Các thông tin cơ bản thu thập tài sản thẩm định giá
(TDVC Thông tin thu thập tài sản thẩm định giá) – Dự thảo ban hành chuẩn thẩm định giá Việt Nam về thu thập và phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá được Bộ tài chính vừa hoàn thiện dự thảo thông tư ban hành. Theo đó, thông tin thu thập phải đầy đủ, bảo đảm khách quan và trung thực đúng theo thực tế đã thu thập.
Căn cứ vào mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, mức độ sẵn có của các dữ liệu, thông tin, người thu thập thông tin tiến hành thu thập các thông tin phù hợp với phương pháp dự kiến lựa chọn. Đối với một số nhóm tài sản có thể thu thập một hoặc nhiều nội dung thông tin sau:
1. Bất động sản
Bất động sản bao gồm: Đất; nhà ở; căn hộ chung cư; bất động sản; bất động sản thương mại; bất động sản công nghiệp; bất động sản nghỉ dưỡng…
- Vị trí và hình thái của bất động sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, bản đồ quy hoạch chi tiết khu vực… và trên thực tế hiện trạng), các điểm pháp lý liên quan đến bất động sản; mục đích sử dụng tại thời điểm thẩm định giá; diện tích đất và công trình kiến trúc gắn liền với đất; đặc điểm hình học của bất động sản; loại kiến trúc, vật liệu xây dựng công trình; thời điểm hoàn thành và thời điểm đưa vào sử dụng công trình, tuổi đời, tình trạng sửa chữ, duy tu và bảo trì…
- Kết cấu hạ tầng (cấp và thoát nước,, viễn thông, điện, đường, khu để xe và các yếu tố khác); cảnh quan, môi trường xung quanh; khoảng cách từ vị trí công viên, bệnh viện, những trục đường chính…
- Các số liệu về kinh tế – xã hội, môi trường, quy hoạch và những yếu tố khác có tác động đến giá trị của bất động sản, những đặc trưng của thị trường bất động sản để nhận biết sự khác nhau giữa khu vực có tài sản thẩm định giá và khu vực lân cận; các thông tin về những yếu tố tự nhiên, yếu tố vị trí, yếu tố kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến mục đích sử dụng và giá trị của tài sản (địa chất, bản đồ địa chính, quy hoạch, biên giới hành chính, kết cấu hạ tầng, xử lý chất thải, ô nhiễm, tiện ích công cộng và các yếu tốt khác)…
- Thông tin liên quan đến doanh thu, chi phí, giá bán, giá cho thuê, các điều kiện giao dịch bất động sản; các thông tin về yếu tố cung – cầu, lực lượng tham gia thị trường, sở thích và động thái người mua – người bán tiềm năng, thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát các chỉ số giá…
- Thông tin về chính sách và pháp luật của Nhà nước về quy hoạch sử dụng đất; về giao đất, cho thuê đất; về đầu tư phát triển quỹ đất, phát triển các loại hình bất động sản; về đền bù, giải phóng mặt bằng; về tài chính bất động sản như chính sách thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp…), phí, lệ phí, chính sách tín dụng, lãi suất ngân hàng thương mại…
- Các thông tin khác ảnh hưởng đến giá trị tài sản
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
2. Động sản
Động sản bao gồm: Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, dây chuyền công nghiệp, vật tư, hàng hóa…
- Đối với động sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật tư, hàng hóa…mới chưa sử dụng: thực hiện thu thập thông tin về đặc điểm pháp lý (nếu có), số liệu về chỉ tiêu và đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, năm sản xuất, nhà sản xuất, xuất xứ, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, công dụng, công năng, công suất thiết kế, quy mô, kích thước, chất liệu, điều kiện thanh toán và dịch vụ kèm theo (chế độ bảo trì, bảo hành, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, lắp ráp, thiết bị thay thế kèm theo…)…
- Đối với động sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…đã qua sử dụng, thu thập thêm các thông tin về người sở hữu, người sử dụng, năm đưa vào sử dụng, hiện trạng sử dụng (bao gồm cả lịch sử bảo trì, bảo hành, sửa chữa, thay thế), mức độ hao mòn, mức độ tiêu hao vật tư, nguyên nhiên liệu, công suất thực tế, thông tin về đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác, vận hành, các giấy chứng nhận trong quá trình hoạt động (như chứng nhận dung tích, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật, chứng nhận phòng ngừa ô nhiễm, chứng nhận sử dụng năng lượng hiệu quả…) và các đặc điểm khác ảnh hưởng đến giá trị của tài sản thẩm định giá…
- Ngoài ra, thu thập thêm các thông tin về tình hình sản xuất (bao gồm doanh thu, chi phí, nguồn nguyên liệu…), tình hình tiêu thụ và phân phối trên thị trường (giá bán, giá cho thuê, số lượng khách hàng, thị trường tiêu thụ, hình thức phân phối: bán rộng rãi, độc quyền phân phối hoặc hình thức khác) và tình hình xuất nhập khẩu (nếu có); sự phát triển của khoa học – kỹ thuật; các thông tin về chính sách thuế, phí, lệ phí xuất nhập khẩu, tín dụng, đầu tư… và các thông tin khác ảnh hưởng đến giá trị của tài sản…
3. Doanh nghiệp
Thu thập về thông tin giấy phép kinh doanh, số liệu về ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, thành viên góp vốn, năng lực quản trị, vị trí kinh doanh trong ngành (nếu có); khách hàng, nhà cung cấp, quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và nhà cung cấp; sản phẩm, thị trường và định hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh; công nghệ, thiết bị, nguồn nhân lực của doanh nghiệp, các báo cáo tài chính – kế toán – kiểm toán, các khoản doanh thu và chi phí của doanh nghiệp; hiện trạng về tài sản (gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình) và tổng giá trị thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định giá; hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý doanh nghiệp; môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường khoa học – công nghệ, các đoan vị cạnh tranh, cơ chế quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp; các thông tin khác ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp.
4. Tài sản vô hình
Thu thập số liệu và thông tin về thuộc tính, chỉ tiêu, mô tả về đặc điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của tài sản vô hình và các tài sản tương tự trên thị trường, như hình thái vật chất của tài sản, chức năng, công dụng, mức độ độc đáo, khác biệt của tài sản; hình thức, phạm vi và thời gian bảo hộ (nếu được bảo hộ); tài sản có đang bị tranh chấp, bị thế chấp hoặc có nguy cơ bị xâm phạm, sao chép…; thời gian, tình trạng khai thác, sử dụng của tài sản, tuổi thọ tài sản, mức độ hao mòn, nguồn lực và chi phí cần thiết trong quá trình sử dụng và khai thác tài sản; các dòng thu thập từ việc sở hữu hoặc sử dụng tài sản…
Thu thập thông tin của thị trường sản phẩm và dịch vụ gắn với tài sản; các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (nếu liên quan) và các thông tin khác ảnh hưởng đến giá trị của tài sản vô hình.
5. Tài sản tài chính
Tài sản tài chính gồm: (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, các loại trái phiếu khác, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký, chứng khoán phái sinh, các khoản cho vay và phải thu, cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi, khoản nợ…)
Thu thập thông tin liên quan đến tính pháp lý của tài sản; thông tin về thị trường, thu nhập từ tài sản tài chính mang lại; chính sách thuế, phí, lệ phí và các điều kiện giao dịch của tài sản; quyền lợi và lợi ích có được từ việc nắm giữ tài sản, tính thanh khoản của tài sản tài chính.
Tùy theo từng loại tài sản tài chính cụ thể, thực hiện việc thu thập số liệu về các chỉ số đánh giá có thể áp dụng với loại tài sản này và các đặc điểm khác ảnh hưởng tơi giá trị tài sản.
Việc thu thập thông tin có thể do thẩm định viên trực tiếp thực hiện, hoặc được giao do trợ lý thẩm định viên thực hiện theo phân công của lãnh đạo doanh nghiệp thẩm định giá và hướng dẫn của thẩm định viên (người thu thập thông tin). Người thu thập thông tin chịu trách nhiệm về việc thu thập thông tin do mình thực hiện.
Thông tin thu thập phải đáp ứng theo các yêu cầu sau: thông tin thu thập phải hợp pháp và phù hợp với tài sản thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá và phù hợp với cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá dự kiến lựa chọn; thông tin thu thập phải đầy đủ, bảo đảm khách quan và trung thực đúng theo thực tế đã thu thập.
Trường hợp thông tin thu thập thuộc danh mục thông tin phải bảo đảm bí mật, hoặc chỉ được sử dụng trong phạm vi nhất định theo các quy định của pháp luật, như các thông tin về sáng chế công nghệ, thông tin chưa được phép công bố trên diện rộng, thông tin theo quy định là bí mật nhà nước…, người thu thập thông tin cần tuân thủ theo quy định của pháp luật về bảo mật thông tin khi thu thập và sử dụng những thông tin này.
Bạn đang đọc bài viết: “Các thông tin cơ bản thu thập tài sản thẩm định giá” tại chuyên mục tin Tuyển dụng của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090
Website: www.thamdinhgiathanhdo.com
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên