Đất SKC là gì? Đất SKC có điểm gì khác so với đất ODT?
SKC là một trong những ký hiệu thường thấy trên sổ đỏ hoặc bản đồ địa chính, tuy nhiên không phải ai cũng biết đất SKC là gì, mục đích sử dụng đất SKC ra sao? Ngoài SKC còn ký hiệu các loại đất nào cần lưu ý trước khi mua bán?
1. Đất SKC là gì?
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013, có tất cả 3 nhóm đất gồm: Đất nông nghiệp, đất phi công nghiệp và đất chưa sử dụng. Mỗi nhóm lại bao gồm những loại đất với tên gọi, ký hiệu và mục đích sử dụng khác nhau như đất SKC, đất ONT, đất ODT… Trong đó, ký hiệu SKC chính là viết tắt của đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, đất SKC bao gồm đất khu công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, sản xuất dịch vụ phi nông nghiệp.
Mục đích sử dụng đất SKC là gì?
Qua tìm hiểu ký hiệu đất SKC là gì, có thể thấy mục đích sử dụng của loại đất này là để sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ. Nói cách khác, đất SKC không được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt), cũng không dùng để ở như đất thổ cư.
Thời hạn sử dụng của đất SKC
– Nếu là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê thì không giới hạn thời gian sử dụng.
– Nếu đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì thời hạn sử dụng đất xác định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nhưng tối đa không được quá 70 năm.
2. Có được xây dựng nhà ở trên đất SKC hay không?
Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 nêu rõ gười sử dụng đất phải dùng đất đúng mục đích sử dụng nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Mặt khác, việc cắt nghĩa “đất SKC là gì” đã cho thấy loại đất này chỉ được dùng cho sản xuất phi nông nghiệp chứ không phải là đất ở. Do đó, việc xây dựng nhà ở trên đất SKC là trái pháp luật, trừ khi đất SKC đó đã được chuyển đổi mục đích sử dụng lên đất thổ cư.
Quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC thành đất ở
Khi có nhu cầu chuyển đổi đất SKC sang đất ở để xây nhà thay vì sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, người sử dụng đất cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo mẫu
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Giấy tờ tùy thân của người sử dụng đất như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước… (nếu có yêu cầu)
Sau đó, người sử dụng đất đem nộp hồ sơ này tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất. Lưu ý, không phải cứ nộp hồ sơ đầy đủ giấy tờ là đất sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng đúng như nguyện vọng. Việc cơ quan chức năng có cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng cho thửa đất này hay không còn phụ thuộc vào 2 tiêu chí sau:
– Xem xét nhu cầu sử dụng đất được trình bày trong đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
– Dựa trên kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện (đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt) xem có thể chuyển đổi mục đích sử dụng thửa đất trên thành đất ở hay không.
Việc cố tình sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp (bao gồm đất SKC) vào mục đích khác mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt theo Điều 12 Nghị định 29/2019/NĐ-CP. Mức phạt cụ thể như sau:
3. Một số ký hiệu loại đất phổ biến khác
Không chỉ đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp mà các loại đất đều được viết tắt theo ký hiệu riêng trong sổ đỏ hoặc bản đồ địa chính. Ví dụ, không ít người thường thắc mắc “đất ODT là gì?” Tên gọi nghe có vẻ lạ lẫm nhưng ODT thực chất là viết tắt của một loại đất rất quen thuộc – đất ở đô thị. Hiểu một cách đơn giản, đất ODT là đất dùng để xây nhà và các công trình phục vụ đời sống ở đô thị. Tương tự, đất ONT là đất ở nông thôn, đất CQP là đất quốc phòng, đất DGT sử dụng cho mục đích xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông, đất DYT là đất y tế,…
Theo batdongsan.com.vn
Bạn đang đọc bài viết: “Đất SKC là gì? Đất SKC có điểm gì khác so với đất ODT?” tại chuyên mục tin Thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Liên hệ thẩm định giá: 0985 103 666 0906 020 090 Website: www.thamdinhgiathanhdo.com |
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
-
Thẩm định giá bất động sản
-
Thẩm định giá động sản
-
Thẩm định giá trị doanh nghiệp
-
Thẩm định giá dự án đầu tư
-
Thẩm định giá tài sản vô hình
-
Thẩm định giá tài nguyên