Phương pháp thẩm định giá tài sản doanh nghiệp FDI

phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp fdi
Phương pháp thẩm định giá tài sản doanh nghiệp FDI – Thẩm định giá Thành Đô

(TDVC Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp FDI) – Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra ngày càng nhanh hơn, từ đó thu hút các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài FDI đầu tư vào Việt Nam mạnh mẽ hơn. Với vị trí địa lý đắc địa, môi trường chính trị-xã hội ổn định, kinh tế phát triển liên tục, việc liên tiếp ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVIPA) tạo nên lợi thế để Việt Nam thu hút mạnh mẽ dòng vốn FDI.

Hiện nay Việt Nam đang là một điểm đến đầy hấp dẫn với nhiều ưu thế mà doanh nghiệp FDI mong muốn khi đầu tư vào một quốc gia. Đó là nguồn lao động có tay nghề chi phí thấp, quy mô dân số lớn, hệ thống logistics thuận tiện, môi trường pháp lý linh hoạt và triển vọng kinh tế vĩ mô ổn định, giá thuê các khu công nghiệp trung bình cũng thấp hơn so với các nước trong khu vực (Thái Lan, Malaysia, Indonesia). Việt Nam hiện có hơn 32.000 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký hơn 378 tỷ USD từ 136 quốc gia và vùng lãnh thổ là điểm đến lý tưởng cho dòng vốn FDI trên phạm vi toàn thế giới.

Đi cùng với sự phát triển đó Công ty thẩm định giá Thành Đô đã và đang cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản doanh nghiệp FDI uy tín hàng đầu tại Việt Nam bao gồm: thẩm định giá bất động sản, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá trị doanh nghiệp FDI tại Việt Nam phục vụ nhiều mục đích như: xác định giá trị tài sản vay vốn ngân hàng, xác định giá trị tài sản báo cáo hội đồng quản trị, xác định giá trị tài sản mua bán, xác định giá trị tài sản góp vốn, xác định giá trị tài sản tính thuế, xác định giá trị tài sản báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), xác định giá trị doanh nghiệp mua bán sáp nhập (M&A)… Qua đó góp phần giúp các doanh nghiệp FDI có những quyết định chính xác trong kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường. Đối với từng loại tài sản, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm giá, thông tin hồ sơ cung cấp thẩm định viên sẽ đưa ra phương pháp thẩm định giá cụ thể.

Thẩm định giá Thành Đô CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phương pháp thẩm định giá tài sản doanh nghiệp FDI

1. Phương pháp thẩm định giá đất đai

Thẩm định giá đất đai là xác định giá trị bằng tiền của đất đai phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Thẩm định giá đất đai thẩm định viên thường áp dụng các phương pháp sau: Phương pháp so sánh; Phương pháp vốn hóa trực tiếp; Phương pháp dòng tiền chiết khấu; Phương pháp thặng dư; Phương pháp chiết trừ.

(1.1). Phương pháp so sánh

Là phương pháp thẩm định giá, xác định giá trị của của đất đai thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản so sánh để ước tính, xác định giá trị của đất đai thẩm định giá. Để thực hiện thẩm định giá đất đai bằng phương pháp so sánh khi có các tài sản so sánh trên thị trường. Các yếu tố so sánh đối với phương pháp này chủ yếu là: Diện tích, vị trí đất đai, hạ tầng giao thông, khu vực xung quanh – lân cận, thời gian giao dịch, thời gian mua bán…

(1.2). Phương pháp vốn hóa trực tiếp

Là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của đất đai dựa trên cơ sở quy đổi dòng thu nhập thuần ổn định hàng năm dự kiến có được từ đất về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất vốn hóa phù hợp. Vốn hóa trực tiếp là phương pháp sử dụng thu nhập để ước tính giá trị tài sản bằng cách chuyển hóa lợi tức của một năm. Việc chuyển hóa này thực hiện đơn giản bằng cách chia thu nhập cho tỷ suất vốn hóa thích hợp hay nhân với hệ số thu nhập.

(1.3). Phương pháp dòng tiền chiết khấu

Là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của đất đai thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ đất đai về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu thường được áp dụng để xác định giá trị quyền sử dụng đất của thửa đất tạo ra thu nhập cho người sử dụng.

(1.4). Phương pháp thặng dư

Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá mà giá trị thị trường của đất đai cần thẩm định giá được xác định căn cứ vào giá trị vốn hiện có bằng cách lấy giá trị ước tính của sự phát triển giả định của đất đai (tổng doanh thu) trừ đi tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra sự phát triển đó.

(1.5). Phương pháp chiết trừ

Phương pháp phương pháp thẩm định giá xác định giá trị quyền sử dụng đất của thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).

2. Phương pháp thẩm định giá công trình xây dựng

Thẩm định giá công trình xây dựng (đối với doanh nghiệp FDI công trình xây dựng thường là: nhà xưởng, nhà văn phòng làm việc, tường rào, sân, các công trình phụ trợ…) là việc xác định giá trị bằng tiền của công trình xây dựng theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại thời điểm thẩm định giá, phục vụ cho mục đích nhất định của doanh nghiệp FDI theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Thẩm định giá công trình xây dựng thẩm định viên áp dụng các phương pháp phổ biến sau: Phương pháp dòng tiền chiết khấu; phương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp chi phí thay thế

(2.1). Phương pháp dòng tiền chiết khấu

Là phương pháp định giá công trình xây dựng dựa trên cơ sở chuyển đổi các dòng thu nhập ròng (ròng tiền) trong tương lai có thể nhận được từ việc khai thác, sử dụng công trình xây dựng để ước tính giá trị thị trường của công trình xây dựng cần định giá. Phương pháp thu nhập chủ yếu được áp dụng trong định giá các loại công trình xây dựng tạo ra thu nhập như các công trình thuỷ lợi (thu phí thuỷ lợi), các công trình giao thông (thu phí cầu đương, bến bãi), công trình thương mại (phí thuê diện tích kinh doanh…).

(2.2). Phương pháp vốn hóa trực tiếp

Là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của công trình xây dựng dựa trên cơ sở quy đổi dòng thu nhập thuần ổn định hàng năm dự kiến có được từ công trình xây dựng về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất vốn hóa phù hợp. Vốn hóa trực tiếp là phương pháp sử dụng thu nhập để ước tính giá trị tài sản bằng cách chuyển hóa lợi tức của một năm.

(2.3). Phương pháp chi phí tái tạo

Là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của công trình xây dựng thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí tái tạo ra công trình xây dựng giống hệt với công trình xây dựng thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của công trình xây dựng thẩm định giá.

(2.4). Phương pháp chi phí thay thế

Là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của công trình xây dựng thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế tạo ra công trình xây dựng tương tự với công trình xây dựng thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của công trình xây dựng thẩm định giá.

Phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế thuộc cách tiếp cận từ chi phí: Là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một công trình xây dựng tương tự công trình xây dựng cần thẩm định giá để xác định giá trị thị trường của công trình xây dựng cần thẩm định giá.

3. Phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị

Thẩm định giá máy móc thiết bị thẩm định viên thường áp dụng 5 phương pháp thẩm định giá phổ biến bao gồm: Phương pháp so sánh, phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp chi phí thay thế, phương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp dòng tiền chiết khấu. Đối với từng loại máy móc thiết bị, từng thời điểm, hồ sơ pháp lý khách hàng cung cấp, mục đích thẩm định giá cụ thể thẩm định viên sẽ lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp.

(3.1). Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá, xác định giá trị của máy móc thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của máy, thiết bị so sánh để ước tính, xác định giá trị của máy, thiết bị thẩm định giá. Phương pháp này để thẩm định giá các máy, thiết bị thẩm định giá có giao dịch phổ biến trên thị trường.

(3.2). Phương pháp chi phí thay thế

Là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của máy móc thiết bị thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế để tạo ra một máy móc thiết bị tương tự máy móc thiết bị thẩm định giá có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của máy móc thiết bị thẩm định giá. Phương pháp chi phí thay thế dựa trên chi phí để tạo ra máy móc thiết bị thay thế, tương tự với máy móc thiết bị thẩm định giá về chức năng, công dụng, nhưng được thiết kế, chế tạo hoặc xây dựng với công nghệ, nguyên vật liệu và kỹ thuật mới hơn. Thông thường, máy móc thiết bị thay thế thường có chi phí tạo ra thấp hơn so với chi phí tái tạo, đồng thời chi phí vận hành cũng không bị cao hơn so với mức phổ biến tại thời điểm thẩm định giá. Vì vậy, tổng giá trị hao mòn hay hao mòn lũy kế của máy móc thiết bị thay thế thường không bao gồm hao mòn chức năng do chi phí vốn cao hoặc hao mòn chức năng do chi phí vận hành cao.

Công thức:

Giá trị ước tính của tài sản=Chi phí thay thế (đã bao gồm lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà đầu tư)Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế không bao gồm phần giá trị hao mòn chức năng của tài sản thẩm định giá đã được phản ánh trong chi phí tạo ra tài sản thay thế)

(3.3). Phương pháp chi phí tái tạo

Là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của máy móc thiết bị thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí tái tạo ra máy móc thiết bị giống hệt với máy móc thiết bị thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của máy móc thiết bị thẩm định giá. Phương pháp chi phí tái tạo dựa trên chi phí tạo ra máy móc thiết bị giống nguyên mẫu với máy móc thiết bị thẩm định giá. Máy móc thiết bị này bao gồm cả những điểm đã lỗi thời, lạc hậu của tài sản thẩm định giá.

Công thức:

Giá trị ước tính của tài sản=Chi phí thay thế (đã bao gồm lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà đầu tư)Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế)

(3.4). Phương pháp vốn hóa trực tiếp

Là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của máy móc thiết bị thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi dòng thu nhập thuần ổn định hàng năm dự kiến có được từ máy móc thiết bị về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất vốn hóa phù hợp. Phương pháp vốn hóa trực tiếp được áp dụng trong trường hợp thu nhập từ máy móc thiết bị là tương đối ổn định (không đổi hoặc thay đổi theo một tỷ lệ nhất định) trong suốt thời gian sử dụng hữu ích còn lại (được tính bằng tuổi đời kinh tế còn lại) của máy móc thiết bị hoặc vĩnh viễn.

(3.5). Phương pháp dòng tiền chiết khấu

Là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của máy móc thiết bị thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ máy móc thiết bị về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu được áp dụng trong trường hợp thu nhập từ máy móc thiết bị biến đổi qua các giai đoạn khác nhau (không ổn định)

4. Phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp FDI

Đối với thẩm định giá doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, thẩm định viên thường áp dụng theo phươn pháp tài sản, thẩm định viên sẽ xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá trị của các tài sản hiện có của doanh nghiệp (tài sản hữu hình và tài sản vô hình) tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ đi khoản nợ phải trả.

Để xác định giá trị doanh nghiệp, ta đi tính tổng giá trị thị trường của số tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Để xác định giá trị doanh nghiệp đối với chủ sở hữu, áp dụng công thức sau:

VE = VA – VD

Trong đó :

VE: Giá trị doanh nghiệp thuộc về chủ sở hữu;

VA: Tổng giá trị tài sản;

VD: Giá trị các khoản nợ (được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán vào thời điểm thẩm định giá).

Hiện nay còn một số các phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp FDI như: Phương pháp định lượng lợi thế thương mại – Goodwill, phương pháp hiện đại hóa lợi nhuận thuần, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ (FCFE – Free cash flows to Equity), phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần (FCFF – Free Cash Flows to Firm), phương pháp dựa vào tỷ số P/E, phương pháp dựa vào tỷ số P/B, phương pháp so sánh dựa vào tỷ số P/S. Tuy nhiên phương pháp thẩm định giá dựa trên tài sản hiện có của doanh nghiệp nên đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi những kĩ năng tính toán phức tạp và nó phản ánh tương đối dầy đủ, trực quan giá trị các tài sản hiện có của doanh nghiệp theo mức giá trị thị trường

5. Công ty thẩm địnhg giá doanh nghiệp FDI uy tín

Thẩm định giá là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị của tài sản; trên cơ sở đó các bên tham gia giao dịch có thể thỏa thuận với nhau về tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, đảm bảo lợi ích chính đáng các bên. Đối với doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam thì nhu cầu thẩm định giá tài sản là vô cùng cấp thiết và có vai trò rất quan trọng để xác định giá trị tài sản phục vụ mục đích cho doanh nghiệp. Vì vậy việc áp dụng các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp FDI một cách khoa học, chính xác là đặc biệt quan trọng.

Thẩm định giá Thành Đô thấu hiểu được tầm quan trọng của doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế thị trường. Hiện nay chúng tôi đã và đang cung cấp dịch vụ thẩm định giá doanh nghiệp FDI uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Thành Đô đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá doanh nghiệp FDI có quy mô lớn và tính chất phực tạp và được các doanh nghiệp FDI đánh giá cao.
Trải qua một quá trình dài phát triển, Thành Đô đã khẳng định được vị thế dẫn đầu trong hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng đối với các doanh nghiệp FDI và được đánh giá cao trong lĩnh vực thẩm định giá. Với đội ngũ thẩm định viên có bề dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực thẩm định giá. Chúng tôi đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn hết sức khắt khe về nhân sự, trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất kỹ thuật được đặt ra đối với một doanh nghiệp thẩm định giá chuyên nghiệp tại Việt Nam. Chứng thư, báo cáo thẩm định giá Thành Đô được công nhận trên toàn lãnh thổ Việt Nam cũng như trên thế giới đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thẩm định giá và pháp luật Việt Nam. Thành Đô vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu thẩm định giá uy tín 2019” và đạt chứng nhận tiêu chuẩn Quốc tế “ISO 9001:2015” cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá gồm: Giá trị doanh nghiệp, dự án đầu tư, bất động sản, công trình xây dựng, máy móc thiết bị. Đó là đánh dấu sự tin tưởng, uy tín của công ty, khẳng định sự phát triển và hòa nhập cùng cộng đồng doanh nghiệp thẩm định giá trên toàn quốc, từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế.

QÚI KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU THẨM ĐỊNH GIÁ LIÊN HỆ:

Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thành Đô

  • Hội sở: Tầng 6 toà nhà Seaprodex số 20 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
  • Hotline: 0985 103 666 – 0906020090 | Email: info@tdvc.com.vn
  • Hệ thống thẩm định giá toàn quốc: XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
  • Hồ sơ năng lực:TẠI ĐÂY
Bạn đang đọc bài viết: “Phương pháp thẩm định giá tài sản doanh nghiệp FDI  tại chuyên mục tin thẩm định giá của Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Liên hệ thẩm định giá:   0985 103 666  0906 020 090

Website: www.thamdinhgiathanhdo.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button