương trình gọi vốn thành công từ các quỹ đầu tư, nhà đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước… Tổng kinh phí cho chương trình hỗ trợ này dự kiến khoảng 5.000 tỷ đồng.
(Theo haiquanonline)
Thẩm định giá Thành Đô Đơn, đơn vị thẩm định giá Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Thẩm định giá Thành Đô vinh dự đạt chứng nhận Doanh nghiệp “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019” và áp dụng Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh, gọi vốn đầu tư, vay vốn ngân hàng và mua bán minh bạch trên thị trường. Thẩm định giá Thành Đô.
Bạn đang đọc bài viết: “Chung sức” với cộng đồng khởi nghiệp” tại chuyên mục Tin Doanh nghiệp & Kinh doanh của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô. Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090 |
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên